2 GIÒNG SÔNG CHIA CÁCH

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh : Sông GIANH

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong)

Mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

Trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở Đèo Ngang. Nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là dòng Gianh (còn có tên là Linh Giang).

Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như Thành Kẻ Hạ (xã Hạ Trạch), Luỹ Thầy (thành phố Đồng Hới) …. Các di tích này hiện vẫn còn.

Vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn.

Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cách hơn 150 năm.

Cho tới năm 1998, người ta mới xây một chiếc cầu bắc qua sông. Cầu dài 750 mét.

Thời Quốc Cộng phân 2 vào năm 1954 : Sông BẾN HẢI

Hiệp định quốc tế Geneva chia 2 đất nước theo vĩ tuyến 17. Nơi đây có con sống bến Hải làm ranh giới, với cây cầu có tên Hiền Lương ( xây năm 1950, với chiếu dài là 178 mét ).

Chỗ đổ ra biển đông có tên là cửa Tùng. Sông này nằm ở phía nam của sông Gianh.

Cầu Hiền Lương đã trở thành biểu tượng của sự cách trở, chờ đợi, ngóng trông, chia ly và nỗi đau mất mát... Đôi bờ Bến Hải đã trở thành nhân chứng lịch sử, mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đã chứng kiến nhiều cảnh vô cùng tang tóc, đau thương và cũng là nơi chịu hậu quả nặng nề và tàn khốc.

Năm 1975, Cộng Quân miền Bắc đã cưỡng chiếm miềm Nam, chấm dứt việc chia 2 đất nước.

Nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác bản nhạc " Chuyến đò Vĩ tuyến " :