Lịch sử các dòng tu trong trong Giáo hội


Có thể chia lịch sử đời tu thành 5 giai đoạn :

1. Giai đoạn từ 300- 500: Ẩn tu- đan tu

2. Giai đoạn từ 500- 1200: Phát triển Đan tu

3. Giai đoạn từ 1200- 1500: Hành khất

4. Giai đoạn 1500- 1800: Hoạt động tông đồ

5. Giai đoạn 1800 về sau: Giảng dạy/truyền giáo

1-Kỳ Ẩn tu và manh nha Đan tu :

Một số tín hữu tìm vào sống trong rừng vắng hay trong sa mạc để tiếp tục bắt chước Đức Kitô, trở về với Tin mừng, trở về với nếp sống của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Họ sống đời ẩn tu đơn độc, khổ hạnh, cầu nguyện, chuyên chăm đọc Sách Thánh, thực hành các nhân đức và lao động cực nhọc thay thế cho việc tử đạo trước đó. Do đó, một hình thức tu trì mới xuất hiện.

Nổi danh là thánh An tôn xứ Ai Cập. THánh Basilio . Thánh Augutino giúp ý tưởng đan tu sau này qua bản luật tu giá trị.

2-Kỳ phát triển Đan tu :

Khuôn mặt đan tu thay đổi toàn diện với thánh Bênêdictô (480- 547). Ngài đã thành lập những cộng đoàn đan tu nổi tiếng ở Subiacô và Monte Casinô (Italia). Sau khi thành lập nhiều đan viện ở Subiacô, ngài bắt đầu viết luật cho họ. Bản luật của thánh Benedictô thu gom những tinh hoa của các bản luật trước: Pacomiô, Basiliô, Cassianô, Augustinô. Nhưng trên tất cả là chính kinh nghiệm sống đời đan tu của ngài.

Thánh Benedictô (Biển Đức) đề cao việc ngợi khen Chúa qua phụng vụ, kế đó là lao động. Phương châm của người đan sĩ là “cầu nguyện và lao động” (Ora et Labora).

Từ thế kỷ 11, dòng này được một số tu sĩ tách ra để cải tổ cho nghiêm ngặt hơn thành dòng Xi tô ( về sau lại ngặt hơn với nhóm Trappist )

3-Kỳ theo lối sống hành khất

Các phong trào canh tân Giáo hội trong giới tu sĩ rầm rộ mọc lên, với hướng đi mới, nhất là các dòng hành khất của thánh Phanxicô Assisi(1181- 1226) và thánh Đaminh (1170- 1220), với chủ trương: Hăng say đi loan báo Tin Mừng, rao giảng bằng gương mẫu đời sống khó nghèo;

Ngoài hai dòng Đa minh và Phanxicô, dòng Augustinô, carmelô, Chúa Ba Ngôi, dòng Bệnh viện thánh Gioan Thiên Chúa, dòng Tôi tớ Đức Bà cũng được xếp vào loại hành khất.

4-Kỳ chú trọng hoạt động tông đồ :

Hình thức này xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, gồm: dòng Teatinô (1524), dòng Barnabiti (1533), dòng Tên (1540), dòng Somasca (1540), dòng Camilianô (1591). Họ là những giáo sĩ chuyên về các công tác mục vụ của chức linh mục. Họ có luật riêng, có lời khấn dòng, nhưng không theo nếp sống của đan tu (như đọc kinh Thần vụ chung) để dành nhiều thời giờ hơn cho các công tác mục vụ: việc hoạt động tông đồ được coi như một phương thế để nên thánh. Cách tổ chức và sinh hoạt của họ cũng được sắp xếp phù hợp với việc tông đồ

Một số dòng tu cũng chuyên chú vào giáo dục như dòng Thánh Thể, dòng Chúa Giêsu Hài Đồng, dòng Nữ Kinh sĩ Âu Tinh.

(Ta thấy ở Viet Nam có nhiều: Dòng Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn, Mến thánh giá, Nữ Đa Minh, Nữ La San, Chúa Quan phòng, Thánh Phao lô....)

5-Kỳ mở rộng lo cho truyền giáo :

Giai đoạn trăm hoa đua nở. Nhất là thấy có các tu hội đời (không cần sống chung). Các hiệp hội giáo dân.

Đây là giai đoạn các hội dòng mới thành lập dấn thân mạnh mẽ vào việc truyền giáo và vào đời sống xã hội, đặc biệt là các dòng nữ khi giáo luật (đầu thế kỷ 20) nhìn nhận các nữ tu hoạt động tông đồ cũng là nữ tu thực sự (không còn bị coi là bán nữ tu nữa).