NGƯỜI PHÁT MINH RA DÒNG ĐIỆN 2 CHIỀU

NIKOLA TESLA

Nikola Tesla là một thiên tài kỹ thuật của thế kỷ 20. Nếu không có các phát minh của ông, ngày nay các thành phố lớn như Chicago hay New York đang phải dùng tới hàng ngàn máy phát điện một chiều, mỗi cơ xưởng lại phải trang bị nhiều máy phát điện riêng / còn tại miền quê Hoa Kỳ, biết đâu dân chúng vẫn còn dùng các ngọn đèn dầu hỏa và đã không có cả các nhà máy thủy điện. Thiếu điện lực, việc sản xuất về kỹ nghệ, về thực phẩm... sẽ bị giới hạn trong các phạm vi nhỏ hẹp và nền văn minh của nhân loại cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Ai cũng biết thiên tài Mỹ Edison phát minh ra dòng điện 1 chiều. Bà con hoan hỉ tung hô ông như một đại anh hùng cho nhân loại. Nhưng nếu chỉ có thế, chúng ta sẽ không iến được về phương diện cơ khí điện lực.

Tesla sinh năm 1856 tại làng quê Smiljam, xứ Croatia (thuộc đế quốc Áo lúc đó). Cha ông là một linh mục ‘Chính thống giáo’ (thường có gia đình). Từ bé ông rất ham học, ưa đọc sách về máy móc. Chàng nổi tiếng có nhiều sáng kiến khi theo học đại học Prague (Tiệp khắc). Ông đã mơ tới ngày sáng chế ra dòng điện 2 chiều, để tạo ra một sức mạnh 40 ngàn mã lực ( dòng điện 1 chiều chỉ cho 200 mã lực ).

Ông cũng qua Pháp học hỏi them, nhưng không ai tài trợ nên buộc lòng tìm cách qua Mỹ, tìm tới tổ sư Edison. Nhưng chàng rất thất vọng, vì tổ sư không nhìn ra tài của học trò.

Sau đó, có đại gia giúp tiền, ông lập ra công ty Tesla Electric. Bắt đầ chế ra các máy phát điện 2 chiều (cùng các máy biến điện). Rồi ông được thuê tới Pittsburg để cộng tác với hãng Westinhouse chế tạo nhiều sản phẩm mới. Dĩ nhiên nhờ vào dòng điện 2 chiều ‘cao thế’.

Hội chợ quốc tế năm 1893 tại Chicago đã là dịp để ông nổi danh toàn cầu ( với việc thắp sáng gần 100 ngàn bóng đèn với dòng điện 2 chiều.)

Nikola Tesla cũng đã thí nghiệm về một số dụng cụ truyền thanh và họa kiểu loại bóng đèn điện tử (electronic tube) để dùng làm bộ phận phát hiện (detector) trong hệ thống vô tuyến, công trình này đã đi trước Lee De Forest 20 năm. Trong các năm từ 1891 tới 1893, ông đã diễn thuyết trước hàng ngàn kỹ sư và khoa học gia của Hoa Kỳ và châu Âu.

Năm 1893, Tesla là người đầu tiên nói về nguyên tắc điều hưởng ở máy vô tuyến điện (radio tuning). Ông cũng phác họa về hệ thống phát thanh. Một phát minh đáng kể nữa của Tesla là một bộ phận biến thế cho tần số cao (high frequency transformer) và được gọi là "cuộn Tesla" (Tesla coil). Tesla còn chế ra một thứ đồng hồ vận tốc của xe hơi và đã có nhiều nghiên cứu về hóa học.

Năm 1898, Nikola Tesla trở nên công dân Hoa Kỳ, và thành công trong việc lắp ráp một chiếc thuyền nhỏ điều khiển bằng vô tuyến điện. Công trình này đã mở đường cho loại phi cơ và phi đạn điều khiển từ xa. Ông còn báo trước về sự phóng năng lượng nguyên tử.

Ít người biết được những ngày cuối đời của Nikola Tesla. Sáng ngày 7 tháng 1 năm 1943, người ta đã thấy ông từ trần trong một căn phòng cô đơn tại thành phố New York.

Nhà phát minh được tưởng nhớ bằng Viện Bảo Tàng Tesla, xây dựng tại chính quê hương mình.