CÁC THÁNH GIÁO PHỤ

(Church Fathers)

  1. Danh xưng này được dùng để chỉ các Giám mục hay giáo dân đã có những tác phẩm hay bài viết, bài giảng có nội dung giáo lý, (doctrines) tín lý (dogmas) và thần học (Theology ) sâu sắc, tinh tuyền, phản ảnh trung thực các chân lý của Đức Tin mà chính Chúa Kitô đã giảng dạy, đã mặc khải và truyền lại cho các Tông Đồ tiên khởi. Như thế, các Giáo Phụ là những người không những có đời sống thánh thiên gương mẫu mà còn giảng dạy, quảng bá và bênh vực các chân lý của Phúc Âm để chống lại các bè rối (heretics) và những kẻ dạy sai lạc giáo lý tinh tuyền do các Tông Đồ truyền lại, như Thánh Phaolô đã nhắc nhở môn đệ của ngài là Ti-mô-Thê như sau:

  • "Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức Kitô-Giêsu, anh hãy lấy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ đó Thánh Thần ngự trong chúng ta." (2 Tm 1: 13-14)

  • Lại nữa, Thánh Phaolô cũng lưu ý môn đệ của ngài về nguy cơ có những người dạy giáo lý sai lạc như sau:

  • "Thần khí phán rõ ràng: vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin và theo những thần khí lừa dối, những giáo huấn của ma quỉ, đó là trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung." (1 Tm 4: 1-2)

Trước nguy cơ đó, các Thánh Giáo Phụ của Giáo Hội là những người từ thời sơ khai đã đóng góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và giảng dạy giáo lý tinh tuyền đã được truyền lại từ các Thánh Tông Đồ cho các người kế vị các ngài để tiếp tục loan báo Tin Mừng .và giảng dạy những chân lý của đức tin Kitô Giáo Cho mọi nước ,mọi dân tộc cho đến ngày mãn thời gian tức là ngày tận thế khi không còn ai sinh sống trên mặt đất này nữa.

  • Trong hàng ngũ các Thánh Giáo Phụ tiên khởi, người ta phân biệt: các Giáo Phụ Hy Lạp (Greek Fathers) tức các Giáo Phụ giảng dạy ở Đông Phương (trước năm 1054 là năm hai Giáo Hội Công Giáo Đông và Tây chấm dứt hiệp thông với nhau vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ và quyền bính) trong khi các Giáo Phụ Latinh (Latin Fathers) giảng dạy ở Phương Tây,nơi tiếng Latinh là ngôn ngữ chính được dùng trong Phụng vụ, học hành và giảng dạy.

  • Các Giáo Phụ được phân chia theo thởi gian sống và giảng dạy như sau :

    • I- Trước hết là Các Giáo Phụ Tông Đồ (Apostolic Fathers) tức các Giáo Phụ sống rất gần các Thánh Tông Đồ tiên khởi trong khoảng giữa thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ hai.

    • *- Có 6 vị được biết đến như sau:

    • 1- Thánh Barnabas (cuối thể kỷ 1 và đầu thế kỷ 2).

    • 2- Thánh Clement of Rome (sống vào thế kỷ 1).

    • 3- Thánh Ignatius of Antioch (thế kỷ 1).

    • 4- Thánh Polycarp of Smyrna (mất năm 156).

    • 5- Thánh Hermas (đầu thế kỷ 2).

    • 6- Thánh Papias (đầu thế kỷ 2).

  • II- Thời Trường phái Alexandria tức là vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai cho đến năm 315.

    • III- Thời Hoàng Kim (Golden Age) là thời các Giáo Phụ sống và giảng dạy trong khoảng từ Công Đồng Nicea (325) cho đến năm 444 A.D với các Giáo Phụ tiêu biểu là thánh Basil (mất t năm 379) Thánh Gregory Nazianzen (390), Thánh John Chrysothom (407), Thánh Anathasius (373). Các Giáo Phụ này thuộc Giáo Hội Hy Lạp (Greek Church). tức thuộc Giáo Hội Công Giáo Đông Phương. Các vị thuộc Giáo Hội Latinh, tức Giáo Hội Công Giáo Phương Tây, gồm có: Thánh Ambrose (mất năm 397), Thánh Jerome (420) Thánh Augustine (430)

  • IV- Thời cuối cùng, từ năm 450 cho đến A.D 750.

    • Sau đây là các đại Giáo Phụ đã được xưng tụng trong toàn Giáo Hội :

    • 1- Thánh Ambrose thành Milan (mất năm 397).

    • 2- Thánh Augustine, Giám Mục Hippo cũng là Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh (mất năm 430).

    • 3- Thánh Jerome (mất năm 420).

    • 4- Thánh Gregory of Nazianzen (mất năm 390).

    • 5- Thánh Basil the Great (mất năm 379).
      6- Thánh John Chrysostom ( mất năm 407)7- Thánh Athanasius (mất năm 373).

      • =Muốn được phong danh hiệu Giáo Phụ, các Giám mục hay các nhà văn giáo dân phải có những điều kiện sau đây: