Máu Giao Ước

Chúa Giêsu phán: “Ta đến không phải để phá hủy, nhưng để hoàn tất... một Giao Ước Mới Vĩnh Cửu (Mátthêw 5:17; 14:24).


“Trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh, ngước nhìn lên trời, dâng lời chúc tụng, tạ ơn, rồi bẻ ra trao cho các môn đệ và phán: Các con hãy nhận lấy mà ăn, đây là mình Ta, bị nộp vì các con” (Mt 26:26 ; Lc 22:29; 1 Cr 11:24).


“Rồi Người nâng chén và phán: Các con hãy nhận lấy mà uống, đây là chén Máu Giao Ước Mới vĩnh cửu của Ta, sẽ đổ ra cho các con và muôn người được tha tội” (Mt 14:24 ; Lc 20:22 ; 1Cr 11:25).


Thánh Tông Đồ Paulô đã giải nghĩa Máu Giao Ước Mới như sau (Dt 9:11-15):


+ Máu đó, tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những hành động đưa đến sự chết, để chúng ta được phụng sự Thiên Chúa hằng sống.


+ Máu đó, cứu chuộc phạm nhân dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.


Vì chính Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước (Giao Ước Mới) nhờ sự chết của Người .”


Chúa Kitô vừa là Thượng Tế hoàn hảo vừa là Đấng Trung Gian ngự vào thánh điện, đã dám yêu thay, đền thay, chết thay, và đóng dấu niêm ấn bằng chính máu Người để hoàn tất giao ước mới vĩnh cửu, mà chuộc tội thay cho tội nhân, và chỉ một lần là đủ, để muôn người lãnh được ơn cứu chuộc mãi mãi. (Dt 5:1-10; 9:12).


Trong khi, không ai dám yêu thay đền thay chết thay, không ai dám hiến mạng thay, không ai dám đổ máu mình ra chuộc tội thay, mà thời cựu ước chỉ lấy máu chiên dê để thế tội. Thế mà Đức Kitô đã dám chết thay cho chúng ta, ngay khi chúng ta vẫn còn là những tội nhân” (Rm 5:7-9).


Thánh Kinh từ sự việc đấy, đẻ ra thêm câu điển ngữ dân gian "thành dê thế tội".


Giao ước cũ - Thời Cựu Ước

(Xh 24: 3-8) (Dt 9:1-10)


Ông Môsês đã đại diện thay mặt dân Israel, lấy máu chiên dê pha với nước, "Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi", rồi dùng cành hương thảo vẩy lên bàn thờ (gọi là Bàn Xá Tội), sách luật và các đồ phụng tự, và vẩy lên dân chúng để xá tội. Từ đó, các thượng tế thời cựu ước ngự vào đền thờ, trong nơi cực thánh, tế lễ thay cho dân, và cao điểm của nghi lễ, là vị thượng tế từ nơi cực thánh vẩy máu chiên lên bàn thờ, rồi quay mặt ra vẩy máu chiên lần thứ hai lên dân chúng, rồi, tất cả đồng thanh thưa, Amen, Amen, Amen.


Giao ước mới - Thời Tân Ước

(Dt 9:11-23)


Chính Chúa Giêsu là Thượng Tế làm trung gian, đã chịu hiến tế trên thập giá, đã đổ chính Máu Người trên bàn thờ thập giá chuộc tội thay cho dân của Người, và tái thể hiện qua Thánh Lễ Misa, Chúa Giêsu đã thiết lập hằng ngày trên bàn thờ, không ngừng ban phát chính Mình và Máu Thánh Người làm của ăn và của uống thiên đàng trường sinh. “Vậy nếu những điều mô phỏng các sự trên trời đã được tẩy sạch nhờ các nghi lễ này, thì chính những sự trên trời hiệp với của lễ hy tế còn tốt hơn thế này nữa” (Dt 9:23). Vì, “chính Nhờ Người Với Người và Trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, cùng với Chúa thánh Thần muôn đời”. Toàn dân đồng thanh thưa, Amen, Amen, Amen.


Tiếng "Amen"


Gốc Aram (Aramaic), là tiếng Chúa Giêsu nói, là ngôn ngữ thông dụng của người Do Thái. Có nghĩa là: Người đã chứng thực, đã phê chuẩn, đã xác nhận, chắc chắn, vững vàng, đã khẳng định, đã hỗ trợ, gìn giữ, chuẩn y, duy trì, đề cao, tuân thủ, bênh vực, quả thực, căn cứ xác thực, đúng vậy, đáng tin cậy. Amen.


Giao Ước khác với hiệp ước hay hợp đồng ra sao?


Giao ước là một sự cam kết thiêng liêng, là một lời thề hứa có giá trị vĩnh cửu bất hủy bất phân ly. Trong khi hiệp ước, hoặc hợp đồng, hay những giao kèo ký kết, chỉ là một sự thỏa thuận có tính co giãn và có tính giá trị tạm thời ràng buộc về mặt pháp lý giữa đôi bên, mà bạn có thể gia hạn, hay hủy bỏ bất cứ lúc nào. Giao ước được niêm ấn (seal) vĩnh viễn, trong khi hiệp ước hay hợp đồng chỉ ký kết (sign) tạm thời.


Trong tiếng Anh phân biệt rõ hẳn ra hai từ: giao ước là "convenant", và hợp đồng là "contract".


Họ cũng có hẳn hai từ phân biệt rõ ràng: thập giá không có dính hình-tượng Chúa Giêsu chịu nạn là "Cross", và thập giá có đính hình-tượng Chúa Giêsu Chịu nạn là "Crucifix". Người Việt quen gọi lúc thì Tượng Thánh Giá, lúc thì kêu Tượng Chịu Nạn.


Máu Chúa Giêsu và Hòm Bia Giao Ước Huyền Nhiệm


Bắt đầu kể từ năm 1978 đến 1982, ông Ron Wyatt đã tìm thấy Hòm Bia Giao Ước mất tích, và thấy Máu Chúa Giêsu đóng ấn trên mặt nắp Bàn Xá Tội (The Mercy Seat) của Hòm Giao Ước.


Sự phát hiện rất huyền nhiệm này đã tiết lộ, cho thấy sự vô cùng ăn khớp với những Lời Thiên Chúa đã báo trước, và mô tả tràn ngập trong Thánh Kinh qua muôn thế hệ ngóng chờ, Đấng Thiên Sai sẽ hoàn tất một Giao Ước Cứu Chuộc Mới.


Chính Chúa Giêsu đã gồng hết hơi lực sức tàn trên thập giá trước khi tắt thở, kêu lên cho muôn dân được biết chính Người "Đã Hoàn Tất" Màu Nhiệm Ơn Cứu Chuộc, mà Thiên Chúa đã phán hứa với tổ tiên.


Lúc còn tại thế, mỗi khi Chúa Giêsu muốn tuyên bố một sự việc trọng đại nào, Người thuờng lớn tiếng. Chẳng hạn như, "vào ngày chót và cũng là ngày trọng đại nhất của lễ lều. Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: ‘Ai khát, thì hãy đến với Ta, ai tin vào Ta, hãy đến mà uống! Như Thánh Kinh đã nói: Tự lòng người tín hữu sẽ có những dòng sông tuôn chảy nước hằng sống [nhờ Mình và Máu Thánh Chúa].” Điều ấy, Ngài nói về Thần Khí mà các kẻ tin Ngài sẽ lãnh nhận. (Gioan 7:37-39)


“Ta đến không phải để phá hủy, nhưng để Hoàn Tất... một Giao Ước Mới Vĩnh Cửu (Mátthêw 5:17; 14:24).


"Mọi Sự Đã Hoàn Tất, rồi Người gục đầu xuống, tắt thở” (Gioan 19:30), ngay lập tức liền có động đất, ...và này, màn Ðền Thờ bị xé làm hai từ trên xuống dưới, động đất, và đá nứt ra” (Mátthêw 27:51). Động đất làm đền thờ Giêrusalem bị vỡ đứt làm đôi, từ trên xuống dưới, và màn đền thờ cũng theo đó, bị xé rách toác thành hai mảnh.


Máu Chúa Giêsu từ cạnh sườn đã bị “...một tên lính lấy mũi giáo đâm thủng cạnh sườn Ngài, lập tức có máu và nước chảy ra” (Gioan 19:34), trào thẳng xuống, xuyên qua khe đá nứt vì động đất, ngay dưới chân thập giá, rồi cứ thế men theo khe nứt, cho tới khi Máu Chúa rớt thẳng xuống đọng lại ngay trên mặt nắp Bàn Xá Tội của hòm bia giao ước được cất dấu mất tích từ đời nảo đời nao, vào khoảng 2500 năm trước Chúa Giáng Sinh, chẳng ai hay biết. Cho tới khi đúng thời đúng buổi mới được Chúa cho phép ông Ron Wyatt phát hiện ra.


Quả thực là điều huyền nhiệm, khi Máu Chúa rớt thẳng ngay vào mặt nắp Bàn Xá Tội của hòm bia giao ước, để chứng thực cho chúng ta thấy, Máu Giao Ước Mới Vĩnh Cửu của Người đã thay thế máu chiên dê của Giao Ước Cũ trên Bàn Xá Tội, và như để niêm ấn cho việc hoàn tất Giao Ước Mới của Màu Nhiệm Cứu Chuộc, để Lời Thánh Kinh được ứng nghiệm như đã chép sau đây:


Thư 1 Gioan 5:7-8 mô tả: “có ba nhân chứng: Thần khí, nước và máu, và cả ba đều qui về một mối.”


Sách Daniel đoạn 9:24 mô tả, “Bảy mươi tuần đã được ấn định cho dân và thành thánh của ngươi để:

1. Chấm dứt phạm pháp,

2. Diệt trừ tội lỗi,

3. Chuộc đền xong tội ác,

4. Đem lại sự công chính muôn đời,

5. Niêm ấn thị kiến và tiên tri,

6. Xức dầu Nơi Cực Thánh.”


Thư gởi Tín Hữu Do Thái đoạn 9:11-12, 16 mô tả: “Ðức Kitô đã đến như vị Thượng Tế ...lớn lao và hoàn thiện hơn nhà tạm không phải do con người tạo ra, không phải nhờ máu chiên dê, nhưng bằng chính Máu Ngài, Ngài đã vào thánh điện, duy chỉ một lần, sau khi đã thành đạt việc cứu chuộc muôn đời. Vả đâu có chúc thư thì nhất thiết phải đính kèm cái chết của người làm chúc thư.”

Thư 1 Timôthy 2:6 mô tả: “Ðấng đã hiến mạng làm giá chuộc thay muôn người; đã làm chứng vào đúng thời buổi.”


Wow! Quả thực là điều huyền nhiệm cực kỳ vượt quá hết mọi trí hiểu loài người.


Ông Ron Wyatt Phát Hiện Hòm Bia Giao Ước


“Tôi đã chú tâm tìm hiểu và dùng trí khôn ngoan mà khảo sát tất cả những gì xảy ra dưới bầu trời: đó là công việc nhọc nhằn Thiên Chúa bắt con cái loài người phải để tâm thực hiện” (Giảng viên 1:13).


Các bạn thân mến, hôm nay ngày 6 tháng 6, năm Thánh Giuse 2021, nhân dịp mừng lễ trọng kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, trong tuần mừng này, mời các bạn cùng tìm hiểu công trình phát hiện ra Hòm Bia Giao Ước huyền nhiệm của ông Ron Wyatt, là một tín hữu sùng đạo thuộc phái Kháng Cách Tin Lành, là nhà thám hiểm và khảo cổ nghiệp dư người Mỹ ở Tennessee, hành nghề trợ y, chuyên gia gây mê cho bệnh nhân (nurse anesthetist), ông qua đời năm 1999 vì bệnh ung thư, hưởng thọ 66 tuổi.


Nghề của Ông Ron Wyatt không những gây mê giúp bệnh nhân bớt đau đớn, mà còn làm cả thế giới chết mê chết mệt qua các công trình thám hiểm đồ sộ đáng trân trọng, khi ông truy theo dấu vết Thánh Kinh tường thuật, mà khám phá ra được nhiều công trình giá trị vô kể như: Con Tàu Nôel trôi giạt trên núi Ararát ở Thổ Nhĩ Kỳ, miền đất chết Sodom và Gomorrah, vùng biển chết "Red sea", núi Sinai, nơi Chúa truyền dạy Thập Giới qua ông Môsês, và nhiều khám phá khác nữa.


Vụ sau cùng là một trong những công trình khám phá đầy huyền nhiệm và đình đám nhất, đó là, tìm thấy Hòm Bia Giao Ước đã biến mất hơn 2500 năm trước khi Chúa giáng sinh, lúc vua Ba Tư Nabukôđônôsor xâm lăng giày xéo Israel, tàn phá bình địa kinh thành Jerusalem, rồi đày ải Dân Do Thái ngay thời tiên tri Daniel tại vị.


Hòm Giao Ước được cất dấu dưới lòng đất, ẩn sâu trong một cái hang đá được lấp kín, ngay dưới chân thập giá Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên đồi Sọ Gôgôtha, cách mặt đất khoảng 20 dặm anh, tức khoảng 32 kílômét.


Vì ông Ron truy ngược trở lên men theo vết máu bám đọng, dọc khe đá nứt, mới kinh ngạc phát hiện, cái đường khe đá nứt đôi ra đó, nó chạy thẳng lên tới ngay tại chỗ dựng thập giá Chúa Giêsu chịu đóng đinh.


Ông Ron mới kết luận, kể như thập giá Chúa Giêsu chịu đóng đinh được dựng ở giữa toàn bộ cái khối núi đá khổng lồ đó, nó bị chẻ làm đôi từ trên xuống dưới, và thánh giá Chúa ngự ở giữa trung tâm khe nứt đó, cùng với đền thờ cũng ở ngay đường nứt, nên khi động đất xảy ra ngay lúc Chúa Giêsu tắt thở, cũng liền bị chẻ làm đôi. Đúng như lời Thánh Kinh mô tả, "...và này, động đất, và đá nứt ra, màn Ðền Thờ bị xé làm hai từ trên xuống dưới” (Mátthêw 27:51).


Hang đá này rất có thể là cổ đền lưu giữ Hòm Bia Giao Ước bị biến mất thời tiên Tri Daniel hay Zacharya, lúc vua Ba Tư Nabukôđônôsor xâm lăng và lưu đày dân Do Thái, họ liền vội vã cất dấu, nên được đặt theo tên của hai vị.


Hai cha con ông Ron Wyatt, đã truy theo dấu vết của các nhà khảo cổ thám hiểm các hang ngầm ở Thánh Địa trước đó hàng thế kỷ. Khi ông tình cờ khám phá ra một lỗ hổng, rồi khoan lỗ chui vào được bên trong dó. Ông đã phát hiện ra có khe đá nứt như chẻ làm đôi kỳ lạ, rồi lần mò theo, và ông vô cùng kinh ngạc khi phát hiện toàn bộ mặt dưới lòng đất đá ngay khu Thánh Địa Chúa Giêsu chịu nạn và khu vườn mộ mai táng Người, hầu như là cả một thành phố ngầm giống hang toại đạo ở Rôma, có rất nhiều hành lang lối đi cao ráo đẹp đẽ ăn thông với nhau từ hang hốc này qua hang hốc kia.


Riêng nơi có Hòm Bia Giao Ước cất dấu mà ông lần mò theo vết khe đá bị nứt, thì thấy nó được lấp kín với đủ các loại đá lớn nhỏ khác nhau để che dấu tung tích. Lúc ông mò vào được tới chỗ cất dấu Hòm Giao Ước và ngó qua kẽ đá quan sát, thì phát hiện thấy có nhiều đồ vật được phủ kín an tọa trong đó không biết đã bao lâu. Đang lúc ông quan sát thì liền bị ngất đi. Sau khi ông tỉnh lại liền phải quay trở ra, rồi sau đó mới trở lại khám phá tiếp vào các lần sau.


Sau lần trước bị ngất, lần kế tiếp ông trở lại, liền moi bớt đống đá bịt kín nơi cất dấu hòm giao ước để lọt vào trong, thì ông có cảm giác thấy rõ không khí thiên đàng tràn ngập bao quanh rất rõ ràng. Kể cả sau này ông còn được nghe tiếng nói thần linh khuyến khích và chúc lành cho công việc của ông.


Lúc ông dự định quay phim vì nao nức muốn công bố cho thế giới biết chuyện bí ẩn ông mới phát hiện, tức thì liền có bốn thiên thần xuất hiện nhãn tiền ngăn cản, mà trong Thánh Kinh mô tả, Thiên Chúa luôn sắp đặt các “Thần Cherubim Hộ Giá”, tức là các thiên thần canh giữ hòm bia giao ước luôn mãi, để không ai được phép đụng vào, ai không được phép mà đụng vào và bất kính, sẽ phải chết ngay lập tức, cho tới khi Thiên Chúa cho phép nó tái xuất hiện trước mặt muôn dân vào đúng thời buổi.


Bằng chứng là có 6 người chết tại chỗ, vào năm 1982, lúc ông Ron chính thức báo cáo với giới chức cầm quyền địa phương về việc phát hiện này, họ liền gởi 6 người thanh niên lực lưỡng, thuộc giòng dõi Lêvi đến quan sát hiện trường. Ông Ron kể tiếp, sáu người này khác với nhóm của ông, vừa làm việc vừa cầu nguyện và cung kính khi phát hiện ra nơi thánh, nhưng họ thì chẳng có lấy một chút hành vi cung kính nào khi tiến vào nơi đây, họ vừa đi vừa ăn uống lung tung, nói chuyện và nghe radio rất ồn ào,...v.v, và cố ráng muốn động vào định dịch chuyển hòm bia giao ước để khiêng đi, mặc dù họ đã được ông Ron khuyến cáo đừng động vào. Bỗng dưng, mọi người, nghe được có tiếng người hét lên, ông Ron cũng như vài người chứng kiến, thấy họ chết ngay tại chỗ, trong tư thế mặt mày với ánh mắt kinh sợ hãi hùng như đã chứng kiến thấy sự gì đó hữu hình.


Nơi cực thánh có hòm bia sau đó được niêm phong, trở thành chỗ bí mật không cho ai biết nữa, mặc dù sau này ông Ron trở lại nhiều lần và hướng dẫn khách hành huơng tới thăm và ra ra vào vào theo con đường mòn đã được tái tạo lại tiện lợi, mà ông đã nương theo đó ra vào khám phá các hang hốc dưới lòng đất đá, nhưng tuyệt nhiên không thể đả động tới khu vực nơi cực thánh đã niêm phong thành nơi bí mật.


Vì thiên thần bảo với ông Ron chưa tới giờ nó được phép công khai xuất hiện trước muôn dân, nhưng nó sẽ sớm xuất hiện không lâu nữa, thời của con thú và tên phản Kitô lộng hành, và Chúa sẽ hủy diệt nó, cùng lúc cho hòm bia giao ước này tái xuất hiện đúng thời buổi.


Sách Khải Huyền đã báo trước cho chúng ta biết là, vào thời cuối, "Hòm Bia Giao ước xuất hiện”, đồng thời cả Thánh Mẫu Chúa “Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu có triều thiên 12 sao”, cũng tái xuất hiện cùng với Giáo Hội, tái khởi huy hoàng vương quốc của Thiên Chúa ngay trên trần gian này, vào thời của cơn đại nạn gian chuân thử thách, và “cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng” trận, sau lúc ấy, theo như lời thánh Louis de Montfort đã tiên tri cho biết thời huy hoàng của Giáo Hội, "Vương Quốc của Thiên Chúa sẽ bao trùm trên vương quốc của người hồi giáo và kẻ vô đạo tôn thờ tà thần...", đấy là tin vui. Thời đại nạn ấy đã đang bắt đầu rồi, mà ai cũng biết và có thể ngửi được kể lúc đại dịch cộng Côrôna bùng nổ kể từ giữa tháng 3 năm 2020, cho tới hôm nay ngày 6 tháng 6 năm 2021, đã hơn một năm rồi.


Sau khi Thần cherubim ngăn cản nhóm ông Ron Wyatt quay phim và không cho đụng vào hòm giao ước, thì nhấc nắp hòm giao ước ra, để cho ông xem các đồ vật bên trong như đã mô tả trong thư Do Thái đoạn 9:4-5 gồm có: “chính hòm bia giao ước dát vàng mọi mặt, bình vàng đựng manna, hai tấm bia giao ước có khắc chữ bằng vàng, cây gậy đâm chồi nảy lộc của Aharon (lá non và hoa vẫn còn tươi nguyên), và hai Thần Kêrubim Hộ Giá phủ bóng vinh quang trên mặt nắp Bàn Xá Tội.” Ngoài ra còn có một chủy thủ (thanh gươm để thủ loại ngắn cỡ con dao trung bình) gần hòm bia giao ước, và chiếc đèn dầu, với vài thứ linh tinh khác nữa chung quanh.


Các bạn muốn hiểu thêm, đọc cuốn, "CONFRONTATION - BATTLE BETWEEN THE ARK OF THE COVENANT AND THE MARK OF THE BEAST", của tác giả Rebecca Tourniaire, do Aaron Sen phiên dịch.


Máu và DNA Nhận Diện Chúa Giêsu


Ông Ron mới đầu không biết cái chất lỏng khô đét đen đen chảy dọc theo khe đá vỡ nứt bám đọng dính lại đó, và vẫn còn bám dính ngay trên nóc trần đá, phía trên mặt nắp Bàn Xá Tội của Hòm Bia Giao Ước, rồi nhỏ giọt xuống đóng ấn trên mặt nắp Bàn Xá Tội là cái chất gì! Ông liền gỡ cất lấy một ít mang về trao cho các khoa học gia xét nghiệm. Họ mới phát hiện ra đó là Máu Người Hằng Sống loại AB, là Nam giới, giống như với mẫu máu nơi khăn vải liệm xác Chúa Giêsu và khăn lau mặt của bà Vêrônica, và chỉ có 24 nhiễm sắc thể không giống với người bình thường.


Con người sanh ra bình thường có 46 nhiễm sắc thể gồm: 23 nhiễm sắc thể của mẹ pha với 23 nhiễm sắc thể của cha


Hai nhiễm sắc thể để xác định và phân biệt giới tính là X và Y.


Nếu là con gái thì XX, nếu là con trai thì XY.


Nhưng mẫu máu bám đọng ở khe đá nứt, ngay nóc trần đá, phía trên mặt nắp Bàn Xá Tội của Hòm Bia Giao Ước, rồi rớt xuống khô đọng lại trên mặt nắp Bàn Xá Tội, mà ông Ron Wyatt mang về xét nghiệm, nó chỉ có 24 nhiễm sắc thể: gồm 23 nhiễm sắc thể X của mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y của cha, tổng cộng 24 nhiễm sắc thể.


Hơn nữa, nhiễm sắc thể X của người Mẹ vẫn là Nữ Đồng Trinh hoàn toàn. Tức là chỉ có 23 nhiễm sắc thể của người Mẹ đồng trinh với 1 nhiễm sắc thể Y của cha.


Nhưng người "Cha” đây không phải là con người, bởi vì 22 nhiễm sắc thể của người cha đáng lẽ phải có nhưng đã thiếu mất. Cho nên, sự tồn tại chỉ có một nhiễm sắc thể Y quả thực lạ lùng hiếm có, phải nói đó là một Phép Lạ.


Hơn nữa, Máu này là Máu của Người Sống Bất Tử, hằng có sự sống đời đời, không phải là máu phải chết, không có sự sống của phàm nhân bình thường.


Nhóm khoa học gia "vô thần" xét nghiệm mẫu máu này đều vô cùng kinh ngạc lạ lùng. Sau này họ đều trở lại đạo vì sự minh chứng khoa học không thể giải thích được.


Có nhiều giới không ngừng chống đối, cố ráng phá đổ sự thực công trình này, và gán cho ông Ron Wyatt cũng như công trình nghiên cứu đồ sộ đáng trân trọng của ông là giả mạo.


Nhưng dù người đời có nói sao chăng nữa, có mưu mô xảo quyệt cách mấy, cũng không thể phủ nhận một sự thực có bằng chứng hẳn hoi là, “Thiên Chúa đã chọn hạng ngu muội yếu đuối để hạ nhục hạng cậy mạnh thông thái” (1 Cr 1:27-29). “Thiên Chúa cũng bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng” (1 Cr 3:19).


"Máu Giao Ước Mới Vĩnh Cửu" đã đổ ra để "những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ" (Dt 9:15). Amen.

Giáo Lý Công Giáo Dạy Ơn Xá và Ơn Ích Rước Lễ

292. Việc rước lễ đem lại những hiệu quả gì?

Việc Rước Lễ làm tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Đức Kitô và với Hội thánh Người, bảo toàn và canh tân đời sống ân sủng đã nhận được khi lãnh Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức, giúp tăng triển tình yêu đối với tha nhân. Việc rước lễ làm chúng ta nên mạnh mẽ trong đức ái, tha xóa hết các tội nhẹ và gìn giữ chúng ta, trong tương lai, khỏi các tội trọng.

290. Khi nào chúng ta phải rước lễ?

Hội thánh khuyên các tín hữu, nếu có đủ điều kiện cần thiết, nên rước lễ mỗi khi tham dự Thánh lễ. Hội thánh buộc chúng ta rước lễ một năm ít là một lần trong mùa Phục sinh.

291. Phải có những điều kiện nào để rước lễ?

Để rước lễ, chúng ta phải hoàn toàn thuộc về Hội thánh Công giáo và sống trong tình trạng ân sủng, nghĩa là phải ý thức mình không vướng mắc tội trọng. Ai ý thức mình đã phạm một tội trọng, phải lãnh nhận Bí tích Thống hối trước khi rước lễ. Cũng cần phải có sự tịnh tâm và cầu nguyện, giữ sự chay tịnh do Hội thánh qui định (giữ chay 1 tiếng trước khi rước lễ) và có những thái độ bên ngoài xứng đáng (cử chỉ, cách ăn mặc) biểu lộ lòng tôn kính đối với Đức Kitô.

289. Hội thánh đòi buộc chúng ta phải tham dự Thánh lễ khi nào?

Hội thánh đòi buộc các tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa nhật và các lễ buộc. Hội thánh cũng khuyên chúng ta tham dự Thánh lễ vào các ngày khác nữa.

Mừng Lễ Corpus Christi Mình và Máu Thánh Chúa Kitô

Ngày 6 Tháng 6, Năm Thánh Giuse 2021

Sóng Biển

Coi thêm Chi Tiết Phát Hiện Hòm Bia Giao Ước