Việt Diệt Chiêm Quốc?

MỘT CHÚT THANH MINH

Truyện đường dài:

Vua Chiêm Thành (Chàm=Champa, ở phía nam nước Việt) là Chế Mân xin cưới công chúa Huyền Trân (con vua Trần nhân Tông) vào năm 1306. Vua Việt được dâng 2 đất là Châu Ô và Châu Lý.

Cứ theo truyền thống tốt đẹp 'dâng đất' đó, các vua Việt tuần tự mở mang bờ cõi xuống phương Nam.

Việc này còn nối tiếp mãi tới thời các chúa Nguyễn ở phương Nam, đã liên tục được xứ Chân Lạp (tiền thân xứ Capuchia nay) dâng đất, nhất là qua dịp gả công Chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp.

Mối thù lớn lao:

Vua Chiêm là Chế bồng Nga hung hãn xua quân tiến thẳng vào Thăng Long rất dễ dàng vào năm 1371. Cuốn “Việt Nam sử lược” mô tả quân Chiêm chiếm Thăng Long như “như đi vào chỗ không người”. Vua Trần Nghệ Tông phải trốn khỏi kinh thành.

Quân Chiêm tha hồ cướp bóc vơ vét kinh thành, đốt cung điện, sách vở cũng như giết hại dân lành.

Sau đó có tới 3 lần nữa cướp phá Thăng Long như thế. Mãi tới năm 1390, Chế bồng Nga mới tử trân, chấm dứt một thời tung hoành ngang dọc. Tuy vậy, người Chiêm vẫn thường xuyên phá phách nước Việt qua nhiều cách thức khác nhau.

Đến đời nhà hậu Lê, vào năm 1471 Vua Lê Thánh Tông đã dẫn 26 vạn đại quân đi đánh Chiêm Thành. Sau chiến thắng tại thành Đồ Bàn (gần Quy Nhơn bây giờ), nước Chiêm Thành bị chia thành 3 tiểu quốc nhỏ là Đại Chiêm, Nam Bàn, Hoa Anh.

Qua thế kỷ 19, vua Minh Mạng thẳng tay vĩnh viễn tiêu diệt nước Chiêm.