Ý nghĩa của mặt trống đồng trong văn hóa người Việt

Trống đồng không chỉ đơn thuần được coi là một nhạc khí mà còn được coi như là biểu tượng của nền văn hóa, của dân tộc Đại Việt.


Ngày nay, trống đồng được sử dụng phổ biến như dùng làm trưng bày, trang trí với kích thước lớn hay được làm những món quà lưu niệm có kích thước nhỏ. Vậy, ý nghĩa trống đồng cụ thể là gì?


Trong các tài liệu khoa học và lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sản phẩm trống đồng, các hoạ tiết trên mặt trống đồng là những hình ảnh nhân sinh quan xoay quanh cuộc sống con người và tự nhiên. Mặt trống đồng là biểu hiện của niềm tin về thế giới tự nhiên. Trong đó, mặt trời được xem là đấng tối cao và được đặt ở vị trí trung tâm mặt trống.


Từng họa tiết, từng đường nét trên mặt trống đồng đều rất sinh động và ẩn chứa sau đó là những ý nghĩa những giá trị văn hóa của thời kỳ hưng thịnh nhà nước Văn Lang.

Nhiều tài liệu ghi rằng thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang, đặc biệt là giai đoạn Đông Sơn, văn hóa Văn Lang là thời kỳ phát triển cao nhất và rực rỡ nhất. Tại thời kỳ này đồ đồng thau đạt trình độ cao cả về kỹ thuật và nghệ thuật, được mở rộng khắp các miền Bắc Việt Nam và khu vực Đông Nam chấu Á, miền Nam Trung Hoa. Trong các sản phẩm được phát minh thời kỳ đó, trống đồng là minh chứng rạng ngời nhất.


Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trong khu vức có đủ các lọai trống đồng ( Đông Sơn, Ngọc Lũ...), được phân bổ đậm nhạt khác nhau đối với các vùng, miền, theo từng loại hình. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, trống đồng có mặt ở hầu hết các địa phương trên đất nước Việt Nam.


Trống Đồng ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài. Theo thời gian văn hóa ứng xử văn hóa với trống đồng – mà ngày nay chúng ta gán đặt là chức năng trống, có nhiều sự thay đổi.


Trống đồng là vật dụng ưa thích của nhiều tộc người, và theo truyền thống, tâm lý, tôn giáo, họ có nhiều cách ứng xử khác nhau với trống đồng. vì vậy chức năng của trống đồng là vô cùng phong phú.