Mai Lan Cúc Trúc

Trong hội họa truyền thống, Mai, Lan, Cúc, Trúc được gọi là hình ảnh biểu tượng cho tứ quân tử. Người ta coi khả năng chịu đựng được ví như nhẫn, thẳng thắn, bộc trực, không tư lợi… được coi là khí tiết.

Một bậc quân tử chí tôn phải có tinh thần nhẫn nhịn, phải có khả năng chịu đựng và phải giữ được khí tiết thì mới có thể làm lên đại nghiệp. Do ảnh hưởng của tư tưởng này, nên hình tượng tứ quân tử tác động rất mạnh tới hội họa cổ xưa. Nó đã tượng trưng cho đức hạnh của người quân tử như thế nào?

Trong hành trình tu bồi đạo đức, nhân phẩm của con người, quan điểm đánh giá về một anh hào quân tử luôn luôn thay đổi, mỗi một thời người ta lại có một tiêu chí đánh giá riêng. Thời Trung Hoa cổ đại người ta lấy: Mai, Lan, Cúc, Trúc để làm chuẩn mực đánh giá một trang nam nhi quân tử, sau này người ta lấy: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà nhìn nhận.

Nhưng trong hội họa người ta lại bị ảnh hưởng rất nhiều của hình ảnh tượng trưng tư tưởng tứ quân tử. Hàm ý ẩn sâu mà người xưa muốn truyền tải là gì?

Mai: Là loài hoa nở vào mùa đông và xuân có khả năng chịu đựng giá lạnh.

Mai có sức sống bền bỉ, trong giá lạnh nó vẫn vươn lên và ra hoa với sắc màu rực rỡ tới lạ kì. Cổ nhân sử dụng hình ảnh hoa mai chính là nhắc nhở một trang nam tử là không ngại khó, không ngại khổ, trong cái khổ mà mài rũa ý chí, vượt lên khó khăn chính là sự kiên cường của một đại trượng phu.

Nếu như các loại cây khác mang dáng vẻ của uy nghi, bề thế thì mai lại mộc mạc, nhẹ nhàng mà phóng khoáng. Mang ý rằng quân tử muốn hành nghiệp lớn trước tiên phải giản dị, khiêm tốn, dễ người khó ta, với người đối đãi hào phóng, bao dung, với mình cẩn trọng suy xét lời nói và hành động.

Hơn nữa hoa mai được cổ nhân xem như tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh bạch. Hương thơm của mai nhẹ nhàng như tấm lòng người quân tử có tâm hồn trong sáng, tâm như bình tịnh thủy.

Lan: Được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hương.

Lan là một thân thảo, có hương thơm, cổ nhân cho rằng hoa lan là loại tổ của hương thơm, sở hữu mùi hương cao sang quyền quý, vương giả mà kiêu kì. Người xưa coi trọng hoa lan nên đặt cho nó rất nhiều tên như: Đô lương hương, thủy hương, hương thủy lan,hương thảo, nữ lan, chi lan…Những biệt danh này phần nào mô tả được mùi thơm và khí chất của hoa lan. Vì sao lan được coi trọng như vậy? có lẽ do hương thơm đầy ý vị, cao sang của nó.

Nếu nhìn hoa lan từ quan điểm thực vật, hoa lan là một loại hoa thân thảo có hương vị. Nhưng ngược lại, cổ nhân cho rằng hoa lan là Thiên hạ đệ nhất hương, hương tổ, Vương giả hương. Từ những mênh danh trên có thể thấy mức độ trân trọng của cổ nhân đối với hoa lan là như thế nào. Hoa lan còn có rất nhiều cách gọi khác như: Đô lương hương, Thuỷ hương, hương thuỷ lan, hương thảo, nữ lan, tỉnh đầu la, chi lan…

Những biệt danh này thể hiện rõ đặc điểm về mùi thơm và khí vị của hoa lan. Hoa lan được trân trọng là do hương vị của nó, hay nói ngược lại, do nó có hương đậm nên được con người trân trọng. Trân quý và hương chính là hai đặc trưng lớn nhất mà hoa lan nổi danh trong thế giới hoa.

Cúc: loài hoa được mệnh danh là Hoàng hoa.

Người xưa trọng dụng màu vàng, họ cho rằng, màu vàng là màu của thịnh vượng, của cát tường. Cúc có một đặc điểm khác với loài hoa khác, đó là cúc nở hoa rất muộn, khi muôn hoa cùng đua nở khoe sắc tranh xuân, thì cúc lại nở vào mùa thu, phong hàn lạnh giá, nhất cành độc tú. Một mình một hoa, một mình độc diễn tỏa sắc khoe hương.

Vì điều này mà cổ nhân thấy hoa cúc tượng trưng cho phẩm cách chịu cô đơn, dám ngạo mạn, kiêu hùng, khinh thường thế tục, làm làm dám chịu, bản lĩnh khác biết. Dám làm cái mà người khác không dám làm. Dám nghĩ điều mà thiên hạ chưa ai nghĩ. Đây thể hiện cho khí phách và bản lĩnh của một trang quân tử.

Vào tiết trời thu lạnh giá, vạn mộc héo tàn, nhưng cúc lại sinh sôi đua hoa khoe sắc, chứng nó ẩn chứa chân chí của trời đất. Dụng ý rằng bản lĩnh của một bậc anh hào phải lấy Đức là cốt cách chân tính của mình. Thì mới tạo ra được sự cao quý riêng biệt.

Trúc: tượng trưng cho sự ngay thẳng, sống không để tâm nỗi lầm của người khác, một khí chất đầy tiết tháo.

Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại,ý nói tới người biết sử dụng cương và nhu là người tài giỏi, đổ mà không gãy, trúc rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không nhìn thấy lỗi người, chỉ thấy bản thân, không mê đắm quyền vị, vật chất, đạm bạc thanh cao trừ nhục dục.

Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đây chính là khí chất: chết vinh còn hơn sống nhục. Đó là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.

Tứ quân tử theo quan điểm của người cổ nhân đã ảnh hưởng rất lớn tới hội họa, nó chứa định những ý nghĩa sâu xa. Giúp con người tu bồi đạo đức, hoàn thiện cả tâm lẫn thân, bước đầu khởi tạo chuẩn mực đánh giá một trang nam tử. Từ đó hình thành lên một trạng thái xã hội đi theo một cái nhìn hoàn toàn chân chính, ranh giới đại trượng phu và tiểu nhân được vạch rõ, thượng sĩ và hạ sĩ được phân minh.