Công Chúa Ngọc Vạn

(Công Chúa Ngọc Vạn : 1605-1656)

Công Chúa Ngọc Vạn và chuyện nam tiến của người Việt


Trước kia, vua Trần nhân Tông đã gả con gái là công Chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thánh tên là Chế Mân vào năm 1306, rồi được dâng đất là Châu Ô và Châu Lý (vùng Thừa Thiên, Quảng Trị ngày nay)


Theo vết chân đó, vào năm 1620 chúa Nguyễn phúc Nguyên đã gả cô con gái chúa xinh đẹp là Công Chúa Ngọc Vạn cho vị vua Chân Lạp (tiền thân xứ Căm bốt ) là Chey Chetta II.


Lúc về nhà chồng, công chúa được phép đem theo nhiều người Việt đến sinh sống tại Chân Lạp, có người được giữ chức hệ trọng trong triều. Bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn gần kinh đô . Số người Việt này sinh cơ lập nghiệp và sinh đẻ ngày càng đông.


Ngoài việc đưa người Việt sang lập nghiệp ở Chân Lạp, công chúa Ngọc Vạn còn xin phép nhà vua cho lưu dân người Việt sang làm ăn sinh sống ở vùng đất Mô Xoài, tức vùng Bà Rịa – Vũng tàu ngày nay.


Theo Biên niên sử Chân Lạp, năm 1623 chúa Nguyễn lại gởi sang thủ đô nước này một vị sứ thần đem theo nhiều tặng phẩm và quốc thư đến dâng lên vua Chey Chetta II với nội dung ngỏ ý muốn mượn đất Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) để lập các trạm thuế thương chính.


Sau khi tham khảo triều đình (và chắc là có sự vận động ngầm của công chúa Ngọc Vạn), vua Chân Lạp bằng lòng chấp nhận theo lời yêu cầu của chúa Nguyễn. Do đó chúa Nguyễn lệnh cho các quan thương chính đến đóng trụ sở ở hai nơi đó để tiến hành việc thu thuế thương chính .


Đó cũng là cái cớ chính đáng để lưu dân người Việt được đưa vào định cư ở hai nơi này.

(Chúa Nguyễn phúc Nguyên)

Tới lúc lưu dân người Việt trên địa bàn Đồng Nai – Gia Định đã tăng lên rất nhiều, và đường bộ đã thông suốt từ Thuận Hóa vào đến Mô Xoài do phần đất còn lại cuối cùng của Chiêm Thành đã sáp nhập vào Đại Việt, nên năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền nam, lấy đất Đông Phổ lập ra phủ Gia Định, chia đất Đồng Nai lập huyện Phước Long, lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, phân chia ranh giới tổng, xã, thôn, lân, phường, ấp, điếm, đặt quan chức cai trị, tuyển mộ binh lính bảo vệ biên cương.


Chính sách của chúa Nguyễn vẫn tiếp tục giúp đỡ Chân Lạp đàn áp các lực lượng ly khai, chống lại sự can thiệp của quân Xiêm, giữ vững ngôi báu.


Cần ghi nhận rằng trước khi có các dịp dâng hiến đất của các vua Chân Lạp, một sự kiện hết sức quan trọng đã diễn ra ở phía tây nam lãnh thổ Đại Việt. Đó là vào tháng 8 năm 1708 Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên thuộc quyền của ông cho chúa Nguyễn, được chúa giao cho chức Tổng binh tiếp tục cai quản vùng này.

Đó là lần đầu tiên phủ Gia Định được mở thêm đất về phía cực Tây Nam .

Về việc các vua Chân Lạp hiến dâng đất cho chúa Nguyễn để trả ơn, thì đó là trường hợp năm 1756 vua Chân Lạp Nặc Nguyên dâng hiến đất 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp, nay là vùng đất Gò Công và Tiền Giang.


Tới năm 1758 vua Chân Lạp là Nặc Nhuận hiến vùng đất Trà Vinh, Ba Thắc, nay là vùng Trà Vinh, Sóc Trăng. Rồi đến Nặc Nộn hiến đất Tầm Phong Long, nay là vùng Vĩnh Long, An Giang.


Nặc Tôn lại cắt đất 5 phủ Hương Úc, Cần Vọt, Chân Sum, Sài Mạt, Lình Quỳnh dâng cho Mạc Thiên Tứ để đền ơn riêng. Thiên Tứ là trấn thần của chúa Nguyễn, nên dâng cả 5 phủ ấy lên chúa. Chúa cho nhập vào địa bàn Hà Tiên .


Tới đó, trọn phần đất Nam bộ của nước ta đã được định hình cho đến hôm nay. Xuất phát từ cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn, tuy vua Chân Lạp Chey Chetta II không chính thức cắt vùng đất nào để làm sính lễ như vua Chế Mân cắt 2 châu dâng cho vua nhà Trần, nhưng đã mặc nhiên chấp thuận cho lưu dân người Việt vào khai thác vùng Đồng Nai – Gia Định.


Cũng do mối lương duyên đó mà 2 nước có mối quan hệ mật thiết với nhau suốt mấy trăm năm, dẫn tới việc các vua Chân Lạp lần hồi dâng hiến các vùng đất 'Thủy Chân Lạp' tạo thành Nam bộ ngày nay cho Việt Nam. Sau đó đất 'Lục Chân Lạp' phía trên khô được dành lại cho dân Căm Bốt ngày nay.

Đàng Trong (vàng)của các chúaNguyễn nam tiến (đỏ)

GHI CHÚ :


--Công Chúa HUYỀN TRÂN : vợ Chế Mân. 1 năm sau chồng chết, về cố hương xuất gia quy y tại Bắc Ninh. Mất năm 1340.


--Công chúa Ngọc Vạn có một em nuôi là công chúa NGỌC HOA, lấy chồng là một thương gia giàu có người Nhật, theo chồng qua sống tại Nagasaki.


--Công chúa NGỌC HÂN là vợ vua Quang Trung :

Bà là con vua Lê hiển Tông, được gả cho vua Quang Trung năm 1786. Bà sinh

được 2 con. Mất lúc 29 tuổi.