Gốc Dân Việt Ta

a-Với nước Văn Lang :

Tiên khởi là nhóm Lạc Việt, từ phương bắc Trung hoa di xuống phía nam, vùng châu thổ sông Hồng. Truyền thuyết nói họ là con rồng cháu tiên ( Lạc long Quân lấy bà Âu Cơ, đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 con : rồi 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo bố xuống biển ).

Về sau con trai trưởng xưng làm vua, hiệu là Hùng Vương I, đóng đô ở Phong Châu. Có 18 đời vua Hùng. Thời này nước còn nhỏ và kém về nhiều mặt, quyền lực chia cho nhiều quan lang cai trị các vùng địa phương.

b- Với nước Âu Lạc :

Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt sống ké nhóm anh em thân thích, có tên Âu Việt (cùng gốc Bách Việt) đã đoàn kết với nhau để chống quân xâm lược. Họ đã cử ra “nguời tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xung gọi là An Dương Vuơng, lập ra nuớc Âu Lạc (năm 208 TCN).

Nhà nước Âu Lạc bấy giờ mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố); quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn .

Dân ta dần dần được gọi là dân Giao Chỉ ( 2 ngón cái giao nhau ) và nổi tiếng chăm chỉ cần cù, dù tạm thời bị Tàu đô hộ, nhưng ai nấy sẵn sàng vùng lên đòi tự chủ (bắt đầu với Ngô Quyền vào năm 939, chấm dứt cả ngàn năm thuộc Tàu) .

Vậy nền móng dân Việt đã được xây đắp do 2 yếu tố sơ khởi Văn Lang và Âu Lạc nói trên.