CHUYỆN KHEN THƯỞNG

Chuyện thứ nhất: Cứ cuối năm, các cơ quan bắt đầu có những cuộc họp bình xét danh hiệu lao động tiền tiến, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp thành, cấp tỉnh.. ở nhiều cơ quan, người ta hỏi nhau: năm nay đến lượt ai? Đến lượt! vâng, quả có như thế. Bởi ở một cơ quan hành chính sự nghiệp, công việc đều đều, ai có phận sự của người ấy, ai cũng hoàn thành tốt. Bình bầu rất khó vì số lượng cho mỗi loại danh hiệu có hạn. Vậy thì lần lượt. Nó như cái hoa thơm, mỗi người hưởng một tý. Năm trước anh, năm sau tôi, năm sau nữa cô ấy... cứ thế cho công bằng.

Chuyện thứ hai: Nhớ cuối năm học vừa rồi, thằng cháu ở trường về, chìa ra tờ giấy khen Tiên tiến: Bố nó cầm liếc qua, móc túi quăng cho con năm ngàn. Thằng bé chạy đi chơi điện tử. Tờ giấy khen vứt lay lắt bên bàn nước được vài hôm rồi chẳng ai nhớ nó được vứt vào đâu nữa.

Chuyện thứ ba: Anh bạn tôi dọn nhà, quét vôi chuẩn bị đón tết. Bố anh mới mất giữa năm ngoái. Năm nay anh cho tháo tất cả những khung kính trong có các huân huy chương, bằng khen của bố xuống và tháo ra, guộn tròn chúng tại, cho vào một túi ni lon vứt lên nóc tủ, lồng vào trong khung kính là những bức ảnh chụp những lần đi tham quan, nghỉ mát... Tôi hỏi sao không để các khung huân chương? Anh cười: gớm, huân huy chương giờ như lá tre... treo bận cả nhà mà có khi lại còn bị người ta cười cho là cố đỉn nữa.

Trong những ngày này giới VNS cả nước đang xôn xao về hai cái giải thưởng: Giải thưởng nhà Nước và Giải thưởng hồ Chí Minh. Khởi đầu Giải thưởng nhà nước có tới gần 200 vị đăng kí (?!)- Giải thưởng HCM có mấy chục. Nhiều người hỏi: sao phải đăng kí? thì biết: cái lệ nó vậy. Như kiểu con có khóc mẹ mới cho bú. Lại có người lí giải: Phải đăng kí để khẳng định là tôi có cần cái giải ấy. Không đăng kí, nhỡ trao người ta không nhận thì bẽ mặt. Lại cả cái sự băn nkhoawn về Hội đồng xét giải nữa: không hiếm người trong cái Hội đồng này tài đã hèn mà đức cũng chắc gì đã dày? Thậm chí có người cũng chẳng hiểu biết gì về tác phẩm của họ lại đứng ra ban phát phiếu đồng ý người này, không đồng ý người kia? Đã có vô khối chuyện bi hài trong cung cách xét giải, bởi trong Hội đồng xét duyệt, có phải ai cũng am tường tất cả các loại hình nghệ thuật đâu? Và hơn nữa, chỉ trong thời gian có dăm ba ngày, hơi sức đâu, trí tuệ đâu mà đọc cho hết, cảm nhận cho hết, đánh giá cho đúng tác phẩm của từng người. ( Nguyễn Như Phong ) Và cái gì thì cũng phải có đoạn kết: Cho tới giờ khúp lại: Gải nhà nước và giải HCM hơn 6 chục. Ầm lên rằng: Kì này cả làng ăn giải. Ầm lên rằng : KÌ này người ta chia thịt trâu ở đình làng....Nhưng cũng không ầm mãi được. Chuyện dần lắng. Tưởng đã yên, ai ngờ lại có chuyện nhà văn này xin rút, gia đình nhà văn kia xin rút... và có người nhất quyết không chịu làm đơn v.vvv

Mới chứng kiến ba chuyện như vậy đã thấy lòng thật buồn. Ngày xưa, dù chỉ đi làm thuỷ lợi, đi dân công thôi chứ chưa nói đến đi học, kiếm được cái giấy khen là cả một cố gắng lớn lao. Đem tờ giấy khen về, cả nhà mừng, tìm chỗ trang trọng nhất trong nhà để treo, để anh em bạn bè đến nhìn thấy mà tự hào. Các cụ nói quý hiếm. Có hiếm mới quý. Thời buổi kim tiền, đồng tiền đang lấn át dần các giá trị tinh thần khác. Nhưng cũng có lý do là giấy khen không còn hiếm nữa. Ban thi đua các cấp mỗi năm cho in ra cơ man là giấy khen các loại. Rồi các đợt tấn phong của Nhà nước, các danh hiệu... nhiều vô kể. Đối tượng đáng khen được nhận giấy khen đã đành. Lại có không ít các trường hợp chạy chọt để được khen, mua khen, lấy cái sự khen, dựa vào cái sự khen để làm cớ khoe sang với nhau, đãi đằng nhau nữa. Vậy là đâm nhàm. Đã có chuyện có đơn vị xin không nhận danh hiệu này nọ vì... không có tiền tổ chức đón nhận. Lại có lý do... cũng chẳng hơn gì. Cái sự khen đôi khi đến như một sự tất yếu, một sự lần lượt trượt hầm, một kiểu chia cỗ, ... lâu ngày làm cho mất dần ý nghĩa thiêng liêng cao quý của sự tôn vinh. Cái tốt không được đề cao đúng mức, bị lẫn đi với cái tầm thường. Rồi sẽ ra sao?.