Hà nội lần trở lại

Hà Nội lần trở lại,

Lê Trung Tính

Chắc cũng khoảng 3-5 năm gì đấy! mình chưa có dịp ra Hà Nội, vì trong hai năm gần đây đã có mấy cơ hội đi công tác, nhưng có lúc thì do việc riêng gia đình hoặc có lúc cần đi nhưng thiếu điều kiện đủ, nên các cơ hội đều trôi qua.

Lần này nhân chuyến viếng thăm theo lời mời của nhà máy Ô tô 3/2, chúng tôi lại có dịp trở lại thành phố thủ đô ngàn năm văn vật này.

Lần trở lại này, Hà Nội(nằm trong sông, ở bên trong sông Hồng và sông Đáy,bên trong-ở giữa của cụm Hà Bắc-Hà Nam-Hà Tây-Hà Đông) đã khoác lên mình chiếc áo mới(từ tháng 8/2008) bằng cách mở rộng địa giới hành chánh(sáp nhập với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình vào thành phố) nên diện tích Hà Nội ngày nay lên đến 3.325km2 (gấp 1,5 lần diện tích TP.HCM), dân số 6,233 triệu dân(khoảng 90% dân số TP.HCM), bao gồm 1 thị xã, 10 Quận và 18 Huyện, tiếp giáp với 9 tỉnh khác:Thái Nguyên-Vĩnh Phú(phía Bắc), Hà Nam-Hoà Bình(phía Nam), Bắc Giang-Bắc Ninh-Hưng Yên(phía Đông), Hoà Bình-Phú Thọ(phía Tây).

GDP năm 2007 tăng 12%, tổng giá trị xuất khẩu đạt 4 tỉ USD, tổng thu ngân sách 45.709 tỉ; mã bưu chính của Hà Nội là 10, mã điện thoại là 04, biển số xe từ serie 29-33.

Đây là một quyết định đầy tranh cãi nhưng do chưa tiếp cận được nguồn thông tin chính thống nên chẳng biết hư thực thế nào vào lúc này.

Hy vọng rằng thời gian sẽ trả lời, nhưng có điều chắc chắn rằng, Hà Nội bây giờ đã khác xưa xa về nhiều mặt và để xứng đáng với vai trò thủ đô, Hà Nội còn phải lao động cật lực hơn nữa mới mong xoá đi ý nghĩ: “Hà Nội bây giờ: cây đa-bến nước-con đò” nghe vừa thơ mộng vừa chẳng vui gì!

Chúng tôi đến Hà Nội kỳ này, thành phố thủ đô cũng đang lắp đồng hồ đếm ngược thời gian,

hình như chỉ còn hơn 500 ngày nữa, là thành phố kỷ niệm sinh nhật lần thứ 1.000 năm Thăng Long(tên gọi từ năm 1010 lúc Vua Lý Thái Tổ trị vì, còn tên Hà Nội có từ năm 1831 từ thời vua Minh Mạng; ngoài ra Hà Nội còn có các tên khác như Đông Đô-khi nhà Hồ chọn Thanh Hóa làm kinh đô; Đại La-khi Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư về Hà Nội ngày nay; Đông Quan-khi nhà Minh chiếm Đại Ngu, nên nhân kỷ niệm 1000 năm Thămng Long người dân thủ đô đã đề nghi nên đổi tên phố Đông Quan-Phường Quan Hoa-Quận Cầu Giấy; ĐôngKinh-khi Lê lợi thắng quân Minh lên ngôi…và ngày nay còn có Hà Nội 1 là Hà Nội cũ, còn Hà Nội 2 là phần mới sáp nhập)lịch sử.

Do có một số Anh Em chỉ ra Hà Nội lần đầu nên đã được bạn Dũng tranh thủ đưa đi tham quan một vòng “Hà nội 36 phố phường.

Thực ra, khu Hà Nội 36 phố phường là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ Hà Nội(thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, khỏang 100 ha, bao gồm 76 tuyến phố chính trên địa bàn 10 phường-theo một hình tam giác cân với đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là là Hàng Cót-Hàng Điếu-Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông-Hàng Gai-Cầu Gỗ- Xem bản đồ bên cạnh,), đó là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội, nằm ngoài hoàng thành Thăng Long.

Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu-thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng biệt của khu dân cư đó, qua những câu ca dao từ ngàn xưa:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Bồ(baskets), hàng Bạc(silvermiths?), hàng Gai(hemps),

Hàng Buồm(sails), hàng Thiếc(Tins), hàng Hài(?) hàng Khay(Trays),

Mã Vĩ, hàng Điếu(Pipes), hàng Giầy(Shoes)

Hàng Lờ, hàng Cót(bamboo latices), hàng Mây(Rattans),

hàng Đàn(Bát đàn-wooden bowls),

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang(Tranversal street),

Hàng Mã(Voltive papaeras), hàng Mắm(Picked fish),

hàng Than(Charcoal), hàng Đồng(Coppers),

Hàng Muối(Salts), hàng Nón(Hats), cầu Đông,

Hàng Hòm(Cases), hàng Đậu(Beans), hàng Bông(Cotton),

hàng Bè(Rrafts),

Hàng Thùng(Barrels), hàng Bát(Bát sứ-china bowls),

hàng Tre(Bamboo),

Hàng Vôi(?), hàng Giấy(Paper), hàng The(?),

hàng Gà(chicken),

Quanh đi đến phố hàng Da(leathers),

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.

Phồn hoa thứ nhất Long thành,

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

“Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm

Bên cạnh khu phố cổ, đến Hà Nội lần đầu chúng ta cũng cần biết thêm về khu thành cổkhu phố Tây.

Khu Thành cổ tức hoàng thành Thăng Long, nằm ở khỏang giữa hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, xuất hiện cùng thời với kinh đô Thăng Long, mà hiện nay còn lưu lại một số dấu vết như: cửa Bắc thành trên đường Phan Đình Phùng, cột cờ Hà Nội xây từ 1812, ở đường Điện Biên Phủ, Văn Miếu-Quốc Tử giám ở phía Nam...

Khu phố Tây hay còn gọi là khu phố Pháp, có từ năm 1883 với ba khu: khu nhượng địa, khu thành cũ và khu nam hồ Hoàn Kiếm.

Kiến trúc Pháp hiện nay được chính quyền thành phố xem là một di sản của Hà Nội, nên mọi sửa chữa đều phải tuân thủ theo qui họach của thành phố. Chúng ta nên nhớ rằng vào năm 1912 Pháp đã chọn Hà Nội làm thủ đô Đông Dương.