Úc Đại Lợi du ký

ÚC ĐẠI LỢI DU KÝ

(24-31/9/2009)

iới thiệu một chút về nước Úc,

Úc hay “Úc Đại Lợi” là tiếng Hán-Việt cũ, chỉ quốc giaAustralia nằm ở Nam bán cầu.Đây là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới và là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Châu Á-Châu Đại Dương.

G

Uc01.jpg picture by nguyenlephuocan

Úc là “đảo quốc” lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau “đảo quốc” Greenland,nhưng đây lại là một đảo quốc phần lớn là băng giá(Trong giai đoạn 2000-2008 băng ở đây tan làm mực nước biển tăng lên 0,46mm/năm, riêng 2006-2008 mực nước tăng đến 0,75mm và các nhà khoa học đã tính nếu băng ở đảo quốc này tan hoàn toàn, mực nước biển sẽ dâng lên đến 7m!), có ít người cư ngụ.

Úc giáp New Zealand ở phía Đông Nam, Indonesia-Đông Timor-Papua New Giunea ở phía Bắc, quần đảo SolomonNew Caledonia ở phía Đông Bắc.

Uc02.jpg picture by nguyenlephuocan

Người Hà Lan đã đến vùng này từ năm 1606, nhưng mãi đến năm 1788, người Anh mới tuyên bố chủ quyền trên vùng New South Wales và đến ngày 1/1/1901, 6 thuộc địa chính thức liên kết trở thành Liên bang Australia(Commonweath of Australia).

Úc bao gồm 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ với một số thành phố lớn như: Sydney-Melbourne(ở phía Đông Nam Úc)-Darwin(ở phía Tây Bắc Úc)-Perth(Ở phíaTây-Nam Úc)

Uc04.gif picture by nguyenlephuocan

Diện tích Úc rộng 7.686.850km2, dân số 21 triệu người, GDP = 1.010 tỉ AUD, GDP/người = 47.400 AUD. Thủ đô Úc là Canberra, trước đây làMelbourne. Marvelous Melbourne là thành phố lớn thứ hai của Úc.

Uc05.jpg picture by nguyenlephuocan

Úc cũng giành được danh hiệu là: “Thiên đường lao động” và là nơi thí nghiệm cho cải cách xã hội.

Tên nước Úc theo tiếng Anh bắt nguồn từ chữ “Australis” có nghĩa là“Phương Nam”. Úc còn có tên là “Miệt dưới-Hạ Dưới-Down Under”do sự xa xôi hẻo lánh của vùng đất này!

Còn ngày nay Úc Đại Lợi, với giới Việt kiều, còn có một danh từ khá hay là “Ắp Đại Lợi”bỡi vì họ là dân Wallaby(có cái ví-wallet đầy ắp tiền bạc)sau những năm cần cù làm việc ở đất khách quê người!

Về thời tiết ở Úc, Mùa Xuân rơi vào tháng 9-11, mùa Hạ(tháng 12-2), mùa Thu(Tháng 3-5) và mùa Đông(Tháng 6-8). Thông thường thì giữa VN và Úc cách nhau 3 múi giờ(Việt Nam GMT+7, Úc GMT+10, thế nhưng khi chúng tôi đến Úc vào ngày 24-31/10/2009, giữa Việt Nam và Úc chênh nhau đến +4 giờ).

Chúng ta đến Úc theo hướng bay thẳng từ TP.HCM qua Indonesia và đến thẳng Úc, mất khoảng khoảng 8 giờ-khoảng 7.000km(Thực ra là đến Sydney hoặc Mellbourne, chứ đến nước Úc thìthời gian ngắn hơn).

Lượt về, chúng tôi đã bay thẳng từ Melbourne qua Broken Hill-Alice Spring-Darwin-Qua Indonesia-Cần Thơ- rồi đến HCMC.

Nhân đến Úc, là một quốc gia ở Nam cực-Nam bán cầu, chúng ta cũng cần tìm hiểu một chút về sự phân chia có tính chất địa lý hoặc địa chính trị này.

Trước nhất là về Nam-Bắc bán cầu, đây là sự phân chia khá rõ nét vì chúng ta lấy đường xích đạo làm căn cứ và do quả đất của chúng ta lại còn tự xoay quanh chính nó, theo trục Đông-Tây nên có cả Bắc cực và Nam cực cũng là điều đương nhiên.

Uc06.png picture by nguyenlephuocan

Nam bán cầu là ½ bán cầu ở phuơng Nam nhưng thực ra cũng có một số người lầm tưởng rằng nó chỉ bao gồm các nước Úc-Tân Tây Lan và một số vùng lãnh thổ chung quanh; nhưng trên thực tế, nó bao gồm đến 4 châu lục(một phần châu Phi, châu Đại Dương, phần lớn châu Mỹ và châu Nam cực) và cũng đến 4 đại dương(phía nam Đại Tây dương, Ấn Độ dương, Thái Bình dương và Nam đại dương).

Khí hậu ở Nam bán cầu có xu hướng ôn hòa hơn Bắc bán cầu, dân số ít hơn và nghèo hơn. Ở đất nước đầu lộn ngược này (vì Úc ở Nam bán cầu)có thời tiết ngược lại với các nước chân đạp đất(các nước Bắc bán cầu).

Trái lại, Đông và Tây bán cầu được phân chia theo đường kinh tuyến gốc(Greenwich-London) cho nên nó chỉ mang tính tương đối và hàm ý địa chính trị hơn là địa lý thuần túy.

Uc07.jpg picture by nguyenlephuocan

iới thiệu một chút về Đoàn,

Đòan chúng tôi gồm 21 người, do Anh Nguyễn Văn Thanh, Cục phó cục Đường bộ dẫn đầu, về cán bộ Cục có Anh Đỗ Xuân Hoa-Trưởng phòng vận tải; Phía thành phố Hồ Chí Minh gồm có 3 người: Anh Dương Hồng Thanh-pgđ Sở GTVT, Anh Phạm Đình Thi-tgđ Công ty Xe khách Sài Gòn, và Tôi Lê Trung Tính-Trưởng phòng QLVT&CN;Các tỉnh phía Nam có Anh Nguyễn Văn Chánh-gđ Sở GTVT Kiên Giang, vàAnh Lê Xuân Biểu- gđ Sở GTVT Darlak, Hồ Hải-CN HTX Thành Công-Darlak, Lữ Minh Thanh-CN HTX Eaka-Darlak, Phạm Văn Mạnh-CN HTX Kumin-Darlak; Anh Hùynh Văn Châu-pgđ Bà RịaVũng Tàu, Anh Lê Quốc Huy-gđ bến xe Vũng Tàu; ở các tỉnh thành phố phía Bắc có các Anh Bùi Trọng Đỉnh-Vụ kinh tế TWĐ, là chính uỷ của Đoàn, Nguyễn Ngọc Dũng-CVC Vụ vận tải Bộ GTVT, Vương Minh Hoàn-Phó phòng KHĐT, Nguyễn Tuyển-CV phòng QLVT Sở GTVT Hà Nội, Dương Thế Bình-Phó phòng Qui hoạch-TT ĐH Hà Nội, Nguyễn Anh Tuấn-gđ Công ty Hoàng Hà, Anh Tô Hoàng Thảo-giám đốc Sở GTVT Thái Bình, Nguyễn Hữu Hoan-pgđ Công ty TNHH Hoàng Hà, …và có bông hoa duy nhất của Đòan là cô Hồ Thanh Hương, người đẹp của Mercedes Việt Nam kiêm nhiệm vai trò thông dịch viên cho cả Đoàn.

G

Uc08.jpg picture by nguyenlephuocan

Hướng dẫn viên du lịch của Đoàn chúng tôi ở Sydney là Anh ba Hùng, người gốc Hoa ở tuổi U60, mà gs Thanh đặt cho biệt danh là Anh“Hai hòn-Bỡi vì Anh là chuyên gia marketing loại thuốc kangaroo bổ thận hoàn”, còn hướng dẫn viên ở Melbourne là bạn Quân-một bạn trẻ gốc Trà Vinh, kiến thức tốt hơn và cũng không mấy nặng về vấn đề quảng cáo hàng hoá!

hững nơi đã qua và dấu ấn để lại,

N

Uc09.jpg picture by nguyenlephuocan

● Sân bay quốc tế Sydney,

Điểm đầu tiên mà chúng tôi đến là sân bay Sydney, đây là sân bay chính của Sydney và là cơ sở hậu cần chính của hãng hàng không Qantas. Nó hoạt động liên tục 24/24 giờ, hiện nay đạt công suất 26 triệu HK/năm và có khả năng đáp ứng được lưu lượng 68 triệu HK/năm vào năm 2020.

Năm 1920 với tên gọi là Sydney Airport nhưng vào năm 1953 đã đổi tên thành Charge Kingsford Smith để vinh danh một phi công tiên phong của Úc.

Sydney là thành phố lớn nhất và lâu đời nhất nước Úc, đây cũng là thủ phủ của bang New South Wales nằm ở miền Đông của Úc thành phố được thiết lập vào năm 1788 bỡi Arthur Philip người dẫn đầu đoàn tàu thứ nhất(The First Fleet)đến từ Anh.

Thành phố này được xây chung quanh cảng Jackson, với cảnh đẹp nổi tiếng, nên được gọi là thành phố Cảng; đây cũng là trung tâm tài chính của Úc, dân số 4,2 triệu người(2003).

Sydney có diện tích 1.687km2 (nhỏ hơn HCMC một chút), nhưng cần chú ý là ở bang NSW to lớn, Sydney chỉ chiếm một vị trí khá khiêm nhường và nằm dọc theo bờ biển phía Đông với 3 phần rõ rệt:ở phía Bắc là NewCattle-ở giữa là Sydney-ở phía Nam là Illawara, cả ba phần này cộng lại là Greater Metropolitan Area of Sydney, rộng 12.145km2 (rộng gấp 6 lần HCMC), giống như vùng London mở rộng ở Anh, hoặc vùng Rhone Alpes ở Lyon-Pháp quốc…

Sydney có khí hậu đại dương, với mùa Hè ấm áp, mùa Đông mát mẻ, với lượng mưa trải đều trong năm. Nhiệt độ trung bình từ 18,6 -250 thời tiết nóng nhất 25,80 thường rơi vào tháng 1(Vào năm 1939 đã từng ghi nhận nhiệt độ lên đến 45,30); nhiệt độ thấp nhất 80, thường rơi vào tháng 7 hàng năm(đã có năm ghi nhận nhiệt độ thấp nhất là 2,10).

Sydney có 24 bãi biển và 240 ngày trong năm trời xanh trong và nắng rực rỡ!

Nhà hát con sò, cầu cảng Sydney là biểu tượng của thành phố.Muốn biết Sydney về đêm chúng ta hãy ghé cảng Darling.Một tour Sydney bao giờ cũng thường là :

“Nhà hát con sò-cầu cảng Sydney-phố cổ The rock-sở thú Taronga”; còn dưới nước thì chọn: “Bến cảng Dysney-cảng Darling-thuỷ cung Sydney-bảo tàng biển quốc gia”.

●Khách sạn Úc,

Nhìn chung, lần đầu tiên đến Úc chúng tôi thấy khá thất vọng với hệ thống khách sạn ở đây! Nói chung, nếu có một so sánh nhỏ, không thể sánh với các khách sạn Đông Nam Á như Thái Lan-Sing-Mã…

Uc10.jpg picture by nguyenlephuocan

Ở Sydney, chúng tôi ở ks Metro Sydney Central,Pitt Street, phòng khá nhỏ(chỉ lớn hơn ở Nhật một chút); ở Melbourne chúng tôi ở khách sạn Mercure Welcome trên đường Swanton, là con đường chính ở Melbourne, nhưng phòng cũng nhỏ như Sydney chỉ có đêm cuối khi đưa ra vùng ngoại ô, chúng tôi ở khách sạn mới Mirvac Hotels &Resort thuộc Sebel Tower, có phòng rộng lớn theo tiêu chuẩn, nhưng về các vật dụng phụ trợ bên trong thì vẫn trống vắng:0 dép-0 bàn chải- 0 lược…

Uc11.jpg picture by nguyenlephuocan

Có điều thú vị là khách sạn này ở ngay khu đua ngựa nổi tiếng của Úc mà theo giới thiệu của bạn Quân, chỉ còn chừng vài ngày nữa khi bước vào đầu tháng 11 hàng năm, là vào mùa lễ hội Spiring Racing carnaval, là ngày Melbourne Cup với chiếc cúp và giải thưởng lên đến 1 triệu AUD và vào những ngày này, cả cư dân của bang Victoria được nghỉ lễ để coi và đánh cá ngựa!Chỉ tiếc là chúng tôi rời Úc trước mấy ngày!

Một số trở ngại nữa là đi thang máy ở khách sạn phần lớn là khá cũ kĩ, lại phải kèm động tác insert thẻ phòng mới nhận diện; đặc biệt là đến giờ ăn sáng, theo qui định là 6g30, thế là đến trước giờ này, dù trước chỉ vài phút, bấm thang máy xuống tầng ăn sáng không thể nào thực hiện được, đúng là “hiện đại” quá thật là “hại điện”!

● Cầu cảng Sydney,

Cầu cảng này được xây dựng và khánh thành từ năm 1932 và từ đó đến nay, nó đã trở thành một trong những biểu tượng không chỉ của Sydney mà còn là biểu tượng của cả đất nước Kangaroo, bỡi vẻ đẹp và kiến trúc của nó.

Uc12.jpg picture by nguyenlephuocan

Đây là cây cầu cảng được xây dựng theo hình vòng cung dài 509m(dài thứ hai trên thế giới) và rộng 46m(rộng nhất thế giới), chỉ riêng mái vòm nặng đến 39 tấn, cao 134m; tuy đỉnh cầu cảng không cao lắm, nhưng với gió lộng(muốn hất ta ra khỏi cầu) và thang dốc cho nên đây là nơi rất thú vị cho những ai thích cảm giác mạnh khi chinh phục! mà nhìn qua thông tin quảng cáo chúng ta sẽ thấy dân Úc biết cách khai thác kiếm tiền khách du lịch hay biết chừng nào:

“Cái giá leo cầu mất 105AUD/lần(vào ngày thường) và 155AUD/lần(vào ngày thứ bảy hoặc chúa nhật)cái giá mà ngay cả Việt kiều ở đây, chứ đừng nói đến chúng tôi, than quá đắt và tự nhủ: “Đứng ở mặt đất, bỏ tay vào túi quần,vừa ngắm nhìn cầu-vừa sờ thấy 150 AUD, sẽ thú vị hơn nhiều!”

Và người ta đã ước tính một tháng họ thu khoảng 1.350.000 USD!

Uc13.jpg picture by nguyenlephuocan

● Darling Harbour,

Đây là một trong những bến cảng lớn nhất thế giới, chỉ không hiểu vì sao nó có cái tên khá thú vị là “Darling harbour-Vịnh/Cảng Tình nhân”?chẳng khác gì dòng sông Aí Hà-Lovers river, ở thành phố Cao Hùng-Đài Nam? Phải chăng đây là điểm hò hẹn lý tưởng của những đôi tình nhân có mối duyên tình trắc trở đến nỗi phải dùng dòng nước kia giải thóat cho mình?!

Chúng tôi có dịp ăn cơm trưa trên du thuyền ở đây nên có dịp ngắm nhìn toàn cảnh khu vực này rất tuyệt! chỉ tiếc là vào một buổi trưa có mưa nên tầm nhìn bị hạn chế!

● Thủy cung,

Uc14.jpg picture by nguyenlephuocan

Đây là một trong những thủy cung lớn nhất thế giới, với hơn 5.0000 sinh vật biển, trong đó có những loài quí hiếm có tên trong sách đỏ như Dugong(Còn có các tên gọi khác như Bò biển-Mỹ nhân ngư--….Thuỷ cung Singapore cũng có và ở Việt Nam ta vùng biển Phú Quốc có khá nhiều loài động vật qúi hiếm này); đặc biệt là chúng ta đã có dịp đi qua 145m đường ống ngầm dươi biển, dẫn qua những vùng biển kỳ thú.

Riêng Đoàn chúng tôi nhờ có bạn Bình-Trung tâm điều hành Hà Nội, là một tay săn ảnh nghiệp dư khá, nên đã có những thước phim “lia máy”, cũng như những bức hình chụp cận cảnh khá thú vị!

● Nhà thờ saint Mary,

Uc15.jpg picture by nguyenlephuocan

Úc không có tôn giáo chính thức nào, mặc dầu trong đó có 26% là công giáo La Mã, trẻ bị học bắt buộc từ 6-15 tuổi và ở những thành phố mà chúng tôi đi qua có rất nhiều nhà thờ được xây dựng từ hàng trăm trước và đặc biệt là nhà thờ nào cũng rất đẹp!

● Biển Bondi,

Uc16.jpg picture by nguyenlephuocan

Đây là một trong số những bãi biển đẹp nhất nước Úc, được tạp chíForbes.com đã liệt vào danh sách các bãi biển được các du khách ưa thích nhất vào mùa hè trên thế giới.

Nó nổi tiếng với bờ biển vàng(golden coast) và nhờ vào vòng cung cát trắng vô tận, cùng với hàng loạt các bar và nhà hàng dọc theo biển, giúp du khách relax sau khi tắm-lặn.

Ở bờ biển này,cát nhuyễn,tắm nước ngọt-bãi đậu xe khang trang nhưng không phải trả tiền!

Từ biển Pondi, nếu đi thẳng ra khơi là chúng ta đi đến Tân Tây Lan, một đất nước láng giềng của Úc.

●Nhà hát con sò(Opera House),

Uc17.jpg picture by nguyenlephuocan

Đây là một công trình kiến trúc mang biểu trưng của Úc, được xây dựng trong một thời gian khá dài: 18 năm, lại do do kiến trúc sư Đan Mạch Jorn Utzon đảm nhiệm thiết kế và người cắt băng khánh thành vào năm 1963(giai đọan 1-sau 5 năm) là nữ hoàng Anh Elizabeth.

Tuy nhiên, kiến trúc này cũng phải điều chỉnh một số hạng mục vì mái vòm hình parabol vượt khỏi các qui luật vật lý! hoặc điều chỉnh lại gạch lát để có thể làm ngay dưới đất rồi đưa lên lắp ghép thay vì phải lát từng viên gạch ở trên cao!

Tổng kinh phí nhiều gần 15 lần so với dự kiến ban đầu (từ 7 triệu đến 102 triệu đô Úc), với một qui mô rất lớn: bên trong có đến hơn một 1.000 phòng lớn nhỏ khác nhau, có phòng hòa nhạc 2.679 chỗ ngồi, nhà hát opera 1.547 chỗ, sân khấu kịch 5.444 chỗ...

Worley Parsons,

Uc18.jpg picture by nguyenlephuocan

Worley Parsons một công ty tư vấn cỡ toàn cầu về các lĩnh vực nguồn lực và năng lượng.Văn phòng của họ ở North Sydney, nơi được mệnh danh toàn là những đại gia vì những tập đoàn lớn nhất ở Úc đều có văn phòng tại nơi này.

Để đến ở phía Bắc Sydney, chúng ta phải đi qua cây cầu sắt Sydney, một cây cầu được xây từ năm 1932, đến nay đã 77 năm nhưng người Úc đã tự hào là, ngay từ những ngày đó, họ đã thiết kế tĩnh không cầu cao đến mức những chiến hạm lớn nhất của Hoa Kỳ ngày nay, vẫn có thể thông qua cầu này!

Cầu có 12 làn xe, bao gồm 8 làn ôtô -2 làn dành cho xe lửa và 2 làn dành cho đi bộ và xe đạp.

Là một công ty đã thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1990 và tham gia một số dự án quan trọng như Bạch Hổ-Đại Hùng-Rạng Đông, có văn phòng đại diện tại HCMC với khoảng 200 nhân viên biết tiếng Việt(còn ngay ở đây chúng tôi gặp Doctor Toàn)nên họ đã chuẩn bị một chương trình giới thiệu khá hoành tráng, với những diễn gỉa là gs Đại học hoặc nhân vật CEO của họ và phần power point được dịch sang tiếng Việt!

Thế nhưng đáng tiếc là, theo chương trình phía Việt Nam chỉ dự kiến dành có 60’, nên thời gian dành cho các báo cáo phải rút ngắn khá nhiều, mất đi một phần ý nghĩa quan trọng của buổi làm việc!

Có điều khá ngạc nghiên là lần đầu tiên chúng tôi gặp một sự cẩn trọng quá mức do yều cầu an ninh của building(chắc là do hiệu ứng lây lan của sự kiện 11/9 ở Mỹ năm nào!)nên mở đầu cho buổi làm việc là phần trình bày 13 bước nhằm đảm bảo an toàn cho khách khi vào cao ốc này thông qua bản“Visitor safety leaflet” cùng với lời chúc: “Enjoy a safe visit to Worley Parsons”!

Melbourne,

Uc19.png picture by nguyenlephuocan
Uc20.png picture by nguyenlephuocan

Sau gần 1g20’ bay chúng tôi đáp xuống phi trường Melboune. Từ sân bay vào nội thị chúng tôi đi trên con đường rộng lớn tư 8-10 làn xe. Khi gần nhập nội chúng tôi được dàn chào bằng 18 cột đỏ để đón khách vào và 18 cột vàng để tiễn khách ra.

Phi trường cách thành phố chừng 25 km # với 25’xe ôtô! vách tường cách âm bằng vàng(tượng trưng) để ghi nhớ lại những ngày người ta đổ xô đến vùng đất này để tìm vàng như ở miển Viễn Tây Hoa Kỳ. Ngoài màu vàng biểu trưng này, họ dùng đủ loại vật liệu để làm tường cách âm nhằm phô trương Úc là một xứ sở giàu có, có đầy đủ các nguyên vật liệu !

Đây là thành phố thủ phủ và là thành phố lớn nhất bang Victoria-Úc và cũng là thành phố lớn thứ hai của Úc(chỉ đứng sau Sydney), với diện tích 7.694 km2 (gấp 3,5 lần thành phố HCM)nhưng dân số khỏang 4 triệu( chỉ hơn 1/2 dân số TP.HCM )nằm ở phía Đông-Nam Úc.

Tên thành phố này do Thủ tướng Anh Wiliam Lamb đặt, trên cơ sở ông lấy tên Tử tước Melbourne, Melbourne theo tiếng Anh cổ có nghĩa là:“Mill Stream”, đồng nghĩa với “nụ cười và niềm vui”, từng được xếp là“Thủ đô văn hoá”.Thành phố này đã được tạp chí The Economist bầu chọn là: “Thành phố dễ sống nhất trên thế giới-one of the world’s most liveable cities” chỉ sau Van Couver-Canada.

Melbourne được thành lập vào năm 1835 bỡi những người khai hoang, là thủ phủ đầu tiên của quận Port Philip-New South Wales.

Suốt những năm thập niên 1880, Melbourne đựơc biết đến với cái tên là“Marvelous Melbourne-Melbourne kỳ diệu” là thành phố lớn thứ hai của đế quốc Anh.

Vào ngày 1/1/1901 Melbourne đã trở thành thủ đô của liên bang Úc.

Theo số liệu điều tra mới nhất tháng 6/2009 Melbourne là thành phố đáng sống(dựa vào các tiêu chí y tế-ổn định-văn hóaa-môi trường-cơ sở hạ tầng-và giáo dục)đứng thứ 3 trên thế giới và thành phố này cũng đạt danh hiệu là“Thành phố cây xanh” với những công viên vườn cây rộng lớn và những con đường rợp bóng cây.Công viên chiếm khoảng 25% diện tích của khu trung tâm Melbourne.Cách Melbourne 1 giờ xe ô tô, là thung lũng Yarra, quê hương của thứ rượu nho thơm nồng.

Melbourne là một thành phố không ồn ào náo nhiệt như các thành phố khác; trái lại đó là một thành phố thanh bình, ở thành phố này có điểm đặc biệt, lắm khi một ngày có đủ 4 mùa, thỉnh thoảng thời tiết có thể thay đổi đột ngột từ 33-350 chỉ trong vòng 10’ thì giảm xuống còn 18-200.

Nói chung, khí hậu ở đây có thể nói là bất thường-ẩm ướt-gió nhiều-và cực nóng hoặc cực lạnh trong vòng một ngày!

Người dân Melbourne rất thân thiện, ở ngoài đường dù không quen biết họ cũng có thể chào hỏi khá thân thiện: “Good day Mate, How are you going?”

Ở trung tâm thành phố, chúng ta có thể đi City tours vơi loại xe điện gọi là City Circle Tram cứ 10’/chuyến và miễn phí 100%!đã được giới thiệu đầy hấp dẫn: “The city cicle tram provide a free and convenient way to get around cetral Melbourne”.

Ẩm thực Melbourne rất nổi tiếng, với café như một thứ văn hoá; các quán ăn cung cấp đầy đủ các món ngon vật lạ của các nơi trên thế giới như: khu St Kilda có các món ăn Do Thái, phố Lygon với món ăn Ý, phố Elginvới món ăn Tây Ban Nha, phố Richmond, khu Footcray với các món ăn thuần tuý Việt, còn khu phố Tàu dành cho người Trung Hoa như ở khắp các quốc gia khác trên thế giới!

Ở đây có rất nhiều điểm để tham quan như: Sở thú Melboune-Melbourne Aquarium-Bảo tàng viện Melbourne-Queen Victorial mareket-Cao ốc Euraka là toà nhà 92 tầng cao 300 m; lầu vọng cảnh ở tầng 88, với giá vé 16,50 AUD được xem là Observation deck cao nhất Úc và Nam cực!Chỉ tiếc là chúng tôi đã không có đủ thì giờ để rảo qua những nơi này!

● Đi xe lửa hơi nước Puffing Billy,

Uc21.jpg picture by nguyenlephuocan

Sau khi rời sân bay Melbourne, chúng tôi được đưa đi tham quan vùng Dadenong, nơi có đỉnh Blue Moutain(vì đỉnh núi màu xanh lơ). Đây là vùng cao, giống như Đà Lạt ở Việt Nam ta, với rừng bạch đàn ngút ngàn và toàn là những cây 100-150 tuổi, cao chừng 20-40m nên khi vỏ cây thay từng lớp, rũ xuống trông rất đẹp mắt!

Sau khi ăn trưa ở Cookcoo restaurant, chúng tôi được đưa đi tham quan điểm đầu tiên ở Melbourne là đi “xe lửa hơi nước” ở khu Puffing Billy.

The Puffing Billy Raiway là một trong tuyến đường sắt khổ nhỏ(762 mm), dài 15km, đã được xây dựng ở bang Victoria từ đầu những năm 1990s. Còn chúng tôi chỉ đi một đoạn 6km, khoảng ½ giờ. Phía bên tay phải là nhìn xuống thung lũng-rừng cây, phía bên tay trái là vách núi.

Điểm đặc sắc ở dịch vụ này là họ chọn đội ngũ phục vụ toàn là những tình nguyện viên như: enginemen(thợ máy) -maintenance(thợ bảo trì)-station operation(người điều hanh ga)-train running(lái tàu)-refreshment(người phục vụ)...với lời mời gọi rất trân trọng: “Become a volonteer/Join Puffing Billy”.

Uc22.jpg picture by nguyenlephuocan

Trên chiếc xe lửa đơn sơ với tiếng còi tàu ngân nga và làn khói bốc lên khi khởi hành, chúng tôi có dịp quay về những năm đầu của thế kỉ 20, mà ai trong chúng ta chắc cũng đã từng có lần đi thử hoặc nghe-thấy!đặc biệt là đối với những ai đã từng tiễn người yêu ở sân ga:

“Những chiếc khăn hồng thổn thức bay/Những bàn tay vẫy những bàn tay/Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt/Buồn ở đâu hơn ở chốn này!”Phải không các bạn!?

Uc23.jpg picture by nguyenlephuocan

Còn riêng Tôi, hạnh phúc bao nhiêu trên chuyến tàu xình xịch, bốc khói trắng trên trời cao này,tôi lại cảm thấy chạnh lòng khi Việt Nam ta đã không có chút tư duy “Duy vật sử quan!” để giữ lại đầu máy xe lửa và các toa xe lửa quí hiếm ở ga Đà Lạt(Ga được xây dựng từ năm 1938 là ga duy nhất ở Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử quốc gia với chiếc đầu máy chạy bằng hơi nứơc được chế tạo từ năm 1860), để kiếm tiền du khách, mà lại đem bán cho Thuỵ Sĩ một quốc gia ở tận trời Âu cách ta vạn dặm sang mua về để sử dụng!

● Công viên Fitzroy Garden,

Uc24.jpg picture by nguyenlephuocan

Buổi chiều chúng tôi có dịp đi thăm công viên Fitzroy garden.Đây là công viên khá nổi tiếng do có ngôi nhà của thuyền trưởng Cook.

Tuy theo tiếng Anh, biển ghi là là Cook’s cottage,có nghĩa là ngôi nhà tranh-nhà lá, nhưng trên thực tế qua tìm hiểu đây chính là ngôi nhà cổ xưa ở quận Yorshire-Anh quốc, của chính thuyển trưởng Cook, do chính phủ Úc mua lại và đem về Úc lắp ghép nhằm tưởng nhớ viên thuyền trưởng đã có công tìm ra mảnh đất này.

Ông vừa là một sĩ quan hải quân, vừa là một nhà thám hiểm người Anh, ông đã từng tổ chức ba cuộc hải hành thám hiểm vùng Thái Bình Dương và là ngươi đầu tiên đặt chân đến miền Đông nước Úc, nhưng trớ trêu thay “sinh nghề-tử nghiệp”, ông đã bị giết trong một lần xung đột với thổ dân ở quần đảo Hawaii-Mỹ!

Uc25.jpg picture by nguyenlephuocan

Ngôi nhà này ngày nay chính phủ Úc đặt trong khu vườn Fitzroy, rộng 26 ha, rợp cây xanh bóng mát của loài cây du(orme or Elms tree?) không cần nước nhiều, sớ đan, vỏ bên ngoài có thể cạo luộc ăn đỡ đói? và đủ loài hoa khoe hương sắc, trong đó lần đầu tiên chúng tôi có dịp ngắm nhìn loài hoa cây phong nở(Lá quốc kỳ Canada-ở hình bìa trang 1 tập du ký này)khá đẹp mắt! ngoài ra ở đây còn có cả hoa anh đàothu hải đường(mội loài hoa biểu tượng cho lòng trung thành, với lời nhắn đầy tình cảm: hãy bảo trọng (Anh/Em) nhé!) cây táo trăm tuổi nay không còn ra trái nữa hoặc cây xương rồng(dragon bone) mà trước đây mình nghĩ chỉ có ở phương Bắc(Di Hoà Viên-Trung Quốc)và muôn vàn cây nhiệt đới khác…

● Trung tâm điều khiển đường sắt Sydney,

Uc26.jpg picture by nguyenlephuocan

Chúng tôi được đưa đi tham quan Trung tâm điều khiển đường sắt, nó nằm cạnh khách sạn chúng tôi cư ngụ.Ở đây, chúng tôi ghi nhận một số điểm khá hay:

-Họ dựng tượng tôn vinh người có công xây dựng và khai thác đường sắt từ những ngày lập quốc Úc: “Jhon Witton(1819-1898) father of NWW- Railways, Engineer in chef 1857-1890” là nơi cả Đoàn chúng tôi chụp hình chung ở phần giới thiệu về Đoàn.

- Họ còn lưu giữ được cả nguyên chiếc xe cổ, mà trước đây họ dùng để chở tiền phát lương cho đội ngũ nhân viên đường sắt thời bấy giờ-Cash on Track.

● Trung tâm điều khiển giao thông Melbourne,

Uc27.jpg picture by nguyenlephuocan

Chúng tôi được đưa đi tham quan Trung tâm điều hành giao thông ở Melboune. Với 1.400 camera trên toàn bang, nói chung mọi diễn biến trên mọi ngõ ngách đường sá trên địa bàn quản lý, họ đều có thể nhận diện và đưa ra giải pháp điều phối giao thông tức thì, góp phần rất lớn trong việc đảm bảo sự lưu thông thông thoáng của toàn thành phố. Giờ cao điểm ở đây là 6-9 AM và 3-7 PM.

Song song với bộ phận quản lý của ngành GTVT, phía CSGT cũng có một hệ thống camera riêng, với số lượng camera ít hơn, để phục vụ cho những yêu cầu riêng của họ và khi có yêu cầu, họ có quyền yêu cầu phía GTVT cho phía CSGT truy cập nhưng ngược lại thí phía GTVT không có quyền.

Ở đây họ có những bộ phận như: Clearway Special Events-Transport operations Room-Bộ phận test đèn tín hiệu giao thông-và cũng có bộ phận cấp giấy phép đào đường…..Ở đây, chúng tôi gặp được một cô nhân viên người Việt tên Nhị-Trà Vinh, rất vui.

Uc28.jpg picture by nguyenlephuocan

Ở Rail Corp chúng tôi được tham quan RMC(Rail Management Center)chúng tôi lại gặp Vỹ, một thanh niên người Việt đang công tác tại đây.

Đài tưởng niệm Úc,

Uc29.jpg picture by nguyenlephuocan

Là nơi tham quan cuối cùng mà chúng tôi đến. Ý tưởng chung của Anh Em trong đoàn là muốn tranh thủ chút ít thời gian còn lại để thăm viếng những danh thắng nổi tiếng khác.

Còn đài tưởng niệm thì chắc ở nơi nào cũng thế thôi.

Nhưng ý kiến của trưởng đoàn Thanh là nhất thiết phải đi hết những nơi đã hoạch định trong chương trình, chắc là mang ý nghĩa ngoại giao?

Khi đến nơi, rảo bước qua một vòng thì thấy họ tổ chức cũng khá tươm tất. Trong một không gian rộng và thanh vắng, phù hợp cho sự an nghỉ vĩnh hằng, họ chia công trình ra từng khu vực như tưởng niệm cho những người đã hy sinh trong đệ nhất thế chiến:

“This monument was erected by a grateful people to the honoured memory of the men or women of Victoria who served the Empire in the great war of 1914-1918”hoặc ở ngay cổng vào, họ ghi tuyên dương những con chiến mã:

“Shine of Remembrance- A tribute to our war horses”; ở chỗ khác là ghi ơn những anh hùng đã bỏ mình trong đại chiến thế giới lần thứ hai, ở Việt Nam mà Anh Châu-pgđ Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng mấy anh này ngày xưa cũng gây cho cách mạng Việt Nam lắm vấn đề!…

m thực Úc,

Úc là thuộc địa của Anh nên ẩm thực Úc chắc chắn là có nguồn gốc Anh như ẩm thực Đài Loan thì chắc chắn là có nguồn gốc ẩm thực Tàu!

Uc30.jpg picture by nguyenlephuocan

Thế nhưng Úc cũng đã là quốc gia riêng biệt từ hàng 100 năm nay, nên ẩm thực Úc chắc chắn cũng có bản sắc riêng của nó, nếu chúng ta tinh ý một chút.

Ẩm thực Anh mang đến vùng đất này là các món bánh, các miếng thịt nướng lớn hoặc xắt nhỏ và các loại thịt đi kèm với một vài thứ rau mà người ta thường gọi là “thịt và ba thứ rau”.

Ẩm thực người Anh còn tồn tại ở những thức ăn làm sẵn(takeaway food)và các miếng cá và khoai tây chiên!

Gần đây vào những năm 1980 một phong trào ẩm thực Úc thuần túy đã xuất hiện.

Uc31.jpg picture by nguyenlephuocan

Ẩm thực Úc tại TP.HCM thường được giới thiệu với các món thịt bò-thịt cừu-các loại phó mát..hoặc cá hồi Tasmania, cá mặt trăng đánh bắt từ cảng Lincoln Nam, bò Blackmores từ Alexandra bang Victoria hoặc sò điệp bắc Queenland và rượu vang Úc!

Chính vì lẽ đó, nên trong những ngày ở Úc qua các buổi buffet sáng hoặc các buổi trưa làm việc thông tầm, Đoàn chúng tôi được chiêu đãi(theo lời dịch thuật của người đẹp Thu Hiền-Cục đường bộ) toàn là những món Úc kiểu Tây là thịt-bơ-sữa-bánh mì…rất ít rau, ăn rất ngán!

Uc32.jpg picture by nguyenlephuocan

Do đó, vào các buổi ăn tối hoặc ăn trưa theo chương trình Tour hoặc do chúng tôi tự trả tiền thì chúng tôi luôn chọn menu theo hương vị Việt hay Tàu hay Thái cho hợp khẩu vị.

Buổi ăn trưa ngày đầu tiên đến Sydney ở nhà hàng “Boat on the Yara”trên tàu du lịch Captain Cook Cruises. Món ăn buffet theo kiểu Úc không mấy ngon! chỉ có chút thú vị là ăn trưa khi tàu đang chạy trên vịnhDarling Habour nên có một chút thú vị!

Thế nhưng cũng rất tiếc là giống như hôm chúng tôi đi tàu trên vịnh Yokohama-Nhật, nhằm vào lúc trời mưa-sương mù, mất đi cảnh trời quang-mây tạnh để ngắm nhìn vẻ đẹp vốn có của trời-mây-nước mênh mông!

Còn bữa ăn Tây khác ở buổi trưa đầu tiên đến thành phố Melbourne là bữa ăn ở nhà Nhà hàng Cuckoo trên chân núi Blue Mountains.

Đây là một nhà hàng do người Đức phục vụ, đã được thành lập từ năm 1958. Tuy là bữa ăn buffet(được HDV Quân giới thiệu một từ khá lạ là ăn bao bụng)nhưng món ăn đa dạng và có cả văn nghệ giúp vui, rất sôi nổi, là một bữa ăn ngon!

Uc33.jpg picture by nguyenlephuocan

Một số bữa ăn khác cũng khá ngon là bữa ăn tối món Thái, ở trên tầng 3 của một thương xá ở Harbourside, cạnh Convention Center hoặc buổi ăn trưa ở sòng bạc to nhất Melbourne Casino Crown cạnh dòng sông Yarra.

Ở nhà hàng SaiGon Inn, là nhà hàng chuyên phục vụ món ăn Việt Nam do một người Việt làm chủ, ở đây có đầy đủ những món ăn Việt Nam nhưgỏi-cá chiên-thịt kho-canh chua…nên ngon hơn hẳn các bữa ăn khác, tuy không bằng ở quê nhà nhưng vẫn được đề nghị ăn đến hai buổi ở đây!

Còn bữa ăn cuối cùng, ở nhà hàng Shark Fin Inn, là một nhà hàng Hoa,ở cạnh nhà hàng Việt Nam hôm trước đã ăn ở trong một con đường nhỏ, nên nói chung cũng hợp khẩu vị chúng tôi.

Về thức uống, trừ các bữa ăn trưa thông tầm, các bữa khác đều có nhâm nhi và có lẽ bia Úc-rượu vang Úc là món hợp khẩu vị và ngon nhất! được giới thiệu: “Australia’s finest since 1919, Crown Large”. Giá một chai bia 375ml(chứ không giống 330ml như ở Việt Nam ta), giá 7-8AUD/chai; Rượu vang Úc khoảng 30 AUD/chai, mỗi bữa khoảng 10 chai!

Kiwi Úc,

Uc34.jpg picture by nguyenlephuocan

Từ trước nay, khi ăn quả kiwi chúng ta thường nghĩ đây là lọai quả có nguồn gốc từ Úc hoặc Tân Tây Lan gì đó.Thế nhưng có đến tận Úc châu này chúng tôi mới biết tường tận về lọai hoa quả này.

Thực chất đây là lọai trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, người ta phát hiện từ năm 1904, với tên gọi là “lý gai” họ “dương đào”.

Nhưng sau này, vào năm 1958, khi đem về gieo trồng ở Úc và Tân Tây Lan nó lại phát triển mạnh mẽ đến nỗi ngày nay hầu như ai cũng biết đây là lọai quả đặc trưng ở xứ này!

Quả kiwi ngày nay, người ta đã chứng minh rằng đó là một lòai thuốc quí, là một lọai quả giàu vitamin C(nhiều nhất trong trái kiwi vàng rồi mới tới Kiwi xanh)hơn cả chanh-cam và là nguồn dinh dưỡng rất cần cho những ai có bệnh tim mạch(gỉam tỉ lệ máu đông cục do chất collagen),tăng cường chức năng dạ dày(giúp làm giảm táo bón) theo một câu slogan:“Chỉ cần hai trái kiwi/ngày sẽ tránh được bệnh tim mạch” cũng như câu:“An apple a day, take doctor away”ở trời Tây vậy!

Bên cạnh đó, ngòai tái Kiwi chúng ta còn biết thêm có một lòai chim không bao giờ bay:“lòai chim Kiwi”, hiện là biểu tượng của nứơc New Zealand.

Uc35.jpg picture by nguyenlephuocan

Đó là một lọai chim nhỏ nhất, thuộc bộ “đà điểu”, chỉ to bằng con gà, nặng từ 2-3 kg, cổ ngắn, mỏ rất dài và mảnh, nhút nhát nhưng nóng tính, nơi sống duy nhất là đảo New Zealand?

Nó là lòai ăn đêm có mắt nhỏ, nó chia làm nhiều lọai như: kiwi đốm lớn-nhỏ, được đánh giá có mũi thính hơn mũi chó! thức ăn của nó là lòai giun đất.

Uc36.jpg picture by nguyenlephuocan

ột chút nghề nghiệp,

Đây là nội dung chính của Đoàn chúng tôi, của chuyến công tác này, là học tập kinh nghiệm về tổ chức-quản lý điều hành hệ thống VTHKCC ở đất nước Úc để hy vọng vận dụng vào điều kiện Việt Nam đang bí lối ra trong chiến lược phát triển GTCC trong điều kiện thiếu nguồn lực và nạn kẹt xe là nỗi lo canh cánh của người dân thành phố.

Thế nhưng, chúng tôi đặt vấn đề chỉ nói một chút về nghề nghiệp, bỡi vì đó là nhiệm vụ chính của Cục đường bộ; còn các Tỉnh-Thành phố chúng tôi chỉ tuỳ nghi cách tiếp cận của Đoàn mà vận dụng vào điều kiện thực tế ở địa phương mình.

M

Uc37.jpg picture by nguyenlephuocan

Đối với chúng tôi, điều đầu tiên đập vào mắt là ngay tại sân bay Sydney, nơi quầy lấy hành lý, chúng tôi đã thấy việc quản lý dịch vụ Taxi của họ rất bài bản, thông qua các thông báo hướng dẫn của họ:

“Do you want a taxi? Beware of drivers approaching you.

Licend taxis and drivers can be found at the taxi rank.

To report someone approaching you for a taxi; contact us……”

Té ra “taxi dù” là hiện tượng mọi lúc-mọi nơi, đâu phải chỉ có ở Việt Nam ta! và cách hay nhất để tránh hiện tượng này là cứ xử sự theo con đường chính thống là:“chọn loại thương hiệu” mà sử dụng! có đắt một chút nhưng an toàn!

Còn để ngăn chặn tệ trạng lái xe uống rượu có khả năng gây tai nạn giao thông họ đưa ra một khẩu hiệu khá quyết liệt và không khoan nhượng: “Drink driving it’s a crime”.

Cũng nhân nói về Taxi ở xứ người, chúng ta cần biết thêm một chút về Taxi Paris, là một nghề truyền thống và đầy khắc nghiệt, chứ không dễ dàng như ở Việt Nam ta!(nhưng vẫn bị kêu!).

Uc38.jpg picture by nguyenlephuocan

Hiện Paris có khoảng 18.000 xe Taxi, quota Taxi mua với giá 28.000 Euro/xe, còn thuê xe Taxi với gíá 3.500Euro/tháng(Doanh thu bình quân ngày khoảng 300-500 Euro).

Việc học nghiệp vụ Taxi khá gian nan: thời gian mất 4 tháng, học đủ kiểu: từ thuế má-tính toán sổ sách-học đường phố, ngỏ ngách nơi mình đăng ký hoạt động-nơi đỗ xe có thu phí-không thu phí, đậu nhầm vào khu vực người dành cho người tàn tật: phạt đến 138 Euro/giờ, với học phí rất cao: 12.500Euro/khóa; kiểm tra bài rất khắc nghiệt: tìm một vị trí ngẫu nhiên: bạn phải trả lời trong vòng 7’: về con đường ngắn nhất để đi đến đó!…

Thời gian được phép lái xe Taxi: max 10-12g, sau đó phải nghỉ 6g mới được lái xe tiếp tục; hành nghề Taxi bất hợp pháp-Taxi dù, bị phạt 15.000 Euro và có thể bị phạt 1 năm tù giam…

Điều kế tiếp là cách đăng ký-cấp phát biển số xe ô tô của đất nước Úc này. Đi cũng khá nhiều nước nhưng chưa thấy ở đất nước nào họ suy nghĩ một cách đầy thực tế như đất nước Úc: “Trong khung hướng dẫn của pháp luật, sự tuỳ chọn thuộc về người dân và đổi lại là người dân phải nộp một ngân khoản nhất định cho ngân sách nhà nước, tuỳ theo dịch vụ”.

Phải chăng đây là một trong những nguồn thu đầy sáng tạo khiến cho ngân sách của họ luôn dồi dào để nuôi dưỡng dân:

“Sinh một đứa con, người mẹ được nhà nước trợ cấp cho 7.000AUD; vềbaby bonus được hưởng 500AUD/năm và trong vòng 5 năm đầu; khoản trợ cấp sữa và nuôi dưỡng con được hưởng 350 AUD/2 tuần và được hưởng cho đến lúc bé trưởng thành(18 tuổi)!

Hoặc nếu thất nghiệp, người dân được trợ cấp 1.300AUD/tháng(Trong khi chúng tôi đi làm cật lực ở Việt Nam lương 300AUD/tháng đã là loại trung lưu)”.

Uc39.jpg picture by nguyenlephuocan

GTCC Sydney,

Từ những năm 1945-1960 xe buýt công được đưa vào thay cho tàu điện công trong vòng bán kính 12 km ở khu vực trung tâm.Còn xe buýt tư chỉ hoạt động ở những khu vực không có xe buýt công.

Có 3 doanh nghiệp chính hoạt động là: Sydney Buses-Newcastle Bus and ferry services-Western Sydney Buses, với hơn 2.000 buses, trong đó: 66% aircons- 58% low floor- 54% wheelchair accessible- 34% Euro3- 15 % Euro4 hoặc CNG- 5% hight capacity articulated buses.

Doanh thu 582,3 m AUD/năm, Chi phí 587,1 m AUD/năm(đã tính cả tiền trợ giá vào doanh thu, phần hụt nhà nước sẽ cấp bù vào năm tài chính sau). Hợp đồng nhượng quyền khai thác 7 năm.Tiền trợ giá một năm ở Sydney là 1 tỉ AUD cho xe buýt, 1,9 tỉ AUD cho xe lửa và 800 triệu AUD cho hệ thống phà, một con số VN ta khó mơ tới!

Toàn thành phố Sydney được chia thành 15 vùng hoạt động. Ở Sydney có 300 tuyến xe bus và 708 tuyến school bus routes(với 5.400 chuyến/tuần).Còn New Castle có 29 tuyến xe bus +149 tuyến xe bus HSSV(với 1.400chuyến/tuần).

Sản lượng xe buýt công hiện đạt 190-200 triệu lượt khách/năm(Mppa), sản lượng xe buýt tư ngày càng tăng và hiện đạt 120-150 Mppa.

Các “làn chuyên dụng” cho xe búyt và VTHKCC nói chung đã được đưa vào áp dụng từ 25 năm nay. Thay đổi lớn nhất hiện nay về cơ sở hạ tầng là là Làn chuyển đường(Transit lane)một cách vận dụng sáng tạo cho xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh 7 năm qua, nhưng đã bị phía CSGT cũng như báo chí một thời chỉ trích, khi cho rằng chúng tôi đã vận dụng sai luật đường bộ!

Ở đây có mô hình “Bus Tour”: Hop-on hop-off khá hay là dịch vụ trả trước và di chuyển nhanh, với 3 loại xe buýt và ba màu riêng biệt:

Red Sydney Explore(gồm 27 trạm dừ ở những nơi quan trọng như Taroga Zoo-Sydney Opera House- Sydney Wildlife World- Sydney Tower -với tần suất 20’/chuyến),

Blue Bondi Explorer(gồm 19 trạm dừng ở Sysney Cove-Oxford Street-The Gap Park-Hyde Park-Martin Place…-vơi tần suất 30’/chuyến), Và loại thứ 3 là Regular Sydney Buses.

Ngoài dịch vụ xe buýt, ở Sydney còn có đủ các loại hình phương tiện vận tải công cộng khác như: Train(City Rail cung cấp một dịch vụ trên toàn vùng Sysdney có thể đến các vùng xa như Blue Mountain, New Castle…)Monorail(chủ yếu là dịch vụ tàu điện trên cao, chỉ từ 3-5’có một chuyến và thời gian đi một vòng chừng 15’, rất tiện cho sự đi lại của cư dân chúng tôi đã làm một chuyến thử nghiệm trong lúc chờ cơm chiều ở Darling harbour))-Light rail-Taxis-đặc biệt là Water Taxis để phục vụ cho các cảng.

Đối với khách du lịch đi lại hàng ngày (Daytripper) họ cung cấp một dịch vụ vé SydneyPass rất thuận tiện, đi lại trên tất cả phương thức.Có điều khá thú vị là Việt Nam ta chưa thể phân chia tiền vé cho các phương thức khác nhau thì đây cũng là một vấn đề nan giải của họ.Ngoài những trường hợp thẻ điện tử tích hợp thống kê rõ ràng, những trường hợp còn lại việc phân chia cũng hoàn toàn mang tính tương đối, thông qua các số liệu thống kê và khảo sát từng thời kỳ nhất định!

Một số kinh nghiệm khác về xe buýt ở Sydney:

- Để khuyến khích người dân từ bỏ xe cá nhân, sử dụng xe buýt vì lợi ích cộng đồng, họ đưa ra khẩu hiệu đơn giản nhưng đầy khuyến dụ về trách nhiệm với cộng đồng: “1 bus=50 less cars”.

- Thẻ ưu tiên cấp cho đối tượng ưu tiên học sinh-sinh viên vẫn chặt chẽ: “bố mẹ phải ký-trường đóng dấu-Sở GTVT giữ một bản” ….chứ không phải dễ dàng như Việt Nam ta: chỉ yêu cầu xác nhận của nhà Trường là đã bị la toán lên là thủ tục nhiêu khê!

- Đội ngũ gián tiếp cho xe buýt: 1.5 lái xe /1xe, nhưng nếu cộng cả lực lượng gián tiếp, cũng chỉ đạt mức 1,8 ngừơi/xe. Một chỉ tiêu quản lý khá tiên tiến.

-Quảng cáo trên xe buýt, là chuyện đương nhiên và là một ngân khoản hỗ trợ cần thiết cho hoạt động xe buýt.Việc phân chia doanh thu giữa nhà nước và tư nhân khá rõ ràng và hợp lý, tuỳ theo phương tiện do chính phủ hay tư nhân đầu tư.Nếu xe do chính phủ đầu tư, nhà nước thu 90%; còn nếu xe do tư nhân đầu tư, họ chỉ phải nộp thuế phần còn lại Doanh nghiệp thu.

- Nhà chờ xe buýt, được thiết kế quay vào trong lề đường, giống như ở Nhật, để tránh tệ trạng các xe khác đụng vào méo mó vừa không đảm bảo an toàn giao thông.

- Về mô hình quản lý, họ cũng thực hiện tứng bước và điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ: Railcorp trước là một DN nhà nước, nay họ chuyển sang hình thức mới là do một đơn vị nhà nước quản lý(kiểu Trung tâm QLĐH VTHKCC ở ta).

- Mức trợ giá thường là 75% chi phí….

SydneyMetro,

Đây là một trong những bang lớn nhất nước Úc và được giới thiệu rất độc đáo:“There no place in the world like”.Tuy nhiên, cho đến nay họ cũng chưa có hệ thống Metro và bây giờ họ chỉ mới bắt đầu! đó là một điều khá ngạc nhiên!

Tuy nhiện, khi họ đã làm thì đâu vào đó và được giới thiệu: Metro là mộtphương thức vận chuyển mới cho Sydney, được dự kiến xây dựng làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1, chủ yếu phục vụ cho khu vực trung tâm CBD(Center Business District) gọi là “CBD Metro” hay còn gọi là City West line.Tuyến dài 7 km với 6 ga, tổng chi phí 4,8 tỉ AUD. Tuyến Metro số 1 này dài 7 km, có 6 ga, khi hoạt động sẽ cung cấp một tần suất 2-3’/chuyến trong giờ cao điểm, hoạt động 24/7, với công suất 1.000HK/train, 5cars/train, train fleet size: 13 trains.

- Còn giai đoạn 2, gọi là City East line dài 24km, tổng chi phí 7,5 tỉ AUD, với 11 ga mới 100% và 13 ga có sẵn, chỉ cải tạo lại.

Tuy họ cũng chỉ mới khởi đầu từ cuối năm 2009(nghĩa là sau HCMC đến 5 năm)nhưng theo kế hoạch, họ sẽ hoàn thành vào năm 2015(tức chỉ hơn 5 năm sau) và sẽ thực sự đưa vào vận hành vào 2016.Qua nghiên cứu chương trình của họ, chúng tôi tin chắc rằng họ sẽ hoàn thành trước Metro ở TP.HCM ta!

Kỳ vọng của chính quyền thành phố Sydney là: “Metro the future of Sydney’s-Metro Tương lai của Sydney hoặc “Metro a fresh start for Sydney-Metro một khởi đầu mới cho Sydney”.Chính vì thế mà họ đã chọn một giải pháp rất đúng: “Cung ứng một dịch vụ theo định hướng khách hàng-Delivering a customer-focussed service” ngay từ lúc đang trong giai đoạn thiết kế và xây dựng.

Tóm lại, có thể có một số nhận định chung như sau: Là một đất nước rộng mênh mông, thế nhưng việc đi lại giữa các vùng-miền ở Úc rất dễ dàng, các phương tiện giao thông công cộng hoạt động rất đúng giờ. Biểu đồ hoạt động của các phương tiện công cộng thường thay đổi vào các ngày cuối tuần và ngày lễ.Tại một số thị trấn nhỏ, có thể ngưng cung cấp dịch vụ này.

Bạn không phải trả giá khi đi taxi nhưng kẹt nổi taxi ở đây không tính tiền theo km lăn bánh như thông lệ mà tính tiền theo giờ! nên vào những lúc tan tầm hoặc kẹt xe, khách hàng cứ ngồi mà run lập cập, khi đồng hồ tính tiền nó nhảy! Có một số bạn trong Đoàn chúng tôi đã đi thử: lúc đi mất 15AUD nhưng lúc về đã đến 25AUD!Giá mở cữa Taxi là 3,6AUD.

Xe đạp rất phổ biến và thành phố có cả đường dành riêng cho xe đạp, chứ không phải “sợ quê” khi đi xe đạp như ở quê mình!

Hàng không có hai hãng quốc gia là QantasAnsett phổ biến nhất với người dân Úc, tại Úc bạn lái xe bên trái đường.Tốc độ trong thành phố bình quân 60km/giờ, tuy nhiên các nơi gần trường học hoặc cữa hàng, tốc độ cũng bị hạn chế còn 40km/giờ.Khi bạn lái xe, nồng độ rượu không được vượt quá 0,05%. Đường sắt rất thuận lợi, chỉ có điều là đi xe lửa thường chậm và đắt tiền hơn xe buýt.

Xe đò là cách di chuyển đường dài rẻ. Giá vé rẻ nhất của xe buýt là 1,5 AUD/lượt; xe lửa là 2,6 AUD; phà 4,3 AUD; monorail 4AUD nhưng hãy nhớ ở Sydney tiền cước không tính theo cây số lăn bánh mà tính theo giờ.

Ô tô là phương tiện di chuyển phổ thông của người dân Úc.

Ở đây hệ thống GTCC rất tốt, giá vé xe búyt thấp nhất là 2,4 AUD.

VTCC Melbourne,

Uc40.jpg picture by nguyenlephuocan

Đây là bang lớn thứ nhì của Úc nhưng là một trong những bang có nhiều tự hào trong việc đề chọn làm thủ đô của cả Úc cũng như đã từng mang danh là “Marvelous Melbourne” từ những ngày lập quốc và đã từng được chọn làm thủ đô, nên khẩu hiệu hành động của họ cũng rất hay, mà chúng tôi nhìn thấy ngay trên biển số xe từng chiếc Taxi lưu hành trong thành phố: “Victoria-The place to be”.

Dân số cả tiểu bang Victoria khoảng 5 triệu dân, nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố Melboune(đã 4 triệu người) phần còn lại rải rác ở ngoại ô, có thể nói là vùng sâu-vùng xa nhưng họ cũng có một cơ chế khá độc đáo là dù ở xa cách nào họ cũng cung cấp dịch vụ xe búyt miễn phí cho đối tượng học sinh-sinh viên đi học(1.585 xe-mỗi xe một tuyến, vận chuyển 3170 chuyến/ngày, đạt 28,8 triệu khách/năm).

Phương thức vận tải ở đây cũng rất đa dạng, có cả taxi, xe buýt(308 tuyến-tổng cự ly khai thác 250km-1.523 xe-16.500 chuyến/ngày-do 24 đơn vị kinh doanh-vận chuyển 91,3 triệu HK/năm- Đó là chưa kể 1585 tuyến xe buy school bus-3170 chuyến/ngày và vận chuyển 28,8 triệuHK/năm) và đặc biệt là hệ thống xe lửa điện(phần lớn)và xe lửa diesel(số ít)với(28 tuyến-250km-496 xe 5.000chuyến/ngày-158,3 triệuHK/năm).

Họ tự hào Melbourne là thành phố có mạng lưới xe điện trên mặt đất(có mạng lưới hướng tâm và phục vụ trong bán kinh 10km)hoàn chỉnh(Metropolitan Tram network) và rộng lớn nhất thế giới(The largest tram and light rail netwok in the world)!

Sở GTVT(Departement of Transport) Melboune chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động vận tải của thành phố; trong đó có cả vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics.

Về phương thức quản lý, họ họ cũng sử dụng công cụ franchise(nhượng quyền khai thác cho 100% công ty tư nhân là Connex-Pháp, Yara Tram-liên doanh Úc-Pháp là công ty chúng tôi thăm viếng chuyên cung cấp dịch vụ xe điện, Bus VicTrack là công ty nhà nước sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng cho cả đường sắt và xe điện, VS line là cơ quan có thẩm quyền nhà nước vận hành hệ thống tàu khách và xe khách liên tỉnh và VictoriaTaxi) theo thông lệ của thế giới và Sydney nhưng có khác Sydney một chút là: Xe lửa do nhà nước hoàn toàn quản lý(trước đây cũng đã có thời kỳ giao cho một công ty quốc doanh quản lý).

Cơ quan được thay mặt cho Nhà nước ký hợp đồng nhượng quyền trong thời hạn 7 năm(thường thời gian hai lần hợp đồng là hết một đời xe) là một công ty marketing hợp tác giữa chính phủ và tư nhân.

“The City Cicle Tram” là một mô hình xe buýt điện miễn phí, giúp cư dân thành phố và cả du lịch thưởng thức City bus tour thật tuyệt vời khó có nơi nào có được! và đã được họ tự hào là “a free and convenient way to get around central Melbourne”. Chỉ tiếc là chúng tôi chưa có thì giờ để thưởng tour vòng quanh thành phố này!

Uc41.jpg picture by nguyenlephuocan

Đến thành phố Melbourne chúng ta hãy sử dụng Metlink-Melboune’s public transport và dùng Metcart(một loại thẻ đi xe buýt-xe điện-xe lửa), vớiMetlink shop-nơi cung cấp đầy đủ các thông tin đi lại như biểu đồ tàu-xe,bản đồ tuyến-các brochure-và các loại vé

Uc42.jpg picture by nguyenlephuocan

c và những điều lạ thường,

Đây là một quốc gia chiếm cả một Châu lục, là một hải đảo lớn nhất thế giới. Từ Bắc xuống Nam dài đến 4.739km(hơn gần gấp 3 lần chiều dài Sai Gòn-Hà Nội).

- Người Úc da đen chẳng những không bị ngược đãi mà còn được biệt đãi!

- Đi khắp nước Úc không cần “thẻ căn cước” nên các HDV du lịch thường yêu cầu khách du kịch nên để passport ở nhà cho chắc ăn.

- Người dân có quyền đến cơ quan cảnh sát xem họ lập hồ sơ về mình như thế nào và nếu thấy sai ta cứ yêu cầu họ đính chính, nếu chúng ta tưng được bằng chứng.

- Những ai có qui chế thường trú đều được bảo hiểm về sức khoẻ, tiền mua thuốc thì chỉ trả một số tiền tối thiểu!

Ú

Uc43.jpg picture by nguyenlephuocan

- Mỗi năm tại vùng Darwin(vùng cực Bắc phía Tây), ngoài những ngày nghỉ lễ thông thường lại có thêm ngày nghỉ lễ hội chợ(Fair holiday) và ngày lễ nghỉ ăn uống ngoài trời(Picnic holiday).

- Thất nghiệp có thể lãnh tiền trợ cấp cho đến khi có việc!

- Mỗi năm người công nhân được nghỉ 4 tuần lễ nhưng được hưởng trọn lương. Riêng Darwin được nghỉ tới 6 tuần!

- Đến khi hưu trí tiền mà chúng ta đã đóng cho “quĩ hưu trí” được nhân gấp 3 lần và chính phủ cho lĩnh một lần; hết tiền tiêu thì lãnh trợ cấp 1.200 Úc kim/tháng.

- Chế độ nhà tù đối với những tội nhẹ, có thể đưa cả bồ vào cùng ngủ; nhà tù có cả cầu tiêu và chỗ rửa mặt riêng!

- Giáo dục thì ngân sách cho Bộ này cao nhất, sau đó là Bộ Y tế- Bộ Xã hội, rồi mới tới bộ Quốc phòng.

- Là công chức, nếu muốn học thêm nghề nghiệp mình được tiến bộ thì cơ quan bố trí thời gian cho đi học, tiền học mình phải tự bỏ ra trước, nếu thi đậu thì cơ quan phải trả tiền lại; nếu muốn mua náy vi tính riêng thì cứ mua nhưng vào cuối năm sẽ được trừ vào tiền phải nộp thuế.

- Xếp hàng mà phải đợi chờ quá 5’ ở ngân hàng ANZ, nhân viên ngân hàng phải trả cho khách 5 Úc kim!

Uc44.jpg picture by nguyenlephuocan

- Ở thành phố Perth, xe buýt miễn phí cho tất cả mọi người, kể cả du khách.Xe buýt chia làm 3 màu: màu đỏ là những xe phục vụ khách du lịch từ điểm này đến điểm khác; xe buýt màu trắng dành cho khách nội thành; loại thứ ba: chỉ chạy trong các công viên.

- Ở thủ đô Canberra có điều lạ là có phiên chợ phiên Old Bus Depot được tổ chức vào mỗi tối chủ nhật không hiểu vì lý do gì mà nó mang tên thuần túy Bus?

- Tiếng Anh ở Úc được nói theo phong cách Úc, giống như ở Singapore người ta gọi là “Singlish”.

Một vài thí dụ như: “Today” được đọc là “tu đai” chứ không phải là “tu đê”; “Thank” họ đọc là “tha”, chứ không cần đọc đủ “thank you”; Người ta “cám ơn” mình thì trả lời là “No Worries” hoặc “No problems”thay vì nghiêm chỉnh như người Anh là “D’ont mention it” hay người Mỹ“You are well come”; “Thật nhiều” thì không nói là “ a lot of” mà nói là: “a big mop”.

● Kangaroo-Chuột túi-Linh thử,

Uc45.jpg picture by nguyenlephuocan

Đây là nhóm các loài thú có túi thuộc họ chân to(chân sau khoẻ, bàn chân hẹp và dài), đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy.Nếu từ Kangaroo thường dùng để chỉ một số loài lớn nhất trong họ này như Kangaroo đỏ-xám…

Kangaroo được xem là biểu tượng của Úc nhưng ít ai biết rằng quê hương của Kangaroo lại xuất phát từ Trung Quốc, sau đó di chuyển qua Châu Mỹ-tới Úc châu, và Châu Nam cực! nó dùng 4 chân khi đi nhanh nó nhảy vọt.

Uc46.jpg picture by nguyenlephuocan

Sa mạc Úc rất nóng nhưng Kangaroo có thể sống được lâu dài trên đó, chúng liếm cặp chân trước, khi nước ngọt bay hơi nó sẽ làm mát máu bên dưới da rồi lan ra toàn cơ thể.

Kangaroo thuộc nhóm động vật mà con của chúng được sinh ra trước khi phát triển đầy đủ, sau đó được mang trong túi nên gọi là chuột túi.

Loài chuột này sinh sôi nẩy nở liên tục ăn hết các thảm cỏ vốn là môi trường sống của các lòai khác. Bên cạnh đó, theo điều tra của ngành CSGT Australia, chuột túi đúng là “sát nhân đường phố” nên hàng năm ở nông thôn họ giết hàng triệu con chuột túi và ngành y họ đang nghiên cứu thuốc tránh thai cho loài chuột này.

Thế nhưng rất tiếc là gần cả tuần ở Úc, chúng tôi chưa hề nhìn thấy chú chuột túi thực sự nào! Chỉ có nghe lời “thuốc” của anh “Hai Hòn-HDV ở Sydney” chúng tôi mua thuốc tăng lực Kangaroo khá đắt đỏ 180AUD/hộp 3 gói, mà ai cũng “tậu” vì nghe giới thiệu “tính viagra” của chuột túi!

Uc47.jpg picture by nguyenlephuocan

Ngoài Kangaroo(Theo tiếng thổ dân có nghĩa là “Tôi không biết”, câu trả lời của thổ dân khi những người phương Tây lần đầu đến đây hỏi về con vật này), còn có gấu Koala(hình như là loại cù lần ở Việt Nam ta? Và cũng theo theo tiếng thổ dân, có nghĩa là “Không uống nước” bỡi vì nó ngủ đến 20 g/ngày)! cùng với cây khuynh diệp, đã trở thành biểu tượng của nước Úc. Còn dòng sông Yarra, theo tiếng thổ dân Úc là “Trôi nổi nhiều cá”, vì ở đây ngày trước là con sông đầy ắp cá!

huyện vui hành trình,

Qua những ngày cùng nhau công tác và giao lưu, chúng tôi đã phát hiện những nét độc đáo khá thú vị của những thành viên trong Đoàn:

-Mr Huy, là một nhân vật “đinh” của Đoàn, mỗi khi Anh có mặt thì hình như Đoàn đã đủ! hoặc Anh là cá nhân có sự “trang bị tận răng” những công cụ IT hiện đại khi ra nước ngoài, cùng một lúc sử dụng 3 máy điện thoại di động với 5 số khác nhau! và 2 máy quay film lớn nhỏ khác nhau!cũng chính vì cái lỉnh kỉnh này mà ở lượt về,bạn ấy bị hải quan bạn giữ lại soi cho kỹ! cả Đòan phải chờ.

-Mr Tuấn, một doanh nhân trẻ với những nét táo bạo trong cách nhận thức, đánh gía vấn đề: vừa thực tế, vừa hài hước! luôn là niềm vui cho cả Đoàn!

-Anh Biểu, gđ Sở GTVT Lâm Đồng, tuy tửu lượng không cao, nhưng cũng tham gia hào hứng và rất “khéo tay hay làm” để phục vụ cho Anh Em thưởng thức; cũng như có thú vui săn tìm những bức hình “khoảnh khắc”, nhưng chỉ tiếc là Anh vẫn chưa cung cấp cho tôi được bức hình ăn ý nhất theo đơn đặt hàng!?

-Mr Hoa, ai bảo dân vận tải thiếu hào hoa? Chỉ một chút rượu vào là lời đã ra! Và tuy chưa đúng “gout spirit” như thường lệ, nhưng bài “Rượu ca-Phụ lục đính kèm” theo quan họ Bắc Ninh cũng đã được ngân nga trong sự cổ vũ đầy hào hứng của Anh Em trên xe!chút nữa là mang vạ vào thân, vì ở nước ngoài khi xe đang chạy mà đứng lên ca hát là bị phạt khá nặng!

- Anh Đỉnh, tuy là một cán bộ VPTW, nhưng vẫn có những câu chuyện vui xen vào đầy thú vị: “như câu chuyện giữa nam và nữ ai lịch sự hơn ai? Thì thần đất-thổ địa công nhận rằng: “Nam giới lịch sự hơn vì biết gật đầu sau khi hành sự, nói chung là biết phép tắc với thần”; còn nữ nhi thì thô bạo vì chẵng những không biết cúi chào mà còn “xối xả vào mặt”…

- “Vợ già-nhà chật” nên chẳng biết mua gì là “triết lý mua sắm” của gs Thi khi lý giải không mua nhiều hàng hóa như các Anh Em khác(Hội chứng shopping) sau khi tìm mãi mấy món hàng hiệu như chiếc kính “D&J” cho mình và lọ nước hoa “Jean Paul” cho phu nhân không có!

-“Cặp nhiệt độ” trong thời H1N1 khi đi ra nước ngoài là giải pháp mà nhiều vị thích kiểm tra năng lực.Thế nhưng những ai đã thực hiện lại tiếc nuối rằng: “Ta về ta tắm ao ta” bao giờ cũng tuyệt phích như quan điểm của bạn Tuấn, bạn Hồ Hai và thế là Tôi phải bật mí thêm câu chuyện“chiếc lông gà” của các chàng Mã Giám Sinh: “Mao kê tỉ nhĩ, nhĩ khoái kê hà khoái” để ứng đáp với “con cá trong bồn”của các nàng Kiều cao tay ấn: “Ngư tại bồn trung, ngư khoái bồn hà khoái”, điều mà bạn Tuấn cho rằng nó chí lý làm sao!và thế mới biết các Cụ ngày xưa đâu có kém cạnh gì chúng ta thời hiện đại!

- “Movie in house” chắc có lẽ là bài học đắt giá cho những Anh Em khoái tò mò khi ra nước ngoài!và đoàn chúng tôi cũng có vài bạn phải móc túi chi!

ột chút nuối tiếc,

-Là đã đến Úc nhưng không đủ thì giờ để viếng thăm thủ đô Canberra của Úc. Lãnh thổ thủ đô Úc nằm ở trong đất liền cách bờ biển phía Đông khỏang 150 km bao bọc chung quanh là bang New South Wales và là thành phố duy nhất của Úc mà không nằm trên bờ biển.

C

M

Uc49.jpg picture by nguyenlephuocan

Diện tích thủ đô Canberra hơn 4.000km2 (tức rộng gấp 2 lần TP. HCM) nhưng chỉ có 312.000 dân(chưa bằng 4% dân số TP.HCM!). Sydney-Canberra: 300km, Canberra-Melboune: 900km.

- Thời điểm chúng tôi đến Úc cuối tháng 10 là mùa Xuân và thường có hội hoa Xuân Floriade. Hội hoa xuân này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, nhân kỉ niệm 75 năm thành lập thủ đô Canberra và sau đó được tổ chức hàng năm.

Nghe đâu năm nay là cuộc gặp thượng đỉnh thế giới của hoa Tulip(World Tulip Summit)tổ chức vào khoảng thời gian từ 13/9-12/10.

Uc50.jpg picture by nguyenlephuocan

- Riêng tôi, còn một điều đáng tiếc nữa là, đã không bố trí được thời gian để thăm má Phúc-Má của đứa Em cột chèo,đang định cư ở Melbourne!

Uc51.jpg picture by nguyenlephuocan

ết thúc cuộc hành trình,

Ngày vui qua mau, 7 ngày như bóng câu qua cửa sổ, sáng thứ 7 ngày 31/10/2009, chúng tôi phải khăn gói trở về cố quận!

Chỉ tiếc là lẽ ra chúng tôi cũng có chút thì giờ thong dong nhưng do “lệnh triệu hồi” của HDV Quân ra ga quá sớm(đến sân bay trước 4 giờ) nên anh Em phải vội vàng đến vất vả, điều mà Anh 7 Chánh luôn phàn nàn với chương trình, không biết có đến tai người đẹp Bích Ngọc-Red Tour!

Đến sân bay cũng thế, đến khá sớm nhưng bảng tin của phi trường này cũng lạ.Người ta sắp hàng dài dằn dặt trong khi bảng điện chưa thông báo nên chúng tôi cứ nhởn nhơ trò chuyện! khi biết thì ôi thôi mọi chuyện phải quay lại từ đầu!

Với việc xếp hàng “rồng-rắn” này nên một số nhân vật VIP trong đoàn(có thẻ bông sen vàng-bạc) đã tách ra check- in quầy ưu tiên, để tránh cảnh chờ đợi. Nhưng khổ nỗi Tên họ chữ Việt không có dấu đã làm cho mấy cô Tây rối loạn khi kiểm tra nên cuối cùng là thời gian nhanh hơn chẳng bao nhiêu!

Vượt hàng rào check-in và gửi hành lý, tiếp tục vào bên trong, chúng tôi lại tiếp tục gặp cảnh xếp hàng ở hải quan Úc thấy phát chán, vì chỉ đi qua một cửa duy nhất!

Nói chung, việc này trước khi đi Úc, chúng tôi cũng đã biết khi tìm hiểu và nghe những Anh em đã từng đi Úc nói.Thế nhưng, khi đã trải qua khâu làm lý lịch để xin visa, và bây giờ mục kích sở thị mới càng thấy thấm thía khi họ đòi hỏi đủ cả: kiểu “thiên-trời, địa-đất” không biết để làm gì ở cái thời đại văn minh hiện này? và cũng cho thấy rằng“câu chuyện đối thoại với đầu gối” đâu chỉ có ở ta mà có cả ở trồi Tây đấy chứ!

K

Uc52.jpg picture by nguyenlephuocan

Rời xa Úc quốc dĩ nhiên chúng ta học được khá nhiều điều hay ho như:

-Trước đây, khi mới lần đầu sang Singapore, chúng tôi nghĩ chả có đất nước nào trên thế giới lại có hệ “phúc lợi” cho dân như Sing. Nay,sang Úc mới thấy họ lo cho dân họ chẳng khác gì mà còn hơn cả Sing, nếu không muốn nói đó là “phúc lợi xã hội chủ nghĩa” mà chúng ta mưu tìm?!

- Về VTHKCC, với nguồn tài chính dồi dào, chính quyền các thành phố gần như “bao cấp” mọi chi phí về việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm phương tiện và trang thiết bị; chỉ có phần điều hành, khai thác là họ sử dụng mô hình “franchise-nhượng quyền khai thác”nên mọi chuyện khá dễ dàng….

Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác,trong cái hào quang tiên tiến của họ, chúng tôi nghĩ cũng lắm điều chúng ta không nên học tập họ làm gì!

Thí dụ, câu chuyện phòng the kín đáo, ta đâu có cần“Making love-Do it longer-Contact us:…theo kiểu tự do đến thế!

Hoặc kiểu cẩn trọng trong các cao ốc: vào WC không thẻ quẹt là không thể ra!

Hoặc cảnh hải quan sắp hàng dằn dặt! Cách khai lý lịch để xin nhập cảnh.

Hoặc xe đẩy tay ở sân bay cũng thu 4AUD!

Hoặc một chính sách xã hội “lo tới tận răng” hình như chỉ khuyến khích cho người ta làm biếng?...

Thế chả lẽ đến Úc chuyến này không hữu ích, đúng như một số Anh Em trong Đoàn đã đánh giá:“Về VTHKCC ta sẽ không học được gì! Cỡ ta, chỉ nên học tập mô hình Singapore hoặc Hàn Quốc là phù hợp”?

Theo tôi, thực ra điều này chỉ đúng một phần, vì điều kiện của chúng ta hiện nay tương hợp với tình hình tổ chức VTHKCC ở Sing và Seoul hơn là ở Úc. Thế nhưng chúng tôi nghĩ chúng ta không có thừa khi đi học tập về VTHKCC ở Úc bỡi lẽ:

-Mặc dầu họ có khá nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức VTCC nhưng họ vẫn có những khó khăn như chúng ta đang vấp phải như việc giải quyết vấn đề phân chia doanh thu chung giữa các phương thức VTHKC hoặc việc bố trí trạm dừng cho hệ xe điện khi thiết kế đường ray ỡ giữa đường.

-Hoặc trong quản lý họ cũng phải từng bước sử dụng các phương thức khác nhau từ XNQD sang đơn vị sự nghiệp, tuỳ theo hoàn cảnh.

Uc53.jpg picture by nguyenlephuocan

- Làn ưu tiên cho xe buýt (Bus lane-priority lane-exclusive lane)là một phương thức hấp dẫn khách sử dụng phương tiện công cộng thế nhưng ở Việt Nam ta khi đặt vấn đề này thường bị phản ứng là vi phạm luật hoặc không thể giải quyết trong điều kiện thành phố(sic)?!trong khi họ chỉ dùng mấy từ khá đơn giản: “only bus” hoặc “Excepted bus”…là mọi quyền ưu tiên cho xe buýt được giải quyết! phải chăng ý thức chấp hành luật lệ giao thông của họ cách xa ta một trời một vực!

- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xe buýt tăng tốc độ vận doanh hấp dẫn khách sử dụng phương tiện công cộng, cách đây 5-6 năm, khi thành phố vận dụng cho xe buýt chạy vào làn xe 2-3 bánh khi làn ô tô bị kẹt xe thực chất chỉ là mô hình “Transit lane” ở Úc dành cho xe buýt. Thế nhưng lúc bấy giờ báo chí và một số ngành phản ứng quyết liệt!

Phải chăng tất cả những điều đơn giản này, ở đất nước Việt Nam ta cứ bị lên án, bỡi vì cái tư duy hạn hẹp như vua Tự Đức đã từng khuyên chúng ta: “Bất xuất môn tiền ngoại/An tri thiên địa khoan-Suốt năm quanh quẩn ở nhà/ làm sao biết được đất trời mênh mông”!

Ngoài ra, khi nhìn thành phố đô thị của họ, ở đâu cũng đều ngăn nắp, và tìm hiểu qua các tài liệu: “ Towards an integrated and sustainable transport future-A new legislsative framework for trnasport in Victoria” hoặc “ City of Cities –A plan for Sydney’s Future”, của họ cung cấp hoặc cũng như qua trao đổi với những người đã định cư ở Úc, chúng ta mới biết họ có tầm nhìn khá chiến lược.

Uc54.jpg picture by nguyenlephuocan

Tuy là một đất nước son trẻ so với nhiều thành phố khác trên khắp thế giới nhưng nước Úc ngày càng phát triển là nhờ họ đã biết qui hoạch và có tầm nhìn qui hoạch khá xa(những gì họ cung cấp thông tin cho chúng tôi đều là số liệu qui hoạch đến năm 2030!) đồng thời dựa vào 4 yếu tố bền vững,:

- Bền vững về xã hội, chi phí về công tác truyền thông và điều tra xã hội học thường chiếm đến 10-20% tổng chi phí của một đồ án qui họach nhưng rất hiệu quả;

-Bền vững về tự nhiên, Nước ở Úc là linh hồn của cuộc sống, cây xanh cũng có quyền pháp lý, được bảo vệ như một công dân;

-Bền vững về kĩ thuật, Phải tích hợp đầy đủ các công trình phụ trợ như điện-nước-thoát nước-viễn thông-cây xanh-chiếu sáng…vào chung một đề án;

-Và bền vững về tài chính, được phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội một cách hoàn chỉnh, ngay cả chi phí phá dỡ công trình sau khi chúng hoàn thành sứ mệnh cũng được tính đến…đúng như lời mời gọi khi chúng ta đặt chân đến đó:

“Arrived with a thousand things or our minds/Departed without a care in the word” hay “I have been to cities that never close down”…

Còn nếu có một đối chiếu nhỏ với Singapore, chúng ta sẽ thấy họ cũng có một tư duy qui hoạch tượng tự.

Uc55.jpg picture by nguyenlephuocan

Qui hoạch ý tưởng mang tính chiến lược với thời hạn dài hạn 40-50 năm, tuy chưa có giá trị pháp lý nhưng khi chuyển qua qui hoạch tổng thểthường có độ dài 15-20 năm là phải thông qua phê duyệt của quốc hội nên có giá trị pháp lý mang tính bắt buộc và khi chuyển sang qui hoạch chi tiết để thức hiện thì độ dài chừng 5 năm.

Còn qui hoạch của ta, cụ thể là quyết định 101 vào tháng 12/2007(Sau gần 35 năm SGGP mới có qui hoạch này)của Thủ tướng chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể GTVT ở TP HCM đến năm 2020, ban hành chưa ráo mực đã thấy tình trạng lạm quyền của các cấp thừa hành từ Quận-Huyện đến cà Sở-Ngành! Qui hoạch chỉ còn mang ý nghĩa cho vui giống như một nguyên bộ trưởng GTVT đã từng nói cách đây hơn chục năm, trong lúc giận dữ: “Qui hoạch của chungmay-xin lỗi-là thangsauditmethangtruoc”!

Uc56.jpg picture by nguyenlephuocan

Một điểm cuối cùng cũng làm chúng tôi khá vui khi rời nước Úc là tuy Việt kiều ở Úc, chỉ có 250.000 người, không nhiều như: ở Mỹ(1,5 triệu người), Campuchia(600.000), Pháp(300.000) nhưng đi đâu chúng tôi cũng gặp Việt Kiều, ngay ở trong các cơ quan công quyền Úc(như các bạn Vỹ-Nhị-Toàn..) hoặc ở ngòai cơ quan nhà nước(như các bạn Hùng-Quân-Anh bạn ở Công ty cấp nước thành phố…) làm chúng tôi rất vui, nên vừa qua nhà nước ta lần đầu tiên tổ chức Đại hội Việt kiều trên toàn thế giới lần thứ nhất tại Hà Nội, chúng tôi cho rằng đó là một hành động đầy sáng suốt để huy động sức người-sức của vào việc xây dựng đất nước đang cần chất xám của giòng giống con Lạc-cháu Hồng trong số hơn 3,2 triệu đang sống tập trung hoặc rải rác khắp bốn bể-năm châu(trên 101 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Nhưng cũng có điều tiếc là do những thành viên trong Đoàn, kẻ Bắc-người Nam, nên chúng tôi không có dịp hội ngộ cả Đoàn, như chuyến đi Đài Loan của chúng tôi cách nay hơn 3 tháng, nhân ngày Oktoberfest 5/10/2009 theo truyền thống của những người yêu bia Đức, hội ngộ ở Winsor-An Đông Plaza khi phát hành tập du ký kỉ niệm chuyến đi, nếu thế thì tuyệt vời biết mấy!

Chia tay Úc, chúng ta chia tay những người đồng nghiệp Úc đã dành cho Đoàn chúng tôi sự tiếp đón và sự trao đổi kinh nghiệm chân tình, cũng như chia tay vùng “Núi lam-Trời lơ-Rừng xanh-Gió biếc’ hoặc chia tay “Nhà hát nghêu-nhà hát sò” như một ai đó đã viết để “nghêu ngao” trở về cố quận và mỗi chúng ta hãy tự soi rọi lại mình, phải biết cách chung lòng góp sức, để tránh tụt hậu cùng với bạn bè năm châu-bốn bể và cám ơn cô Hương-bông hoa duy nhất của Đoàn, đã khá vất vả giúp trưởng đoàn Nguyễn Văn Thanh chu toàn hoàn tất chuyến đi!