Ai lao du ký

Tác giả : Lê Trung Tính

L01.jpg picture by nguyenlephuocan

Lào từ hàng ngàn năm nay là một tiểu lục địa có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất nhưng lại là nước không có biển và cũng là nước có diện tích nhỏ nhất trong vùng (236.800km2). Tuy nhiên, với đuờng biên giới gấp khúc,khiến người ta vẫn nghĩ rằng đất nước này dài và rộng hơn thế nhiều!

Còn ta biết gì về Ai Lao khi ta chưa đến đó?Có lẽ điều đầu tiên là tên Ai Lao hay Lão Qua, khi còn học ở bậc Tiểu học hoặc Trung học gì đó và nó đã chuyển sang tên Lào không biết tự bao giờ. Còn những thông tin khác là:

-Đó là đất nước của triệu voi(Lane Xang-Lạn Xạng, có nghĩa là miền đất triệu voi, là tên nước Lào từ thời còn là Vương Quốc), tuy ngày nay không còn nữa mà chỉ còn là biểu tượng in sâu trong tâm trí của người Lào.

-Có cao nguyên Bolovan, có cánh đồng Chum,... với những trận chiến ác liệt trên chiến trường Nam Lào thời những năm 1970.

-Có sông Mékong chảy qua 6 nước khác nhau nhưng đoạn sông chảy qua Lào là dài nhất, đặc biệt ở trên sông này có loại cá trê quí hiếm(còn gọi là vương giả) dài từ 2-3m và nặng lên đến 200-300 kg, mà mỗi năm chỉ được đánh bắt từ 50- 60 con(Phú Yên-Việt Nam ta vừa bắt được con cá trê dài 1m, nặng 5kg).

-Tiếng Lào tương đối giống với tiếng Thái tiêu chuẩn nên họ dễ thông hiểu nhau. Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ 2. Chữ Lào viết từ trái sang phải và không có chừa khoảng cách.

-Phong cách ăn uống khá giống Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

-Tiếng Lào “tà lạt” là chợ, “changkhưng” là đêm. Chợ đêm cố đô Lào Luang Prabang họp trên đường phố Savangvong, thuộc phố cổ Pa An( tựa phố cổ Hội An của Việt Nam ta) dài chưa đầy 1.000m, ngang chừng 6m, đầu chợ là chùa cổ Xiêng Thoong, cuối chợ là Hoàng cung cố đô Luang Prabang bên dòng sông Mékong. Đối diện hoàng cung qua chợ có tháp vàng Phu Xỉ trên đỉnh ngọn núi cao 329 bậc đá, giữa bạt ngàn rừng dừa, thoang thoảng hương hoa đại(tiếng miền Bắc Việt Nam chỉ loài hoa sứ, theo tiếng miền Nam Việt Nam và theo tiếng Lào là hoa Champa) và rực màu hoa phượng đỏ.Ở chợ đêm Lào, có 3 món đặc sản đáng nhớ:

v “Ọ lam” là thịt trâu hoặc thịt gà nấu cùng cây sạ khan có vị cay tựa bạc hà, được biết đây là món không thể thiếu của công chuá Thái Lan và khách du lịch phương Tây đều tấm tắc ngợi khen.

v “Khày phen” là những sợi rêu hái giữa dòng Mékong được chiên nướng làm mồi uống bia Lào vừa ngon, vừa rẻ.

v “Năng nhẩm” lạ lẫm làm bằng da trâu, giã chày gỗ, đem nướng ăn nóng với chẻo ớt.

Đã có lần suýt nữa chúng tôi đã đến biên giới Việt - Lào, đó là nhân chuyến du lịch Phong Nha-Kẽ Bàng, trong lúc xe bon bon chở Đoàn du lịch chúng tôi trên đường từ nghĩa trang Trường Sơn về Đà Nẵng, do sơ xuất của lái xe Trung, thay vì quẹo trái về Đà Nẵng anh ta lại quẹo phải qua hướng đường 9 Nam Lào. Nếu lúc này là tối trời hoặc anh em đoàn say ngủ, chắc đoàn chúng tôi đã có dịp đến Lao Bảo khẩu để vào Lào!

Cũng từ việc này và phát huy thành qủa của chuyến du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng đầy thú vị, gs Huởng và Câu lạc bộ “Những người bạn vong niên”, đã có kế hoạch một chuyến Lào du vào năm 2005 để khai phá nơi đã từng được mệnh danh lâu nay là “miền đất bị lãng quên” hoặc là “miền đất thất lạc cuối cùng của Đông Nam Á” và chuyến đi đã khởi hành vào ngày 21/08/2005 với thành phần:

Thầy Tải, Thầy Bình, gs Quốc, là khách mời; gs Hưởng- Tổng đạo diễn chương trình kiêm bác sỉ chẩn đoán và kê toa, gs Thái- Tổng tài kiêm nhiếp ảnh viên, gs Trương- Trưởng ban đời sống kiêm trưởng xa, gs Công-giám sát kiêm nhiếp ảnh viên, mình là thư ký cuộc hành trình và lái xe Quí.

Cả đoàn gồm 8 người, nếu kể cả lái xe là 9 người. Dẫu 8 hoặc 9 cả 2 con số này đều hứa hẹn một khởi sự đầy may mắn: 8 là “bát” có âm “phát” là biểu hiện của sự tăng trưởng liên tục không thôi. 9 là “cửu” là con số lớn nhất của số dương, có âm với “vĩnh cửu” và nghĩa gốc của 9 là hình rồng, liên quan đến vương quyền.

NHỮNG NƠI ĐÃ QUA VÀ DẤU ẤN ĐỂ LẠI,

Khởi hành,

Khởi đi từ 6 giờ, khoảng 7h15’ xe ra khỏi Thành phố và 8h30 đoàn đã dừng ăn sáng ở Hưng Phát 2, gần Trảng Bom - một địa điểm ăn sáng mới mở, mang tính công nghiệp cao và khá ấn tượng.

Gần 13h00 đoàn dừng ăn trưa ở Vĩnh Hảo quán. Quán tuy không sang trọng nhưng lại được thiết kế bằng gỗ và toạ lạc ngay trên chân bờ biển Cà Ná(Ranh giới giữa Phan Thiết và Phan Rang) nên có ưu thế trữ tình so với các quán có bề ngoài đồ sộ hơn. Dùng cơm đúng giờ và thức ăn tươi, ngon(mực luộc mắm gừng, tôm rim mặn, cá mú bông chưng tương và lẫu) lại được đón từng làn gió mát từ biển khơi và nghe từng cơn sóng vỗ rì rào dưới chân, thật là thú vị. Rời Cà Ná đoàn trực chỉ Qui Nhơn - Bình Định.

Bình Định Câu Lạc bộ 1000 tỉ,

L02.jpg picture by nguyenlephuocan

KS Qui Nhôn

Trở lại lần này, chỉ sau một thời gian ngắn nhưng Tỉnh nhà đã trở thành thành viên câu lạc bộ 1.000 tỉ. Nhờ đến sớm và không bị mưa như lần trước nên việc tìm khách sạn thuận lợi hơn nhiều. Dự kiến ban đầu là cùng đi ăn với Mẫn-Chủ nhiệm HTX vận tải Bình Định, vừa quen thân với mình qua đợt Anh ấy đưa Đoàn vào học tập kinh nghiệm về quản lý xe buýt và chỗ đồng hương, vừa quen gs Hưởng qua vai trò Liên Minh HTX Việt Nam. Nhưng cuối cùng do đến trễ nên không muốn làm phiền bè bạn và thế là đã lỡ hẹn đến 2 năm liền.

Sau khi dùng cơm tối ở Ks Qui Nhơn, Đoàn đi dạo một chút trước khi về nghỉ. Bách bộ theo đường Xuân Diệu dọc biển và thả bước trên bãi tắm dưới ánh trăng rằm vằng vặc trên đầu, và long lanh dưới mặt biển, nhìn những cặp tình nhân hò hẹn những thành viên trong đoàn hình như ai cũng hồi tưởng lại thuở thiếu thời đầy thơ mộng của mình với một chút tiếc nuối: ước gì ta được quay trở lại những “ngày xưa thân ái”!

Một Hội An khác(A new Ancient Town),

L03.jpg picture by nguyenlephuocan

Giao löu vaên hoaù Vieät Nhaät

Hôm sau, Đoàn rời Thành phố Qui Nhơn trực chỉ phố cổ Hội An.Chỉ tiếc do ta chưa biêt có con đường mới mở từ Qui nhơn ra Hoài Nhơn chạy dọc theo biển khá xinh đẹp nên đã không chạy qua một lần cho biết! Đi theo QL1 lần đầu tiên ta chứng kiến cảnh quê nhà bị đại hạn(được đánh gía là nặng nhất trong vòng 30 năm qua), ngay cả con sông Diêu Trì to đến thế nay phơi cả lòng sông tòan là cát, không hề có một gịot nước! quả là quê hương tôi đất cày lên sỏi đá!

Còn với Hội An, đây là lần đến thứ 5 nhưng lại là lần đầu tiên dừng chân ăn cơm trưa. Món mình chọn lựa là Cao lầu - đặc sản nổi tiếng đã làm nên nét riêng biệt trong ẩm thực Hội An. Thế nhưng rất tiếc người phục vụ lại khuyên nên ăn cơm phần vì cao lầu cứng lắm, khó ăn. Thật là điều oái ăm!

L04.jpg picture by nguyenlephuocan

Chuøa Caàu Hoäi An.

Bữa cơm tạm được và giá cã rất phải chăng, có một món đáng nhớ là chả, khác biệt với loại chả lụa miền Nam, Bắc và cũng khá ngon. Đến Hội An kỳ này ta có dịp may là chứng kiến âm hưởng của những ngày “Giao lưu văn hóa Việt-Nhật” trước đó mấy hôm nên phố cổ vẫn còn dáng dấp của những ngày hội.

Nói chung, lần trở lại này ta khám phá một Hội An không chỉ có nét rêu phong, cổ kính của chùa Cầu, các ngôi nhà cổ tộc Trần, Phùng Hưng, các hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu... mà còn có một Hội An khác(A new Ancient Town) xanh và đẹp hơn, nơi có nhiều nét mới trong việc bổ sung thế mạnh vốn có là vùng đất thương cảng nổi tiếng của xứ Đàng Trong khi ta chịu khó hướng ra biển Cửa Đại với nước xanh, cát trắng chứng kiến những chú trâu, bò gặm cỏ dọc đường hoặc sử dụng tàu cao tốc băng ra Cù Lao Chàm, địa điểm được mệnh danh là “Đảo thiên đường”.

Chỉ tiếc là ta đến vào thời điểm trăng rằm nhưng lại không có dịp lưu trú lại đêm, để có dịp ngắm nhìn ánh điện đường nhường cho những ngọn đèn lồng đỏ treo cao cao, lung linh huyền ảo.Ngoài ra, ta được biết chính phủ Pháp đang viện trợ ODA 14,6 triệu USD để xử lý nước thải và chất thải, chính phủ Na Uy viện trợ khoản 6 triệu USD để cung cấp nước sạch cho phố cổ Hội An nên nhìn về tương lai, ta có nhiều kỳ vọng cho di sản này.

Ngũ Hành Sơn lần thứ 2 ta đến,

L05.jpg picture by nguyenlephuocan

Voïng Giang

Sau nhiều năm trở lại, Ngũ Hành Sơn được tân tạo và đẹp lên rất nhiều. Đường lên đỉnh dễ dàng hơn,3 chùa-5 động vẫn như xưa.Do thời gian hạn chế nên ta chỉ thăm viếng được 3 nơi là Vọng giang đài, Chùa Tam thai và động Hoa Nghiêm. Nơi nào cũng trùng tu, mở rộng khá đẹp. Từ trên Vọng giang đài phóng tầm nhìn về hướng Đông-Bắc ta thấy cả cụm ngũ hành và dòng sông uốn khúc thật tuyệt vời. Ở chùa Tam Thai ta phát hiện đây là nơi tu hành của con gái Vua Gia Long(Em vua Minh Mạng) mà trên đường dẫn vào chùa có những câu thơ rất hay:

“Bỏ tên hoa dục vọng, Tử thần hết dõi theo” hoặc

“Hương các loài hoa thơm không thể bay ngược gió, Hương người đức hạnh đó ngược gió bay muôn phương”.

L06.jpg picture by nguyenlephuocan

Đặc biệt ở dưới chân Ngũ Hành Sơn, có cơ sở điêu khắc đá Nguyên Hùng khá xuất sắc, ta mới thấy nghề điêu khắc đá ở đây đã trở thành công nghệ nào có kém thua ai! Nếu không nhờ gs Hưởng phát hiện và gọi lại, ta đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng!

Huế lần trở lại thứ tư,

Rời Ngũ Hành Sơn trực chỉ cố đô Huế, lần này ta có dịp đi qua đường hầm Hai Vân lần đầu tiên xây dựng và đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Chỉ từ 9-10’ qua hầm thay vì phải từ 60-90’ như trước đây, ta mới thấy được sự phát triển vượt bậc của Ngành GTVT Việt Nam. Thế nhưng vừa qua khỏi đường hầm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng phía tay phải, vào lúc chiều đang dần khuất nắng, ta lại nghĩ với tiện ích và an toàn tuyệt vời của đường hầm,liệu một ngày nào, có ai đó vẫn chấp nhận gian khó và hiểm nguy để dùng ôtô leo đến tận đỉnh Hải Vân quan để còn có dịp thưởng thức Đệ nhất hùng quan và tứ thi“Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà” mà Bà Huyện Thanh Quan đã từng tức cảnh sinh tình khi bước tới đèo Ngang bóng xế tà?

L07.jpg picture by nguyenlephuocan

Haàm Haûi Vaân

Ngay dưới chân đèo là danh thắng Lăng Cô. Lăng Cô không chỉ có biển đẹp mà còn có đầm Lập An và dãy núi răng cưa như một bầy ngựa phi xuống biển. Ta đi qua Lăng Cô kỳ này vào dịp UBND Tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa tổ chức lễ hội Lăng Cô-Huyền Thoại Biển với mong muốn biến bờ biển dài 12 km này thành 12 phân khu chức năng đồng bộ gồm Biển-Đầm-Núi hình thành cụm du lịch quốc gia “Cảnh Dương-Lăng Cô-Hải Vân-Non Nước” và khu du lịch biển Đảo Ngọc trên đảo Sơn Trà nằm giữa Vịnh Đà nẵng và Vịnh Lăng Cô.

Đoàn đã đến Huế sớm hơn năm trước nên theo lời tư vấn của cô Hoàng Anh, chúng tôi đã không dừng chân ở KS Hoàng Tử mà đến thẳng Hương Vỹ nằm ngay ở nội thành Huế thuộc địa danh nổi tiếng: Thôn Vĩ.

Buổi tối Đoàn đã dùng cơm ở Ngự Hà Restaurant(Vỹ Dạ xưa) nằm cạnh bờ sông Hương, có cả người đẹp Hoàng Anh và cô bạn Quỳnh Trâm. Chỉ tiếc là ở ngay cố đô nhưng quán lại chỉ có những món ăn ngoài cố đô(nơi nào cũng có) như bắp bò luộc, trìa hấp(lớn hơn nghêu ở miền nam một chút)…Bao giờ cũng thế, có người đẹp là có hương hoa vì Đoàn thuộc dạng“dương thịnh”, đặc biệt là nguời đẹp Quỳnh Trâm, tuy lần đầu gặp gỡ nhưng với câu đố: 5 cặp chữ H theo kiểu điền vào chỗ trống của chương trình Trúc xanh HTV7- Đỗ Thụy:(Hồi hộp- Háo hức- ……- Hương hoa- Hạ huyệt) nên sinh khí bữa ăn vui hẳn lên và đáp án “Hổn hển” của Thái tuy không hay hơn đáp án của gs Hưởng“Hợp hôn” nhưng lại đựơc cho rằng đúng với ý của người ra câu đố.

Aên toái Ngöï Haø quaùn

Sau bữa ăn tối, như mong ước nhiều lần đến Huế:“Ăn cơm âm phủ, ngủ đò sông Hương”, lần này ta đã có dịp xuống thuyền sông Hương, nhưng do chưa đặt trước nên tuy chưa có dịp thưởng thức đầy đủ “một đêm đàn vắng trên sông lạnh…” ta cũng thưởng thức được hương vị đêm trên dòng Hương giang.

Đò xuất phát ngay tại bến ở nhà hàng Ngự Hà, bên kia là Cồn Hến, Cồn Dã Viên ngược dòng Hương giang qua Toà thương bạc, các cầu Tràng Tiền, Phú Xuân, Bạch hổ, Cồn Hến ...các khách sạn Century, Morin Saigon, Hương Giang, ...đò đến chợ Đông Ba đò qua Đập đá …và xuôi về Bến thuyền Toà Khâm(dành cho các loại thuyền), Bến thuyền rồng (chỉ dành cho nhà Vua), nhà hàng nổi Sông Hương…..

L08.jpg picture by nguyenlephuocan

Töï Ñöùc Laêng.

Do thiếu trang trí ánh sáng nên dòng Hương giang hơi tối nhưng may thay cóánh trăng rằm nên chuyến đò đêm càng kỳ thú, cũng tựa ở Qui Nhơn khi ngắm ánh trăng trên mặt biển hướng về Gềnh Ráng xa xa, nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, ta mới đồng cảm được vì sao thi sĩ lại có được thi tứ tuyệt vời“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, Đợi gió đông về để lả lơi”. Có xuôi-ngược dòng Hương giang ta mới có dịp thưởng thức“Đông Ba Gia Hội hai cầu, Ngó qua Diệu Đế bốn lầu hai chuông”... Chỉ tiếc là tiếng đò máy quá to, át cả không gian vắng lặng và hai bên bờ Hương giang còn chưa thật sạch, giá mà mỗi ngày đều có canô vớt rác như ở Singapore!

Sáng hôm sau, đúng hẹn. Người đẹp Hoàng Anh vẫn trong tà áo tím thướt tha như mọi lần, nhưng kỳ này lại thêm nón Huế, đến đưa Đoàn đi ăn sáng-món bún Huế nguyên gốc- không ở nhà hàng sang trọng mà ở vỉa hè theo đúng nghĩa vỉa hè là của nhân dân anh hùng, mà theo mình hình như không xuất sắc bằng bún Huế cải biên ở Sàigòn như Nam giao-Lê Thánh Tôn hoặc Ngự Bình ở Cao Thắng? truớc khi đưa Đoàn đi viếng những lăng tẩm, đền đài, danh thắng cố đô. Nói về nón Huế, kỳ này ta lại phát hiện những thú vị mới:

v Bài thơ trong nón Huế bây chừ không còn nhiều bài như xưa mà chỉ dùng chung một bài:“Ai ra xứ Huế mộng mơ, Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

v Đặc biệt, qua bàn tay cô Thúy(chỉ có một tay)– phường Phước Vĩnh, Huế. Nón Huế đã nổi tiếng với khách Nhật Bản ở hội chợ Yokohama từ 28 năm qua.

Cũng từ tà áo tím và chiếc nón Huế nên thơ, Thầy Tải đã thủ bút tặng ta câu thơ :“Trời sinh gái Huế mộng mơ, Khiến cho đồ Tính thẩn thơ suốt ngày”.Chỉ tiếc là ta không nhớ ra lời tỏ tình của người học trò Bình Định khi xưa nên đã không có câu đối đáp kịp thời đầy ý nghĩa mời gọi: “Mãn vui Hương thủy Ngự Bình, Ai vô Bình định với mình thì vô. Chẳng lịch bằng kinh đô, Bình Định không đồng khô cỏ cháy. Năm dòng sông chảy, Sáu dãy núi cao, Biển đông sóng vỗ dạt dào, Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh”.

L09.jpg picture by nguyenlephuocan

Thăm những chốn cũ như Lăng Khải Định, Lăng(tẩm-nơi làm việc) Tự Đức, Đại nội... do đã đi từ trước mấy lần nên ta chỉ tháp tùng Đoàn cho vui, không mấy hứng khởi. Tuy nhiên, theo triết lý“Hữu ý tìm không không lại có, Vô tâm thấy có có hoàn không” ta vẫn tìm được ít điều mới mẻ:

v Ở Ngọ môn, trước đây ta đã sai lầm khi cho rằng đó chính là “noon gate” chỉ giờ ngọ-thời gian; thực ra đó chính là không gian“Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” mới đúng theo triết lý Đông phuơng!

v Nơi điện thờ các Vua, chỉ những vị Vua còn tại vị chết mới thờ nên có 3 vị Vua không được thờ là Thành Thái, Hàm Nghi và Duy Tân, nhưng nhờ sự can thiệp của Thượng thư bộ lại Ngô Đình Diệm với Vua Bảo Đại nên lại được thờ.

v Ở sân chầu, 100 cây tượng trưng cho bá tánh. 3 bậc thềm cho 3 loại quan.

v Khi Vua Khải Định sang Pháp dự hội chợ Marseilles, nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã dâng “thư thất điều” kể tội nhà Vua và ở Pháp bác Hồ viết vở kịch “Con rồng tre” để chế diễu.

Chùa Từ Hiếu,

Lẽ ra phải viếng chùa Thiên Mụ nhưng do ngữ cảnh của Đoàn là có người chưa đến Huế và có người đã đến Huế nhiều lần nên để cho hoạt động của Đoàn thỏa đáp cùng một lúc 2 nhu cầu mình đã đề nghị người đẹp Hoàng Anh và gs Hưởng nên tìm một vài địa điểm mới đan xen vào lịch để tạo sinh động cho chuyến viếng thăm, nào ngờ đây là một địa điểm không thể thiếu khi về thăm lại cố đô.

Đặc biệt, đây là nơi mà Đoàn của Thượng toạ Thích Nhất Hạnh(hiện nay vẫn là giảng viên các đại học nổi tiếng trên thế giới như Columbia, Sorbone, Boston, Amsterdam, Newyork...) và đoàn tuỳ tùng đã chọn để ngụ và thiền trong suốt thời gian gần 100 ngày trở về thăm đất nước, với quan điểm: “Vào thiền đứng - thấy chân tâm, Một ngồi xuống-Dứt trầm luân” hoặc “Ngồi xuống-ngồi đây ngồi cội bồ đề, Vững tâm chánh niệm không hề lãng xao”.

Tên chùa này theo truyền thuyết cũng đầy ấn tượng: vị sư trụ trì chùa này đã không giữ được chân tâm, ngày ngày đến chợ Bến Ngự mua cá, thịt về ăn.Tin đồn đến tai Vua Tự Đức. Ông cho người tìm hiểu mới biết ra rằng chính nhà sư mua về để nuôi mẹ bị ốm nặng. Cảm kích lòng hiếu thảo của sư trụ trì, Vua đã cho xậy dựng từ một am nhỏ thành chùa lớn và lấy tên là Từ Hiếu. Trong đó, có phần đóng góp của chính vua Tự Đức và tả quân Lê Văn Duyệt.

Bên phải chùa là khu mộ bia của 23 thái giám. Đây cũng là phát hiện đầy thú vị vì có người đến Huế hàng chục lần cũng đâu biết được điều này. Chính vì thế Anh Em trong Đoàn kháo nhau rằng nơi đây đang có 2 mộ phần dành cho những thái giám tương lai. Thầy Bình và gs Quốc và Thầy Tải đang loay hoay để sắp xếp ai là Thái giám và ai là Tổng thái giám? sẽ được bổ sung. Ngoài ra, đây cũng là nơi thờ những vị tăng ni Phật tử vị pháp vong thân(9+12) trong đó có cả trái tim Thích Quảng Đức.

Nhìn chung, với khuôn viên thoáng-rộng, có thông reo-suối chảy, chim kêu-ve hát, có lời kinh-tiếng mõ, chuông chùa vọng ngân...Quả Từ Hiếu thực sự là nơi thích hợp để những ai muốn xa lánh tục trần! Trong chùa nhiều câu đối rất hay:

v “Xa xa trên đầu gió, con chim quên lối về. Chợt gặp vầng trăng nổi, về làm chi mà về?”

v “Suối truy tìm hạc nội, Mây trắng luyến non cao”.

v “Nhịn một lần cho sóng yên gió lặng, Lùi một bước nhìn biển rộng trời cao”.

v “Sương trắng xuống phủ lưng đồi, bâng khuâng tình mẹ mắt vời vợi trông”.

v “Xuân đang tới nghĩa là Xuân sẽ qua, Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già”.

Có lẽ làng Mai(Village des Pruniers) ở Pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng thế?

Hồ Tịnh Tâm,

Đã 3 lần đến Huế ta vẫn chưa một lần được viếng Tịnh Tâm hồ, vang danh một thuở là “Bắc hồ” với cảnh đẹp nên thơ và chè sen nổi tiếng mà mình vẫn nhớ nhất đó chính là nơi Vua Minh Mạng đã được báo ứng tìm được hiền tài Nguyễn Công Trứ qua giấc nồng trưa hè nào đó?

Thế nhưng bây giờ tạt qua đây, ta mới hiểu tại sao mấy lần trước chẳng hướng dẫn viên nào buồn giới thiệu cảnh quang này!

Hồ bây giờ xuống cấp đến nỗi khó ngờ, điều này làm ta chạnh nghĩ đến Hội những người yêu Huế hoặc con cháu của dòng tộc Nguyễn Phước sao không ai đoái hoài? phải chăng là do cơ chế và cách nghĩ -cách làm? Cách làm ở Tp. Đà Nẵng khi cho đấu gía các biệt thự Hoàng Lan, khu Hoa rừng đỏ, Hoa rừng xanh, Nhà vọng cảnh ... ở Bà Nà phải chăng là một giải pháp khá khôn ngoan! tránh được cảnh “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo...”. Có lẽ ấn tượng duy nhất còn lại khi đi qua hồ Tịnh Tâm là khi đi ngang qua khu nhà các Bộ ngày xưa được qui hoạch trong một khu vực với những con đường nhỏ như bàn cờ và đầy hoa phượng như nhạc sĩ họ Trịnh đã ghi trong bài Mưa hồng“đường Phượng bay mù không lối vào...”

Từ Tịnh Tâm hồ ta lại thêm một tiếc nuối nữa cho Huế là tuy đã qua mấy festival nhưng vẫn chưa phục hồi được phố cổ Gia Hội hoặc phố cổ Bao Vinh là khu phố cảng của kinh đô lúc thương cảng Thanh Hà chưa bị bồi lắng.

Lăng Đồng Khánh,

Không qui mô như những lăng tẩm khác và đang trong thời kỳ trùng tu nên Đoàn không vào được, chỉ ghé qua đồi nơi có các mộ chôn, khá xinh đẹp và thoáng mát. Đúng là cuộc đất dành cho những giấc ngủ nghìn thu. Đây lại là mộ có nhiều cổ vật nhất, đã từng bị đánh cắp cổ vật. Cũng từ đây ta lại phát hiện phía bên kia là mộ của Bà Từ Cung.

Chia tay Huế vào lúc 14h23’, kỳ này không phải là bài thơ “Tạm biệt Huế”với những lời đầy vương vấn Sau khi Em dắt Anh đi thăm những ngôi đền cổcủa nhà thơ Thu Bồn mà là giọng ngâm của Hoàng Anh bài thơ Chia xa của gs Hưởng:

“Đêm tàn trên bến sông Hương, Trăng in đáy nước vấn vương trong lòng. Gặp nhau rồi lại vội vàng, Chia xa nỗi nhớ đã mang trong lòng. Aó tím hỡi làm suốt đời nhung nhớ, gặp một lần rồi mãi cứ mộng mơ. Chia xa Huế lòng bồi hồi khác lạ, Để lòng mình trong chiếc nón bài thơ ” và tiễn biệt vào dịp“song hỷ”“nhất hỷ” là cho Hoàng Anh vì cô đang bận nhiều việc cần rút ngắn hành trình, còn “nhị hỷ” là cho chúng tôi, còn đủ thì giờ có dịp tạc qua Thánh địa La Vang trước khi nghỉ tối ở Đông Hà.

Thế là đành “gặp một bữa là mừng một bữa, gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn” và tiếc thay cho Hoàng Anh đã chưa chuẩn bị sẵn sàng theo lời mời của gs Hưởng: Lào du cùng chúng tôi.

Quảng Trị lần thứ 2 trở lại,

Khác với lần trước, do là lần đầu tiên vượt khỏi ranh giới Huế nên ta đã tập trung nhiều cho việc xác định các địa danh. Lần này ta chỉ tập trung quan sát những vùng cát trắng Hải Lăng, Triệu Phong... nay đã trở thành những thảm xanh trù phú, bảo bọc và nuôi sống con người nhờ công của Ông Hoàng Phước được mệnh danh là Tiến sĩ cát khi dựa vào nghiên cứu 3 hiện tượng:cát bay, cát nhảy, cát chạy qua vai trò của nắng, gió, mưa để biến những vùng cát nắng cháy chói chang thành những vùng trồng ngô lai, hành tím Đà Lạt, đậu phụng, dưa leo, bí đỏ... nên ở hội nghị chống sa mạc hóa ở Bangkok(1995) Ông đã được tặng bằng danh dự của Viện sinh thái Hoa kỳ.

L11.jpg picture by nguyenlephuocan

Đi qua vùng đất này, chúng tôi lại có dịp viếng thăm “Thánh địa Đức Mẹ La Vang” một địa danh nổi tiếng vì vào triều đại vua Cảnh Thịnh(1792) với chiếu chỉ cấm đạo vào năm 1798, làm nhiều tín đồ Thiên chúa phải lánh nạn và theo truyền thuyết là họ đã gặp được Đức Mẹ xuất hiện và cứu nạn ngay trên lãnh địa La Vang.

L10.jpg picture by nguyenlephuocan

Với sự linh thiên đó, Thánh địa đã được sự công nhận của toà thánh Vatican từ những năm 1920 với sự ban tước hiệu Tiểu Vương Cung Thánh của Đức Thánh Cha Joan 23.

Ngày nay, Thánh địa toạ lạc trên một diện tích gần 25 ha, với 17 hạng mục công trình như Quảng trường Mân côi, Thánh tượng Đức Mẹ La Vang, Vườn hoa tạ ơn Mẹ, Nhà nguyện thánh thể, Giếng nước Đức Mẹ La Vang... trong một tổng thể liên hoàn vừa linh thánh, vừa mỹ thuật.

Đặc biệt, trong đó có một kiệt tác do kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ thiết kế vào năm 1955 là Linh Đài Mẹ với 3 cây đa cổ thụ bằng béton cốt thép theo ý “Truyền rằng có một cây đa, Mọc trên núi nọ gọi là La Vang”.

Chuyến đi của chúng tôi trễ hơn mấy hôm, nếu không đã có dịp chứng kiến Đại hội thánh mẫu La Vang 27 và Đại hội thánh thể Việt Nam lần thứ nhất 2005 diễn ra 3 ngày 13 - 15/8/2005 với sự tham gia xấp xỉ nửa triệu người, với 300 linh mục trong và ngoài nước! mà trong đó âm vang “Đây La Vang thánh địa, Dừng bước lại khách ơi! Khách có nghe nhạc thùy dương lồng lộng, Suối tre vàng theo gió chảy chiều mơ...” hoặc “Nô nức đua nhau viếng Mẹ hiền, La Vang cảnh đẹp vẻ thiên nhiên, Đồi thông vi vút chiêu hồn đạo, Suối nước ro re giọt lệ thiêng”... còn vọng mãi!

Đi qua chốn này, tuy ta không là con chiên & ngoan đạo, nhưng vẫn thấyPhép thánh thể-“của ăn đàng” thường xuyên mỗi ngày đối với người hành hương.Chỉ tiếc là với qui mô to lớn như thế, con đường dẫn vào khá ọp ẹp, không tương xứng chút nào!

L12.jpg picture by nguyenlephuocan

Thành cổ Quảng Trị,

Coång vaøo Thaønh coå

Thành cổ Quảng Trị là thành lũy quân sự được xây dựng từ thời nhà Nguyễn Gia Long. Nguyên gốc được xây bằng đất theo dạng hình vuông. Bốn góc thành nhô ra ngoài dùng làm 4 pháo đài canh giữ. Chu vi vòng thành hơn 2000m. Bên ngoài có hào bao quanh. Vào thời Pháp thuộc và Mỹ chiếm đóng, chúng xây thêm nhà lao để giam giữ những chiến sĩ Cộng sản. Chính vì thế mà trong cuộc Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, đã diễn ra cuộc chiến 81 ngày đêm với sự hy sinh vô bờ bến: mỗi ngày một đại đội sang sông Thạch Hãn và tử chiến ở đó nên bây giờ hình như mỗi vốc đất ở đây là một nắm xương người!

Do đã mệt nhoài khi viếng LaVang nên mình đã không thăm viếng Thành cổ.Nhưng qua ngồi nghỉ và trao đổi với những Anh em đã gặp, ta được biết một vài điều thú vị: Có một nữ sinh viên kiến trúc quê Quảng Trị đã về đây tìm hiểu để làm đề án tốt nghiệp về Đài tưởng niệm Thành cổ hoặc chỉ trong nay mai Thành cổ theo kích thước nguyên bản sẽ được phục hồi ngay trên mảnh đất phía bên tay phải cổng vào.

Cửa khẩu Lao Bảo,

Rời Đông Hà-Quảng trị rất sớm(5h00) Đoàn theo đường số 9B trực chỉ Lao Bảo khẩu thông qua một số địa điểm rất nổi tiếng:

v Cam lộ là nơi trước đây Vua Hàm Nghi lánh nạn để chống Pháp. Thời gian 1973-1975 là nơi làm việc của Bộ Trưởng ngoại giao chính phủ Cộng hoà miền nam Việt nam Nguyễn Thị Bình.

v Khe Sanh được mệnh danh là Đà Lạt 2 ở miền Trung về khí hậu, là một Điện Biên Phủ về mặt quân sự, với những trận chiến ác liệt giữa quân ta và Mỹ-Ngụy và từng được ví là “cối xay thịt” sau cổ thành Quảng Trị, với sân bay Tà Kơn mà hiện nay là một trong những điểm tham quan của Công ty du lịch DMZ.

v Vùng dân tộc Pako, Kơtu...đã chọn họ Hồ cho cả bộ tộc của mình.

Sau khi vượt 86 km Đoàn đã dến Lao bảo khẩu, nơi mà hành lang Đông Tây nối từ Đà nẵng qua Lào vào Thái Lan và đến Mianma, dài 1.450km. Chính phủ Lào và Việt Nam đã thống nhất bỏ hộ chiếu phổ thông cho công dân Thái và Việt Nam từ tháng 1/2005 đồng thời đang có sự phối hợp kiểm tra một lần giữa hải quan Lao Bảo(Việt Nam) và Đensavẵn(Lào).

Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo là khu kinh tế duy nhất ở trên lãnh thổ Việt Nam các phương tiện cơ giới đường bộ có biển số riêng(chữ LB màu vàng và các con số tiếp theo). Với ý tưởng “mở và tự do” khu KT-TM Lao Bảo sẽ có lúc biến thành đặc khu kinh tế Hồng Kông, chỉ hơn 1.000km2chưa đầy 6,8 triệu dân nhưng lãnh thổ này đã xếp hạng 11 trên thế giới về mậu dịch hàng hóa(666 tỉ USD).

Lao Bảo ngày nay còn nhiều điều phải làm nhưng chắc chắn sẽ là đô thị vàng của tương lai.

L13.jpg picture by nguyenlephuocan

Lào lần đầu tiên ta đến,

Qua khỏi cửa khẩu Lao Bảo khoảng 1km ta đã đến đất Lào. Cảm giác đầu tiên là Hải quan bạn nhanh hơn Hải quan ta. Khoản tiền 10.000 kip/người mà không có biên lai được biết là khoản tiền vui vẻ-đạp đất Lào! Quốc lộ 9 cũng là con đường chính dẫn đến Thủ đô Vientiane Lào nhưng lại được xây dựng khang trang, đẹp đẽ hơn nhiều so với phía Việt Nam và oái ăm thay, nghe đâu là do công ty xây dựng Việt nam trúng thầu nhưng bị lỗ!

L14.jpg picture by nguyenlephuocan

TukTuk city Tour

Do đất rộng người thưa nên dọc đường ta chỉ nhìn thấy toàn là hoa-lá, cỏ-cây, một màu xanh ngát, bạt ngàn thu hút khách tham quan. Một chút nhìn kỹ những chặng đường đã qua-bệnh nghề nghiệp- ta mới thấy nghành GTVT Lào có những ưu điểm rõ rệt hơn ta nhiều: Trạm thu phí giao thông được bố trí xa hàng trăm km để tiện cho phương tiện đi lại, nhân viên thu phí ít(dĩ nhiên có phần phương tiện ít), khoảng vài ba km lại có một chỗ dừng cho xe panne hoặc xe dừng lấy hoặc trả khách(có mở rộng mặt đường và cọc tiêu biển báo rõ ràng) hoặc màu sắc của cọc tiêu, biển báo hiệu được sử dụng 2 gam màu trắng-đen và điểm xuyết bằng màu vàng lumineux trông rất dịu. Với đường sá đủ tiêu chuẩn như thế nên ước mơ tổ chức “Vòng đua xe đạp xuyên Đông Dương của HTV” chỉ còn là vấn đề thời gian. Chẳng biết lớp hậu sinh có xứng đáng với Phượng hoàng Lê Thành Cát một thời ngang dọc trên đường đua tương tự?

Nhà cửa dọc bên đường chủ yếu là nhà sàn-giống khi ta đến Campuchia, đoạn qua khỏi cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh hoặc của dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thế nhưng cũng thật kỳ thú: hình như nhà nào cũng có antenne parabol -điều mà ở những nơi nổi tiếng là phồn hoa đô hội như TP.HCM hoặc Hà Nội lại không thể có vì phải đủ mọi phép tắc! hoặc ở gần các thành phố như Thaket, Savanakhet, Vientiane hầu hết các hộ gia đình đều có xe ôtô riêng, thường sử dụng loại pick up và lại toàn là deluxe và để ngay trước cửa rào mỗi nhà! Chả lẽ đúng theo câu thơ nhạo báng từ xưa “Đời thái bình cữa thường bỏ ngõ” ?

Dừng ăn cơm trưa ở Thakhet tại một quán do Việt kiều làm chủ. Cạnh quán là bến xe khách liên tỉnh có cả tuyến đường trực tiếp về Huế, vào ngày thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Phương tiện vận tải công cộng cũng không tốt hơn ở Sài gòn. Thức ăn tuy do người Việt nấu nhưng cũng mang âm hưởng Lào. Chỉ có “Lao beer” là thực sự của Lào nhưng cũng thuộc gốc BGI quen thuộc của khối Đông dương từ thời Pháp.

Cũng từ dọc đường ta nhìn thấy các mộ phần ở xứ Lào khá hay, không hiểu có phải chỉ thờ xương cốt sau khi thiêu không mà diện tích chiếm đất rất ít(chỉ là ngọn tháp nhỏ xíu, không thấy mộ phần). Điều này làm ta chạnh nhớ đến nhiều Thành phố không có đất làm nghĩa trang như Huế đang dự tính cả Phong vũ đài?

L15.jpg picture by nguyenlephuocan

Đến gần 20h00 mới nhập nội được Tp.Vientiane. Điều khá bất ngờ là mặc dầu có hướng dẫn viên Duy-một gs tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, trước 1975 đã từng dạy học ở trường nữ sinh Trưng Vương nổi tiếng ở Qui Nhơn-đi theo từ Đông Hà nhưng anh ta không hề nhớ đường đến nơi khách sạn dự kiến ở là Saysomboun, một travel state enterprise and guesthouse. Đây là một khách sạn nằm ngay tại khu trung tâm Vientiane, cạnh Bộ lâm nghiệp và Morning market nổi tiếng.Thế nhưng Đoàn đã loay hoay suốt cả tiếng đồng hồ làm Lái xe Quí phải phát cáu lên.

Buổi sáng dùng phở ở quán ăn NGON(Good Noode), ở cạnh ngay khách sạn. Thoạt đầu mình cứ nghĩ là chi nhánh của NGON Sài gòn, nào ngờ thực chất chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Phát hiện đầu tiên là ăn phở lại có đậu đũa sống và món ca pháo ngâm dấm mà mình cứ tưởng là tỏi chua! giò chéo quảy thì to đùng. Về thức uống cũng thế, khi gọi café, từ café đen đến café đá, sữa đá, cốc nào cũng to. Làm mình chợt nghĩ người Lào nhỏ con sao cái gì cũng thích to đến thế?

Ở thủ đô Lào Đoàn chỉ tham quan 5 địa danh tiêu biểu Pratusai stupa(cạnh đại sứ quán Việt Nam) là tháp được xây dựng từ 1958, tựa Khải hoàn môn(Arch of Triump) của Pháp-loại cổng vòm được mệnh danh là cấu trúc không bao giờ ngủ- nhưng dáng dấp có vẻ nặng nề hơn.

That Luang là biểu tượng của đất nước Lào, được xây dựng từ 1566, chủ yếu mang tính cổ hơn là hoành tráng. Chợ sáng (Morning star- Talad Sao) qui mô rộng nhưng cách thiết kế không mang dáng dấp tân kỳ, hấp dẫn. Chùa Xỉ Mương linh thiêng nhất Thủ đô, thờ người vợ có chửa và đợi chồng đến chết. Có tượng Phật rất nặng, chỉ những ai khấn vái được linh ứng mới nhấc lên nổi? và cuối cùng là cầu Hữu nghị Lào-Thái, nơi Đoàn đã dốc túi ra chi!

L16.jpg picture by nguyenlephuocan

That Luang

Khoảng 14h00 sau khi dùng cơm ở quán Vân Anh cũng của một Việt Kiều, Đoàn đã trực chỉ về Savanakhet, thành phố lớn thứ 2 của Lào nhưng lại có dân số đông hơn thủ đô Vientiane, giống như Thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Hà Nội của ta. Gần 20h00 mới đến, cũng giống như ở trường hợp Thủ đô Vientiane, phải năm lần-bảy lượt hỏi thăm đường Đoàn mới tìm ra khách sạn, làm LX Quí một lần nữa “tam bành” nổi lên đòi cho HDV Duy xuống xe. Thật là chưa bao giờ mình chứng kiến cảnh xung khắc cao độ đến thế!

Khách sạn lưu trú kỳ này KS MéKong, thuộc sở hữu chủ người Việt, tên Sơn nghe đâu trước đây cũng là dân vận tải đường sông thuộc Công ty Savimex đã định cư khoảng 20 năm qua. Buổi cơm tối ở trên một nhà sàn ngoài sân cỏ, có 2 vị cô nương Việt Nam từ Hậu Giang đến phục vụ, một chút “mặt trời trong nước lạnh”!chẳng biết có bạn nào quyến luyến tình đồng hương?

Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng, trên đường từ Savanakhet trở về Việt Nam ta có dịp đi qua Bảo tàng chiến tranh, tham quan một ngôi chùa cạnh khách sạn và viếng thăm Thánh địa Phật gíao Inchang Stupa. Đây là nơi Đức Phật lúc sinh thời đã ghé ăn, ở một thời gian và khi chết đã có phần xương cốt để thờ. Thánh địa này khá hoang phế, hiện nay đang trùng tu và nghe đâu Phật gíao Quốc tế chỉ đầu tư sau khi đã dành ưu tiên cho That Pha Nol(Thái Lan). Với Thánh địa này, Đoàn đã viếng đủ bộ Thánh địa Phật giáo, Công giáo và tử địa Thành cổ.

Qua hai đêm-ba ngày ở Lào là thời gian ngắn, chưa đủ cơ sở để nhận xét đánh gía về Lào, nhưng qua những điều mắt thấy tai nghe, ta cũng có một chút khái quát về đất nước láng giềng này: Với lợi thế đất rộng người thưa, dân Lào không phải vội vã trong lao động sản xuất(6 giờ sáng đường phố rất ít người qua lại, đến 8 giờ chợ mới mở cữa, thứ 7- chúa nhật phần lớn các khu vui chơi giải trí đóng cữa)?

L17.jpg picture by nguyenlephuocan

Chỉ cần làm đủ ăn và lo cho hiện tại nhiều hơn cho tương lai. Phải chăng họ đã thực hiện triết lý sống :" nếu chúng ta chỉ lo đầu tư cho ngày mai là chúng ta có thể bỏ qua sự sống mầu nhiệm trong giờ phút hiện tại" và cũng chính vì thế mà các Kitô hữu đã cầu nguyện cho mình những gì đơn giản nhất : "Xin cho chúng con lương thực hàng ngày - Give us this day our daily bread - Donne nous aujoud’hui notre pain de ce jour”. Notre pain không phải cho De tous les jours mà là De ce jour Còn gì tuyệt hơn!

v Do thiếu cửa ngõ để tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên dân Lào sống khép kín trong phạm vi lãnh thổ mình, không bị thôi thúc của cuộc sống toàn cầu hóa hiện nay.

v Là một dân tộc hiền hoà, chuộng sự an bình, thanh thản như ngạn ngữ Lào“Hạnh phúc là kết quả của những hành vi đạo đức".

v Xét về vĩ tuyến, Savanakhet nằm ngang với Quảng Trị Việt Nam ta, Thaket/Quảng Bình, Luan Prabang/Thanh Hoá, Chiangmai…

v Việt Kiều ở Lào khá đông, là kết quả từ những cuộc di cư từ thời Trịnh-Nguyễn, thời Pháp thuộc do cấm đạo và thời chiến tranh Mỹ, ta ủng hộ Pathet Lào… mà hiện nay họ đóng vai trò khá quyết định trong một số lĩnh vực ở Lào như trường hợp Chị Lượng(Đào Hương), người phụ nữ Việt-ở PakSê, Champasak- thành công ở đất nước Triệu voi với sở hữu đồn điến café Arabica rộng nhất Lào với thương hiệu Dao coffee, đã được Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm hoặc rất nhiều thương hiệu Dao ở khắp các ngành, kể cả 2 khu“duty free ở Frienship Bridge” hoặc ở cửa khẩu Densavan-Lao Bảo.Chỉ tiếc là ta chưa có dịp viếng được biệt thự Đào Hương nghe đâu đầy đủ cả những dị thảo kỳ hương của vùng nhiệt đới.

v Đến Lào vào thời điểm tháng 8/2005 này là dịp sắp kỉ niệm 43 năm quan hệ Việt Lào(5/9/1962) và là dịp nghỉ hè nên có một số Đoàn thanh niên tình nguyện thuộc các trường Đại học TPHCM đang làm nghĩa vụ cao đẹp của mình cho đất nước bạn như: Đại học Nông lâm giúp nông dân bạn trồng cà phê, trà, chiết ghép hoa cho bản Champasak, cao nguyên Paksong. Đoàn thanh niên BV Chợ Rẫy cùng 4 SV bạn, đang học ở Đại học Y- Dược khám bệnh và phát thuốc cho 3.000 bệnh nhân, trong đó có khoảng 500 Việt kiều.

v Quan hệ hữu nghị Việt Lào nồng ấm đến mức Hoàng thân Souvanouvong là người gốc Bắc Ninh, có vợ người Nha Trang. Chủ tịch Quốc hội là người gốc Thanh Hóa,...

v Lào không có biển rộng nhưng lại có sông dàirừng bạt ngàn. Biết khai thác lợi thế so sánh ấy Lào cũng có thể đi lên khá vững chắc. Cầu Hữu Nghị ở Vientiane đã hoạt dộng và cầu Hữu Nghị 2 sắp mở nối Savanakhet với Thái Lan là những điểm khởi đi đầy ấn tượng.

v Chùa chiền ghi dấu một thời văn minh nên gần như mỗi phường/xã đều có chùa... và tục lê thanh thiếu niên phải qua một thời gian sống ở chùa trước khi thành thân, hình như đã làm cho ngươi Lào vốn dĩ hiền lại càng hiền hòa hơn?

v Về quan hệ vận tải Việt-Lào, do nhu cầu không lớn nhưng với hành lang Đông Tây thông qua con đường 9, đường Xuyên Á Phnompenh-Mộc Bài-TP.HCM, sông MéKong bằng đường thủy, ta có thể phác thảo một ưu thế du lịch bằng đường bộ khá rõ nét:

Tour TP.HCM-Đông Hà-Savanakhet-Thailan(Bangkok, Pattaya).

Tour “ - ” - Thaket-Vientiane-Thailan(Chiangmai).

Tour - Pnompenh-Angkor Thom, Angkor Vat-ThaiLan.

Tour đường thuỷ TP.HCM-Sông Hậu(Tiền)-Pnompenh....

Phong Nha-Kẻ Bàng di sản,

L18.jpg picture by nguyenlephuocan

doøng soâng Son

Đối với một số anh em đến Phong Nha lần đầu thì nhất thiết phải đi xem cho bằng được cả 2 động Phong Nha và Tiên Sơn là lẽ đương nhiên. Riêng ta đây là lần trở lại thứ 2 nên ta chỉ mong xem được động “Thiên đường” vừa mới được phát hiện và nghe đâu đẹp gấp nhiều lần so với 2 động cũ. Thế nhưng theo các hướng dẫn viên, động Thiên đường nếu có khai thác cũng mất một vài năm do cơ sở hạ tầng chưa có gì.

L19.jpg picture by nguyenlephuocan

Vaán tô trôøi

Do đó, việc tái khám phá những gì lần trước chưa biết là điều cần thiết, nhất là lần trước ta đã một lần lỡ hẹn do nước lớn, thuyền không vào sâu bên trong động ướt được. Lần này nhờ thuyền đi vào trong nên ta có dịp ngắm các bãi cát vàng, xem Bi ký bia có từ thời Chiêm Thành, 2 sợi dây tơ trờimà hễ ai chạm đến là lại được điều may. Dù HDV Thanh không biết nhiều thơ ca như chàng Hiếu ngày xưa nhưng cũng có những dòng về 2 sợi dây này và phải chăng nhờ thế mà gs Hưởng đã gặp được người đẹp Tân ở Công ty xây dựng Miền Trung:“Lưu luyến mãi chẳng muốn về, mãi mê vương vấn tơ trời Phong Nha, Nguyện cầu duyên lứa đôi ta, thuỷ chung son sắt như là đá thiêng”.

Bà Nà by night-lần trở lại thứ 2,

L20.jpg picture by nguyenlephuocan

Đã đến một lần, song con đường đèo ngày càng cao, với gần 112 khúc cua ngoặt ngoèo-gian khó để đến được đỉnh Bà Nà làm nhiều người phải nản lòng, nên nhớ lại lần khai phá đầu tiên nó vất vả biết dường nào!

Phải mất đúng 1h cho lượt lên và 30’ cho lượt về. Thế nhưng việc gì cũng thế. Phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, không gian khoáng đãng… là phần thưởng xứng đáng cho những ai đến được Bà Nà.

20h00 mới đến, khu nghỉ Mimosa ta đã từng ở, nay các cô giáo Đà nẵng đã thuê. Những tưởng sẽ gặp khó khăn, nào ngờ Đoàn được bố trí ở biệt thự Hoàng Gia(Nhà nghỉ cũ của Trung uý DeBay) thế là lần đầu tiên Đoàn được ngủ ở một nơi sang trọng nhất trong chuyến đi: rộng, thoáng, có đủ nước nóng, TV, tủ lạnh, bồn tắm…

L22.jpg picture by nguyenlephuocan

Sau bữa cơm tối gọn nhẹ, Đoàn dự kiến di bách bộ một lúc trước khi nghỉ dưỡng sức cho ngày mai. Nhưng không ngờ khi tạt qua khu lửa trại của các cô giáo trường mẫu giáo sư phạm Anh Đào - Đà Nẵng qui luật âm dương tương hợp đã níu kéo Đoàn ở lại đến quá 24h00 với buổi giao lưu đầy thú vị không ngờ.

Nội lực của Đoàn Đà Nẵng khá hay, toàn là nữ giới nhưng cũng đủ bộ: dạo đàn(Cô Kim Trang), bộ gõ(Cô Kim Đài ), hát- chắc là mọi người đều biết(Cô Nhung, cô.....), đặc biệt là tính cộng đồng và tính dã ngoại khá cao. Khéo khen cho cô gái xứ dừa Tam Quan, đã có công vun đắp cho một tập thể từ nhiều lứa tuổi lại gắn bó đến như thế. Thế mới biết làm gì có “uổng công xách nước tưới dừa Tam Quan?”

Đoàn TP.HCM, tuy ít hơn nhưng cũng thuộc diện“Phi long tại thiên” nên nói chung cũng khá xuất sắc trong những ngữ cảnh bất ngờ này. Thầy Tải là mẫu người thường khép kín trong những trường hợp như thế nhưng tối hôm đó trong không khí lành lạnh của núi rừng quyện trong hơi ấm của lửa trại bập bùng, Thầy đã chiếm lĩnh cả không gian và thời gian. Anh Em trong Đoàn, kể cả Thầy Bình cũng chỉ phụ họa cho vui cữa-vui nhà.

Khởi đầu Thầy Bình yêu cầu mình tặng mấy câu thơ nhân sinh nhật cô gíao Thông. Mình vốn không giỏi thơ, chỉ lấy tứ thơ của ai đó mà hoà vào ngữ cảnh để nhắn gửi chút tình cảm riêng tư là “Mẹ là mẹ của riêng Em, Mẹ sinh Em ra để riêng dành cho Anh…”.

Gs Hưởng lãnh trọng trách đề tặng cả bài “Đêm Bà Nà sương mềm vai lạnh, Tình cờ khách lạ gặp rồi quen.Các cô nhà gíao mừng sinh nhật, Đêm tiễn bạn bè đậm nghĩa nhân. An Khuê dạy trẻ Anh Đào cũ, Học trò nhớ mãi ở trong tâm.Sáng mai đây mỗi người mỗi ngã,Có còn gặp được nữa hay không?

Coâgiaùo ÑaøNaüng

Không khí càng về khuya càng hay, đến nỗi đã đến giờ tắt điện cô Hiệu trưởng An Khuê - đồng hương Bình Định với mình - phải làm Kinh Kha tráng sĩ sang sông để nối điện lại.

Nhưng do mệt và còn phải dự trữ cho hành trình kế tiếp nên Đoàn trở về phòng. Riêng Thầy Tải vẫn say sưa hát những ca khúc tiền chiến một thời vang bóng như Thiên thai, Đêm đông, Hòn vọng phu… cùng tiếng đàn và giọng ténor của người đẹp đệm đàn Kim Trang.

Chỉ tiếc là Thái đã đăng ký ăn sáng ở Nhà hàng, nếu không sáng mai chúng tôi sẽ ăn sáng mì Quảng cùng bên người đẹp xứ Quảng thì biết đâu sẽ có lắm chuyện xảy ra? đặc biệt là những người tài hoa như gs Hưởng, gs Bình?

L21.jpg picture by nguyenlephuocan

Caåm tuù caàu BaøNaø

Sáng hôm sau, Đoàn được HDV Sơn đưa đi tham quan một số nơi mới như Hầm rượu DeBay đã được cải tạo thêm, nối thẳng qua quán bar-café, ngoạn cảnh chùa, thăm khu B với cầu treo, biệt thự Lệ Niêm xây theo phong cách Thái, toàn bằng gỗ và cuối cùng là đi cáp treo từ đỉnh khu vực A sang khu vực B.Có nhìn từ trên cao xuống mói thấy vẻ đẹp quyến rũ của núi rừng ra sao. Riêng ta, mồ hôi lạnh lòng bàn tay đã toát ra!Còn gs Hửơng chắc lo đến tính an toàn nên đã không tham dự chuyến đi kỳ thú này!

L23.jpg picture by nguyenlephuocan

Traø hoa nöõ Baønaø

10h15’ Đoàn rời Bà Nà “Sơn phong thủy sắc” chúng tôi đã hoàn thành tour du lịch: “Lên đỉnh Ngũ hành, Vượt sóng Tiên Sa, Ngoạn cảnh Bà Nà, Vờn mây đèo Hải”với một chút lưu luyến cả người lẫn cảnh:

v Người “Người ơi gặp gỡ làm chi” hoặc nói như các cô gíao “Cái đêm hôm ấy hôm gì ?” và chỉ có “ duyên” mới gặp!

v Hoặc cảnh “Bà Nà ngày bốn mùa liền, Sáng- Xuân hoa nở chim chuyền cành cây, Trưa-Hè nắng gắt chang chang,Chiều-Thu êm dịu mây bay là đà, Đêm- Đông mát lạnh làn da, Ở đâu cảnh đẹp bằng Bà Nà by night”.

Bên cạnh đó, chúng tôi được biết có một số tập đoàn tư bản Mỹ đang thương thảo thuê cả khu Ba Nà. Nếu điều đó trở thành hiện thực, Bà Nà sẽ chẳng còn bao lâu sẽ được khai thác hết công suất và mang tầm vóc quốc tế.

Tam Kỳ với cơm gà bà Luận,

Xe bon bon thẳng tiến về phía Nam, điểm dừng chân ăn trưa vừa phù hợp cung độ, vừa thuộc loại vang bóng một thời, đó chính là cơm gà Bà Luận với Website: www.amthuc.com/comgabaluan với dòng marketing rất kêu:“Ngon nhất, nổi tiếng nhất miền Trung.Ăn một lần nhớ mãi” và quả là danh bất hư truyền. Cơm gà bà Luận ở Quảng Nam thực sự ngon hơn cơm gà Thượng Hải ở Sài Gòn. Bữa cơm thường có 4 món gà luộc, lòng gà, gà sả ớt, gà quay và đặc biệt là món soup gà và cơm nấu bằng nước gà, lần đầu tiên ăn ai cũng ngỡ là xôi hoặc tráng miệng cũng bằng bánh “đông sương hột gà”.

Ăn cơm gà Bà Luận, làm ta lại nhớ đến buổi cơm trưa quá bữa dọc đường(trên đường Trường Sơn, đoạn sắp rẽ về Quảng Trị) cũng với thịt gà 3 món và cá trê nướng chấm mắm gừng, tất cả đều tươi rói và có bàn tay nướng của Quí và Thái nên tuyệt chẳng kém ở bất cứ nơi đâu hoặc nhớ đến món cơm gà SiuSiu-An Đông nổi tiếng từ trước ngày Sài Gòn giải phóng.

Chỉ khoản 30’dừng chân, Thầy Bình đã thực hiện cái “duyên” của mình khi có pô ảnh kỉ niệm rất mỹ ý với Bà Luận chủ quán, lại được tấm thiếp ký tên Má Luận gửi cho con gái chi nhánh 2 ở Bình Thạnh-Sàigòn. Thế là Thầy Bình lại có dịp trổ tài đóng vai Ba Luận nhân dịp ra mắt những dòng du ký này do gs Trương và gs Công chiêu đãi!

Nha Trang ngày trở về,

L24.jpg picture by nguyenlephuocan

Bieån Nha Trang-nhìn veà nuùi coâ Tieân

Không có trong chương trình vì điểm dừng chân theo hoạch định là sẽ nghỉ ở Qui Nhơn hoặc Tuy Hoà nhưng nhờ phấn đấu của Lx Qúi, Đoàn đã trở về Nha Trang vào lúc 22h00, nhằm rút ngắn hành trình cho ngày cuối cùng.

Khách sạn dừng chân là Thiên Phúc-tên gọi này đã nhắc ta đến điềm lành cho hành trình kết thúc - một khách sạn mới khai trương chỉ 3 tháng, toạ lạc cách bãi biển chỉ khoảng 500m.Nhờ thế sáng hôm sau tranh thủ dậy sớm một chút, ta có dịp nghe những bài nhạc về mùa thu Hà Nội trên làn sóng VTV3, đặc biệt là tuyệt tác của nguời con trai Huế, viết về Thành phố Thủ đô:“Mùa thu Hà Nội- Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu...” làm ta là dân miền Trung cũng nhớ về Hà Nội.

Tranh thủ trước lúc ăn sáng ta, gs Hưởng và Thái có dịp dạo bộ gần 2km dọc bờ biển theo đường Trần Phú, ngắm nhìn quang cảnh tuyệt vời của Thành phố biển Nha Trang với núi Cô Tiên, Hòn Qui, biệt điện Bảo Đại ... mà nay đã được liệt vào một trong những Vịnh đẹp nhất của top ten 20 Vịnh trên thế giới.

Thời điểm đến Nha Trang lại trùng vào dịp “Tháng 8- Nha Trang điểm hẹn”nên Nha Trang càng thêm xinh đẹp. Không chỉ những địa danh nổi tiếng đã có từ trước như Tháp Bà Ponaga, Hòn Chồng, Hòn Tre, Đảo khỉ, Thủy Cung, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ núi(cũng gọi là nhà thờ đá)... bây giờ thành phố biển còn có những Bãi tắm đôi(Hòn Yến),Vịnh Văn Phong, Suối khoáng nóng Tháp Bà được mệnh danh là the most amazing Viet Nam với ý nghĩasoaking in mineral mud is very interesting.

L25.jpg picture by nguyenlephuocan

NhaTrang nhìn veà Bieät ñieän BÑ

Về đến khách sạn, người đẹp Hải Yến-receptionist Thiên Phúc- cô con gái Hà thành, từa tựa Hồng Nhung, đã giới thiệu nơi ăn sáng khá thú vị: Phở Hà Nội. Thế là trong một sáng đầy ắp kỉ niệm về Hà thành, dẫu cách xa đến nghìn cây số!

Trên đường trở về Thành phố, điều tuyệt vời nhất có lẽ là chúng tôi có dịp khám phá con đường dọc biển mới mở từ nội thành Nha Trang đến sân bay Cam Ranh, khởi đi từ đại lộ Nguyễn Tất Thành chạy dọc theo biển đến ngã ba Cam Đức rẽ phải ra QL1, đi qua những vườn xoài Cam Ranh, trù phú chẳng kém gì nhà vườn miền Nam.

Đặc biệt là đường dọc bãi biển chỉ dài 31km, ngắn hơn khá nhiều với đừơng cũ Nha Trang - Cam Ranh 60 km. Tuy con đường chưa hoàn chỉnh, nhưng với cách thiết kế theo qui hoạch, ta thấy một triển vọng xuất sắc. Ở bãi tắm cuối đường, với biển xanh - cát trắng còn khá virgin, mà Anh Em trong Đoàn mộng mơ là nên chăng hình thành một khu tắm tiên (nude bathing beach) mà nghe đâu ở bãi tắm khu vực Mỹ Khê-Đà Nẵng nay đã có loại hình này? Khi rẽ ra Quốc lộ 1 ta lại được biết có con đường rẽ phải chạy lên Đà Lạt khách lữ hành không cần phải qua Phan Rang nữa.

Nhìn những chuyến xe buýt ngược xuôi trong thành phố Nha Trang làm ta nhớ đến những đồng nghiệp của Ngành ta ở Khánh Hoà như A.Trừng nguyên giám đốc Sở, Bạn Đạt- nguyên trưởng phòng QLVT, A.Định hiện là Pgđ đương nhiệm đã từng dẫn đoàn vào học tập kinh nghiệm về xe buýt ở Trung tâm(8/2003) khi ta còn là giám đốc ở đó mà cặp cá dolphin bằng đá là món quà lưu niệm không quên.

NHỮNG ĐIỀU ĐỌNG LẠI,

Vượt qua gần 5.000 km đường dài trong vòng 8 đêm-9 ngày, bình quân mỗi ngày Đoàn đã rong ruổi trên 500 km, quả là một cuộc hành trình marathonđầy thử thách, đặc biệt là về mặt kiểm nghiệm thể lực đối với những Anh Em đã vượt qua tuổi “Tri thiên mệnh”. Thế nhưng rất may mắn, tất cả đều an toàn và Đoàn đã về đến Thành phố lúc 18h00. Phải chăng nhờ một hậu phương lớn với đầy đủ các loại rượu, trái cây, bánh trung thu ...bồi dưỡng trên từng cây số cùng với những trận cười quên thôi qua những câu truyện kể tiếu lâm đủ loại?

Trên đường khi về Thành phố, Lx Quí đã cho nghe những điệu Boléro, Rumba... quen thuộc thường bị gán cho tư nhạc sến(Marie schells, Marie fontaine) nhưng lại rất tuyệt vời và đầy ý nghĩa trong thơi khắc chia tay:“Dù giờ đây tạm chia cách xa, nhưng cách chia làm sao được lòng ta; Xin chớ quên kỉ niệm ngày qua những đêm chong đèn ngồi ca” của gs Tải cùng đoàn nữ nhà giáo Đà nẵng tại Bà Nà by night.

Về đến Thành phố, ngay hôm sau lại tin cơn bão số 5 đang đổ vào Thanh-Nghệ-Tĩnh làm mình thầm nghĩ nếu hành trình ta còn kéo dài thế nào cũng ảnh hưởng bão rớt. Liên tưởng đến những chặng đường ta đã vượt qua, một cự ly dài gấp 3 lần Sàigòn-Hà nội, đi qua suốt chiều rộng và gần ½ chiều dài của đất nước Lào anh em, đi qua gần hết chiều dài đất Việt mến yêu và qua những chiến trường xưa đổ nát, nay đâu đâu cũng đã phủ một màu xanh mơn mởn.

Thời gian quả là liều thuốc quí, nó đã hàn gắn vết thương chiến tranh cả về vật chất lẫn tinh thần. Bây giờ là thời khắc của mọi người chung lòng, góp sức cho một Việt Nam phát triển và hội nhập, theo dòng thác toàn cầu hóa đang cuồn cuộn chảy, đâu có chờ ai, đợi ai!

L26.jpg picture by nguyenlephuocan