Ẩm thực Việt nam .

III) ẨM THỰC VIỆT NAM

3.1 Ẩm thực SaPa,

(Chuyếnđi cùng Trung Tâm QLĐH VTHKCC ngày12-15 / 8/ 2006 )

Do ảnh hưởng của khí hậu nên đặc sản SaPa ngoài những loại rau của vùng ôn đới như bắp cải su hào, su su, cây dược liệu ... hoặc những cây ăn quả như đào, mận, lê... đặc biệt ở Sa Pa có mận tam hoamận hậu rất nổi tiếng. Chỉ tiếc là thời điểm chúng tôi đến đây đã cuối mùa mận, đào nhưng lại là đầu mùa mắt cọp.

Đến SaPa lần này ta đã có dịp thưởng thức một số đặc sản của SaPa mà ta hằng mong ước như:

- Về rượu, vào buổi ăn tốiở nhà hàng Camélia chúng tôi đã nhâm nhi được hương vị rượu táo mèo (ủ tới 8 năm? có hương vị đế và táo) và hương vị rượu San Lùng (loại rượu làm bằng đòng đòng lúa của người Mông thôn San Lùng, xã Bản Mèo, huyện Bát Xát, màu rượu trong hơn và nồng độ nặng hơn).

Còn rượu Bắc Hà của làng Bắc Hà trên đường đi Thác Bạc nghe đâu cũng khá nổi tiếng hoặc rượu ngô Bản Phố (khu vực giữa SaPa và Bắc Hà) hoặc ruợu sâu chít(con sâu từ cây đót làm chổi)được xếp vào đông trùng hạ thảo, trị tiêu đàm, tráng dương, bổ thận...

- Về trà, lúc dừng chânở làng dân tộc trên núi hàm Rồng chúng tôi đã có dịp thưởng thức được món trà tuyết của người Mông -Fansipan sản xuất, khoảng 60.000đ/kg (25.000đ/ấm loại tiên ẩm) có mùi vị khá ngon.

Còn loại trà tam thất nụ tuy đắt hơn (40.000đ/ấm) nhưng có vị đắng như loại trà khổ qua, khi uống phải qua lượt lọc, có công dụng trị áp huyết tăng và chắc rất hữu dụng cho những người bịbệnh tiểu đường như ta.

Loại trà đắt nhất (khoảng 200.000đ/kg) là loại trà linh chi của người Dao đỏ ta chưa có dịp thưởng thức cũng như loại trà Nhật (65.000đ/kg)là trà cũng do Công ty du lịch Lào Cai phân phối nghe đâu khá ngon.

Ở khu du lịch Hàm Rồng, trước khi đến khu vực leo lên sân Mây ta đi qua Trung Hoa trà quán, giới thiệu đến 18 loại trà, trong đó có những tên trà khá lạ tai như: trà thượng đế, trà Long cảnh hồ tây, trà phả nhí Vân nam, trà Xuân bách ngao...

- Về ẩm thực nói chung,ta dã dùng được các đặc sản như trái mắt cọp một loại lê Việt Nam, chẳng kém gì lê Trung Quốc, nó lại có vị hơi chua khá hấp dẫn cho những ai không thích ngọt. Mỗi bữa ăn đều thường xuất hiện ba món rất ngon là đọt su su, đọt bí, trái su su luột chấm muối vừng. Món cá suối Mường Hoa chiên giòn, món rau rừng (chua, ngọt và cay như tía tô xanh, rau bạc hà...), măng chua (măng nhú), nấm hương (nấm khô)....Còn món thắng cố là dạng thập cẩm gồm thịt, và xương của các loài ăn cỏ như ngựa , bò, dê,...

Một đặc sản SaPa khác ai một lần đến đó đều không thể nào quên đó là cái gì cũng nướng.Những món thông thường ở đâu cũng có như khoai, sắn, ngô, mía... còn ở đây trứng gà, trứng vịt, phèo, bao tử, bánh dày...

Từ 18g00 khi nắng bắt đầu tắt hẳn, sương mù bắt đầu đặc quánh lại là các cữa hàng nướng bắt đầu mở và thậtđơn giản chỉ cần một chậu nhôm nhỏ để đựng than, một chiếc quạt nan, một bao than củi và mấy món cần nướng thế là có món nướng.

Cao cấp hơn một chút căng bạt, kê bàn ghế gỗ, treo đèn điện công suất thấp là tươm tất và đã hình thành một làng nướng đúng nghĩa ở khu vực đối diện với khu Chợ Tình, nghe đâu hoạt động đến 2-3 giờ sáng.Hôm chúng tôi đến gs Ngôn đã định sau 23 giờ sẽ thưởng thức nhưng giờ chót do mệt nhoài và sau cơn mưa nên mọi người đều mất lửa!

3.2 Ẩm thực Ba vì-Tam Đảo-Hưng Yên

(Chuyến đi cùng Ban Quản lý bến xe liên tỉnh, ngày tháng năm 2008)

Buổiăn trưa hôm đầu tiên sau khi làm việc với Sở GTVT Hà Nội, tuy theo lời mời làăn cơm căn tin, nhưng thực chất nhờ tiếp nhận cơ ngơi nguyên là văn phòng của UBND Tỉnh Hà Tây, nên đây là một cơ ngơi thoáng rộng, một chỗ tiếp khách rất tốt.

Còn bữa ăn trưa với những món Bắc truyền thống, lại được người đẹp Hương-không hiểu ở Phòng ban nào, luôn miệng giới thiệu đều là món đặc sản khá hấp dẫn như: món ốc Hồ Tây, ăn với húng Láng; gà luộc lá chanh-xôi nếp nương; đặc biệt là lần đầu tiên chúng tôi thưởng thức món tráng miệng “cốm làng vòng” chấm “chuối già hương” thật tuyệt!

Ở chuyến đi tham quan Ba Vì, trên đường về được Anh Em giới thiệu ăn trưa ở một quán ở ngoại thành Hà Nội, với những món đặc sản như: quả “lặt lè-một quả giống như dưa chuột- luột” chấm vừng rất ngon, món cu đất (nhỏ hơn cu xanh, một loại bồ câu rừng)nướng, món gà đồi (nuôi thả rong ở nương rẫy), món vịt cỏ Vân Đình...

Còn ở Hưng Yên trong buổi ăn sáng trước khi đi Tam Đảo,mới đầu theo gợi ý của bạn Thắng là món cháo cá rô, nghe cũng rất thú vị nhưng vào giờ chót theo gợi ý của bạn Thắng-Em chúng tôi lại có dịp thưởng thức món “bún thang” nổi tiếng ở xứ Bắc:“Đó là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc: màu trắng của bún hình như là bún Vân Tiêu, trắng của chả giò lụa; màu vàng của nhân lươn, nhân gà, được tôn nên bỡi một số gia vịnhư rau răm-mắm tôm-và nước lèo”.

Bún thang làm không khó nhưng cũng không hề dễ chút nào! nếu không có nghề khó có được bát bún ngon.Thí dụ như món lươn, thịt lươn chỉ ngon khi được “thui” trước rồi mới mổ sau để không mất máu.

Ngoài món “bún thang” được thưởng thức ngay tại chỗ, chúng tôi còn được các bạn ấy tặng quà mang về hai món đặc sản nổi tiếng khác của Hưng Yên là: “nhãn lồng phố Hiến và hạt Sen”.

Nhãn Hưng Yên được tôn vinh là “Vương giả chi quả” vì nó là quà tặng hình như thiên nhiên chỉ ban tặng cho vùng đất này! kỳlạ thay vì cũng là đất bãi sông Hồng nhưng chỉ chỉ có nhãn của phố Hiến mới là Vua của các loài nhãn: “cơm dày ít ngọt”, sau hai hôm nhưng mang về Sài Gòn ăn cũng còn rất tuyệt!

Nếu Nhãn là “vương giả chi quả” thì Sen Hưng Yên lại là “vương hậu chi hoa”,Sen cũng được trồng ven sông Hồng đây là một loài không chỉ cho ra hoa đẹp mà các bộ phận của sen đều là thuốc chữa bệnh như: “hạt sen-chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ; tâm sen có vị đắng-chữa tim hồi hộp, an thần; gương sen-phơi khô sắc uống, có tác dụng cầm máu, trong đại tiện hoặc băng huyết; hạt gạo trong hoa sendùng ướp chè; hạt sen dùng làm mứt sen-nấu chè, hoặc luộc ăn cũng rất ngon và có tác dụng ngủ sâu…Chỉ tiếc là chúng tôi chưa có đủ thì giờ để thưởng thức tiếp các đặc sản khác như:

- Tương Bần, một loại được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương ta hạt nhỏ được làm từnước giếng làng Bần, rang đỗ bằng cát, ủ mốc dùng lá khoai,đây là loại thực phẩm truền thống “Tương cà gia bản”

- Ếch om (um?) Phượng Tường, Ếch mọc, hoặc bánh dày làng Gầu hoặc chả gà Tiểu Quan…

Hoặc chúng tôi cũng chưa có thì giờ để viếng thăm “Tứ bất tử” ở Hưng Yên là“Thánh gióng-Chử Đồng Tữ và Tiên Dung-Thánh Tả-Sơn tinh-Thuỷ Tinh”mà pgđ Cường giới thiệu với một chút tự hào!

ỞTam Đảo, đặc sản ở đây là các món thịt rừng như: lợn rừng, lợn máng (Theo motif gà đồi-lợn máng-nếp nương ...ởcác Tỉnh phía Bắc), con cầy vòi (một loại chồn hương).Ngòai ra, về rau quả chúng ta nhất thiết phải dùng món trái su su luộc chấm vừng (muối mè) và món ngọn su su xào tỏi… Đặc sản su su ở Tam Đảo, ngày nay người dân ở đây trồng hai loại: một lại chỉ lấy ngọn và một lại vừa lấy ngọn vừa là quả; hoặc một số quả như móc mật(như đậu hoà lan),Quả móc cọp (ăn như quả dưa lê) vừa lạ vừa ngon! Ngoài ra, Tam Đảo còn có những đặc sản khác như: chuối rừng, dưa măng ớt, trứng và các loại khoai nướng, tương tự như vùng cao Sapa: gì cũng nướng! Chỉ có nghe danh rượu ong bầu đất cũng khá hay nhưng chưa có dịp thưởng thức!

3.3 Ẩm thực Sơn La-Điện Biên

(Chuyến du xuân đâu năm tháng 2/2011cùng công ty ô tô 3/2)

Trong một khuôn viên rộng và khang trang, chúng tôi được mời nhâm nhi trà ở tầng trệt, sau đó chuyển lên lầu 1 để dùng bữa, khi đến nơi chúng tôi thấy các anh chị ấyđã dọn sẵn mấy mâm (theo kiểu miền Bắc, mỗi mâm 6 người) mà mâm nào cũng đầy màu sắc với những món ăn của dân tộc Tây Bắc (hình bên).

Bên cạnh những món ăn ngon của vùng Tây Bắc(Măng-cà -heo luộc- gà đồi, rượu bách nhật, trái vả- gỏi cá chắm đen, chắc là cá trắm trong Nam?được giới thiệu là một món làm rất kỳ công), chúng tôi còn có dịp thưởng thức buổi trình diễn âm nhạc dân tộc Tây Bắc khá thú vị,với hàng loạt những bài ca miền Tây Bắc như: Hội xuân Tây Bắc-Tình ca Tây Bắc(Pháp)-Mùa ban nở-điệu múa dân tộc Dao, trong trang phục sắc màu bắt mắt(áo xanh-quần trắng hoặc trang phục áo hồng-quần đen).

Vềphần giao lưu, Điểm-Dũng-MC song ca bài Mùa Xuân trên TP HCM, làm âm vang cảkhán phòng và thể hiện sự nối kết hai đầu Nam-Bắc thật hấp dẫn! Có một điểmđáng nhớ khác là phong cách uống rượu của người dân Tây Bắc nói chung và dân tộc Thái nói riêng, mà sau này trong suốt hành trình, mỗi khi nâng cốc, giám đốc Phượng cho rằng nên uống theo phong cách Tây Bắc (xem thêm mục ẩm thực chuyến đi, chúng tôi có một chút so sánh với phong cách Seoul-Hàn Quốc)!

Nhânđề cập đến những người đẹp Thái trong đòan văn nghệ giúp vui,chúng ta cũng cần nói thêm một chút về cộng đồng người Thái ở Việt Nam.Họ đã có mặt ơ vùng Tây bắc Việt Nam(bao gồm 5 tỉnh Sơn La-Điện Biện- Hòa Bình-Lai Châu- Lào Cai) cách nay khoảng trến 1.200 năm (năm 1067 họ đã triếu cống cho nhà Lý Việt Nam ta và bị nhà Trần đánh bại vào năm 1280), là con cháu di cư của người Thái từ Vân Nam-Trung Quốc,họ cũng giống như các dân tộc Choang-Tày-Nùng…và khu vực họ đến định cư đầu tiên hiện nay là vùng Mường Thanh-Điện Biên và từ đây họ toả đi khắp nơi như Lào-Thái Lan-Miến Điện ngày nay…

Hiện nay dân tộc Thái-Việt Nam có chừng 1.329.000 người, chiếm 1,7% dân số(1999),là dân tộc có số dân đông thứ ba trong 54 dân tộc và sống tập trung đông nhất ởSơn La(36,9% dân số),Nghệ An(19%),Thanh Hóa(14,5%)…Họcó nhiều chủng tộc Thái khác nhau như:Thái trắng(Tày Khao, chủ yêu cư trú ở Điện Biên-Lai Châu, giữa phụ nữ có chồng và chưa chồng không có dấu hiệu nhận biết qua trang phục), Thái đen(Tày đăm,cư trú chủ yếu ở Điện Biên-Sơn La. Phụ nữ chưa chồng không búi tóc, ngược lại có chồng phải búi tóc và khi chồng chết có thể búi tóc xuống thấp một chút ởsau gáy, Tằng cẩu-là tiếng Thái chỉ tục búi tóc lên trên đỉnh đầu của người phụ nữ Thái đen có chồng”

Thái đỏ hoặc còn gọi là Thổ Đà Bắc!(Tày…chủ yếu cư trú ở Mộc Châu, Hòa Bình nhưng chính tôi hỏi người Thái trắng và Thái đen họ nói không có Thái đỏ?!).

Tranh thủ lúc chờ đợi, nhờ giới thiệu nếu bạn Dũng, tôi đã “đột nhập” vào “hậu trường” của các cô gái Thái, đang make up để trình diễn văn nghệ, trao đổi được những thông tin hay về dân tộc của họ và chộp được 3 pô hình đắc ý: một pô về trang phục Thái trắng(cổ áo hở) một pô về trang phục Thái đen(cổ áo kín), một pô về đầu tóc bới(của những cô gái Thái đen đã có chồng, phải quấn tóc lên, hoặc dùng sợi gai để độn nên khi đội nón bảo hiểm chỉ mang tính chất đối phó, chứ không vì mục đích đảm bảo an toàn giao thông!Quả là một bi hài quanh chiếc mũ bảo hiểm! vì có sự vênh giữa một bên là “pháp luật” và một bên là “luật tục”)

Người Thái thường sử dụng các họ như Nông-Tòng-Lý-Lò-Tạ…Ngôn ngữ của họ là tiếng Thái-Kadai tức Thái-Thái, Thái-Lào, Thái-Myanma…Sản phẩm nổi tiếng của họ là thổ cẩm với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ và bền đẹp…Họcó tục ở rể(nên nhớ là khác với tục “kéo vợ” hay “bắt v” của người H’Mong, tôi chỉ dùng sau một từ là bắt rể,các cô gái Thái trả lời là không có tục này), chỉ khi có con họ mới trở về nhà chồng; họ quan niệm “chết” là “tiếp tục sống” ở thế giới bên kia, vì vậy đám ma chính là lễ tiễn người chết về với “mường trời”.

Nhà cửa người Thái là loại nhà rông-nhà sàn, nhưng kiểu rông- sàn hiện đại, mái lợp thường là fibrociment hoặc tole, thay vì chỉ tre-lá-nứa như ngày xưa.

Người Thái sớm có chữviết nên họ có những tác phẩm thơ ca nổi tiếng và họ thích ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, múa sạp, múa xòe…

Ẩm thực chuyến đi,

Do lần đầu đến vùng Tây Bắc nên chúng tôi rất cố gắng để tìm thưởng thức những“sơn hào” của vùng này để có thể sánh với “hải vị” của vùng Đông Bắc mà chúng tôi sẽ đi qua!

Qua giao tiếp một lần, chúng tôi đã phát hiện,về cách uống rượu của những Anh Em Tây Bắc nói chung và của Sơn La-Điện Biên nói riêng, có phong cách riêng của nó:

-Khi được mời rượu nếu chấp nhận, nhất thiết phải cạn 100% và bắt tay với người mời.Uống chưa hết, nhất thiết không được bắt tay.

-Khi qua bàn bạn mời, chỉ đem ly không, không được rót rượu sẵn hoặc mang chai rượu từ bàn mình sang…

-Họcũng trân trọng cách uống “giao bôi” giữa nam và nữ…

Với cung cách này, làm tôi nhớ đến cảnh uống rượu với nhưng mỹ nữ Seoul mà tôi đã từng chịu trận! tuy là cánh nữ nhi nhưng cứ cầm lên là họ nốc cạn 100% và qua phong cách chuốc rượu của các mỹ nữ Hàn mà chúng tôi đã gặp gỡ (temp hai, sau bữa ăn thịt nướng buổi tối ở nhà hàng, cạnh công ty Mr Yoo), chúng tôi đã phát hiện ra người Hàn Quốc uống rượu như một nghi thức ngọai giao và có qui tắc riêng:

- Mỗi lần nhấc ly rượu lên là hết 100%, không thể để xuống được,

- Người lớn uống cạn thì người nhỏ phải cạn,

- Ta không tự rót vào ly mình mà ta rót cho người khác và người khác lại rót cho ta,

- Khi rót rượu tay phải cầm bình và taytrái giữ lấy khủyu tay phải…

Buổiăn tối, do Mr.Mạnh chiêu đãi ở cạnh đồn biên phòng Huabe-Điện Biên, bản thân tôi có dịp lần đầu tiên thưởng thức 2 món: măng đắng (củ măng nhỏ như măng trúc ở quê tôi và đểnguyên gốc, luộc chấm với nước chấm, rất giòn và có hương vị đắng, có nhiều ởvùng Điện Biên-Sơn La), món tiết canh hoẵng chin(tương tự như con nai).

Buổi ăn cuối cùng trước khi ra phi trường Nội Bài, lúc đầu bạn Dũng chọn quán gió trong đồng nội, nghĩlà một nơi bán đặc sản gà như gà Hoàng Tử, thế nhưng khi vào thấy khá hoang vắng nên anh em vội quay sang thị xã Bắc Ninh-quê hương quan họ, và may thay, bạn Dũng đã chuyển gam đến Thành Hương, một quán chuyên bán đặc sản chim, rất xuất sắc!

Mở đầu với chim sẻ roti, tiết canh chim sẻ;chim gáy bầm xúc bánh đa, chim gáy nướng; xôi chim và miến chim; Còn rượu thì rượu dừa Bắc Ninh (đựng trong trái dừa, tương tư như rượu bửơi Biên Hòa ở Đồng Nai),ngoài ra bổn quán còn những món chim khác như lele-vịt trời-cu đất…có điều khá hay nữa, là nhờ tính chuyên nghiệp cao, nên họ phục vụ khá nhanh.

3.4 Ẩm thực Huế,

(Chuyến đi Lào cùng HTX XKLT Thống Nhấtvào năm 2005)

Thực ra, các nhà nghiên cứu đều cho rằng,ăn uống đối với người Huế từ lâu đã trởthành một nghệ thuật-một văn hóa hay cao hơn nữa là một triết lý sống!Họ cho rằng, nghệ thuật ăn uống là nghệ thuật thứ ba của văn hóa Huế, sau hai nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật âm thanh độc đáo.

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có gần 1.700 món ăn, thì chỉ riêng Huế đã có đến gần 1.300 món!và hiện nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền đến 700 món,và được chia ra dòng ẩm thực chính là:ẩm thực cung đình-ẩm thực dân gian và các món chay tịnh.

Kiểu cách cầu kỳlà đặc điểm nổi bật nhất của ẩm thực Huế, nói cách khác,người Huế ăn không chỉ cầu no(khẩu thực) mà phải đẹp(nhãn thực),ăn bằng mũi(khứu thực), ăn bằng tai(thính thực), không chỉ đẹp mắt mà còn ở mức cao nhất là đẹp cả tâm hồn(tâm thực).

Không chỉ ẩm thực cung đình với những nem công chả phượng mới cầu kỳ mà ngay cả ẩm thực bình dân cũng đầy kiểu cách, mà trong đó ai đã từng ăn cơm hến Huế, sẽ thấy điều đó chẳng có sai! Ngon hay dở là tùy khẩu vị từng người, thế nhưng với cả chục loại rau, kết hợp với hàng chục loại gia vị, đủ cả các màu sắc: xanh-đỏ-nâu vàng…chỉ nhìnđã thấy bắt mắt rồi!

Âm thực Huế phong phú ngay cả trong các món bánh Huế-chè Huế-mắm Huế.Ai nghe qua:Nậm-lọc-bèo-ướt-ít-ram…những cái tên đâu khác gì câu thơ!hay với một hệ thống nước chấm cũng đầy thú vị:“bánh nớ chấm nước ni”,“bánh ni chấm với nước tê”,bánh tê chấm với nước nớ”…hoặc chỉ có muối, cũng có nhiều loại:muối sả-muốiớt-muối thịt-muối mè-muối tiêu-muối khế -muối ruốc-muối sườn

Còn những món cung đình Huế, chúng ta thường nghe đại yến(60 món), trung yến(40 món)và tiểu yến(30 món),thực ra hoàng triều chỉ dành đãi quốc khách hoặc ban thưởng cho các quan có công lớn,chứ còn Vua chúa họ cũng chỉ ăn những món mà họ thích,tuy rất bình dân,như vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, Hoàng đế Bảo Đại,món ông thích nhất chỉ là món cá nục kho và rau dền luộc chấm nước mắm!

Hoặc chúng ta thường nghe các các món cao lương mĩ vị dành cho giới quyền quí cao sang là nem công-chả phụng…thường là trong các yến tiệc phải có, nhưng cũng ít được dùng, vì chỉ nhằm phục vụ cho“nhãn và tâm thực”là chính!

Đối với những món ăn cao cấp này, cũng ít khi nó được đảm bảo bằng chính con vật mang tên đó, mà nó được biến tấu đi.Thí dụ, trong món “tứ linh” thì:

Món“Long” là Rồng, chỉ là con“cá chép hấp gừng”, sừng bằng tre nhuộm phẩm ngũ sắc,còn vây-đuôi làm bắng giấy kim trang; món“Ly” là con Lân chỉ tượng trưng bằng khúc đuôi chân giò ninh măng,cắm sừng tre, móng-vảy-đuôi bằng giấy; món “Qui” là con Rùa,đó chính là “bồ câu tiềm”gắn vảy bằng giấy;món “Phụng”là con chim Phụng thực ra chỉ là con“gà ri hầm bát bửu”…thậm chí,ngày nay người ta còn dùng củ quả để làm những món ăn “Long-Lân-Qui-Phụng” này!

Huếlà nơi duy nhất có “Thực phổ bách thiên-Thựcđơn nấu 100 mónbằng thơ và lại do phu nhân của một nhất phẩm triều đình sáng tác cũng là nơi đầu tiên lập ra“Nữ công học hội”dạy nữcông gia chánh từ năm 1927.Một điểm quan trọng nữa,cũng cần nhắc đến khi bàn đếnẩm thực Huế, là các món ăn phải được phối hợp để tạo nên một“phương thang”, vừa bổ dưỡng,vừa có công dụng loại trừ bệnh tật và tăng cường sức khoẻ.”

3.5 Ẩm thực Quảng Ngãi

(Chuyến đi Lý Sơn-Quảng Ngãi, 14-18/9/2011, cùng đoàn Sở GTVT TP.HCM)

Buổi cơm đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến thành phố Quảng Ngãi,các bạn MLQN đã đưa chúng tôi đến quán Cơm niêu Hoa Sữa, cạnh sông Trà Khúc.

Tuy thuộc loại quán làng nướng Nam bộ, nhưng lại có những thức ăn đặc trưng Quảng Ngãi, như: cá bống sông trà, canh cải hến, thịt luộc chấm dưa mắm-một loại như mắm lóc trong nam khá ngon, hoặc món “cơm niêu cháy” ăn với muối vừng, là món ăn ngon miệng được gs Thanh tấm tắt khen.

Với riêng tôi, khá ngạc nhiên, món cá nướng đầu tiên lại là món cá niên,một loại cá sông Côn quê tôi, đã từng được liệt vào loại cá tiến Vua! từ trước nay, chúng tôi cứ nghĩ nó chỉ có ở quê tôi, nào ngờ ngay cả Quảng Ngãi cũng có!quả là đi một bước đàng học một sàng khôn là thế đấy!

Còn một số món đặc sản khác, có lẽhai món “zon” và “lòng hấp” là món thú vị nhất!

-Đối với món Zon, ngay cả anh Phượng dân Quảng Ngãi chính tông, cũng đánh giá thuộc hạng “xoàn” vì chỉ 5-10.000đ/tô rất ư là bình dân!

Thế nhưng nhân buổi tối đầu tiên, bạn Hưng đã đưa chúng tôi thưởng thức món này ở quán Cổ luỹ cô Thôn (?), mới có dịp chứng kiến cả con Zon còn sống, được chủ quán giới thiệu, nó là một loại con hà-rất nhỏ con, hình bên, rất mất công sức để làm ra được mónăn và thường là nếu không có tay nghề điêu luyện, thì đãi rất khó hết tạp chất cát, khi ăn đụng vào sẽ mất hứng! cũng thông qua ăn zon Quảng Ngãi, chúng tôi lại phát hện hai món zon khác rất ư là thú vị, nhất thiết phải giới thiệu cho những ai lần đầu ăn thử món này, đó là “Zon/chè” và “Zon/hột vịt lộn”!cũng như ăn zon thì nhiều người biết nhưng chỉ mới lần đầu tiên tôi cũng biết được rằng: Zon trắng-Sông Trà,Cổ Luỹ Cô Thôn bao giờ cũng có chất lượng ngọt và ngon hơn Zon đen-sông Vệ!

-Còn món ăn sáng “lòng hấp”?nếu kỳghé Anh Thủy, nguyên giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi, đã chiêu đãi tôi và anh Lê Bình món ăn sáng bằng “tiết canh heo” uống rượu trắng, làm chúng tôi khá ngạc nhiên! thì kỳ này bạn Mẫn đã đưa chúng tôi đến Quán Bưởi-163 Phan Đình Phùng(055-824381) chuyên bán các món lòng chưng/cháo, đầu cổ cánh hầm thuốc bắc(đối diện cơm gà Quảng Châu),cho chúng tôi thưởng thức món “lòng hấp” vịt cỏ (làm nhớ đến vịt cỏ Vân Đỉnh ở Sơn Tây-Hà Nội, cũng tuyệt vời không kém)thật tuyệt vời và chính vì biết thế, nên bạn ấy đã đãđặt trước “doublé” 9 người-18 xuất, thậm chí bạn ấy đến xuất thứba,chắc ăn cho đỡ nhớ! làm tôi không thể thưởng thức thêm món cháo lòng đi kèm!đành hẹn gặp lại vậy!

-Rau câu chân vịt, là một loại rọng biển có hình giống như chân vịt, dùng để nấu rau câu ăn khá ngon.

-KẹoGươngQuảngNgãi

Món quà mà bạn Duy-MLQN tặng cho ACE chúng tôi mang về thành phố, có món kẹo gương nổi tiếng (hình bên dưới).

Tại thị xã Quảng Ngãi, về đặc sản, có đủ các loại đường ngon nổi tiếng như: đường phổi, đường phèn, mạch nha, nhưng ngọt ngào thi vị mang màu sắc Quảng Ngãi khó quên nhất có lẽ là món kẹp Gương.

Kẹo gương xuất xứ tù thị trấn Thu Xà cách thị xã Quảng Ngãi chừng 10 km vềhướng Đông.

Có người bảo tên thật của loại kẹo gương nổi tiếng naỳ có nguồn gốc bên Triều Châu, được du nhập vào Thu Xà từ thế kỷ 17, gọi là “Kia thứng” hay “Pô lí thứng”.Kẹo gương từng được vua Lê Trang Tông, thời nhà Lê Trung Hưng dùng kẹo gương làm món tráng miệng trong triều nội.

Ở Quảng Ngãi, nghề làm kẹo gươngđược phổ biến khắp nơi, nhưng chỉ có kẹo gương Thu Xà mới có giá trị đặc biệt và đã đi vào ca dao Quảng Ngãi như một thứ đặc sản tiêu biểu cho địa phương:

“Chim mía Xuân Phổ

Cá Bống Sông Trà

Kẹo Gương Thu Xà

Mạch nha Mộ Đức”

Kẹo gương được làm từ đường cát trắng, mạch nha, mỡ heo, mè và đậu phộng….Thông thường để có 10 kg kẹo thì phải dùng đến 3kg đường cát, 3kg đậu phộng, 200g mạch nha, 19g mỡ heo và một trái chanh tươi.Kẹo gương tuy rẻ tiền nhưng rất có giá trị. Miếng kẹo trong suốt nhưpha lê(đây chính là lý do tại sao có tên kẹo gương), giòn, có vị ngọt thanh lẫn vị béo.Ăn kẹo gương dùng với nước trà thì rất thú vị! Tuy ngon nhưng kẹo gương không để lâu được, nếu để quá 10 ngày kẹo sẽ có vịchua và mất đi hương vị thơm ban đầu!

Gỏi tóc tiên,

Nằm cách cù lao Ré(Lý Sơn) khoảng 4 km và chỉ 45 phút đi thuyền,ngoài vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, đảo Bé còn có một món ăn độc đáo, lạ lùng, hấp dẫn.Đó là gỏi tóc tiên… Ở đảo Bé có các loại (rau) rong biển như:rau cum cúm, rau bông trang, rau đông, rau câu, rau mức và rau tóc tiên…Theo kinh nghiệmdân gian, mỗi loại rau đều có cách thu hái, chế biến khác nhau.Nếu rau cum cúm, rau đông dùng để nấu chân vịt, xu xoa thì rau mức lại nấu chè, nấu canh hoặc phơi khô để dùng dần; còn rau bông trang, rau câu lại phảiăn tươi như làm gỏi.

Mùa thu hoạch rong biển thông thường từ tháng giêng đến tháng bảy - là những tháng biển yên, sóng lặng.Đểcào rau cum cúm,rau đông, mỗi buổi chiều khi thủy triều xuống,người ta ra ngoài gành còn xăm xắp nước,tay dùng một cái liềm cong nhỏ nạo khẽ tách rong ra khỏiđá.Loại rong này nhiều vô kể, kéo dài khắp nửa đảo.Hái rau tóc tiên thì vất vảhơn.Rau này mọc từng cụm ở giữa các vách san hô có độ sâu từ 1,5m đến 2m.Khi hái người ta chỉ cắt phần ngọn khoảng 20cm mang về.

Cách chế biến món gỏi tóc tiên này cực kỳ đơn giản.Rau tóc tiên được nhặt sạch đá vôi, rong, rác rồi xả bằng nước lã nhiều lần cho hết vị mặn.Xong luộc sơ qua(khoảng 1kg rau 1 lít nước).Nước luộc này bỏ đường vào để qua đêm là thành đông sương-một món giải khát rất hiệu nghiệm.Tóc tiên vừa nguội thì cho ít muỗng giấm hoặc chanh trộnđều với cà chua xanh xắt mỏng,các loại rau thơm như húng, rau quế, rau răm và trên cùng rắc ít đậu phộng giã nhỏ.Tùy theo điều kiện mà cho thêm da heo, thịt ba rọi, thịt bò sợi,nấm tai mèo, nấm đông cô… để món ăn đậm đà và phong phú hơn.

Khi bày lên mâm,món gỏi này trông rất bắt mắt.Màu xanh ngọc của sợi tóc tiên nổi nhẹ trên nền xanh non của lát cà chua hoặc hằn thành những đường vân chìm giữa màu xanh đậm của rau thơm,điểm xuyết vào chút vàng mơ duyên dáng của hạt đậu phộng.

Cách làm nước chấm cũng rất hay.Người ta dằm ớt vào mắm nguyên chất rồi lấy trái chanh đã gọt vỏ gảy từng tép nhỏ vào chén.Gỏi tóc tiên phải ăn kèm với bánh tráng nướng,tỏi và hành. Củ hành ở hòn Bé cũng đặc biệt.Vì trồng trọt thuần nước trời, nên thời gian sinh trưởng thì đủ mà củ hành thì đẹt lại, củ lớn nhất chỉ bằng ngón tay cái.Mùi vị món gỏi

tóc tiên rất lạ,vị giòn giòn, sần sật của tóc tiên; vị rau húng, rau quế thơm nồng; lát cà chua, ngọt thanh; hạtđậu phộng bùi bùi, beo béo; một chút chua chua mơ hồ của giấm, một thoáng hươngđưa như gió biển nhẹ nhàng… Tất cả cộng lại, ngon chẳng thể nào tả được,vừa nhai vừa lắng nghe tiếng giòn tan của bánh tráng, tiếng tép chanh khẽ lụp bụp dưới chân răng;thỉnh thoảng lột củ hành,miếng tỏi để nồng nàn thêm hương vị!

3.6 Ẩm thực Bình Định

(Chuyếnđi cùng TTâm - HTX19/5 - côngty XKSG, nhân dự hội thảo VTHKCC ở Phú Yên 2008)

Chim mía Phú Phong

Đây là loại chim nhỏ tựa như chim sẻ, nhưng nó sống từng đàn trên các cánh đồng mía bạt ngàn ở Bình Định, nhưng ngon nhất vẫn là chim mía Phú Phong như từ lâu người ta đã đánh giá:

“Ai về Kiên Mỹ-Phú Phong/Ăn con chim mía thõa lòng ước mong” hoặc

“Ai về nhắn khách Phú Phon /Ăn con chim mía nặng lòng quê hương”.

Chim mía có thể nướng hoặc ráng (rôti)để nhâm nhi với rượu bầu đá, thịt thơm ngon, người sành điệu thường chọn loại đầu nhỏ-mỏ ngắn(đểphân biệt với loại chim “áo dà” rất giống chim mía). Lẽ ra chúng tôi phải chờ về đến Phú Phong để ăn món này cùng với món “Bồ câu ra ràng hầm” nhưng do tiện nên chúng tôi lại ăn chim mía ở quán “Hai cây xoài” ở ngã ba gần Chợ Dinh-Qui Nhơn trong buổi tiệc gs Thuấn chiêu đãi Cô giáo và những bạn học thời Trung Học ở Qui Nhơn.

Bánh hỏi Diêu Trì,

Đến Bình Định đâu đâu chúng ta cũng thấy nhan nhãn những biển quảng cáo “Cháo lòng, bánh hỏi” thế nhưng Bánh hỏi Diêu Trì mới là đặc sản của Bình Định, món điểm tâm rất quyến rủ và phổ biến bởi hương vị lạ (mà gs Thuấn đinh ninh rằng nằm trong hương vị của lá hẹ xứ Nẫu, tuy nhỏ nhưng thơm ngon!)mà giá lại rẻ! và gs Thuấn là cư dân ở Phú Tài nhiều năm nên đã đưa chúng tôi đếnđúng tiệm nổi tiếng ở Ngả ba Phú Tài, có đúng bánh hỏi Diêu Trì.

Về tên gọi “bánh hỏi”hình như chưa có tư liệu nào nói chính xác.Chỉ có một giả thiết cho rằng sở dĩcó tên này vì sợi bánh hỏi “xoăn xoăn” giống như hình “dấu hỏi”? Hoặc một ý khác là do khi xuất hiện, loại bánh này không ai biết tên gì cứ hỏi mãi thành ra “bánh hỏi”?

Còn điều chắc chắn nhất có lẽ ai cũng biết, nó là biến thể của bún tươi và nó ra đời cùng lúc với bánh tráng, bánh đúc, bánh ít và bún (do sợi bún to không ngon nên người thợ họ dùng khuôn bằng ống đồng để chế biến thành.Nó có cái khó là lỗ nhỏ quá bột không lọt qua được và lỗ lớn quá thì cộng to quá, mất ngon).

“Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ/Em thương một người có Mẹ không cha/Bánh xèo, bánh đúc có hoa/Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn”.

Hẹtuy cùng họ với hành nhưng lá xanh hơn và mùi vị nhẹ nhàng hơn.Ăn bánh hỏi thì thường dùng kèm với cháo(nấu với huyết heo va thịt nạc băm)và lòng heo (gan, dồi, tim, cổ..)và “bánh tráng” nướng thay cho “bánh phồng tôm” phương Nam.Hình như cả Đòan rất hả hê sau buổi điểm tâm sáng đầy hương vị của Bình Định này,và không bõ công thiết kế và giới thiệu của gs Thuấn vậy!

Cá Sông Côn,

“Rượu Bầu Đá-Cá sông Côn” là một cặp đặc sản từ ngàn xưa của BìnhĐịnh quê tôi, nên đến Bình Định mà chưa thưởng thức những món này thì như chưađến Bình Định. Đây là món đặc sản mà Tôi và Điểm chiêu đãi Đoàn vì là món ăn quê hương của chúng tôi.

Sau khi tham quan ở bảo tàng Quang Trung vừa lúc đúng ngọ nên hcúng tôi đưa Anh Em về ăn trưa ở Quán Mười Diên mà chúng tôi đến nằm trên QL19, thuộc xã Bình Giang, cách thị trấn Phú Phong, khoảng 3 km về hướng An Khê-Pleikuvà cách nhà tôi khoảng 5 km về hướng Tây.

Nếu sông Hồng phía Bắc, nổi tiếng với những cá Anh vũ-cá lăng-cá mịt…sông Cưủ Long vơi cá hô-cá linh-cá tra-cá basa…thì Phú Phong quê tôi với sông Côn đã nổi tiếng từ ngàn xưa với cá niên-một loại cá tiến Vua,giống như con cá đối, thường phải câu thụt mới có(hình trang trước)- và các loại cá khác như cá ngựa-cá bóng cát-cá chình-cá diếc-cá chép đỏ đuôi-cá chạch-chình um…đặc biệt ở đây luôn có cá tươi roi rói.

Dừngăn trưa ở đây,chúng tôi thưởng thức khá nhiều món, nào là cá niên và cá chạch nướng, cá rô chiên xù, cá trắng kho nghệ, canh cá diếc nấu rau răm...Đó là chưa kể món “đọt rau lang luộc-chấm mắm cua đồng“khai”!(tương tự như món “rau khoai- mắm cáy, một lọai cua nhỏ” phía Bắc)nên nói chung chúng tôi đã thưởng thứcđược một bữa ăn đậm chất quê hương mà những bạn ở Nam bộ ít có dịp tiếp cận nhưthế.

Ăn cá ở Phú Phong làm chúng tôi nhớ đến bài vè các loại cá xứ Nẫu quê tôi:

“Nói rằng con cá Thu nấu cháo/Con cá sạo phơi khô/…Cháu lấy chồng cô là con cá Nóc/….Hát ghẹo băng xăng là con cá Đối/…Nằm hầm bụi tre là con cá Lóc/…Mọc sừng trên óc là con cá trê/…Canh cưởi rành nghề là con cá suốt/…Năm bảy hàm răng là con cá mập/…”

Đến giữa dòng sông rộng mênh mông nước trong leo lẻo, nhìn những bạn trẻ đang tắm ta ước gì có thời gian để nhảy xuống tung tăng trong cái mát lạnh giữa trưa hè. Trong lúc lên bờchụp ảnh bất ngờ gặp cháu Linh, con Anh Đức (Anh của Đệ-Em rể mình) và như thế là được pô ảnh bất ngờ thú vị.Qua gần 30’ rong chơi, Đoàn vội quay về cho kịp hẹn.

Ở buổi ăn trưa cùng Anh Em, do chúng tôi mời nhưng giờ chót lại do Anh Hoa Châu (xã viên HTX Thống Nhất là dân Phú Phong) chiêu đãi, chúng tôi gặp nhiều điều thú vị.Dự kiến của Anh Hoa Châu là ăn đặc sản ba ba. Nhưng về vùng núi nên cần ăn thịt rừng, thế là chọn ăn ở quán A.Thái-Đồng Phó, theo giới thiệu là tuy bình dân nhưng thịt rừng tươi và chính hiệu nên mềm và thơm ngon thật sự, ít có nơi nào bì, kể cả quán Duyên ở trạm thu phí An Nhơn.

Xong phần ăn chơi, khi kêu cơm Anh Hoa Châu lại nhất thiết phải đưa về một nơi khác cách đó vài km, hướng về Qui Nhơn, tên quán 10 Diên (cạnh cầu Bà La), chuyên bán cá đồng các loại như cá lúi, cá chạch (đủ lọai chạch cui-cát-lá- tre),cá ngựa (to), cá mương, cá chình bông, cá giếc (nấu lá giang, rau răm)…toàn là cá sông, cá suối.

Nói chung, hai bữa ăn toàn là đặc sản quê hương, Sài Gòn cũng khó tìm! Rất trân trọng là A.Thạch-Bí thư đang trong thời gian dưỡng mắt nhưng cũng tham dự,cùng Đệ-Em rể mình, Anh Tám Bảo-Cậu Điểm...nên cuộc tiệc càng thêm vui vẻ.

Chỉ qua buổi dừng ăn trưa này mới thấy bây giờ ở quê nhà thú ăn chơi đâu có kém Sài Gòn là mấy! đặc biệt là A.Thạch, tuy ở nông thôn nhưng Anh ấy đi nhiều, biết nhiều ... rất cần thiết như lời khuyên của Vua Tự Đức:“Bất xuất môn đình ngoại /An tri thiên địa khoan- Suốt năm quanh quẩn ở nhà/ làm sao biết được đất trời mênh mông!”

Giã từ Anh Em Tây Sơn chúng tôi quay về ks Qui Nhơn. Trên đường về chúng tôi lại có dịp tạt qua khu du lịch sinh thái Hồ Núi Một nhưng trong tôi vẫn đầy ắp những kỉniệm ngày xưa thân ái ở quê nhà Lai Nghi-Bình Nghi:

“Tháng năm chưa nằm đã sáng, Tháng mười chưa cười đã tối”, đó là câu nói dân gian chỉ vềqui luật mùa trong năm nói chung cho đất nước Việt Nam ta nhưng trong tôi ở quê Bình Định,tôi luôn nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu với những hình ảnh rất cụthể tháng mùa này.

Tháng 5 là mùa gió nam (loại gió lào nóng rát nhưng lại mát rượi vào buổi sáng sớm).Còn tháng 10 là cao điểm của mùa mưa bão. Nhưng thật thú vị khi co ro trong chiếc áo mưa tời (chằm bằng lá) ra đồng đặt đôm, đặt đó (đi bắt cá).

Bắt cá ở quê tôi có nhiều cách, “Siêng đi tát, nhác đi câu, muốn mau đầy bầu thì đi nhủi”. Còn một số cách nữa như thả lưới, thả lờ, mò hang, tát mương, tát đìa....Đặc điểm của cá đồng là rất tanh nên để trị mùi tanh này người dân quê tôi thường sử dụng nước mắm gừng hoặc nấu với rau răm, nên những món cá rô-cá trê kho lá gừng là ngon vô kể.Về tên gọi, cá tràu là tên gọi loại cá lóc miền Nam.Nhưng quê tôi còn phân ra cá lớn (cá tràu) còn con nhỏ gọi là cá cững. “Đầu cá chép mép cá trê” là đặc điểm chung nên khi làm con trê người ta luôn giữ lại mép.

Cá giếc chừng hai ngón tay thường làm gỏi sống, con lớn hơn thì nấu canh rau răm. Làm cá giếc thuờng không sử dụng dao mà bằng cật tre vì cho rằng đụng dao vào thịt sẽ không ngon?

Cá tràu con nhỏ thì nướng, con trộng hơn một chút thì kho, con lớn hơn nữa thường nấu canh chua hoặc um với bắp chuối hoặc nấu ám, nấu cháo hoặc nấu nước lèo ăn mì (sau này?).Dù nấu kiểu gì theo phong cách quê tôi, thường chiên sơ cho thịt khỏi bể khi bày lên trông đẹp mắt. “Gió đưa ông Đội vềTàu/Bà Đội ở lại xuống bàu bắt cua/Bắt cua làm mắm cho chua/Gởi sang cho ông Đội khỏi mua tốn tiền”.

Đoàn chúng tôi dừng chân ở Hoàng Long quán- thị trấn Diêu Trì, cạnh làng nghề Cối Đá nay không còn nữa, mà nghe đâu tập trung về những đại gia như Phú Minh Trung của bố-con A.Tòng.

Món ăn ở đây tựa nhưmón cá ở Phú Phong quê mình, với những cá dìa (như cá chim) chiên, cá lúi (như cá rô nhỏ) cá chua lá giang, rau lang chấm mắm cua đồng khai; còn mắm thì đủ các loại mắm miền Trung như mắm ruốt, mắm cá cơm, mắm ruột cá ngừ, nước mắm các loại và dĩ nhiên là không thiếu món chủ lực: cà dĩa và cà chua sống.

Trong lúc ngon miệng, Tòng còn giới thiệu một món đặc sản Bình Định, tuy cũng là dân xứ Nẫu, nhưng mình chưa hề nghe và đựơc thưởng thức bao giờ: Cá chình mun Phù Mỹ (chỉcó ở bàu Trà Ổ, thôn Châu Trúc-xã Mỹ Châu- Phù Mỹ)hoặc cá niên-Vĩnh Thạnh, làm những chung Remy Martin thêm giá trị!

3.7)Ẩm thực Phú Yên

Đặc sản Phú Yên Tuy Hòađược nhiều người biết đến như sau: “Sò huyết Ô Loan, cua bể Yến, Ốc nhảy Sông Cầu, tôm bạc Vũng Rô, cháo hàu Tuy An, bánh tráng Hòa Đa, nước mắm Gành Đỏ(Ông già),cá ngựa Vũng Lắm, mực khô Phú Câu, Qui Hậu tửu…nhưng muốn thưởng thức những món này ngày nay thật không dễ chút nào!

Sò huyết Ô Loan,

Đầm Ô Loan ở xã An Hải huyện Tuy An về phía Đông-Bắc tỉnh Phú Yên. Nếu chúng ta đi đường bộ từ Sài Gòn ra Qui Nhơn sau khi vượt qua đèo Quán Cau thì đầm Ô Loan ở phía tay phải và nhìn từ trên cao xuống trông phong cảnh rất hữu tình.Còn lúc đi đến đây chúng tôi lạiđi bọc ở phía sau, qua biển Thanh Thủy và qua biển An Hải(qua một cây cầu gỗ đong đưa với phí 2.000đ/người).Chúng tôi đã phí công một buổi chiều tìmđến nơi nàyđể thưởng thức món sò huyết ngay tại đầm Ô Loan nhưng cuối cùng sau khi đi qua cây cầu cây lắc lẻo(Gs Tèo khập khễnh không dám qua) đã bị một cháu gái lừa,đưa vào quán hứa là có món sò nhưng sau đó lại nói không còn nữa!

Sò thì ở sông, biển nào chả có! nào là sò bóng-sò trơn-sò huyết, to nhỏ đủ các lọai, thế nhưng sò huyết Ô Loan nổi tiếng từ xa xưa qua câu “Cá mòi Phan Thiết, sò huyết Ô Loan”. Con sò huyết to hơn sò bóng, vỏ nó xù xì gợn sóng và như tên gọi, nó có huyết màu đỏ.Chính nhờ chất máu đó làm cho nó trở thành món ăn ngon và bổ.Ăn sò huyết có nhiều cách: nấu cháo, xào với mực hoặc làm mắm...nhưng có lẽ ngon nhất là món sò huyết nướng, chấm với nước mắm tiêu-chanh-ớt, nhắm với ruợu Qui Hậu và kết thúc bữa sò nướng là một bát cháo sò thơm nồng nàn, còn bốc khói! Chẳng những thịt ăn ngon mà vỏ sò cũng rất có ích: hầm vôi xây nhà tốt hơn vôi đá!

Đầm Ô Loan không chỉ nổi tiếng về sò huyết mà còn nổi tiến cả về hàu và về về lịch khi mà mùa mưa bão liên miên bắt đầu thì cũng chính đó là mùa săn lịch (khi tiết trời mưa bão thiên nhiên, nước trên thượng nguồn theo sông suối đổ về, nước trong đầm bắt đầu ngầu bọt thì lịch thường ra khỏi hang nên đó là mùa săn lịch, lịch có quanh năm nhưng lịch thánh 10-11 thì thịt béo nhất).

Lịch là lòai vật giống như lươn, chình sống ở các triền cát sạch mịn, dưới đáy các đầm nước, nên có màu da giống cát.

Lịch có ba lọai: lịch sông có mình cứng, trắng; lịch đen thân đen(Khiăn các thức ăn màu đen, chúng ta cũng cần biết một chút về sự kỳ thú của nó.Thực phẩm màu đen thì có nhiều loại.Với động vật thì ta thường gặp loại gà ác, cá trắmđen, ba ba…với thực vật thì chúng ta có gạo ngự(gạo đen, gạo hẩm), đậu đen, nấm hương-nấm đông cô, nấm mèo, táo đen…Người ta đã nghiên cứu và ghi nhận những thực phẩm màu đen có nhiều chất dinh dưỡng.Hàm lượng protid luôn dồi dào, hàm lượng chất béo cũng cao nhưng lại chủ yếu là các acid béo không bảo hòa, giúp bổ dưỡng tế bào não.Ngoài ra, chúng còn có nhiều vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B2, là loại dễ thiếu hụt trong các bữa ăn công nghiệp ngày nay!

Thí dụ như gà ác đen là một vật phẩm quí: hàm lượng protid vitamin B2-PP-E-P-Fe-K cao, còn hàm lượng cholesterol và chất béo lại ít, nên có công dụng dưỡng âm thoái nhiệt, gíup tăng cường chức năng sinh lý, chống lão hóa, phòng chứng loãng xương, thiếu máu do thiếu sắt…hoặc đậu đen cũng có nhiều protid và chứa nhiều acid béo bão hòa như Ca-P-Fe-vitamin nhóm B điều trị đau lưng bổ thận, giảiđộc do thuốc, dùng lâu ngày làm da trắng mịn…Hoặc nấm đông cô thì rất có ích cho những ai bị bệnh tim mạch-đái tháo đường-huyết áp….Nấm mèo đen giàu chất sắt, rất cần cho những ai bị bệnh thiếu máu.Táo đen, rong biễn lại chứa nhiều iod-Ca-Mg-Fe..có ích cho những ai bị bệnh phì đại tuyến giáp trạng…gạo ngự cần cho người bị tiểu đường vì làm tăng đường huyết chậm); lịch huyết(giá gấp 4-5 lần giá lịchbình thương)có màu đỏ như máu tươi, sống dưới lớp bùn.

Xôi Thuận Thảo, Muối é,

Đến Phú Yên ngay hôm đầu tiên chúng tôi cũng lục tìm nhưng món ăn đặc sản Tuy Hòa như cá ngừ đại dương, dê 9 món, bún bắp, sò huyết hào Ô Loan, phở Tân(loại phở có bánh phở mềm như phở Bắc, nhỏ như hủ tiếu, dai như bánh bột lọc)…rượu Qui Hậu…..nhưng rất tiếc đối với những món đặc sản này, có lúc hỏi cư dân ở đây họ cũng không biếtnhư:rượu qui Hậu chẳng hạn, ngược lại chúng tôi rất vui khi thấy rượu Bầu Đá-Bình Định chiếm lĩnh thị trường Phú Yên một cách rất ngoạn mục.

Hômđầu tiên, sau khi hỏi thăm, cuối cùng chúng tôi đến dùng buổi tối ngay nhà hàng của chị Thuận Thảo (đối diện Trung Tâm Hội nghị ngày mai) và cũng chính là nơi chúng tôi ăn sáng vào ngày hôm sau, trước khi dự hội nghị và do lượng kháchđông nên một phen chúng tôi “mỏi cổ” để chờ!

Dù đòi hỏi nhiều món đặc sản Phú Yên như: mắt cá ngừ đại dương, cua huỳnh đế, sò huyết-hàu Ô Loan… nhưng cuối cùng chúng tôi cũng chỉ thưởng thức được một món duy nhất là “cá ngư Wasabi”- thịt cá được thái mỏng vừa ăn sử dụng với wasabi, ăn kèm với bánh tráng nướng, đậu phộng rang và các món rau đi kèm như: lá tía tô-húng- cải xanh…Còn những món khác thì ở đâu cũng có!

Cũng cần phải nói thêm một chút về “cá ngừ đại dương”-là món hải sản xuất khẩu có gia trịchỉ sau tôm hùm, vì là món ăn khoái khẩu của những nước châu Á như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan… Riêng ở Việt Nam ta, cá ngừ đại dương đượcđánh bắt theo qui mô lớn nhất xuất phát từ Phú Yên(sản lượng 1.800-2.000 tấn/năm), nên những món cá ngừ đại dương ở đây cũng rất phong phú và khá xuất sắc: Mắt cá ngừ chưng cách thủy(Mỹ Á quán, để có dịp so sánh với món “mắt cá ngừ đại dương tần thuốc Bắc” ở Đầm Thị Nại quê tôi, sản lượng xếp sau Phú Yên ), Gỏi bao tử cá ngừ, Cháo đầu cá ngừ…

Buổi tối hôm sau, SởGTVT Phú Yên chiêu đãi tất cả các đại biểu ở “Thuận Thảo land”, với món khai vị: Nem chả 6 món, khá hấp dẫn.Còn các món chính gồm có: soup hải sản-mực hấp nước dừa-gà hấp ớt xiêm-Bò paté bánh mì và đặc biệt là “Xôi Thuận Thảo”, một món ăn khá lạ và ngon đến nỗi chúng tôi mua thêm mổi người một hộp để tối ăn thêm.

Riêng phần của Tôi và Đức không dùng nổi nữa,để đến sáng hôm sau, dùng cũng còn ngon!

Điểm đặc biệt đáng ghi nhận của buổi tối chiêu đãi này là họ rất cách tân: chỉ ăn uống và “bù khú” với nhau, không hề có những discour rườm rà, mất thì giờ.

Cũng ở buổi tiệc này, lầnđầu tiên chúng tôi phát hiện món “muối é” rất ngon(Muối trắng giã với loại lá của cây hạt é, làm muối nên có màu xanh và muì thơm của é).

3.8)Ẩm thực Phan Rang

(Chuyến du lịch cùng HTX du lịch số 2, vào ngày 12-13/4/2008)

Mỗi vùng có một số đặc sản riêng, trên phạm vi cả nước chúng ta thường nghe có:“bơ sáp-Đà Lạt, mít Tố nữ-Lái Thiêu, thanh long Hòang Hậu-Bình Thuận, nho-Phan Rang, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng-Hưng Yên, mận-Bắc Hà”…

Riêng ở Phan Rang thì lại có “cừu-Ninh Sơn, dê-Bác Ái, muối-Diêm Điền, thổ cẩm-Mỹ Nghiệp, gốm- Bầu Trúc, Nho-Phan Rang…”

Buổi trưa, sau khi du thuyền trên vịnh Vĩnh Hy, chúng tôi quay về nhà hàng của giám đốc Hậu, phó giámđốc Phúc các anh ấy chiêu đãi tòan là các món hải sản tươi roi rói và hấp dẫn nhất có lẽ là món cá thu hấp cuốn bánh tráng.

Buổi chiều, theo lịch hẹn cô Em Hạnh sẽ cho đi ăn đặc sản.Địa điểm là các hàng quán ngay ngoài biển Ninh Chữ, cạnh ngôi nhà nghỉ mát của cựu Tổng Thống Thiệu-Sài Gòn với cái tên khá ấn tượng: Gái mập (tên gọi đúng với dáng người). Ở đây tuy hơi bề bộn nhưng được thưởng thức gío biển mát rượi và các món ăn ngon tuyệt: gỏi cá mai (cá mai là một lọai cá nhỏ con tựa như con cá cơm nhưng đặc biệt nó không có máu nên không có mùi tanh, ăn rất ngon)-mực một nắng-sò huyết xào (lầnđầu tiên mình thưởng thức với nứơc chấm muối tiêu pha nước cốt dừa ngon tuyệt!)-tôm thẻ nướng và món cháo hào.Chỉ tiếc một điều là thiếu cô chủ tiệc Hạnh cùng ăn (phải lo chuyện xe công ty bị phạt vạ nên ủy nhiệm cho Anh Cần) nên cũng một phần mất ngon!

Trước khi đến Phan Rang, chúng tôi nghe đồn rằng cơm gà Phan Rang chẳng kém gì cơm gà bà Luận ở Tam Kỳ. Một số quán nổi tiếng ở Pha Rang như cơm gà Hải Nam, 17- Lê Hồng Phong và cơm gà Đức ở 11, Nguyễn Thái Học.

Thế nhưng theo hướng dẫn của vợ chồng Anh Khánh chính “cơm gà chỉ” mới tuyệt phích.Thoạt đầu chúng tôi nghĩ đây là tên riêng của một loại gà nào đó, nhưng sau một lúc trao đổi chúng tôi phát hiện ra rằngđó là tên gọi của một cung cách phục vụ: “Chỉcon gà nào, thịt con gà đó”!Và anh Em chúng tôi được giới thiệu ra vùng ngoại ô thị xã, nơi một quán gió bên đồng lúa gió mát-trăng thanh cạnh đường Hải Thượng Lãn Ông.

Phải nói chỉ với hai món “gà luộc và gà roti” cùng với hai món “cơm và cháo gà” thế nhưng ăn rất ngon và hình như không thấy chán.Chắc lần sau đến Phan Rang là phải trở lại quán này rồi.

Nho Phan Rang,

Phan rang là vùng“Gió như phang, Nắng như rang” thế nhưng không hiểu vì sao thiên nhiên lại ban tặng cho vùng đất này sản phẩm nho không thua kém với những nơi sản xuất nho danh tiếng bên trời Âu.

Nho Phan Rang tựu trung có 3 lọai là: nho đỏ-nho xanh và nho đen;còn sản phẫm từ nho có: mật nho, rựơu nho, mứt nho.

Rượu nho Phan Rang củng khác với nhiều loại nho khác là: lên men tự nhiên (3 nho-1 đường) .Đây là loại cây đỏng đảnh: “Nắng không ưa, mưa không chịu”.Ngoài những đặc sản như tỏi - hành- dê -cừu-thanh long… ngày nay Phan Rang còn nổi tiếng sản phẩm nho và sản phẩm từ nho.

3.9 Ẩm thực Đà Lạt

(Chuyến đi Đà Lạt, 14-17/7/2011, cùng công ty Citransco)

Về ẩm thực chuyến đi, phong cách của bạn Lèo là “ăn ra ăn, chơi ra chơi” nên nhìn chung âm thưc chuyến đi cũng cao hơn nhiều so vơi những chương trình tour thường nhật. Điểm nổi bật của chuyến này đáng ghi nhận là các buổi thịt rừng ở hồ Tuyền Lâm, bữa ăn ở Hoàng Hạc quán.Còn có lẽmón thú vị nhất với chúng tôi là đặc sản“giòheo hầm bông artechaut”, một dược liệu và thực phẩm quí, thuộc vào loại hàng cao cấp,vì món ăn này kích thích gan tăng bài tiết mật, giúp hệ tiêu hóa họat động tốt.Riêng món dê “Lộc Lê Dung”, do các bạn giới thiệu không hấp dẫn bằng món dê ở mà chúng tôi đã từng dùng.

Còn ẩm thực, Hoàng hạc Quán đã giới thiệu những món ăn khá hấp dẫn như: Vịt xiêm ba món-Heo mọi bốn món-gà đủ món, từ hấp hành đến nấu lá giang- nướng muối ớt-roti-trộn gỏi..nghe rất hấp dẫn còn Đoàn chúng tôi, mới đầu chỉ dự kiến ghé uống nước và nghỉ chân, với món chiêu đãi của chủ quán là “trứng gà nướng giấy bạc” khá ngon, nhưng sau đó nghe bạn Hùng PR ngọt quá, thế là cả Đoàn hủy bữa ăn trưa đã đặt ở khách sạn Golf 3 để dùng cơm trưa ngay tại Hoàng Hạc Quán! và thú thật, quyết định của bạn 6 Lèo không hềsai lầm chút nào, vì với những con“gà thả đồi” và “heo mọi bốn món”, cơm lam chiên giòn…các bạn đầu bếp ở đây đã chinh phục khách hàng chúng tôi như:heo mọi hấp(ngon ngọt),heo mọi hầm artechaut(ngon và bỗ dưỡng), khá ngạc nhiên hơn nữa là tuy đầu bếp là dân miền Tây, thế nhưng không biết sao các bạn ấy lại giới thiệu món banh canh Đà Nẵng?Bữaăn còn ngon miệng hơn nhiều nhờ “thi sĩ tính” của chủ quán Hùng, chỉ với một câyđàn thùng và bộ gõ, đã có hàng loạt tiếng hát lời ca theo kiểu: “có nắng có gió và em có cái đó nên ta sẽsống bên em trọn đời” hoặc ! “Nêu không thương thì thôi/ chớ có rơ(quyền) cái tách(đôi) của Em”!hoặc tâm tình của người bản xứ “Chịu án ngồi không chịu án treo” hoặc “vì cán bộ ăn ở hai lòng” hoặc chỉ có “cộc(khăng)”, “cu(nặng)”…nói chung, rất ư là lãng tử!

Vềthức uống, có lẽ món trà “Oolong Tâm Châu”, là hợp khẩu vị nhất! cũng với người đẹp pha trà qua bảy bước, chỉ tiếcđã quên hỏi một chi tiết mà hình như ở đây họ đã giới thiệu sai: Trà Ô long có nguồn gốc từ vùng núi Long Tĩnh thuộc tỉnh Phúc Kiến(Hàng Châu mới đúng chứ!).Đối với các quán ăn dừng chân dọc đường, “Tâm Châu trà qúan” lần này là một bất ngờlớn với mình vì đây là cơ sở mới được xây dựng trên một diện tích cả chục ha và bên trong được bố trí lại vừa rộng thoáng,vừa khoa học và rất văn minh lịch sự.

Cònở khu du lịch Madagoui, chúng tôi đến vào dịp ở đây tổ chức tuần lễ các món ănđặc sản miền núi “Cá suối- rau rừng” với 12 loại rau rừng (như rau diếp, rau lạc, rau lá quan, đọt mây, đọt đủngđỉnh...) và 13 loại cá suối (như cá trê, cá rô, cá leo, cá lăng...).Bữa cơm trưa gần một giờ đồng hồ ở đây cũng khá ngon và thú vị, hưởng được chút hương vị rừng.

Ngồi trên nhà sàn nhìn ra quang cảnh thoáng rộng và xanh ngát của núi rừng, cùng với sự chăm sóc của bàn tay con người, vùng núi rừng ngày trước bây giờ thật xinh đẹp như một màu xanh bất tận.

Ẩm thực Đà Lạt (chuyếnđi cùng HTX Hiệp Phát)

Chuyến đi có những điều đáng nhớ về ẩm thực.Buổi ăn tối đầu tiên là ở nhà người đẹp Nương với Liên, Thơ, Mai, Hà…Tuy không có cao lương mĩvị nhưng theo kiểu dã ngoại khá hay -trải chiếu xuống đất, ngồi xếp bằng ngoài sân, tất cả đều tự phục vụ...- và đầy tình thân ái bè bạn lâu ngày gặp lại như“Cửu hạn phùng cam vũ,tha hương ngộ cố tri- nắng hạn gặp mưa rào, xa quê gặp đồng hương”.

Món ăn để lại nhiều ấn tượng có lẽ là món móng heo chiên cứng như mầm đá-chắc có lẽ do bàn tay bạn Thiện mà ra hoặc món bổ sung đu đủ trộn bò khô là món ăn mà nữ sinh Gia Long-Sàigòn ai cũng thích. Buổi ăn ngon không chỉ vì đồ ăn ngon mà còn đầyđủ các yếu tố làm cho bữa ăn ngon khác như giờ ăn, không khí, chỗ ngồi và đặc biệt là có người ngồi cạnh bên, nên thật ngon!

Cuộc vui qua mau với những chén tạc-chén thù,đến khoảng 20g00 trời trở lạnh nhanh, sương bắt đầu xuống như mưa phùn, 3 bình rượu vang(đặc sản Đà Lạt mới nổi tiếng từ 2001- từ 1994 là rượu chát) đã bắt đầu có tác dụng nên tiệc cũng tàn.

Hoặc buổi ăn sáng ở quán bún bò Huế Thiên Trang 2 do Nương giới thiệu(2, Hồ Tùng Mậu) với món rau gém-mang sắc thái rau Đà Lạt, cũng như món chả-khác biệt với hương vị Huế và Sài Gòn.

Hoặc bữa tối ăn món dê ởquán Phương Quang, tuy chỉ có 2 món nhưng trong không khí lành lạnh của vùng cao nguyên, hương vị nhũ dê nướngdê tay cầm nóng nghi ngút khói, cùng vị cay nồng của rượu thuốc (tửu lượng thật đáng gờm 1xị/người) là đầy hấp dẫn làm mình nghĩ đến hiệu quả“ăn vô mặt cũng phừng phừng như dê...”.

Điều đáng ghi nhận là tính chịu đựng xuất sắc của gs Sĩ. Giũa những cám dỗ của mùi vị-âm thanh-màu sắc và ngữ cảnh, bạn ấy vẫn“nhất tâm thiền định”để giữ chay tịnh nhưlòng đã nguyện.Chỉ không biết được là chàng có chay tịnh cả hai hay chỉchay tịnh một chiều? Nhưng dẫu sao chỉ ngần ấy hành động đã đủ để tuyên dương bạn là người dễ đạt được đạo hơn ta rồi.

Chính vì thế nên để chia sẻ cùng bạn bè khi ghé qua thiền viện Trúc Lâm cả Đoàn đã dùng cơm chay cùng Sĩ.Chỉ tiếc cơm bán với giá bình dân nên không ngon bằng các tiệm cơm chay Sài gòn ta đã từng thưởng thức mặc dù cũng đầy đủ cả các món nghe là thấy hấp dẫn: cá cơm kho tiêu, chả lụa nấu nấm, canh thập cẩm …Có điều buồn cười là quán chuyên bán món ăn chay nhưng khi hỏi món chao thì cữa hàng trả lời gọn bân: không có!?

Bên cạnh thức ăn, uống café cũng được du khách đánh gía là một thú vui không thểthiếu khi ghé lại thành phố mù sương này.Vì kiêng-không được dùng café quá 1ly/ngày - nên ta dùng xen kẽ với cacao nóng cũng khá hay.Về chất lượng ta thấy cũng thường thừng bậc trung, chưa bằng ly café Trung Nguyên 16.000đ/ly ởTPHCM, nhưng ngữ cảnh thì thật là tuyệt vời.

Cả buổi tối hôm 2/12 và sáng 3/12 chúng tôi đều dùng café ở quán Thanh Thuỷ (Blue Water Restaurant) nghe đâu do một ông chủ Đài Loan nào đóđầu tư.

Trong không khí lành lạnh của suơng mù bay lãng đãng, ta một chút co ro trong chiếc áo lạnh khoác ngoài, nhâm nhi từng ngụm café or ca cao nóng, nghe âm thanh sóng vỗ dưới chân thủy tạ và thả hồn lãng du cùng ánh đèn đêm sáng tù mù về đêm hoặc nhìm ngắm ánh dương rực sáng vào lúc bình minh trên hồ Xuân Hương,với liễu rũ và hoa mai anh đào.Còn gì bằng cho những ngày đi relax!Đặc biệt lần đầu tiên ngồi trên thủy tạ hồ Xuân Hương chứng kiến cảnh thanh niên phố núi đi bão nhằm mừng thắng lợi của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam thắng Myanma 2-1.

Chỉtiếc không có thì giờ để rảo qua Thủy Tạ quán phía đối diện Thanh Thuỷ hoặc khu vực trung tâm Hoà Bình nghe đâu cũng có café đầy hấp dẫn.Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là buổi tối ở quán Thanh Thuỷ, gs Sơn đã độc diễn màn thêm chanh, thêmđường, thêm nước… làm các cô phục vụ phát cáu lên và các bàn bên cạnh nhòm sang!

● Rượu Đà Lạt,

ĐếnĐà lạt mà không nhâm nhi chút rượu đặc sản Đà Lạt thì hình như có thiếu một chút gì đó.Có lẽ chính vì thế mà gs Thái đã tậu một thùng Vang Đà Lạt để nhâm nhi trong các bữa và theo yêu cầu của đoàn, buổi tiệc cuối gs Công đã cho dùng cả Vang Đà lạt.

Thành phố này bây giờcó khá nhiều lọai rượu nhưng có lẽ nổi tiếng nhất hiện nay vẫn là ruợu Vang và rượu Chát Đà Lạt.Đây là hai sản phẩm được tinh chế từ đặc sản trái cây của vùng đất này và đã đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 4 năm liền từ2001.

VangĐà Lạt làm từ nước ép trái cây của nhodâu, theo phương pháp truyền thống, kết hợp với một chút bí quyết riêngcủa từng nhà sản xuất, để giữ nét riêng của thương hiệu mình.

VangĐà Lạt có nhiều lọai như Vang đỏ,Vang trắng, lọai xuất khẩu, lọai đặc biệt.Thườngđược đóng gói vào chai thủy tinh, lọai dung tích 375, 750, 1.500ml, hoặc hộp3lít.Nồng độ vừa phải từ 11-12o. Có loại Vang Đà Lạt có ga như Vang hương đào (Avia-natural Peach flavour), hương trái dâu (Avia-natural Raspberry Flavour), hương mâm xôi (Avia-natural Cherry flavour)...

ChátĐà Lạt được tinh chế từ quả dâu, một đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt, có tác dụng giảm nhức mỏi, giúp dễ ngủ và tiêu hóa tốt.

Nhân nói đến rượu Vang,ta cũng cần biết một chút về cách uống và bảo quản thứ rượu này.Cách uống không có gì cầu kỳ so với các lọai rượu khác nhưng cần phải tuân thủ một số qui tắc nhấtđịnh như: Ly, phải là lọai ly thủy tinh hình hoa tulip; Ướp rượu ở nhiệtđộ lý tưởng 15o - 18o (đối với vang đỏ) hoặc ở nhiệt độ thấp hơn 10o - 14o (đối với lọai vang trắng);cách bảo quản cũng đòi hỏi khá nghiêm ngặt về nhiệt độ(10o - 15o),độ ẩm(60-80%),ánh sáng (chỗ tối),độ thoáng (cần có không khí đi qua).

Còn cách uống cần thưởng thức theo kiểu sử dụng cả năm giác quan: xúc giác (xem chai rượu, nâng ly), thị giác (nhìn màu sắc rượu), khứu giác (ngửi mùi thơm của rượu),thính giác (nghe tiếng ly cụng),vị giác (ngậm nghe hương vị rượu).

Hoặc theo một phong cách khác: vang trắngbao giờ cũng uống trước vang đỏ, vang trẻ bao giờ cũng uống trước vang lâu năm, vang chua luôn uống trước vang dịu...

● Café Đà Lạt,

Nổi tiếng từ trước những ngày giải phóng vẫn là café Tùng (nơi Trịnh Công Sơn và bè bạn thường uống) hoặc café Vân (nơi Khánh Ly thường hát).

Còn giờ đây Anh Em lại giới thiệu có hai địa điểm nổi tiếng khác mang dáng dấp của cafè Tùng và café Vân.Đó là café Cung Tơ Chiều, ngheđâu do một chủ nữ nhân chuyên hát nhạc sống Trịnh Công Sơn, kén chọn đối tượng khách hoặc café Trăm Mái của kts LữTrúc Phương, chuyên cho nghe nhạc Trịnh Công Sơn, qua tiếng hát Khánh Ly.Riêng quán Phượng Tím khá nổi tiếng qua film Dốc Tình thì nằm ở cuối phốcafé.

Trong không khí lành lạnh của thành phố Đà Lạt mù sương, nhìn cảnh co ro trong chiếc áo lạnh, ngồi nhâm nhi bên tách café nóng, bốc khói bên bạn bè tri âm tri kỷ là điều đầy thi vị,giống như những người ghiền thuốc lá “người ta chỉ tìm thấy thanh bình trong khói thuốc”.

Đợt trước mình đến Đà Lạt vào dịp tháng 12-thời tiết lạnh- nên ta đã thưởng thức được hương vị café run ở Thanh Thủy quán cả hai lần sáng và chiều. Kỳ này theo giới thiệu của Anh Em, gs Hưởng và mình đã nhờ gs Quốc quyết tâm đi tìm quán Cung Tơ Chiều.

Theo lời hướng dẫn của A.Thạch, gs Quốc đã bon bon chở mình và gs Hưởng đi tìm ở phía phải đường vào Dinh Bảo Đại, nhưng do trời tối om không nhìn thấy gì, đành phải hỏi thăm. Khi lần đến nơi, bọn mình lại gặp một nhóm khách xe 16 chỗ đang đi lên ngôi nhà này.

Song một lúc sau họ quay xuống do quán khóa cữa. Nhưng khi vừa quay xuống xe thì đèn quán đã bật. Cả Đoàn lại quay lên nhưng chờ một lát vẫn không thấy tăm hơi gì thế là Anh Em chúng tôi quay sang tìm Café trăm mái của KTS Lữ Trúc Phương.

Loay hoay cũng gần 15’mới tình cờ tìm thấy, Mình và gs Hưởng vào, còn Quốc về lo cho bóng đá mondial.Chủ nhân quán là một vị KTS tài hoa, được người Đà Lạt mệnh danh là Kẻ mộng mơ.

Trước đây, Ông đã nổi tiếng với ngôi nhà trăm mái, nhưng rất tiếc nó đã bị chính quyền địa phương triệt phá vì cái tội chưa đủ giấy tờ hợp pháp mặc dù đã được khách thập phương cả trong và ngoài nưóc tán thưởng.Thếnhưng ông không hề nao núng và lại tiếp tục gầy dựng một kiến trúc khác ngay tại ngôi nhà nhỏ bé của ông (4tầng-100m2)ở đường Phan Bội Châu (cạnh văn phòng hãng xe tốc hành Thành Bưởi).

Bước vào trong quán, ta tận mắt chứng kiến một cơ ngơi thật lạ. Tìm hiểu thêm ta mới biết đó chính là ngôi nhà hang mang tên Đường lên trăng được thiết kế dựa vào lối kiến trúc vòm truyền thống mà Ông đã cảm nhận được tại Kampuchia qua các cuộc khảo cứu kiến trúc Angkor và những ngày học kiến trúc ở đất nước này (học trường Mĩ thuật Đông dương).

Vào đây ta như dạo bước qua những con đường bậc thang ngoằn nghèo qua các hang động, với dáng dấp tiền sử hoang dã, giữa những tiếng chim kêu-vượn hót, tiếng gió reo-thác đổ và hương hoa cỏdại- hoa đồng thỏang đưa. Các hang động được đục xuyên vào lòng núi, các vòm hang được đúc bằng trụ thép và ốp đá thô bao kín, xen kẽ những thân tre trúc.Lên tới tầng cuối cùng còn có cả Lầu vọng nguyệtĐài vọng phố Đà Lạt.

Chắc có lẽ do tính sáng tạo độc đáo này mà khi vào quán ta và gs Hưởng nhìn thấy khá nhiều khách ngọai quốc cũng vào uống và huyên thuyên trò chuyện. Ngồi nhâm nhi ly ca cao nóng nghi ngút khói trong không khí lành lạnh của Đà Lạt, lại nghe tiếng hát Khánh Ly tuôn trào “Hạt buị nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy, Ôi cát buị tuyệt vời, để một mai tôi về làm cát bụi…”.

3.10)Ẩm thực Nha Trang

“Đến đâu ăn đó, mùa nào thức ấy” là những nguyên tắc mà chúng tôi tâm đắc trong các chuyến đi xa.Trung thành với nguyên tắc ấy, buổi tối đầu tiên khi đến thành phồbiển Nha Trang,chúng tôi đã đưa Đoàn đến “bò Lạc Cảnh”.

Bò Lạc Cảnh,

Đây là một quán nổi tiếng từ những năm trước ngày giải phóng (năm 1963) do chủ nhân Hàn Hớn Minh, người Hoa-gốc Hải Nam, đã định cư ở Việt Nam từ những năm 1950; trước đây quán ở cạnh bờ biển nay là đường Trần Phú, nhưng sau này đã mở rộng hơn và dời về tại số 44-Nguyễn Bĩnh Khiêm.

Thực ra,đây là quán ăn bán nhiều món khác nhau như: gà xối mỡ, cơm tay cầm, chạo tôm (chả tôm nướng mía)….nhưng nổi tiếng nhất vẫn là “món bò” với đủ loại như “bò 7 món” ở Sài Gòn:bò nhúng dấm-bò lúc lắc-bò bit tết-bò xào…nhưng xuất sắc nhất vẫn là món “bò nướng” thơm lừng! không lẫn với các hàng quán khác(thịt bò được thái ra từng miếng hình ô vuông, dày nhưng rất mềm; rau xà lách thì tính tiền riêng!?).Ngheđâu họ ướp thịt bò với mật ong và khoảng chục loại gia vị khác, nhưng nói chung, chỉ có vài người trong gia đình biết và họ giữ làm “bí kíp” gia truyền.Chính vì thế mà ngày nay không có brochure du lịch nào về Nha Trang lại không giới thiệu về“bò Lạc Cảnh”!

Và hôm ấy, nhằm để không át đi hương vị đặc sắc của “Bò Lạc Cảnh” nên chúng tôi đã dùng rượu vang đỏ, mà trong đó, Tôi và anh Ba Tới chén nhiều nhất, thật là tuyệt vời!

Bánh Canh Chả Cá,

Sáng hôm sau, trước khi khởi hành rời Nha Trang, chúng tôi lại ăn sáng với đặc sản khác của Nha Trang:“bánh canh chả cá”.

Cá làm chả có nhiều loại như cá mối, cá chuồn, cá nhồng, cá rựa…đặc biệt là cá nhồng hương, nhưng loại cá này ngày nay ít thấy, do đó loại cá ngon còn lại và có nhiều, chính là cá thu.

Chảcá có hai loại: chả cá hấp và chả cá chiên, mỗi thứ có một hương vị riêng tuỳthích của mỗi người.Chả cá hấp thì ngọt,chả cá chiên thì thơm.Còn chúng tôi ăn ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (phốbánh canh chả cá ở Nha Trang) với món bánh canh “chả cá thu” dằm(là một động từ).Là dân Trung kỳ,nhưng tôi cũng không nhận ra chữ “dằm” là động từ, suýt nữa là tôi ghi “cá thu dằm” là một loại cá thìđáng tiếc biết mấy!

Tuy là đặc sản, nhưng họbán chỉ 7.000đ/tô,làm chúng tôi ngạc nhiên,phải gọi tô bự và kêu thêm chả cá liên tục mới đủ ăn và cuối cùng cũng lên đến 15-20.000đ/tô!

Ăn “bánh canh cá thu Nha Trang”, làm chúng tôi nhớ đến món “bánh canh cá thu Qui Nhơn” quê tôi cũng chẳng kém cạnh gì và món“bánh canh cá thu Phú Quốc” của bà Phụng,ở đường Nguyễn Trung Trực,với tô bánh canh có những lát thịt cá thu trắng, mấy lát chả cá thu vò viên,cùng mấy miếng cá thu chiên vàng, cộng với những gia vị hành-tiêu-ớt-tỏi ….đầy màu sắc của những gia vịnày, làm cho tô bánh canh vừa thêm hấp dẫn,vừa thơm ngon!Hãy một lần thử, các bạn mới thấy hết sự tuyệt vời của những món ăn đặc sản này!

3.11)Ẩm thực Cần Giờ-HCMC

Món ngon Cần Giờ mà chúng tôi biết ở những lần đến trước đây là:“Vòm xanh Cần Giờ hấp/cá mao Ếch nướng muối ớt/Cá ngát Cần Giờ/cá khoai chiên xù/ốc mỡ Cần giờ hấp/cơm niêu Cần Giờ hoặc cơm nắm cá khô…”.

Bữaăn đầu tiên ở khu Vàm Sát tuy không có gì đặc sắc nhưng vẫn đảm bảo được đặc sản của vùng biển và do quá bữa nên không thể nói là không ngon!Có lẽ ngon nhất là buổi ăn theo lời mời của Anh Minh, chủ quán Duyên Hải ở 551/2 Phong Thạnh, Cần Thạnh-Cần Giờ(cô chủ là Vưu Thị Kim Sa, chắc là vợ của Anh Minh)nhưng lại tiếc là quá ngắn,chưa kịp thưởng thức phải vội ra đi!

Riêng ở nhà hàng Carrot cả buổi ăn sáng và ăn trưa theo kiểu buffet và không ngon,gì cũng mặn!Thế nhưng may thay, trong các bữa ăn luôn ngon miệng là nhờ tài vận động phong trào của cô Em Linh-VHTT: tuy uống ít nhưng lúc nào vẫn thấy “Dzô”, ở đâu có Dzô là ở đó có Em Linh hoặc với những lời mời đầy ấn tượng: “Cầu quá lâm-cầm quá lâu! Kỵ lan-cạn ly!...

3.12Ẩm thực Phú Quốc

(Chuyến du lịch cùng HTX 22vào các ngày 16-18/5/2008 và Công ty Tân Tiến Hốc Môn, vào các ngày )

Ẩm thực chuyến đi,

Trước khi đặt chân đến Phú Quốc đảo, chúng tôi tìm hiểu được biết ở Phú Quốc có khá nhiều món ăn ngon: Gỏi cá trích, cá nhồng; mực một nắng rán nước mắm, bánh đa xào hải sản, bánh canh ghẹ, cá trích xào lăn, cá chình nướng nghệ, lẩu cá bớp nấu xoài, còi sò điệp nướng chao....

Gỏi cá trích Phú quốc cuốn bánh tráng với rau rừng(đọt trắc, bằng lăng, soi nhái, trâm sắn, trâm kiền kiền..)hoặc rau trồng(salad, húng cay, dấp cá...).Tuy nhiên, do đi theo Tour nên chúng tôi không thể dùng menu riêng mà phải theo cơ chế chung(chỉ cải thiện thêm chút ít thôi)nên Anh Em kháo nhau rằng ẩm thực của tour SaiGon Tourist “chỉ thấy trăng chứ không thấy sao nào”: hôm nào cũng cá bớp!

Nhà thùng nước mắm,

“Nước mắm Phú Quốc” là loại nước mắm làm tại Huyện Phú Quốc và bằng chính nguồn cá cơm (loại cá nhỏ con nhưng thơm ngon và nhiều đạm) tại Phú Quốc.Còn “nhà thùng” chính là cơ sở sản xuất ra nước mắm.Cá cơm có nhiều loại nhưng ngon nhất là cá cơm than và cá cơm sọc tiêu.Cách làm nước mắm theo công thức khá đơn giản là 2 phần cá, một phần muối để trong vòng 1 năm.

Thế nhưng trên thực tế cũng có nhiều bí quyết khác, họkhông tiếc lộ.Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ủ lâu hơn, đến 2-3 năm. Thời gian ủ càng nhiều năm, độ đạm càng cao nhưng màu sắc thì sẫm hơn và không hấp dẫn bằng loại đúng một năm.Cơ sở nhà thùng chúng tôi đến thăm là DNTN Hưng Thịnh-Hãng nước mắm Thịnh Phát,ở đây có đến gần 20 thùng nước mắm (mỗi thùng gổ, chi phí đóng giá 30 triệu đồng) đang thu họach cách làm khá khoa học và vệ sinh.

Khi tìm hiểu về nước mắm, có đến tận nơi đây chúng tôi mới biết thêm một số “từ chuyên môn” về lĩnh vực này như:

-“Nhà thùng” là nơi sản xuất ra nước mắm (trước năm 1945 nhà thùng tập trung ở Dương Đông và Cửa Cạn, nay tập trung ở Dương Đông và An Thới).

-“Thùng chổ” là thùng dùng đểchứa cá dùng cho việc sản xuất nước mắm.

-“Độ đạm” là hàm lượng nitơ chứa trong một lít nước mắm.

-“Nước bổi” là chất lỏng tạo thành do sự phân hủy của cá.

-“Nước mắm lú” là loại nước mắm chôn dưới đất nhiều năm biến thành màu đen dùng để chữa bệnh…

“Thùng nước mắm” thường làm bằng cây bời lời, một loại cây có thân mềm, không chỗ hở, có sẵn tại rừng Phú Quốc, nhưng ngày nay khó kiếm loại cây này nên họ thay bằng cây vên vênchai.Thùng được viền bằng lọai dây mây (cũng có sẵn ở vùng này)rất chắc chắn.Có thể nói không sai “nước mắm”là một báu vật quốc gia của Việt Nam chẳng khác gì “rượu Cognac” của Pháp!

Công ty Uniliver đã đầu tư một triệu USD để xây dựng nhà máy vô chai tại Phú Quốc và mang tên nhãn hiệu Knorr.

Còn cách buôn bán ngày nay cũng rất hiện đại.Chúng tôi đến thử nếm và chọn loại, ghi số lượng , và khi về đến sân bay TSN sẽ nhận hàngxong mới trả tiền.Nói về nước mắm, chắc chúng ta không thể quên cũng từ mặt hàng này,các cô nàng cũng có thể đặt vấn đề với những Anh chàng có máu 35: “Nứơc mắm ngon đem giằm con cá trích/Anh có vợ rồi đứng xích cho xa!”

Cơsở rượu sim Bảy Gáo,

Trước khi dừng chân ăn cơm tối và kết thúc ngày tham quan thứ nhất, chúng tôi được đưa đi tham quan cơsở rượu sim Bảy Gáo. Rượu sim là loại rượu làm từ trái sim rừng(mọc hoang),theo phép ngâm ủ thủ công, có vị ngọt thanh pha chát, nhưng thơm ngon, giá khoảng 60.000đ/lít, nó có công hiệu giúp tiêu hóa thức ăn trị nhức mỏi cho người già.

Sim là loài có hoa tím, rất đẹp(mà người ta thường lầm lẫn với hoa mua, thực ra hoa mua cũng có màu tím nhưng lá có sọc dài rất rõ). Sim có rất nhiều ở Phú Quốc nhưng chỉ đến năm 1997 người ta mới biết làm thành rượu nhờ bí quyết của người Tây Nguyên(Daklak)truyền lại cho Ông Bảy Gáo-nguyên Chủ tịch MTTQ Huyện ở đây và nay đã trở thành một công nghệ hẳn hoi.

Nhắcđến sim rừng chúng ta không thể nào không nhớ đến mối tình màu tím hoa sim đã trở thành bất tử hơn 50 năm qua: “ nhữngđồi hoa sim, ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt../Sao không chết người trai khói lửa mà lại chết người em gái nhỏ hậu phương tuổi xuân thì!

Rượu Mỏ Quạ,

Đây là lọai rượu được ngâm từ lọai cây Mỏ Quạ, có lá xanh, trái xanh, bông màu hồng tím và trái có nhựa màu trắng như sữa.

Công dụng của lọai rượu này là chữa đau lưng nhức mỏi và đặc biệt là công hiệu đối với những đấng nam nhi có triệu chứng yếu sinh lý hoặc xuất tinh sớm nên rất được cánh đàn ông ưa chuộng!

Hồtiêu Phú Quốc,

Nếuđúng chương trình Tour thì phải đi tham quan “Vườn tiêu Khu tượng” nhưng do trong chương trình của chúng tôi không có, nên chúng tôi đã mua tiêu ở cơ sở rượu sim ông bảy Gáo ( bán kết hợp). Nhân nói về hồ tiêu chúng ta cần biết thêm một chút về mặt hàng xuất khẩu chiến lược này của Việt Nam.

Ngòai những đặc sản nổi tiếng như nước mắm, hải mã, cá cơm, ngọc trai đen, rắn hổ mây… Phú Quốc còn là quê hương của hồ tiêu mà ngày nay Việt Nam có thể quyếtđịnh gía hồ tiêu của thế giới. Năm qua,Việt Nam đã đạt được mức kỉ lục trong xuất khẩu hồ tiêu: 278 triệu USD (xuất khẩu 116.000 tấn, vối gía gần 2.500 USD/tấn), chiếm gần 60% lượng hồ tiêu sản xuất trên thế giới.

Hồ tiêulà tên gọi của một lọai dây leo cho quả dùng làm gia vị. Theo tiếng Trung Quốc hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt(hắc, bạch cổ nguyêt), sở dĩ có tên này là vì trước đây hồ tiêu được trồng ở nước Hồ mà từ “Hồ”bao gồm hai từ “Cổ” và “Nguyệt” hợp thành.

Có nhiều loại hồ tiêu như: tiêu đỏ-xanh- đen-trắng… Muốn có tiêuđen ta phải hái quả vào lúc còn xanh (nghĩa là lúc trên chùm đã có vài quả vàng hoặc đỏ, chúng tôi đã mua giá 110.000đ/kg),còn muốn có tiêu trắng chúng ta phải hái quả lúc chín, sau đó loại bỏ vỏ đi ta có loại hồ tiêu trắng(còn gọi là tiêu sọ, cay hơn do chín nhưng không thơm vì vỏ có chứa tinh dầu đã mất, chúng tôi mua giá 130.000đ/kg).

Tiêu có nhiều vitamin hơn cả cà chua, điều mà chúng ta ít nghĩ tới.Lá tiêu giống như lá trầu nhưng nhỏhơn, mỗi quả tiêu chỉ có một hạt duy nhất.Cái vị cay nồng nhưng thơm phức của tiêu đã làm cho nhà thơ Phùng Quán thốt thành thơ trong bài “Hồ tiêu Vĩnh Linh”:

“Ai thèm cái vị nồng cay/Xin đến đất này ăn hạt hồ tiêu/Tiêu nào mà tiêu chẳng cay/Nhưng tiêu đất này tôi thấy cay hơn/Vị cay thâm tận đáy hồn/Bao nhiêu bi tráng đã dồn lại cay”.

Hồtiêu còn gọi là hạt tiêu, theo Đông y chủ trị hạ khí, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa.Tiêu thường trồng trên trụ gỗ đá,cột bêtông hoặc trên thân trụ cây sống.Tuy Phú Quốc nổi tiếng về hồ tiêu như thếnhưng thực ra người “anh cả đỏ” về mặt hàng này lại chính là “Hồ tiêu Chưsê-Gia Lai” nơi có đến 3.000 ha trồng tiêu,xếp hạng nhất Việt Nam.Đây cũng là thương hiệu đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.Giá tiêu đỏ đắt gấp 3-4 lần giá tiêu đen.

Do mực câu được quá ít quá không đủ nấu cháo nên như đã hứa, chủ tàu phải dùng mực của họ chiêu đãi chúng tôi một nồi cháo mực thật tuyệt vời. Do mực tươi và bụng đói nên bữa ăn rất ngon. Đặc biệt là buổi câu cá chiều,gs An đã mua mấy kg mực do một tàu đánh bắt bán lại trên biển khơi, nên lần đầu tiên trong đời, tôi được ăn trứng mựcchỉ tiếc là không biết trước mực có trứng, nếu không chúng tôi đã đề nghị chủtàu chiêu đãi món chả trứng mực( hột vịt trộn thịt và gan heo), tôi đã đọc ở đâu đó khá hay: “trứng mục làm chả chiên lên màu vàng, chả được cắt ra từng lát chừng ngón tay,dọn ra bànăn với rau thơm và bánh tráng để cuốn chấm nước mắm nhỉ thì không thể chê vàođâu được” và có lẽ chính ví lý do đó mà mới có câu ca dao: “Câu mực tuy cực mà vui/Khoái ăn trứng mực lui cui câu hoài”!