Du nhập gen kháng rầy nâu từ giống lúa hoang sang lúa trồng

Ngày đăng: Jul 07, 2017 8:50:25 AM

Bùi chí Bửu1, D.S. Brar3 và Nguyễn thị Lang2

1 Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam 2 Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu long

3Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI)

Oryza rufipogon (2n=24), genome AA, phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái Việt Nam. Một dòng dẫn xuất từ O. rufipogon có nguồn gốc ở Đồng Tháp Mười được khai thác thành công trong 20 năm qua là AS996 (mẹ là IR64, trong hồi giao nhờ chỉ thị phân tử). Nó là nguồn cho (donor) đối với tính kháng rầy nâu, đạo ôn và các tính trạng phi sinh học (abiotic) trong chương trình cải tiến giống lúa ở miền Nam. Dòng dẫn xuất từ loài Oryza nivara (Bà Rịa-VT) được khai thác thành công tạo dòng lúa kháng đạo ôn. Dòng dẫn xuất từ loài Oryza rufipogon (Đồng tháp Mười), và Oryza officinalis (Bán đảo Cà Mau) trở thành nguồn cho gen kháng rầy nâu, gen Bph-10, thông qua phân tích quần thể con lai phân ly trồng dồn (bulk segregrants), gen đích nằm trong khu vực 4,6 cM bao gồm sự hiện diện của 11 microsatellites và RFLPs trên nhiễm sắc thể 12. Gen kháng bệnh virus RSV, GSV do rầy nâu lan truyền cũng được phân tích. Hai chỉ thị STS được thiết kế từ trình tự RG457 có thể giúp nhà chọn giống xác định được các alen đồng hợp tử và dị hợp tử điều khiển gen Bph-10 trong quần thể dòng phân ly. Chỉ thị SSR được đề nghị sử dụng trong chọn giống nhờ marker là RM227 và RM260 định vị trên nhiễm sắc thể 12. Hai dòng BAC là 7 I2 và 16 C4 (thư viện BAC của IRRI) được xác định nhờ kết quả chồng lấp tại locus RG457 trong bản đồ vật lý (đoạn phân tử 105 kb).

Từ khóa: dòng dẫn xuất, gen kháng rầy nâu, lúa bản địa, lúa hoang, RFLP, SSR, và STS

Bài báo đăng trên Tạp chí của Hội nghị CNSH phía Bắc năm 2013