CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: Jul 10, 2017 3:48:24 AM

GS TS Bùi Chí Bửu

Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông nghiệp Miền Nam

Ngày 24 tháng 11 năm 2016

ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DẪN NHẬP ...

SƠ LƯỢC BỨC TRANH NÔNG NGHIỆP CỦA TPHCM ...

GIẢI PHÁP 1: ĐẦU TƯ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP ...

GIẢI PHÁP 2: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Đến nay cả nước có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động bao gồm: mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lâm Đồng; sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; vùng trồng chè theo công nghệ trồng, chế biến chè của Đài Loan (Trung Quốc) ở Thái Nguyên, v.v..

Thách thức: (1) sản xuất quy mô lớn cần vốn đầu tư ban đầu rất lớn; (2) nông dân gặp phải những rào cản về mặt thể chế; (3) nhà đầu tư do dự khi quyết định đầu tư mà không rõ giá đầu ra sản phẩm có khích lệ hay không?

Nội dung cần quan tâm trong giải pháp này là:

1. Thúc đẩy tính chủ động, ham học hỏi và thử nghiệm cái mới của nhà nông là bài học đắt giá của Isreal, bên cạnh chính sách đầu tư công nghệ, kỹ thuật, kiến thức trồng trọt và hạt giống cho nông dân. Trước hết, chúng ta phải xuất phát từ nhu cầu, mong muốn, tham vọng và khao khát của các nhà nông, người làm nên nông sản phẩm cho xã hội; cộng thêm sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính Phủ.

2. Quyết định đầu tư nông nghiệp công nghệ cao sẽ làm tăng tỷ lệ đóng góp của khoa học nông nghiệp vào sản xuất: Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức; do đó đóng góp của khoa học nông nghiệp vào tăng trưởng của ngành hiện còn rất còn thấp (30%) so với Hà Lan, Đài Loan là 80-90%. Bộ NN và PTNT muốn nâng con số này lên 40-50% vào năm 2020, nhưng kế hoạch chưa rõ. Đóng góp này chỉ tăng khi nông nghiệp công nghệ cao phát triển.

3. Đầu tư có trọng điểm ngành thủy sản, chăn nuôi: Sự kiện Tập đoàn Việt - Úc khởi công xây dựng khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao ở Bạc Liêu (22-10-2015) đánh dấu một bước tiến mới trong thủy sản Việt Nam, để nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng; khi đi vào hoạt động tạo việc làm cho hơn 2.000 người. Mô hình này sẽ là bài học kinh nghiệm tốt cho TPHCM

4. Đưa công nghệ thông tin vào ngành rau quả: bài học kinh nghiệm của nông trại RASA (Mộc Châu), có gắn mã số riêng giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc bằng phần mềm quản lý lưu trữ đầy đủ thông tin về từng loại rau, với trên 40 loại rau, củ, quả. Đây là cách tiếp cận mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế ở Châu Âu và Nhật Bản – những thị trường khó tính, nhưng số lượng nhập khẩu rất lớn.

5. Tranh thủ vốn ODA hoặc xây dựng các dự án liên doanh với doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các dự án liên doanh là nội dung có tính quyết định đến sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chúng ta hiện nay. Bởi vì nó rất cần nguồn vốn lớn; một mình nông dân VN không thể chịu đựng nổi, và tiến độ sẽ rất chậm, thị trường đầu ra không rõ ràng, đầy rủi ro.

Không phải mô hình công nghệ cao nào đều có thể thay đổi tích cực, thậm chí gây tác động ngược lại, và sẽ là thảm họa, nếu trồng trên qui mô lớn mà không có đầu ra. Chỉ có các doanh nghiệp lớn mới giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết đầu ra cho nông dân, giải quyết vấn đề chiến lược của nông nghiệp. Hiện nay Tập đoàn Hòa Phát đầu tư vào công nghiệp thức ăn chăn nuôi, TH Truth Milk đầu tư vào chăn nuôi bò lấy sữa, Vingroup cũng bắt đầu tham gia đầu tư nông nghiệp. Đây là tín hiệu mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu vốn cứ ào ạt đổ vào, sản lượng ở địa phương tăng lên, lợi nhuận tăng, thu ngân sách tăng; nhưng người dân lại nghèo đi, không có đất sản xuất, sẽ trở thành vấn đề lớn hơn rất nhiều. Liên kết có hiệu quả giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp là nội dung phải luôn luôn được xem xét một cách cẩn thận, trong chính sách và chủ trương đột phá của TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Điều kiện để thị trường có trăm người bán, vạn người mua vận hành tốt là thông tin phải hoàn hảo. Hệ thống thông tin quản lý (MIS: management information system) của Việt Nam có thể nói là quá yếu, rất cần được cải thiện. Tất cả mọi người phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm mình bán hoặc mua. Trong thực tế, bức màn thông tin luôn bị che chắn hoặc không hoàn toàn chính xác.

GIẢI PHÁP 3: ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC & CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGƯỜI TÀI ...

KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp TPHCM không nên hiểu rằng nó đang vận hành trên 100 nghìn ha rất hạn chế của thành phố, với chiến lược “2 cây, 2 con”. Phát triển nông nghiệp ở đây đặt trên bối cảnh: của một Trung Tâm Kinh Tế ở phía Nam và cả nước.

Khoa Học Công Nghệ nông nghiệp thành phố phải trở thành mẫu mực của nông nghiệp hiện đại, và là hậu cần lớn của nguồn nông sản ở các tỉnh phía Nam, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, với kinh phí đầu tư cho khoa học nhiều hơn, xây dựng nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả hơn và xây dựng nguồn nhân lực nông nghiệp cho phía Nam; giống như TPHCM đã làm tốt trong lĩnh vực du lịch và công nghệ thông tin.

Công nghiệp TPHCM bao gồm cơ khí, chế biến, công nghệ điện toán có liên hệ rất chặt chẽ với vùng sản xuất nông nghiệp năng động ở phía Nam.

Thị trường nông nghiệp TPHCM không chỉ là chợ đầu mối của lúa gạo, rau quả, thịt cá mà còn là nơi điều tiết nhịp độ sản xuất nông sản của vùng.

Để có bài viết đầy đủ xin liên hệ với tác giả GS. TS. Bùi Chí Bửu