Bản đồ QTL tính kháng rầy mềm của đậu nành hoang dại Glycine soja 85-32

Ngày đăng: Aug 30, 2017 2:30:58 AM

GS. TS Bùi Chí Bửu (29/08/2017)

Nguồn: Shichen Zhang, Zhongnan Zhang, Carmille Bales, Cuihua Gu, Chris Di Fonzo, Ming Li, Qijian Song, Perry Cregan, Zhenyu Yang, Dechun Wang. 2017. Mapping novel aphid resistance QTL from wild soybean, Glycine soja 85-32. Theoretical and Applied Genetics; September 2017, Volume 130, Issue 9, pp 1941–1952

THÔNG TIN CHÍNH

Hai QTLs mới điều khiển tính kháng rầy mềm (aphid: tên khoa học là Aphis glycines Matsumura) đã được xác định trên bản đồ di truyền và được xác minh trên nhiễm sắc thể 8 và 16. Những chỉ thị phân tử có liên kết chặt với QTL này cũng được áp dụng trong chọn giống kháng rầy mềm của giống đậu nành.

TÓM TẮT

Rầy mềm (aphid) trên cây đậu nành, Aphis glycines Matsumura, là côn trùng gây hại đáng kể cho sản xuất đậu nành của thế giới. mẫu giống E08934, một dòng đậu nành dẫn xuất từ loài đậu nành hoang dại Glycine soja 85-32, đã thể hiện tính kháng rất mạnh mẽ loài rầy mềm nói trên. Muốn tìm hiệu cặn kẽ cở sở di truyền tính kháng rầy mềm của giống đậu nành E08934, người ta hình thành một quần thể làm bản đồ (070020) bao gồm 140 dòng cây F3 của cặp lai E08934 với dòng đậu nành nhiễm rầy E00003. Quần thể mapping ấy được đánh giá tính kháng rầy mềm trong các xét nghiệm ở nhà lưới, năm 2010 và ba thí nghiệm ngoài đồng, năm 2009, 2010, và 2011. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng Hbs trong các thí nghiệm ngoài động là 0,84. Trong quần thể lập bản đồ 070020, có hai QTL chủ lực đã được tìm thấy gắn với tính kháng rầy mềm có ý nghĩa về thống kê, người ta đặt tên là Rag6Rag3c. QTL Rag6 được định vị trên bản đồ giữa hai chỉ thị phân tử MSUSNP08-2 và Satt209 trên NST 8, với khoảng cách di truyền là 10,5 centiMorgan (cM). Chúng giải thích được 19.5–46.4% biến thiên kiểu hình trong các thí nghiệm khác nhau. QTL Rag3c định vị trên một quãng 7,5 cM giữa hai chỉ thị phân tử MSUSNP16-10 và Sat_370 trên NST16, giải thích được 12,5–22,9% biến thiên kiểu hình. QTL Rag3c có ảnh hưởng kháng yếu hơn Rag6 trong tất cả các thí nghiệm. Thêm vào đó, Rag6Rag3c đã được xác định trên hai quần thể có tính minh chứng rõ hơn, với nền tảng di truyền khác với trong thí nghiệm đã thảo luận. Không có tương tác đáng kể nào được ghi nhận giữa Rag6Rag3c trong cả hai quần thể trước và quần thể sau phục vụ việc minh chứng. Cả hai QTLs Rag6Rag3c được ghi nhận là gen điều khiển tính kháng hóa sinh (antibiosis resistance) với rầy mềm thông qua phân tích “no-choice test”. Gen kháng mới đối với rầy mềm như vậy từ mẫu giống đậu nành hoang dại G. soja 85-32 tỏ ra rất giá trị để cải tiến giống đậu nành kháng rầy mềm. (GS Bùi Chí Bửu lược dịch)

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-017-2935-z