PHÁT HIỆN VÀ LOẠI BỎ VIRUS KHẢM LÁ KHOAI MÌ (CMD)

Ngày đăng: May 25, 2018 7:53:44 AM

ThS. Bùi Anh Xuân tổng hợp (25/05/2018)

Bệnh virus khảm lá sắn (Cassava Mosaic Geminivirus Disease-CMD) là đối tượng dịch hại mới, đặc biệt nguy hiểm và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng chuyên canh. Đối tượng dịch hại này được đánh giá là có thể làm tàn lụi ngành công nghiệp sắn nếu bệnh không được kiểm soát tốt.

* Triệu chứng

- Phiến lá khảm vàng loang lổ, khi nhiễm nặng lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm;

- Khi nhiễm nặng có thể gây chết hoại từng phần của cây ==> Cây còi cọc, kém phát triển

Con đường lây truyền

- Qua hom giống: Lấy thân sắn làm giống cho vụ sau, virus tiếp tục nhân lên trong hom giống ==> Thế hệ sau bị nhiễm bệnh;

- Củ sắn nhiễm virus còn sót lại trên ruộng làm phát tán mầm bệnh;

- Qua môi giới truyền bệnh: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng (Bemisia tabaci)

Do đó, việc sử dụng hom giống không nhiễm virus để nhân giống và canh tác là rất cần thiết. Phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng được áp dụng để loại bỏ virus khỏi giống sắn được sử dụng. Việc kết hợp với xét nghiệm nhanh và chính xác virus này, bằng phản ứng PCR được dùng với cặp mồi chuyên biệt, nhằm sàng lọc các mẫu mô phân sinh nhiễm bệnh và khẳng định sự vắng mặt của virus trên mẫu cây con. Vì vậy nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kết hợp với xét nghiệm nhanh mầm bệnh, giúp tạo nguồn giống sạch bệnh với năng suất cao là một lợi thế lớn. Tuy nhiên để tránh sự tái nhiễm virus trên cây trồng cần chú ý các biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) ngay từ đầu vụ.