DỊCH CVID-19 ĐÃ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN NGÀNH CHĂN NUÔI

Ngày đăng: May 09, 2020 8:42:35 AM

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (09/05/2020)

Phần 2. Các giải pháp đối phó với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên ngành chăn nuôi

1) An toàn sinh học và sản xuất có kế hoạch nhiều hơn nữa

Đã có nhiều giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa chống lại dịch COVID-19, chẳng hạn như các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt và giới hạn khách đến tham các trang trại, nơi sản xuất. An toàn sinh học có vai trọng quan trọng tối cao trong việc ngăn ngừa lan truyền bệnh nhằm giảm tác hại có thể gây ra như trường hợp cúm gia cầm và dịch tả heo châu Phi. Giai đoạn hiện nay cần tăng cường hơn nữa các quy trình an toàn sinh học, ngay tại trang trại và nơi chế biến sản phẩm chăn nuôi, để đảm bảo cho cả người chăn nuôi lẫn công nhân làm việc tại các nơi chế biến.

Các chuyên gia tại Viện Friedrich Löffler (Đức), nhóm bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi heo, nhấn mạnh cần chuẩn bị sẵn kế hoạch sản xuất khả thi trong trường hợp đột xuất những người quản lý trang trại phải tự cách ly. Các trang trại cũng nên học hỏi các biện pháp sử dụng tự động hóa (như máy dọn phân tự động, máy phun thuốc tự động, máy phân phối thức ăn tự động...) để phòng ngừa trường hợp thiếu lao động đột xuất (do dịch bệnh). Hiện các nhà sản xuất máy bay không người lái báo cáo đang gia tăng số lượng bán được các thiết bị này.

2) Sử dụng phụ gia thức ăn để sản xuất an toàn

Do tình trạng kiểm soát biên giới, hạn chế vận chuyển, đóng các cảng được dựng lên (nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19) đã làm ảnh hưởng đến việc luân chuyển các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, tình trạng tồn đọng các nguyên liệu này ở các kho bảo quản dẫn đến tình trạng giảm chất lượng và tăng các độc tố (như mycotoxin...) trong TACN và trở thành vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Đặt biệt là làm sao để đảm bảo chăm sóc sức khỏe gia súc phù hợp trong tình trạng thiếu hụt lao động. Vì vậy, người chăn nuôi cần quan tâm hơn đến việc sử dụng các phụ gia trong thức ăn chăn nuôi. Các giải pháp sử dụng thông minh phụ gia TACN đã chứng minh được sự hỗ trợ khả năng sản xuất của gia súc trong tình trạng thách thức (do dịch bệnh) hiện nay, nó giúp gia tăng hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường ruột gia súc.

Nick Major, Chủ tịch hiệp hội sản xuất thức ăn gia súc châu Âu (the European Feed Manufacturers’ Federation-FEFAC), đã thúc giục Ủy ban châu Âu sớm công nhận “thức ăn chăn nuôi là sản phẩm thiết yếu cần có chính sảch quản lý (với những điều khoản chủ yếu...) trên toàn châu Âu trong giai đoạn dịch COVID-19, nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt hay tình trạng gián đoạn chuỗi cung cấp các phụ gia trong thức ăn chăn nuôi đến các trang trại chăn nuôi ở châu Âu.

3) Hợp tác và trao đổi thông tin

Tình trạng hiện nay nhắc nhở mọi người rằng các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa là một phần của “cấu trúc hạ tầng nông nghiệp quan trọng của xã hội”. Vì vậy, các hiệp hội công nghiệp và các nhóm luật sư đang làm việc cật lực để tránh lan truyền những thông thông tin sai trái, cũng như ngăn các nhà quản lý, chính trị gia không ngăn chặn các nhu cầu thiết yếu của người/trang trại chăn nuôi. Các nhu cầu nay thiết yếu này bao gồm phương tiện cung cấp TACN, sắp xếp nguồn lao động, nhưng cũng phải bảo đảm sự phân bổ các trang thiết bị bảo vệ sức khỏe để (người chăn nuôi) sản xuất an toàn.

Cuộc khủng hoảng này (dịch bệnh COVID-19) đã nêu bật vai trò của người chăn nuôi: họ những nhà sản xuất ra các nguyên liệu thực sự, đó là các thực phẩm (sản phẩm chăn nuôi) giàu dinh dưỡng và an toàn cho mọi người.

Nguồn: https://ew-nutrition.com/how-is-covid-19-affecting-animal-producers-and-what-to-focus-on-right-now/