DỊCH COVID-19 ĐÃ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN NGÀNH CHĂN NUÔI

Ngày đăng: Apr 18, 2020 6:47:48 AM

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (18/04/2020)

Phần 1. Các thách thức sắp tới đối với ngành chăn nuôi

Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nặng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có những người chăn nuôi đang sản xuất ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa; những người này đang cố gắng làm việc chăm chỉ để duy trì hoạt động sản xuất dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hãy cùng phân tích các thách thức chủ yếu đối với ngành chăn nuôi và các yếu tố quan trọng trong các giải pháp đa chiều để đối phó với tình trạng chưa từng có (dịch COVID-19) này.

1) Các nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi trở nên không ổn định

Do các yêu cầu của các biện pháp phòng bệnh COVID-19 như: phong tỏa hay giãn cách xã hội đã dẫn đến tình trạng tăng mua tích trữ hàng hóa (chủ yếu là thực phẩm bao gồm các sản phẩm chăn nuôi có thể đông lạnh, ít hư hỏng khi đông lạnh) một cách hỗn loạn. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm như trứng, sữa tươi tiệt trùng, thịt gà… đang gia tăng nhanh chóng, trong khi các nhu cầu về sản phẩm động vật tươi, sống của các nhà hàng (do bị tạm ngừng hoạt động) lại giảm đáng kể. Điều này làm cho các nhà sản xuất phải cố gắng gia tăng bán lẽ các mặt hàng này để dáp ứng nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng, mặc dù việc sụt giảm nhu cầu này trong tương lai gần là hiện hữu, vì người tiêu dùng sẽ mua ít hơn khi bắt đầu sử dụng những thực phẩm đã tích trữ. Ngoài ra do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và ảnh hưởng lâu dài đến ngành chăm sóc sức khỏe, nhu cầu xuất khẩu cũng sẽ giảm trong dài hạn ở những khu vực sản xuất bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

2) Các yếu tố đầu vào của ngành chăn nuôi: giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi thiếu nguồn lao động

Các biện pháp phòng bệnh COVID-19 ở Trung quốc dẫn đến việc gián đoạn chuỗi sản xuất và nguồn cung một số loại nguyên liệu trong TACN như vitamin, threonine, lysin, phân bón (phục vụ sản xuất các nguồn nguyên liệu chính của TACN như bắp, đậu nành…). Vì vậy giá của của một số loại nguyên liệu trong TACN sẽ gia tăng trong năm 2020.

Các nhà chăn nuôi cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc thiếu hụt nguồn lao động trong chăn nuôi là do các tình trạng nhiễm bệnh, phong tỏa khu vực, chăm sóc trẻ em (do không đến trường học) hay hạn chế lao động đi lại giữa các vùng khác nhau.

3) Nhữg thông tin sai lệch có thể tạo ra các mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi

Truyền thông xã hội là nơi lan tràn các thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19. Chưa có một chứng minh khoa học nào về trại chăn nuôi là nơi nhiễm bệnh, lan truyền virus SARS-CoV-2, nhưng các tin tức giả mạo về dich bệnh này đã ảnh hưởng lên ngành chăn nuôi trong một thời gian dài.

Ở Ấn độ, đã có tin đồn rằng virus corona có thể lan truyền thông qua ăn thịt gà. Điều này dẫn đến giá bán sỉ thịt gà (ở Ấn độ) bị giảm 70%, theo báo cáo của bộ trưởng ban Sanjeev Kumar Balyan, và điều này gây áp lực lớn lên ngành chăn nuôi gà ở địa phương. Ảnh hưởng dây chuyền lan đến các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà sản xuất và cung cấp trang thiết bị chăn nuôi, nhà sản xuất bắp và đậu nành (phục vụ sản xuất TACN). Không những vậy, các nhà sản xuất trứng, thịt, cá cũng bị các tin đồn thất thiệt biến họ thành những nguồn cung cấp protein (đạm) đáng nghi ngờ.

Phần tiếp theo: các giải pháp đối phó với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên ngành chăn nuôi

Nguồn: https://ew-nutrition.com/how-is-covid-19-affecting-animal-producers-and-what-to-focus-on-right-now/