BM Công nghệ sinh học 

Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (IAS)

Division of Biotechnology

Bộ môn CNSH, trực thuộc Vin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, được thành lập tháng 07/2006, hiện có 11 cán bộ bao gồm 3 Tiến sỹ, 5 Thạc sỹ và 3 Kỹ sư/Cử nhân. 

Chức năng: nghiên cứu, tổ chức sử dụng và chuyển giao các kỹ thuật CNSH trong nông nghiệp. Nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học động, thực vật phục vụ phát triển nông nghiệp các tỉnh phía Nam; Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thực hiện các kỹ thuật CNSH trong nông nghiệp; Xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNSH; Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài Viện để thực hiện các nghiên cứu về CNSH.

MỘT SỐ THÀNH TỰU GẦN ĐÂY

Nghiên cứu ứng dụng CNSH trên vật nuôi, bao gồm: Sản xuất và cấy truyền phôi bò; Xác định giới tính phôi bò; Sử dụng hệ thống siêu âm để chọc hút trứng trên bò sống; Xác định bệnh di truyền BLAD trên bò sữa; Xây dựng quy trình phòng-trị bệnh sinh sản, viêm vú trên bò sữa; Kỹ thuật định lượng vi khuẩn trong dạ cỏ và sản xuất probiotic cho bò sữa; Xác định hiện trạng, yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng bệnh tai xanh (PRRS) trên heo; Sử dụng kiểu gene (ESR, HAL, H-FABP) để hỗ trợ chọn giống heo.

Nghiên cứu ứng dụng CNSH trên cây trồng, bao gồm: Ứng dụng chỉ thị phân tử để hỗ trợ trong chọn tạo giống lúa chịu phèn và chịu nóng, giống lúa kháng bệnh bạc lá, giống bắp chịu hạn, cà chua chống chịu bệnh sương mai; Ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền của giống cây trồng. Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh rỉ sắt trên cây đậu nành, bệnh vàng xoăn lá, bệnh sương mai, bệnh héo rũ trên cà chua; Ứng dụng nuôi cấy mô/phôi và sinh học phân tử để sản xuất cây lan, dừa sáp, cà chua sạch bệnh.

KHẢ NĂNG HỢP TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Với đội ngũ cán bộ hiện tại Bộ môn CNSH có đủ khả năng thực hiện các hợp tác nghiên cứu, sản xuất và dịch vụ với tất cả các đối tác trong và ngoài nước trên lĩnh vực CNSH.

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI HÓA

1.    Sản xuất cây giống sạch bệnh

2.    Quy trình nhân giống cây, con in vitro, cụ thể: Quy trình sản xuất cây dừa sáp in vitro bằng phương pháp nuôi cấy phôi soma; Quy trình sản xuất cây cà chua in vitro từ hạt xanh; Quy trình tạo phôi bò in vitro xác định trước giới tính

3.    Quy trình phòng trị bệnh viêm vú và QT phòng – trị bệnh sinh sản trên bò (Tiến bộ KT được Cục Thú y công nhận);

4.    Quy trình phòng bệnh PRRS (tai xanh) trên heo.

5.    Quy trình đánh giá chất lượng tinh dịch heo, bò.

6.    Quy trình xét nghiệm cây trồng biến đổi gen (GMO)

7.    Quy trình xét nghiệm gen quy định hàm lượng amylose của lúa, gen quy định tính thơm, gen quy định độ bạc bụng trên lúa.

8.    Xét nghiệm một số bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền trên cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật CNSH (ELISA, PCR, Real-time PCR)

9.    Đào tạo và huấn luyện sử dụng các kỹ thuật CNSH

CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

CHĂN NUÔI HỮU CƠ

AN TOÀN SINH HỌC

CNSH ĐỘNG VẬT

CNSH THỰC VẬT

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG