Hen phế quản là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

Hen phế quản là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm gây nên những cơn đau quanh vùng bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất!

Đau dạ dày đau bên nào?

Đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng bụng. Tuy nhiên, ở vùng bụng lại tập trung nhiều cơ quan khác nhau, để tránh nhầm lẫn với những cơn đau khác tại vùng bụng, người bệnh có thể căn cứ vào các vị trí đau bao tử chính xác dưới đây:

  • Đau vùng thượng vị: Đây là vị trí đau dạ dày thường gặp nhất, thượng vị là vị trí ở trên rốn, dưới phần xương sườn. Đau ở vị trí này có thể nhầm lẫn với bệnh viêm tụy, sỏi túi mật,... Nhưng nếu cơn đau kèm theo tình trạng ợ chua, nóng ran vùng thượng vị, giảm cân, chán ăn,... thì đau dạ dày chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

  • Đau bao tử phía bên trái và bên phải: Cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện ở vùng thượng vị đầu tiên và nhanh chóng lan đến hai bên bụng trái, phải, vùng lưng và mạn sườn. Cơn đau kèm theo tình trạng nóng rát, cồn cào, xót ruột,... triệu chứng thường giảm rõ rệt khi người bệnh ăn no.

  • Đau giữa vùng bụng: Ngoài tình trạng đau ở vùng thượng vị và dạ dày bên trái, bên phải, người bệnh có thể gặp tình trạng đau giữa vùng bụng, xung quanh rốn.

Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân thường thấy dẫn đến căn bệnh đau dạ dày là do stress, nhiễm khuẩn đường ruột, lạm dụng kháng sinh, chế độ ăn uống không lành mạnh. Một số nguyên nhân điển hình đó là:

  • Do sự tấn công của vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau dạ dày. Vi khuẩn lấy chất dinh dưỡng ở thành dạ dày, tấn công và tạo nên những ổ viêm loét trên thành dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày.

  • Chế độ ăn uống kém khoa học: Chế độ ăn uống thất thường, ăn quá khuya, bỏ bữa, ăn đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu,... khiến dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nề. Dịch vị axit trong dạ dày tiết ra thất thường bào mòn và gây tổn thương thành dạ dày.

  • Hút thuốc: Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Chất nicotin trong thuốc gây rối loạn hoạt động bài tiết axit HCl và pepsin trong dạ dày.

  • Stress, căng thẳng thường xuyên: Tâm lý không ổn định, áp lực sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và điều tiết dịch vị trong dạ dày.

  • Vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh các hoạt động của dạ dày. Nếu tuyến giáp xảy ra vấn đề có nhiều khả năng dạ dày sẽ chịu ảnh hưởng.

Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang xuống dốc nghiêm trọng. Triệu chứng thường thấy của bệnh đau dạ dày, đó là:

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau thường xuất hiện khi stress, bụng đói; cơn đau kéo dài âm ỉ kèm theo tình trạng nóng bụng, ợ hơi, cồn cào, khó chịu,...

  • Khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi: Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn trường hợp chướng bụng, đầy hơi là do tình trạng đau dạ dày ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, khi gặp triệu chứng này, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.

  • Buồn nôn và nôn: Tình trạng này xảy ra khi dạ dày bị tổn thương, không còn khả năng tiêu hóa và hoạt động bình thường. Chính vì vậy, dạ dày sẽ đẩy thức ăn ngược trở lại như một dấu hiệu cảnh báo.

  • Chán ăn: Tình trạng buồn nôn kéo dài sẽ tạo thành một thói quen của cơ thể. Khi thấy thức ăn, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là nôn khi vừa ăn xong.

  • Ợ nóng, ợ chua: Dạ dày hoạt động không ổn định dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa, khiến chúng lên men và tạo ra khí gây nên tình trạng ợ chua, khó tiêu.

  • Chảy máu đường tiêu hóa: Dấu hiệu này thường xảy ra ở những người bệnh đau dạ dày lâu năm, đau dạ dày nặng. Chảy máu xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị hư tổn nghiêm trọng sinh ra máu, máu lẫn vào trong trong chất thải đi ra ngoài, khi người bệnh nôn,... Ở giai đoạn này cơ thể nhanh chóng bị suy nhược, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

  • Sốt: Những cơn đau cấp mạnh có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, đổ mồ hôi và ớn lạnh.

  • Phân màu đen: Thành dạ dày xuất hiện tình trạng máu chảy, máu trộn lẫn vào phân khiến phân có màu đen, hôi tanh khó chịu.

  • Giảm cân: Khi đau dạ dày, thức ăn khó để tiêu hóa và thành dạ dày không hấp thụ được các chất dinh dưỡng kèm theo những cơn đau khiến cơ thể của người bệnh suy nhược và giảm cân nhanh chóng.

Xem thêm: