viêm phế quản cấp j20

Viêm phế quản cấp j20 là gì? Bác sĩ Hồng Yến giải đáp

Viêm phế quản cấp j20 là một thuật ngữ khoa học đang được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những kiến thức về bệnh lý này, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Viêm phế quản cấp j20 là gì?

Đây là tình trạng ống phổi của người bình thường bị viêm nhiễm cấp tính. Niêm mạc đường thở tính từ thanh quản xuống đến nhu mô phổi. Viêm phế quản cấp là giai đoạn đầu viêm phế quản. Một bệnh lý phổ biến mà rất dễ bị gặp phải và hầu như ai cũng đã từng mắc một lần trong đời. Một số trường hợp mắc phải sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại di chứng nhưng với một số trường hợp sức đề kháng yếu thì cần sử dụng đến thuốc điều trị.

Nguyên nhân viêm phế quản cấp j20

Do đây là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nên đương nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng khoảng thời gian gần đây các nhà nghiên cứu đã xác định rằng nguyên nhân chính gây ra bệnh là do tái cấu trúc đường thở. Cụ thể khi bị bệnh lâu ngày không chữa trị làm cho đường thở trở nên tăng sinh, tái cấu trúc. Chính vì vậy các tế bào trong đường thở mất dần tính năng loại bỏ các tác nhân gây hại cho mình.

Ngoài ra bệnh viêm phế quản cấp còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khác như:

· Do nhiễm virus: Các virus hay gặp gồm: Corona virus, RSV, virus cúm A – B, dịch SARS,…

· Môi trường làm việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi công nghiệp, khí thải hóa học,… nguy cơ mắc bệnh rất cao.

· Người có tiền sử bị trào ngược dạ dày thường xuyên, khi đó cổ họng rất dễ bị kích ứng, nhạy cảm với mọi tác nhân gây bệnh.

· Do thay đổi thời tiết bất thường, cơ thể có sức đề kháng yếu chưa kịp thích ứng nhất là vào mùa xuân.

Triệu chứng viêm phế quản cấp j20

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên có thể đánh giá rằng triệu chứng của nó rất dễ để nhận biệt. Nhiều người chủ quan cho rằng đây chỉ là ốm vặt không điều trị sớm, từ đó có nguy cơ dẫn đến biến chứng khó lường. Thường thì ở giai đoạn đầu mới phát bệnh, viêm phế quản cấp cho các triệu chứng như:

· Ho thường xuyên, liên tục: dù không phải là triệu chứng chính để xác định rõ ràng bệnh. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên ngành có thể nghe tiếng ho và đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp. Khi ho, người bệnh còn kèm theo triệu chứng tức ngực, chảy nước mũi.

· Hơi thở khò khè: do lòng phế quản đã bị thu hẹp vì thành phế quản phù nề, xuất hiện đờm trong lòng phế quản,… Không khí lưu thông qua lại khe hẹp bắt đầu phát ra tiếng, nên tiếng khò khè phát ra to hơn.

· Ngoài ra còn biểu hiện một số dấu hiệu điển hình khác như: Ho, tiết đờm, cơ thể mệt mỏi, đau họng, sốt, sổ mũi,…..

Tuy nhiên đã có một số người bệnh thông qua biểu hiện đã nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy để tránh sự nhầm lẫn không đáng có này tất cả những trường hợp ho, khạc đờm mà kèm theo một trong số các biểu hiện sốt, mệt, tức ngực,… bạn cần ngay lập tức đi khám để có phương án chữa trị kịp thời.

Viêm phế quản cấp j20

Viêm phế quản cấp j20 thực ra là tên gọi khác của bệnh viêm phế quản cấp. Là tình trạng sưng viêm ở ống phế quản trong phổi. Do nhiễm trùng đường hô hấp, do nhiễm lạnh, do sức đề kháng yếu hay thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại,… Viêm phế quản cấp j20 không quá nguy hiểm như nhiều người bệnh từng nghĩ. Nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì sẽ chuyển biến thành viêm phế quản. Quá trình điều trị sẽ dài và phức tạp hơn.

Xem thêm: Viêm phế quản có ăn được thịt gà không?

Điều trị viêm phế quản cấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thì cũng có nhiều cách điều trị bệnh tương ứng. Tuy nhiên cách tốt nhất điều trị bệnh chính là kết hợp nhiều nước, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cùng với đó là thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị tự nhiên được áp dụng phổ biến.

· Điều trị bằng một số loại thuốc như thuốc long đờm, chống tắc nghẽn thành mạch phế quản, thuốc trị ho, thuốc kháng viêm,… theo đơn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng sai liều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

· Chỉ nên dùng các loại thuốc kháng sinh khi bệnh gây ra bởi vi khuẩn, hay các trường hợp phế quản đa bội do cả vi khuẩn và vi rút gây ra. Một số trường hợp khác nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp một số loại: Panadol, efferalgan,… thuốc bù nước hoặc nước hoa quả.

· Trong trường hợp người mắc bệnh là phụ nữ có thai, đang cho con bú thì không nên sử dụng các loại thuốc vì nó có thể gây ảnh hưởng cho em bé. Thay vào đó nên sử dụng nước muối sinh lý, các phương pháp tự nhiên như ăn chanh đào ngâm mật ong, củ cải hấp mật ong, ô mai,….

Phòng bệnh viêm phế quản cấp

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Do vậy để phòng ngừa hiệu quả loại bệnh này, mỗi cá nhân cần lưu ý một số điểm sau:

· Giữ ấm cơ thể vào những thời điểm thời tiết giao mùa đột ngột

· Thực hiện lối sống văn minh, khoa học, không hút thuốc, không uống đồ uống có gas, hạn chế tiếp xúc những nơi khói bụi, độc hại,..

· Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và đặc biệt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng

· Tiêm chủng vacxin phòng cúm đầy đủ nhất là các đối tượng có bệnh viêm phổi mãn tính, người già.

Nguồn: INDembassy