Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam là cách chữa đang được nhiều người bệnh sử dụng. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến chuyên gia của INDembassy sẽ chia sẻ những kiến thức về bài thuốc này.

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam có tốt không?

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm? Thực sự tính hiệu quả và an toàn của chúng tới đâu? Thuốc nam là các dược liệu từ thiên nhiên và có đa công dụng. Sử dụng thuốc nam không gây tác dụng phụ và phù hợp với cơ địa của đa số mọi người.

Tùy vào cách phối phương thuốc mà công dụng không chỉ dừng lại ở trị trào ngược dạ dày. Thuốc nam còn giúp bồi bổ, điều dưỡng cơ thể từ bên trong. Ngoài ra, thuốc nam thân thiện với môi trường, dễ tìm thấy, giá cả rẻ và có thể tự điều chế tại nhà một cách dễ dàng.

Cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày

Thiên nhiên rất ưu ái ban tặng cho con người những điều tốt đẹp. Do đó, có nhiều cây thuốc nam có thể trị khỏi chứng trào ngược axit. Nhưng được sử dụng phổ biến và cũng dễ tìm kiếm trong tự nhiên nhất có lẽ là 4 loại: cây hoắc hương, lô hội, cam thảo, trầu không.

Cây hoắc hương

Hoắc hương là cây thuốc nam thân thảo, bông màu tím nhạt, lá hình elip có răng cưa. Hoắc hương có chứa tinh dầu, tính ôn, mùi thơm mạnh và vị cay. Công dụng chủ yếu của hoắc hương là kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa. Thế nên hoắc hương được dùng nhiều trong các phương thuốc trị đường ruột, trị cảm cúm, trị hôi miệng. Hoắc hương dùng chữa trào ngược axit vì nó có tác dụng diệt khuẩn, tăng cường tiêu hóa.

Khi dùng, lấy vừa đủ 16g rau má, 16g gạo nếp, 12g hoắc hương, 12g gừng tươi, 8g lá dành dành. Sắc chung các vị thuốc trên với 750ml nước. Khi nước thuốc trong nồi còn khoảng 1 chén thì ngừng sắc. Đổ 1 chén nước thuốc ra và chia làm 3 lần uống, 30 phút sau mỗi bữa ăn. Không dùng hoắc hương cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi.

Lô hội

Lô hội hay còn gọi là nha đam là cây mọng nước, có nguồn gốc từ châu Phi. Lô hội có tính mát, vị đắng. Công dụng của nó là thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, mát gan, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Chất nhờn của nha đam giúp thải các độc tố trong hệ tiêu hóa ra ngoài. Bên cạnh tăng cường hệ tiêu hóa, nha đam còn bổ gan, thận, túi mật.

Có rất nhiều cách chế biến nha đam trị chứng trào ngược. Có thể xay nha đam với đường phèn để uống trước bữa ăn 20 phút mỗi ngày. Ăn trực tiếp nha đam khi bụng đói. Nấu chè nha đam để bớt vị đắng, ai cũng dùng được. Ngâm nha đam với mật ong và uống 2 thìa trước mỗi bữa ăn 20 phút, 2-3 lần/tuần, Lưu ý là không nên dùng quá 400g nha đam một ngày. Không dùng nha đam cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

Cam thảo

Cam thảo là dược liệu có tính bình, vị ngọt và không chứa độc tố. Cam thảo có tác dụng ích khí, bổ tỳ, giải độc và được dùng nhiều trong Đông y. Dùng cam thảo để chữa bệnh vì cam thảo kích thích niêm mạc dạ dày tiết chất nhờn kháng acid. Cam thảo bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày trước tổn thương của acid.

Có 2 cách chế biến cam thảo trị trào ngược thực quản. Đun sôi cam thảo với lượng nước thích hợp trong 15 phút. Uống nước đun được sau bữa ăn 30 phút và đều đặn trong 2 tuần. Cách thứ 2 là pha 5g rễ cam thảo đã tán nhuyễn với 100ml nước ấm. Uống trước bữa ăn 30 phút và đều đặn trong 2 tuần. Chú ý sử dụng cam thảo đúng liều lượng, lạm dụng sẽ dẫn đến phù nề, dài mặt.

Tham khảo thêm:

  1. https://indembassy.com.vn/chua-trao-nguoc-da-day-bang-thuoc-nam/

  2. https://www.nhs.uk/conditions/heartburn-and-acid-reflux/