Viêm phế quản uống thuốc gì?

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ: Viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản uống thuốc gì là câu hỏi mà rất nhiều người muốn có câu trả lời. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ giải đáp thắc mắc này và chia sẻ những bài thuốc hữu ích nhất.

Theo báo Lao Động, bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, nơi mang không khí từ khí quản đến phổi. Lúc này, lớp niêm mạc bị kích thích sẽ dày và phồng lên, làm tắc nghẽn các tiểu phế quản. Người bệnh thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng như ho có đờm xanh vàng, khó thở, ớn lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi và tức ngực.

Ngoài các nguyên nhân như tuổi tác, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, thời tiết thay đổi, hút thuốc lá… thì vi khuẩn, virus là thủ phạm chính gây ra bệnh viêm phế quản cấp hoặc mãn tính. Bởi vậy, người bình thường rất dễ bị lây bệnh thông qua các con đường như hắt hơi, ho, dùng chung đồ cá nhân.

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Điều trị bằng Thuốc Tây

· Thuốc long đờm: Carboxystein, Acetylstein, Terpinhdrat, Natri benzoat…giúp làm loãng chất tiết gây cản trở đường dẫn khí bằng cách cắt đứt cầu nối disulfura của aglycprotein, từ đó thay đổi cấu trúc và tống chất tiết ra ngoài.

· Thuốc kháng viêm: Kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản, người bệnh có thể sử dụng corticoid dạng uống, xông hoặc hít. Đối với bệnh nhân viêm phế quản mãn tính dạng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc kháng viêm.

· Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Một số dạng thuốc giãn phế quản như Theophylin có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở đường dẫn khí, giúp bệnh nhân hết khó thở, thở khò khè. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc ở dạng chủ vận beta-2 để giãn cơ trơn và chống co thắt phế quản.

· Thuốc kháng virus, vi khuẩn: Chủ yếu là loại thuốc kháng virus cúm A. Đối với trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn, kháng sinh có thể được sử dụng tùy theo mức độ nguy hiểm của bệnh.

Xem thêm: Viêm phế quản uống prospan

Uống Thuốc nam

· Lá khế chua: Rửa sạch 1 nắm lá khế chua và lá cây cách, cho vào ấm đun sôi lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng khoảng 1 tuần liên tục, các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể.

· Củ cải: Nghiền 300gr củ cải lấy nước cốt, sau đó trộn thêm chút mật ong rồi uống ngày 2 lần. Củ cải khi kết hợp với mật ong sẽ giúp giảm ho khan, ho có đờm vô cùng hiệu quả.

· Cao gừng: Dùng khoảng 1kg gừng tươi, sau đó rửa sạch vào ép lấy nước cốt. Đun nước cốt này với 400g mật ong thành cao, sau đó bảo quản trong tủ mát. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cao gừng với 1 cốc nước ấm, hiện tượng khó thở, ho có đờm xanh vàng sẽ dần tiêu biến.

· Quả lê hấp đường phèn: Rửa sạch 1 quả lê, sau đó khoét bỏ phần hạt, cho 10g bối mẫu và chút đường phèn vào hấp cách thủy. Chia quả lê làm hai phần và ăn trong ngày. Bài thuốc này đặc biệt thích hợp với bệnh nhân viêm phế quản cấp tính.

· Trà quất: Dùng 2g vỏ quất khô hãm với 1 nhúm trà mạn và uống hàng ngày. Trà quất có tác dụng giảm kích thích niêm mạc ống phế quản, giảm sưng viêm và trị ho vô cùng hiệu quả.

Nguồn: https://indembassy.com.vn/