Viêm loét dạ dày có chữa khỏi không?

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi không?

Viêm loét dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến thường gặp. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, bao gồm thanh thiếu niên, người trưởng thành hoặc người cao tuổi. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ phải chịu đựng rất nhiều triệu chứng do bệnh gây ra. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời bạn cùng xem qua thông tin trong bài viết dưới đây!

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Trong cơ thể người, dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa có chức năng rất quan trọng trong việc hấp thụ dinh dưỡng. Tá tràng là vị trí tiếp nối giữa dạ dày và phần đầu của ruột non. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý không còn xa lạ. Đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày hoặc ở tá tràng bị tổn thương viêm, sưng, phù nề xung huyết, lâu dần tạo thành các vết loét. Những tổn thương này thường xuất hiện khi lớp niêm mạc cuối cùng bảo vệ dạ dày bị bào mòn đi khiến các mô bên trong lộ rõ ra.

Bệnh có xu hướng tái phát bất thường, nhất là sau khi người bệnh ăn phải chất kích thích hoặc cơ thể yếu, thường xuyên bị vi khuẩn, virus tấn công. Nếu không phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Thậm chí có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Theo thống kê thu được, có tới gần 30% dân số nước đang mắc tình trạng này và tỉ lệ mắc bệnh đang dần tăng lên đáng kể. Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần và chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.

Dựa theo mức độ và thời gian bệnh phát triển, tình trạng này sẽ được chia thành 2 thể:

  • Viêm loét dạ dày cấp tính: Niêm mạch dạ dày bị sưng viêm đột ngột kèm theo những cơn đau quằn quại từng đợt, diễn ra trong thời gian ngắn.

  • Viêm dạ dày mạn tính: Khi tình trạng sưng viêm ở dạ dày không điều trị ngay, để sau một thời gian bệnh sẽ tiến triển xấu đi, chuyển thành dạng mạn tính. Lúc này, dạ dày sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, các tổn thương lan nhanh. Nguy cơ teo hoặc hỏng dạ dày rất cao.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Hiện nay theo nghiên cứu của y học hiện đại, hai nguyên nhân chính dẫn tới bệnh gồm:

Do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP)

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này. Vi khuẩn HP thường xâm nhập và sinh sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Mỗi ngày chúng sẽ liên tục tiết ra độc tố làm lớp niêm mạc mất đi khả năng trung hòa axit dư thừa, dẫn tới hình thành các vết loét.

Thuốc giảm đau, tiêu viêm không chứa steroid (NSAID)

Việc thường xuyên sử dụng hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nặng nề. Cụ thể, những dược liệu này sẽ làm cho quá trình tổng hợp prostaglandin trong niêm mạch bị ngưng trệ. Mà prostaglandin có nhiệm chính là bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi lượng chất này thiếu hụt sẽ khiến dạ dày rất dễ bị sưng viêm, loét ra.

Bên cạnh hai nguyên nhân chính bên trên, bạn cũng cần lưu ý tới một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dưới đây:

Thuốc lá và đồ uống chứa cồn

Như bạn cũng rõ, trong khói thuốc lá có chứa hàng trăm chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt chất nicotine sẽ khiến lượng cortisol trong cơ thể tăng nhanh đáng kể. Đây chính là tác nhân quan trọng gây ra những ổ loét tại niêm mạc dạ dày. Từ đây gia tăng thêm khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Căng thẳng, stress

Một tinh thần bất an, thường xuyên stress, lo âu, căng thẳng, sợ hãi hay buồn phiền sẽ khiến dịch vị ở dạ dày liên tục tiết ra. Chức năng của cơ quan này sẽ suy giảm, lớp niêm mạc không còn khỏe mạnh, dễ hình thành có vết loét gây bệnh.

Thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt thiết khoa học

Việc ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều/ quá ăn, không đúng bữa hoặc bỏ bữa, nhất là bữa sáng cũng chính là một yếu tố tác động tới tình trạng này. Những tác nhân sẽ chính khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn, dịch vị tiết ra không thể kiểm soát được. Thêm vào đó, nếu bạn thường xuyên thức khuya hoặc lười vận động cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Các nguyên nhân khác gây bệnh

Do hóa chất độc hại, nguyên nhân tự miễn,....

Dấu hiệu của viêm loét dạ dày

Các dấu hiệu nhận biết bệnh khá rõ ràng. Nếu mắc phải một trong số các biểu hiện sau thì bạn nên chú ý hơn tới sức khỏe bản thân:

Xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng bụng nằm ở phía trên của rốn. Những cơn đau xuất hiện tại vị trí này chính là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bệnh. Chúng thường tái phát vào lúc bạn đói hoặc sau khi ăn no. Một số trường hợp đau thượng vị vào rạng sáng.

Cơn đau không chỉ ở riêng vùng bụng mà có thể lan dần ra cả sau lưng. Người bệnh cảm thấy bụng đau âm ỉ, tức bụng hoặc đau quặn lại thành từng cơn. Thời gian cơn đau kéo dài chừng vài phút cho tới vài giờ đồng hồ.

Khó tiêu, chướng bụng, nôn hoặc buồn nôn

Đây đều là những dấu hiệu rất điển hình của tình trạng viêm loét dạ dày. Khi niêm mạch dạ dày bị tổn thương sẽ khiến hoạt động tiêu hóa của cơ quan này bị chậm lại. Thức ăn không thể chuyển hóa thành dưỡng chất hay thải ra được như người khỏe mạnh. Người bệnh sẽ hay cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn thốc ra.

Nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi

Phần lớn những người mắc bệnh đều gặp phải biểu hiện này. Khi bị ợ chua, ợ hơi nhiều chứng tỏ bệnh bắt đầu hình thành. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện dễ nhận biết bệnh.

Mất ngủ

Mất ngủ thường là do người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng khi đói vào ban đêm. Sau khi dứt cơn đau, người bệnh cũng khó có thể ngủ tròn giấc lại. Do đó, hôm sau tỉnh giấc, người bệnh sẽ thường uể oải, mệt mỏi, thèm ngủ, khó tập trung. Ảnh hưởng lớn tới học tập, công việc thường ngày.

Đường tiêu hóa bị rối loạn

Tiêu chảy, táo bón, sôi bụng là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa mà người bị viêm loét dạ dày rất hay gặp phải. Khi hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, người bệnh rất dễ bị sụt cân vì không thể hấp thụ được dưỡng chất. Ngược lại cũng có một số trường hợp các biểu hiện trên xuất hiện khi người bệnh đang đói. Vì thế họ sẽ thường ăn nhiều hơn để bù lại nên rất dễ tăng cân không kiểm soát.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Tuy nhiên các biểu hiện bên trên không phải lúc nào cũng là do bệnh gây ra. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa can thiệp sâu hơn. Trong đó các phương pháp chuyên dùng để chẩn đoán bệnh là:

  • Nội soi: Hình ảnh nội soi sẽ giúp các bác sĩ có cái nhìn trực quan, đánh giá chi tiết và chính xác từng tình trạng bệnh. Từ đây kết luận về mức độ bệnh cũng như phác đồ điều trị ohuf hợp. Đồng thời thủ thuật nội soi cũng giúp phát hiện sớm hiện tượng ung thư dạ dày.

  • Xét nghiệm máu, phân: Phương pháp này giúp đánh giá nhanh hơn những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày kèm theo biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, xét nghiệm máu, phân còn xem xét được nồng độ enzyme, trong niêm mạc dạ dày cũng như tình trạng hồng cầu của người bệnh.

Xem thêm: