Phồng lồi đĩa đệm l4 l5 s1 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng lồi đĩa đệm l4 l5 s1 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng lồi đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp gây đau nhức, ngứa ran. Nếu không điều trị sớm, bệnh trở nặng thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như thoát vị đĩa đệm, mất chức năng ruột bàng quang, yếu cơ… Để tìm hiểu rõ hơn về phồng lồi đĩa đệm, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Phồng lồi đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng giúp cột sống hoạt động và di chuyển linh hoạt hơn. Trong một số trường hợp, đĩa đệm bị bào mòn hoặc tổn thương thì có thể xuất hiện tình trạng phồng lồi và đè nén các dây thần kinh.

Tình trạng này sẽ khiến người bệnh bị đau nhức, tê ran ở phần cột sống có đĩa đệm bị phình lồi. Thông thường, phồng lồi đĩa đệm có thể xuất hiện ở cột sống cổ, cột sống ngực hoặc ở lưng.

Bệnh phồng lồi đĩa đệm thông thường khởi phát là do các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày như ngồi làm việc sai tư thế, đi đứng sai tư thế, ngồi quá lâu, thường xuyên mang vác vật nặng, lười vận động…

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?

Ở một số trường hợp nhẹ, phồng lồi đĩa đệm có thể không cần chữa trị và tự hồi phục trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra rất nhiều những biến chứng tiềm ẩn, không lường trước, chẳng hạn:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi phồng lồi đĩa đệm chuyển thành thoát vị đĩa đệm thì người bệnh phải gánh chịu cảm giác đau nhức khó chịu, tê ran kéo dài. Nếu không điều trị khỏi, chức năng vận động di chuyển cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

  • Suy giảm chức năng ruột bàng quang: Phồng lồi đĩa đệm gây mất chức năng ruột bàng quang là một biến chứng nguy hiểm, cần được điều trị gấp. Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện và phẫu thuật sớm nhất.

  • Suy yếu cơ bắp tay chân: Mặc dù đây là một biến chứng hiếm khi xảy ra nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan. Bệnh phồng đĩa đệm có thể khiến cơ bắp tay chân bị yếu đi, mất sức lực.

  • Thay đổi xúc giác: Ở những nơi bị phồng đĩa đệm có thể bị mất khả năng cảm nhận khi chạm vào. Khi đó, người bệnh có thể không cảm giác được nóng lạnh hoặc không thấy đau khi bị trầy xước chảy máu. Điều này cũng khá nguy hiểm nên người bệnh phải đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Phồng lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bệnh phồng lồi đĩa đệm xảy ra khá phổ biến hiện nay và bệnh có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Bởi ở các trường hợp nhẹ, đĩa đệm theo thời gian có thể làm lành tự nhiên mà không cần can thiệp y tế. Theo đó, tình trạng này mất khoảng 6 tuần để bệnh thuyên giảm. Trong khoảng thời gian 6 tuần, người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện các cơn đau rõ rệt. Sau đó, đĩa đệm sẽ dần hồi phục, cải thiện chức năng và không còn cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, đối với trường hợp lồi đĩa đệm với các cơn đau dữ dội, mãn tính thì người bệnh cần được can thiệp điều trị y khoa sớm nhất. Với y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị phồng lồi đĩa đệm hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa phồng đĩa đệm đơn giản

Để hạn chế biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân có thể áp dụng điều trị theo một số phương pháp như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Uống thuốc Tây y đó là phương pháp điều trị bảo tồn giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau nhức, tê ran. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc Tây y chữa bệnh lồi đĩa đệm như sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Aspirin hoặc thuốc có kê đơn từ bác sĩ giúp xoa dịu các cơn đau, nhức mỏi. Tuy nhiên, thuốc giảm đau có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nên người bệnh đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng.

  • Thuốc giãn cơ: Nếu có tình trạng các cơ bị co thắt thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống một số loại thuốc giãn cơ.

  • Tiêm Corticoid: Corticoid được tiêm trực tiếp vào cơ thể giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm nhanh chóng.

Điều trị bệnh tại nhà

Khi bị phồng đĩa đệm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chữa trị tại nhà và đĩa đệm sẽ phục hồi tự nhiên. Một số phương thức chữa lồi đĩa đệm tại nhà như:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp bệnh nhân giảm được tình trạng đau nhức, mệt mỏi. Do đó, khi bị đau do phồng đĩa đệm, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động nhiều, đi lại quá sức.

  • Tập vật lý trị liệu: Bạn có thể tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia. Các bài tập này có tác dụng kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và hỗ trợ khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

  • Chườm nóng, lạnh: Phương pháp chườm nóng lạnh được áp dụng rất phổ biến chữa lồi đĩa đệm. Bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi khó chịu do phồng đĩa đệm gây ra.

Xem thêm: