Đức Bà Cả Sông Nước - Mekong Hiển Linh

Kỳ Diệu Thay Thánh Tượng Đức Mẹ Được Vớt Lên từ Sông Mekong và Tên Con Sông Mekong

Đọc câu chuyện Thánh Tượng Mẹ Maria được vớt lên từ Sông Mekong bên Campuchia, tôi thấy  có sự trùng hợp kỳ diệu với tên gọi Mekong.  Phải chăng Thiên Đình đã sắp đặt vào đúng thời đúng buổi để Tôn Vinh Mẹ Thiên Chúa, phải chăng đã đến thời điểm chín mùi để Đức Bà Cả Sông Nước - Mekong tung quân đi rọi ánh sáng Chúa Kitô vào nơi tối tăm ở các xứ sở đông dương có đến hơn 95% dân số vẫn chưa được biết Chúa. 

Chữ "Mekong" dịch sang tiếng Lào có nghĩa là "Sông Mẹ", tức là Mẹ của Các Sông Con (Tượng được vớt lần thứ nhất chỉ có mình Mẹ, và Tượng được vớt lần thứ hai là tượng Mẹ ẵm Chúa Con). Người Lào họ lưu truyền cho nhau và dạy cho con cháu biết, Sông Mẹ - Mekong chính là "huyết mạch của họ", máu tạo ra lúa gạo và nước tạo ra tôm cá.  Cả bốn dân tộc Campuchia, Lào, Thái và Việt đều gọi Sông Mekong là "Sông Mẹ".  Tiếng bản xứ của người Thái, Lào, Campuchia gọi "Mae Nam" แม่น้ำ (là Sông), "Mae Nam Khong", có nghĩa là "Sông Mẹ", cách họ nói và phát âm giống hệt giọng của người Miền Nam Việt Nam, chữ  "Mæ̀" แม่ (Me) "Mẹ" giống hệt như người Việt, chữ "Nám" น้ำ "Nước", riêng chữ "khong" โขง (khuổng) bắt nguồn từ tiếng Phạn (Sanskrit "ganga"), có nghĩa là Trường Giang hay Sông Hằng (Hằng Hà). Người việt ưa gọi "Mekong" là Sông Cả / Sông Lớn, Sông Cửu Long, Sông Cái ("Cái" có nghĩa là Mẹ, ngạn ngữ Việt có câu, "con dại Cái mang", con khờ dại tội nghiệp Mẹ gánh hết tai tiếng).  Chữ "Mekong" là tên gọi quốc tế theo Tiếng Anh.

Sông Mekong là một trong 10 con sông kỳ quan của thế giới, ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và đời sống của 6 nước đông dương.  Mekong phát xuất từ thượng nguồn Núi Tibet cao ngất của tỉnh Thanh Hải nên còn có tên gọi là "Sông Đá", băng ngang Tây Tạng, rồi xuyên qua tỉnh Vân Nam (trung quốc), gần một nửa chiều dài của con sông này chảy trên lãnh thổ trung quốc, tới các nước Myanmar, Tháilan, Lào, Campuchia, và kết thúc tại Miền Nam Việt Nam chia thành hai nhánh gọi là sông tiền và sông hậu, rồi đổ ra Biển Đông. Miền nam bộ Việt Nam nhờ dòng sông phù sa này luân lưu bồi đắp, khiến cho đất đai trở nên trù phú phì nhiêu, nên người Việt thường hay gọi là vựa lúa của Việt Nam, cứu đói cả 3 miền, nhưng ngày nay không còn như xưa. Dân miền nam sống ở vùng ngập sông nước hồi xưa ấy thường hay kể, Thời Ông Diệm cá bắn cả lên bờ. [sở dĩ, Ông Diệm cũng có mặt ở đây, là kể từ sau năm 1975 trở đi, hễ cứ có biến cố lịch sử nào liên quan, dân việt lại lấy Thời Ông Diệm ra làm mốc thời gian, nói theo kiểu "bên thắng cuộc" là trước (giải phóng) năm 1975 hay sau (giải phóng) năm 1975. Hàm ý nói là thời bình, thời kỳ hoàng kim Việt Nam Cộng Hòa hay thời kỳ vàng son của dân Việt trước năm 1975 đã qua.]Tất cả các quốc gia có liên quan đến Sông Mekong đều ngồi lại với nhau để thành lập một ban nghiên cứu và bảo tồn sông Mekong, được gọi là Ủy Ban Sông Mekong, nhưng Ủy Ban này chỉ có ngũ nhân bang - 5 nước lân bang thôi (trung quốc không chịu tham gia), vì cớ gì vậy?.

Bởi lẽ, cái anh chàng trung quốc xấu xí thường có mưu đồ bất chính và tham lam, họ xây đập tam hiệp muốn hứng lấy hết nước sông Mekong chứa vào đó để dành cho dân trung quốc sài và làm nguồn phát điện, khiến cho năm nước lân bang hoảng sợ lo âu, ngũ lân bang hội nghị tới lui vì cái đập tam hiệp quái ác, để mưu tìm giải pháp cho sông Mekong, nhưng rồi cũng chẳng đi tới đâu.  Hậu quả ngày nay nước sông Mekong ngày càng cạn kiệt không còn phong phú như xưa, tôm cá càng hiếm hoi, có nhiều giống vật, các loài thảo mộc hai bên bờ sông và sống nhờ dòng sông Mekong hầu như tuyệt chủng,  còn các nước láng giềng lân bang phải chung cảnh hạn hán thiếu nước, và ảnh hưởng ngày càng trầm trọng đến đời sống, đến việc trồng trọt- đồng áng.

Mỗi khi Mỹ muốn đe trung quốc chỉ cần bắn tiếng, nếu họ thả trái bom xuống đập tam hiêp cho vỡ tan tành, nước ấy sẽ chìm trong biển nước, và đập tam hiệp ngày nay cũng chính là mối họa cho họ nếu như có chuyện bất trắc, đúng là "gậy ông đập lưng ông".

Phải chăng Mẹ Maria thấu cái khổ của dân chúng sống nhờ vào nước sông Mekong, bị con rồng trung quốc đang hút cạn, nên đã hiển linh đúng lúc để an ủi dân chúng, và cho họ biết hãy chạy đến cùng Mẹ để kêu cầu, để được Mẹ phù giúp, và hàm ý nhắc nhớ Mẹ mới chính là Đức Bà Cả Sông Nước, và Anh Cả Thượng Nguồn Sông Nước là Chúa Giêsu, Người chính là Núi Đá phát sinh nguồn mạch nước ân sủng mà chúng ta cần chạy đến thờ lạy trông cậy để được Chúa đáp ứng và đổi mới mọi sự.

Phải chăng đây là thời điểm Mẹ Maria muốn nhắn gởi các nước đông dương một thông điệp:  đừng sợ, đã có Mẹ Sông Nước đông dương đây;  cách riêng cho dân nước VN, vì sẽ là nước đứng đầu hứng mũi chịu sào một lần nữa,  hãy cùng Mẹ dàn trận nghênh chiến con rồng trung quốc đang hung hăng hết công lực sức tàn ngóc đầu lần cuối, quẫy đuôi ra oai trước giờ giẫy chết, sẽ đến ngày Mẹ đạp đầu nó.  Nếu chúng ta có theo dõi thời cuộc thì biết, hiện nay dân VN đã và đang bị con rồng phun nọc..., và dân Việt đang phải khổ sở nghênh chiến với bè lũ của chúng rồi.

Nhìn vào thánh tượng được vớt lần thứ nhất, tạc đúc theo kiểu Thánh tượng Mẹ Vô Nhiễm ở Lộ Đức, nét mặt và tư thế của Mẹ đứng chắp tay nghiêm trang đang ngước lên trời cầu nguyện, còn thánh tượng được vớt lần thứ hai, tôi thấy thông điệp của Mẹ thật rõ ràng hơn: một tay Mẹ đang ẵm Chúa Giêsu vào lòng Mẫu Tâm, âu yếm nhìn con như đang ru con an ủi vỗ về, còn tay kia Mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của Chúa Con, và Chúa Giêsu ở thế nằm ngửa mặt nhìn Mẹ bi bô trò chuyện, giống y như các bà mẹ đang nựng con và con đang hóng chuyện mẹ vậy.  Tôi có cái cảm giác như Mẹ muốn  nhắn nhủ hai điều: đừng sợ, hãy cầu nguyện và tin cậy nơi Chúa (thông điệp tượng thứ nhất); hãy chạy đến cùng Mẹ và thưa chuyện với Mẹ, vì "Khiết Tâm Mẹ là nơi con ẩn náu và là đường dẫn con đến với Chúa" (thông điệp tượng thứ hai). 23/2/2014  <Sóng Biển>.

Sau đây là câu chuyện tổng hợp chi tiết vớt hai Thánh Tượng Đức Bà Cả Sông Nước (Mekong) ở campuchia, được lấy từ các web của những người hành hương kể lại theo tư liệu của Ban hành giáo họ đạo Arey Khsath:

1/ Tượng thứ nhất - được vớt ngày 16/4/2008

Theo lời kể của các vị trong Ban Hành Giáo họ đạo, một ngày tháng Tư năm 2008 có ghe đánh cá của người Chàm cách bến đò Arey Ksath khoảng 250m đã dính một miếng sắt ở đáy sông. Chủ ghe lặn xuống lấy dây buộc miếng sắt để kéo lên ghe nhưng không được. Anh liền báo cho những người Việt Nam nuôi cá bè gần đó rằng khúc sông trên có nhiều sắt lấp ở đáy sông, nhưng anh không đủ phương tiện để lấy. Nếu ai đóng 30.000 riel (đơn vị tiền tệ Campuchia, khoảng 150.000 đồng VN) thì anh sẽ giao chỗ cho lặn để kiếm sắt phế thải. Một nhóm gồm tám người Việt Nam đã đóng tiền để đổi lấy bãi sắt vụn ở khúc sông đó. Ngày 15/04/2008, nhóm tám người Việt Nam gồm 8 người đạo Phật (Anh Phiệt, anh Liền, anh Độ, anh Hoa, anhThu, anh Gấm, anh Phệt, anh Đề) đồng ý nộp 30.000 ria cho người Chàm để họ lặn lấy khối sắt kiếm tiền nuôi gia đình. Ngày đầu tiên lặn xuống họ chỉ tìm được một miếng sắt nhỏ có chiều dài khoảng 2,5m. Ngày 15/04/2008 khi lặn xuống, nhóm tám người này chỉ lấy được một miếng sắt nhỏ dài gần ba mét và một ít dây chì gai. Ngày 16/04/2008 họ tiếp tục bàn luận và góp ý kiến với nhau, rồi dùng máy bơm bắn nước xuống đáy sông khoảng gần hai mét và thấy một cục sắt lớn, họ phải dùng dây cột rồi trục đem lên ghe, khi nhìn thấy cục sắt thì phát hiện ra là tượng một người nữ nên đem về cất tại bè cá của họ. Lúc ấy anh Lý, người hàng xóm của 8 thợ lặn đã nhận ra tượng đó là của người Công giáo, Anh Liền báo cho anh Khui Chanh Đa họ đạo Arey Ksath, anh Khui Chanh Đa đến thấy tượng Đức Mẹ liền nói với những thợ lặn:” Đây là tượng Đức Mẹ MARIA” các anh đừng đập bể, đừng cưa, để cho ban hành giáo Arey Ksath đến thỏa thuận rồi chuộc tượng Đức Mẹ lại. Hai bên thỏa thuận đến gần 3giờ chiều ngày 16/04/2008 tượng Đức Mẹ được rước về đặt dưới cuối nhà thờ của họ đạo Bãi Cải. Đêm 16/04/2008 anh Thiệt là một trong các thợ lặn thấy tượng Đức Mẹ hiện ra bay 3 đến 4 vòng trên bè cá của anh, trong suốt đêm hôm đó, anh không thể ngủ vì sợ hãi, sợ có nạn gì xảy ra đối với mình và gia đình. Sáng thức dậy anh kể cho mọi người biết chuyện xảy trong đêm qua. Khoảng 7g sáng ngày 17/04/200, 8 người thợ lặn đến trực cửa nhà thờ quỳ trước tượng Đức Mẹ vừa bái lạy vừa van xin cho được bình an, xin Mẹ đừng chấp nhất đến sự thiếu tôn kính, những xúc phạm và thiếu hiểu biết của họ. Để đền ơn cho các chú thợ lặn, Ban Hành Giáo đi quyên góp các gia đình công giáo trong họ đạo được số tiền là 2.000.000 ria trao cho 8 người thợ lặn nhưng họ không nhận. Ban Hành Giáo đã làm một bữa tiệc đãi họ, mua gạo và mua mì gói cho họ mỗi lần một chút, dần dần cũng hết số tiền đó. Nhờ tấm lòng hảo tâm đóng góp của các ân nhân và khách hành hương gần xa chúng tôi sớm hoàn thành linh địa núi Đức Mẹ. Hiện nay tượng Đức Mẹ MARIA cao 1,5m, nặng 130kg được để trên núi cao 1,8m bên cạnh ngôi nha tho.

Tha'nh Đường ngày càng nhiều khách hành hương xa gần không phân biệt tôn giáo đến cầu nguyện, van xin với Mẹ. Mẹ đều ban phát ơn đem về, đặc biết là ơn chữa lành bệnh tật.

2/ Tượng thứ hai - được vớt ngày 18/11/2012

Ông Phan Văn Hú sinh năm 1953, sinh sống tại xóm Arey Ksath, xã Arey Ksath, huyện L-vi-em, Tỉnh Condal. Ông là người đạo Phật, trước đây ông làm nghề thợ lặn, nhưng hiện nay ông đã nghỉ làm nghề được 6 năm. Bỗng đêm ngày 18 tháng 11 năm 2012, ông chiêm bao thấy một tượng bằng đồng giang tay, hình thù một người thanh niên to lớn, Người đó nói với ông: ”Hãy vớt tôi lên, Tôi đang nằm dưới đáy sông Mekong, Tôi gần nơi mà các người đã vớt Đức Mẹ lần trước”. Ông vội vàng đi vớt lên nhưng nặng quá ông phải thuê máy cẩu hết 300 đôla mỹ mà vẫn không vớt lên được. Sáng sớm tinh mơ, ông ngồi quán cà phê của người hàng xóm (người Kitô hữu) ông nói: hôm nay tôi sẽ đi lặn vớt Chúa Giêsu lên, vì đêm qua tôi mơ thấy Chúa. Mọi người nghe ông nói, nhưng chưa mấy ai đủ lòng tin, ông gọi 2 người con trai của ông là anh Phan Văn Ì và anh Phan Văn Mận cùng đi với ông. Ông chủ động chỉ chỗ cho 2 con trai xuống lặn, chỉ một lát sau, anh Mận đã chạm vào tượng.Ba cha con dung máy bắn bùn ra khỏi tượng, rồi lấy dây cột và dùng cẩu tượng lên. Khi đưa tượng gần lên mặt nước ông gọi điện cho ông Nguyễn Hoành Anh là người hàng xóm và là cựu Ban hành Giáo họ Arey Ksath đến giúp ba cha con ông.Vào lúc 12giờ38 phút trưa ngày 19 tháng 11 năm 2012, tượng đức Mẹ bồng Chúa Con, cao 2,3m đã được đưa về bờ sông xóm Arey Ksath một cách tốt đẹp.Tất cả mọi người trong xóm đổ xô đến ngắm nhìn sự kiện lạ này. Khoảng 50 thanh niên tiếp sức đưa Đức Mẹ lên bờ, đưa về nhà thờ, tắm xà bông lau chùi sạch sẽ và đặt trong nhà thờ Arey Ksath (Bãi Cải) để tôn kính, lúc đó là 13giờ chiều ngày 19 tháng 11năm 2012 . Tất cả tín hữu trong họ đạo Bãi Cải cảm thấy rất mừng vui và hãnh diện đến nỗi chảy cả nước mắt. Đây là lần thứ hai giáo dân Bãi Cải được đón Mẹ từ đáy dòng song Mekong.Ông Phan Văn Hú ( Người thấy chiêm bao) nói: Lúc đầu, ông rất phân vân, vì người báo mộng là một thanh niên, nhưng khi vớt tượng lên lại là tượng người phụ nữ. Nhưng nhờ Ban hành giáo giải thích, người thanh niên đã báo mộng chính là Chúa Giêsu mà Mẹ Maria đang bế trên tay, lúc này anh mới yên tâm. Khi vớt được Đức Mẹ lên nghe, tôi có cảm giác không phải là tượng, nhưng là một thân thể của một người đang sống như chúng ta, tôi vừa mừng vừ run. Và tôi thầm thì cầu xin Mẹ ban cho vợ tôi được khỏi bệnh vì vợ tôi mắc quá nhiều bệnh, đã từng đi chữa tại bện viện Việt Nam nhiều lần. Tôi xin dâng tượng Đức Mẹ cho nhà thờ Bãi Cải, không tính toán hơn thiệt.Ngày nay, Thánh Tượng Mẹ Thiên Chúa đang được đặt ở cuối nhà thờ Arey Khsath để mọi người đến chiêm ngắm và cầu nguyện.

Nhân Chứng Phan Văn Hú Kể Chuyện Vớt Mẹ

(13) Khi Con Mãng Xà thấy mình đã bị tống xuống đất, nó liền đuổi bắt người Phụ Nữ đã sinh con trai. (14) Bà được ban cho đôi cánh đại bàng, để bay vào sa mạc, vào nơi dành cho bà, tại đó bà được nuôi dưỡng một thời, hai thời và nửa thời, ở xa Con Rắn. (15) Từ miệng, Con Rắn phun nước ra đàng sau bà như một dòng sông, để cuốn bà đi. (16) Nhưng đất cứu giúp bà: đất há miệng ra uống cạn dòng sông từ miệng Con Mãng Xà phun ra. (17) Con Mãng Xà nỗi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Ðức Giêsu. (18) Rồi nó đứng trên bãi cát ngoài biển. (Kh 12:13-18)