2.08. Cuối Đời Giã Biệt - Hết

Cuối Đời Giã Biệt

Ngài đến thuyết pháp cho Thánh Colette và nữ tu dòng của bà, và được bà thánh báo cho biết là ngài sẽ qua đời tại Nước Pháp. Xảy ra đúng như vậy, ngài bị bệnh rất nặng không thể trở về Tây Ban Nha (Spain), nên đã qua đời tại Brittany. Các ngư phủ ở Berton khấn xin ngài phù giúp trong cơn giông bão. Ở Tây Ban Nha, ngài cũng làm đấng bảo trợ các trại trẻ mồ côi.

Normandy và Brittany từng là hý viện lao nhọc vào hai năm cuối đời của ngài tông đồ. Về sau ngài yếu đuối mỏi mệt dần và từng bước đi đứng khó khăn phải có người dìu đỡ; thế nhưng ngài vẫn chưa xong ở tòa giảng mà còn nói năng hăng hái, nhiệt tình, hùng hồn hơn và cung giọng ngài vẫn cứ y như thời còn trẻ. Ngài đã hồi phục tại giường bệnh cho một kẻ bị bệnh liệt giường đã mười tám năm, trước vô số người hiện diện, và cho xuất xưởng vô số kể các phép lạ khác, trong số các phép lạ đáng kinh ngạc đó chúng tôi phải kể đến ấy là tuyệt đại đa số các linh hồn đã ăn năn hoán cải trở lại. Khắp chốn đều có in dấu vết ngài nơi các vụ kiện gớm ghiếc, chửi rủa, dối trá và các tội khác, nhất là tội phạm thượng.

Cuối cùng ngài suy kiệt hoàn toàn, đồng đạo của ngài đã thuyết phục ngài hồi cố huơng. Nghe theo lời khuyên, ngài ra đi, cưỡi trên lưng một con lừa, như khi ngài vẫn thường di hành đường trường. Nhưng sau khi họ tưởng là, đã đi khỏi được một quãng đường khá xa, thì lại thấy mình ở gần thành Vannes lần nữa. Vì thánh nhân biết bệnh tình của ngài trở nặng, nên quyết định trở lại thành đó, ngài bảo với đồng môn là Chúa đã chọn thành đó để làm nơi chôn cất ngài. Cả thành vui mừng khôn xiết khi biết tin ngài xuất hiện trở lại, nhưng họ xìu xuống ngay khi ngài bảo, ngài trở lại không phải để tiếp tục sứ vụ ở giữa họ, nhưng là để tìm huyệt mộ cho ngài. Khi nói mấy lời này, ngài cũng kèm theo một ít huấn dụ đặng họ ghi nhớ nhiệm vụ của ngài đối với Chúa, làm nhiều người cảm động đến rơi lệ, và ai cũng buồn hết sức. Cơn sốt của ngài tăng dần, vì biết mình sắp chết nên ngài sốt sắng chuẩn bị lãnh nhận các bí tích. Vào ngày thứ ba các giám mục, giáo sĩ, quan chức thành phố, và cả thành phần thuộc giới quý tộc đã lần lượt đến thăm ngài. Ngài căn dặn họ nhiệt tâm gìn giữ những gì ngài đã khổ công lao thiết lập giữa họ, huấn dạy họ hãy kiên vững trong đức hạnh, và ngài hứa sẽ cầu nguyện cho họ trước tòa Chúa, và ngài bảo là sẽ về với Chúa sau 10 ngày. Ngài cầu nguyện không ngừng để kết hiệp với Chúa. Các quan chức thành phố đã gởi một phái đoàn tới với ngài, muốn ngài chọn cho mình một nơi để mai táng. Vì họ sợ Dòng của ngài, không có tu viện nào ngụ ở Vannes, thì xác ngài lưu tại thành phố có thể bị cướp mất. Thánh nhân trả lời, thân là một tôi tới vô dụng và là một tu sĩ nghèo khó, ngài chẳng đáng để bất kỳ ai lo lắng việc mai táng ngài làm gì; tuy nhiên, ngài khẩn khoản xin họ gìn giữ nền hòa bình chung sau khi ngài chết, như ngài đã luôn luôn thuyết pháp trong các bài giảng của ngài, và họ đã cho phép bề trên tu viện Dòng của ngài ở gần thành phố đó cứ việc dùng nơi này để an táng ngài. Ngài tiếp tục ước nguyện yêu thuơng và ăn năn hối cải của ngài, và thường ao ước cho linh hồn được ra đi khỏi ngục tù thân xác ngài, để cái xác ấy có thể mau chóng được nhấn chìm đáy biển càng tốt. Vào ngày thứ 10 đau bệnh, trông ánh mắt ngài khắc biết ngài thông phần khổ nạn của Chúa Cứu Thế, rồi sau đó thì ngài được nguyện cho nghe các thánh vịnh sám hối, và ngài thường dừng hẳn lại say ngất trong Chúa. Đó là vào ngày Thứ Tư Tuần Thánh, 5 tháng Tư năm 1419, ngài đã an giấc trong Chúa. Lúc ngài vừa tắt thở liền có một đoàn bướm trắng bé tí xíu tung cánh lượn quanh trên đầu ngài. Đấy là các "thiên thần" tý hon đến đón rước Thẩm Phán Thiên Thần về nhà để minh chứng cho sự thuần khiết và thánh thiện của ngài. Thậm chí có cả một "mùi thơm nồng dịu" bốc ra từ cơ thể của ngài. Công Tước xứ Brittany, là Joan, ái nữ Vua Charles VI của Nước Pháp, đã chính tay rửa xác ngài. Thiên Chúa đã tỏ cho thấy vô số kể những phép lạ của thánh nhân qua nước và tu phục, đai lưng, các dụng cụ sám hối (phạt xác), và các di tích khác, có thể đọc chi tiết trong tập tiểu sử hạnh các thánh "Bollandists".

[Bollandists: nhóm thành viên tổ chức Jean Bolland, S.J., (1596-1665), chuyên khảo cứu và viết tiểu sử hạnh các thánh.]

Cái chết của Thánh Vinh Sơn không làm ngưng lại những công việc lành phúc đức và ăn năn đền tội cũng như tình mến của ngài đã làm rung động Lòng Thương Xót vô biên vô tận. Họ để hai thi thể vào mộ của ngài trước khi niêm phong mộ lại. Đúng như thói quen giao tiếp thuộc làu phép lạ suốt cuộc đời ngài, vậy khi vừa đụng phải huyệt mộ ngài: hai cái thây lúc được đặt vào mộ liền sống lại! Cả hai đều không hay biết chuyện xảy ra bất ngờ ấy. Cuộc điều tra để phong thánh cho ngài được khởi động tại thành Vannes đã đem ra ánh sáng một khối lượng vô số các phép lạ xảy ra thực đáng kinh ngạc, người người đột nhiên ăn năn hoán cải trở lại, người người được chữa khỏi bệnh, Mẹ hiện ra, và điều đáng ngạc nhiên là con số người chết được sống lại. Người ta bị té ngã, chết đuối, bị đuổi giết, đau bệnh..., ngài đều can thiệp tất và người ta xin cầu cứu liên miên.

Năm mươi năm sau khi ngài qua đời, có một cậu thiếu niên 12 tuổi, tên Juan de Zuniga, đột tử ở Placenzia. Nhờ khấn với Thánh Vinh Sơn mà được sống lại. Cậu thiếu niên ấy sau này trở thành Tổng Giám Mục ở Seville. Một Vương Cung Thánh Đường được dựng lên để tưởng nhớ biến cố này. Vào ngày họ đang mừng lễ kính thánh nhân, không ai thấy đâu bóng dáng vị thuyết giảng, vì ngài bị bệnh đột ngột. Trong lúc mọi người đang thực là bối rối thì bỗng đâu có một cha Đaminh, không biết từ đâu tới xuất hiện thế chỗ vị thuyết giáo vắng mặt. Ngài lên bục giảng thuyết pháp rồi biến đâu mất không ai biết nữa. Tất nhiên, đó là Thánh Vincentê Fêrrêr, ngài vẫn luôn hiện diện trên dương gian, không chỉ bằng xương bằng thịt mà còn bằng cả hành động nữa. Dường như không có lời nào để có thể giải thích nổi sự xuất hiện chớp nhoáng rồi đột ngột biến mất của nhà thuyết giáo.

Đơn thỉnh án phong thánh cho ngài mới vừa được phổ biến, ngay lập tức từ giới vua chúa, giới giám mục, các trường đại học, giới quý tộc và giới bần nông đều tán thành. Đức Giáo Hoàng Nicholas V đã ban hành sắc lệnh mở án điều tra về đời sống, các nhân đức anh hùng cũng như các phép lạ của Thánh Vinh Sơn. Công Tước xứ Brittany thậm chí còn bắt đóng thuế cho án phí điều tra này.

Theo như chính lời thánh Vinh Sơn tiên tri, Đức Alphonsus Borgia đã đắc cử Giáo Hoàng và khi trở thành Đức Callixtus III, đã chính thức phong thánh cho ngài. Việc phong thánh đã được tổ chức vào ngày lễ mừng kính hai Thánh Phêrô và Paulô tông đồ, 29 Tháng Sáu năm 1455, tại Giáo Đường Thánh Đaminh/Đôminicô ở Roma, Santa Maria Sopra Minerva. Vào ngày phong thánh đó, người ta khai quật thi Thể thánh Vinh Sơn thì thấy vẫn còn nguyên không bị hư nát. Đang lúc có Lễ Phong Thánh, thì có hai người đã chết được hồi sinh nhờ phủ chiếc áo khoác mai táng Thánh Vinh Sơn. Cả hai đều sống lại. Hơn nữa còn có cả người bà con của Công Tước xứ Brittany cũng được chữa khỏi bệnh phong cùi cùng ngày ấy, và một người mù được sáng mắt.

Lúc còn sinh thời Thánh Vinh sơn đã trừ quỷ cho hơn bảy mươi hai người, và khá nhiều người đội mồ sống dậy. Cả thảy có hơn hai mươi tám người đã được ngài cho sống lại từ cõi chết, và bốn trăm người được ngài chữa khỏi bệnh nhờ nằm nghỉ trên chiếc ghế dài mà ngài đã nằm lúc bị bệnh.

Sự hoán cải các tâm hồn tội lỗi mới chính là phép lạ tuyệt vời hơn hết những mối lợi trần gian. Thánh Vinh Sơn không còn mong muốn gì hơn là những phép lạ chúng ta được thấy này; hàng ngàn kẻ có tội đã ăn năn hối cải, gồm có dân Giudêu (Jews) lẫn cả dân Moor.

Vậy sự thành công lớn lao ấy đều là nhờ vào vị thuyết giáo khiêm tốn này đấy? Trước tiên, ngài chính là hình ảnh sống động của Đấng chịu khổ nạn Đóng Đinh Thập Giá. Ngài hiền lành và nhẫn nại cũng như không bao giờ thốt lời càm ràm kêu than oán trách. Ngài yêu mến đức khó nghèo và thanh sạch (thanh bần) trong mọi lời nói và trong mọi suy nghĩ đều quy hướng về Chúa. Ngài đã gìn giữ đức thanh khiết tuyệt diệu này nhờ sự vâng phục. Ngài tuyệt vời cũng như ngài vậy, ngài xuất sắc hơn bất cứ ai khi phải ra trình diện với các đấng bề trên của mình. Thứ đến, ngài còn là kẻ biết noi gương người cha thiêng liêng của ngài, là Thánh Đaminh. Như có lời đã chép về Thánh Đaminh rằng, "ngài là ánh sáng thế gian, được phản chiếu thứ ánh sáng huy hoàng của Chúa Giêsu Kitô, ngài là đóa hoa hồng kiên nhẫn, là kẻ đến báo trước và là một bậc thầy khoa học của các linh hồn." Vinh Sơn thực là một môn đệ xứng đáng với đấng ngài quyết chí thề là sẽ chỉ noi theo gương đấng sáng lập dòng thánh thiện của ngài. Thiên Chúa đã được tôn vinh nơi các thánh của Người!

Thẩm Phán Thiên Thần đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Tất nhiên, là trong chúng ta không ai biết Chúa sẽ đến Lần Thứ Hai vào ngày giờ nào, nhưng chúng ta có thể bắt chước gương sống kiên nhẫn của thánh Vinh Sơn để lúc nào cũng phải sẵn sàng chuẩn bị khi chúng ta ra trước tòa Phán Xét. Liệu chúng ta có chút sợ hãi gì không nếu như chúng ta biết kết hợp đời sống đền tội với đời sống khiêm tốn vì yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ như Thánh Vinh Sơn đã có. Sự cầu bầu của ngài, không chỉ rất có quyền có thế lúc còn tại thế, mà chắc chắn còn gia tăng hơn trên Thiên Đường. Hãy tin tưởng chạy đến cầu khẩn ngài và ngài sẽ không quản ngại cầu bầu cho quý vị trước tòa Đấng Chí Thánh kính yêu, là Chúa Giêsu Kytô và Đức Nữ Vương Maria tuyệt mỹ, Thánh Mẫu Thiên Chúa, và cũng là Mẹ ngài.

Sự khiêm nhường tuyệt vời của vị thánh này đã nảy sinh ở giữa các đồ đệ ngài bao vinh dự và tán dương. Ngài sắp đặt nguyên tắc đạo đức này là để làm tiêu chuẩn dự bị cho hết mọi nhân đức mà mỗi một người cần phải được đâm rễ sâu xuống đất khiêm nhường; “Vì hễ ai kiêu ngạo sẽ nảy sinh cãi cọ hoặc mâu thuẫn nhau, cự nự mãi mà vẫn không có lối thoát ra. Chúa Kitô, là vua khiêm nhường, sẽ chỉ biểu lộ chân lý của Người cho những kẻ bé mọn và dấu Mình Người khuất khỏi kẻ kiêu ngạo.”

+++ ++++

Chỉ có Đạo Công Giáo mới là CHÍNH ĐẠO, là ĐẠO THẬT, có xuất xứ rõ ràng từ Thiên Chúa và được Chúa Giêsu sai đi truyền đạo, hỏi có đạo nào có các thánh làm cho kẻ chết sống lại như Đạo Công Giáo không?

Ngay cả khối Đạo Thệ Phản (Tin Lành) nhận mình là Kitô Hữu, như Chứng Nhân Giêhôva, Lutherean, Baptist, evanglical...v.v. Chưa bao giờ có ai nghe nói các Mục Sư làm cho kẻ chết sống lại bao giờ. Đạo Phật, Đạo Lão, Nho, Khổng, Hindu...v.v, cũng vậy, chưa hề nghe nói có vị hòa thượng hay đại đức nào làm cho kẻ chết sống lại bao giờ.

Danh sách các Thánh của Đạo Công Giáo làm cho kẻ chết sống lại thì nhiều vô kể. Ngay trong sách Cựu Ước, tiên tri Êlia và Êlisa đã cầu xin cho có it nhất ba kẻ chết được sống lại. Thánh Phêrô và Paulô tông đồ cũng đã làm cho mấy người được sống lại. Thánh Hilary, thánh Ambrose, thánh Martin thành Tour, thánh Bênêđictô, thánh Bênađô, thánh Antôn...v.v. Thánh Vinh Sơn đã làm cho ít nhất hai mươi tám người được sống lại. Thánh Gioan thành Arc đã làm cho một em bé sơ sinh sống lại vừa đủ tới giờ được rửa tội rồi mới an giấc tiếp. Thánh Patrick ở Ái nhĩ Lan (Ireland) cầu xin Chúa cho ít nhất có gần 40 người chết được sống lại.

Thánh Vinh Sơn mất ngày 5 tháng Tư 1419 và được phong thánh năm 1455. Lễ Kính vào ngày 5 Tháng Tư hằng năm.

Thánh Vinh Sơn tiên tri thời tận cùng

"Các đội quân từ phương Đông, phương Tây, và phương Bắc sẽ giao chiến với nhau ở Nước Ý, và con Đại Bàng/ con Chim Ưng [U.S.A???] sẽ tóm bắt được tên vua giả, và tất cả mọi sự phải phục quyền hắn, rồi thế giới sẽ được canh tân."

"Những ngày hoà bình ấy xảy đến sau sự điêu tàn của cuộc chiến tranh cách mạng, trước ngày cùng tận của thế giới các Kitô Hữu sẽ sống rất khô khan nguội lạnh và hờ hững thực hành đạo của họ, họ từ chối không chịu lãnh nhận Phép Bí Tích Thêm Sức, và nói rằng phép ấy không cần thiết. Và tên ngôn sứ giả, tức là tiền thân của tên Phản Kitô, lại đến, tất cả những ai không chịu lãnh phép thêm sức sẽ đều chối bỏ đạo, trong khi những ai chịu lãnh phép thêm sức sẽ đứng vững trong đức tin của họ, và chỉ có một ít người sẽ chối bỏ Chúa Kitô."

Lời Tiên Tri của Thánh Đaminh (1170-1221)

Đức Trinh Nữ Diễm Phúc nói với Thánh Đaminh, "Một Ngày nào đó nhờ Chuỗi Kinh Môi Khôi và Áo Đức Bà, Ta sẽ cứu thế giới."

Những lời phán dạy này không phải do Đức Bà tự động nói ra trừ phi Con của Mẹ đã không còn sẵn sàng ngự trị trong Phép Mình Thánh nữa. Đức Bà đã xác nhận sự cảnh báo này tại Fatima vào năm 1917, lúc hiển linh với tư cách là Đức Bà Môi Khôi và lần hiển linh cuối cùng với tư cách là Đức Bà Núi Carmel (Camêlô), mặt tu phục dòng Camêlô và tay cầm áo Đức Bà Màu Nâu (Brown Scapular).

Tại Garabandal: Đức Bà hiển linh cũng với tư cách là Đức Bà Núi Carmel, tay cầm áo Đức Bà Màu Nâu.

Áo Đức Bà Màu Nâu! Có phải Đức Bà muốn dùng phương thế này để tượng trưng cho tấm Áo Màu Nâu của Chúa Giêsu, mà tụi quân dữ đã không nỡ xé nên chia nhau bắt thăm? Áo này trong năm thánh từ bi 2016 đang được đưa ra cho công chúng kính viếng, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Denys ở Argenteuil của Giáo phận Pontoise theo hướng Bắc của của Paris, thuộc Giáo tỉnh Paris. (bấm vào đây đọc tin "Trưng bày ngoại lệ chiếc áo Chúa Giêsu")

Lời Tiên Tri của Thánh Catarina

"Chúng ta đã viện đủ lẽ để được ở im lặng! Muôn ngàn miệng lưỡi ơi, hãy gào thét lên đi. Tôi thấy thế gian đang thối rữa vì im lặng."

+++ Hết ++++

Đội Ơn Chúa Đời Đời. Amen. Halleluijah.

Mùa Phục Sinh ngày 29/4/2016

Sóng Biển Lược Dịch

Trở về "Lược Truyện Thánh Vinh Sơn"

Trở về Trang Chính