B. DẪN NHẬP

KHẢO LUẬN VỀ LUYỆN NGỤC

Nguyên Tác của Thánh Nữ Sốt Mến Catarina Thành Gênoa

DẪN NHẬP

Thánh Catarina thành Genoa chào đời tại Vicolo del filo vào năm 1447 thuộc miền bắc Ý. Ái nữ của ông bà Giacomo (Giacôbê) Fiesca, lúc ấy đang làm quận vương thành Naples, thuộc giòng dõi quý tộc Fiesca danh tiếng đa tài, có nhiều nhà ngoại giao và chính trị gia ở Genoa, và là cháu gái của ông Roberto Fiesca, có anh trai là Đức Giáo Hoàng Innocent IV. Đức Giáo Hoàng Adrian V cũng xuất thân từ một gia đình Fiesca khác; Giòng họ này đã hiến dâng cho Giáo Hội một vài hoàng tử và sản sinh ra nhiều chiến binh dũng mãnh tài năng và những chính khách lỗi lạc tài ba hoạt động trong triều đình lúc bấy giờ. Mẹ của Thánh Francesca de Negro, cũng xuất thân từ giòng dõi quý tộc Fiesca.

Catarina là một trong số năm người con, được tôn phong trên bàn thờ. Những người viết tiểu sử đầu tiên của bà là linh mục Cattaneo Marabotto, cha giải tội vào những năm cuối đời của bà, và ông bạn trẻ của Catarina tên Ettore Vernazza, cả hai đều kể Catarina đã biết làm việc hãm mình đền tội năm lên tám, và nhận được tặng sủng cầu nguyện năm lên 13 tuổi. Năm 13 tuổi Catarina tỏ ý cho cha giải tội biết rằng bà muốn gia nhập viện tu Santa Maria delle grazie ở Genoa, thuộc dòng Kinh Sĩ Thánh Âugústinô ở Lateran, nơi mà người chị cả Limbania của bà đã khấn dòng tại đó. Cha giải tội bèn chỉ giáo cho thấy bà vẫn còn nhỏ không thích hợp với đời tu khắt khe, nhưng khi bà vướng phải sự can thiệp đầy "khôn ngoan và thận trọng" của cha thì coi cha như "Thần Thánh Siêu Phàm chứ không phải người thường nữa." Thế rồi, bà tự ý đến thăm tu viện, mà cha giải tội của bà hay tới đó giải tội, và xin mẹ bề trên tiếp nhận bà như một tập sinh. Nhưng họ cương quyết phản đối vì không muốn phá luật của nhà dòng để tiếp nhận một thiếu nữ còn nhỏ tuổi như vậy. Catarina sinh ra thất vọng chán chường "đau đớn hết sức, nhưng bà cậy trông Thiên Chúa Toàn Năng sẽ không bỏ rơi bà."

Catarina khi lớn khôn trông rất dễ mến: "cao hơn hầu hết các thanh nữ, đầu của bà cân đối, với khuôn mặt thon thanh tú nhưng xinh đẹp duyên dáng, thân hình thanh lịch, nước da hồng hào như hoa chớm nở, mũi cao không bị tẹt, đôi mắt đen nhánh với vầng trán cao và rộng, tất cả mọi phần thân thể đều phát triển cân xứng." Vào khoảng thời gian bà xin vào tu viện không thành, hoặc quãng thời gian không bao lâu sau đó thì cha của bà mất, và người anh cả thừa kế hết mọi quyền hành di sản của ông Giacomo. Ông anh cả Giacomo chủ chương muốn tạo ra điều khác lạ giữa giới quý tộc mà chủ yếu là các gia đình quý tộc ở Genoa bị chia rẽ - vì sự khác lạ này mà di sản thừa kế bấy lâu đã lần lượt ra đi thảm hại, quẫn trí và mang đầy mặc cảm mâu thuẫn -- Giacomo Fiesca định mưu gả em gái cho Giuliano Adorni, cậu ấm con nhà nhất đẳng quyền thế. Ông Giacomo nhận thấy Giuliano có sẵn ý đón nhận nàng dâu xinh đẹp, con nhà giàu sang và danh giá, đã được mai mối với anh ta; nên bàn kế với Mẹ và được mẹ ông tán thành cho mưu tính đó, còn riêng về phần Catarina, khó mà từ chối thập giá đã bị buộc trên vai theo lệnh của mẹ và ông anh cả. Ngày 13 Tháng Giêng Năm 1436, ở tuổi 16, bà xuất giá thành hôn với Giuliano Adorni.

Adorni được mô tả là người "có tính lập dị và ngang bướng bẩm sinh" sống bê bối phóng túng. Catarina cùng chung sống trong căn nhà khang trang của anh ta tại Piazza Sant' Agnete, lúc mới đầu bà hoàn toàn từ chối không sao chấp nhận nổi lối sống trần tục trác táng của chồng, nên bà chỉ sống "như một vị ẩn tu", không bao giờ đi ngoài, ngoại trừ khi đi dâng lễ. Nhưng khi đã trải qua năm năm sống như vậy, bà đã chiều theo sự can thiệp của gia đình bà, và để trả thù chồng, năm năm tiếp theo sau đó bà đích thân thực hiện một chuyến giao du với thế giới bên ngoài, bà phục trang đúng mốt, thường tham dự những trò tiêu khiển thế tục cùng giới phụ nữ quý tộc thượng đẳng sành điệu như bà, nhưng bà vẫn nết na đức hạnh không hề sa phạm tội. Do vì chồng bà thiếu quan tâm, không chung thủy, và bỏ rơi bà để chạy theo các bóng hồng quyền quý khác làm bà cay đắng, và vì những trò giải trí níu kéo bà xa Chúa, cho nên bà ngày càng sinh ra mệt mỏi chán chường và khó chịu.

Cuộc hoán cải của bà được kể là từ đêm hôm vọng lễ kính Thánh Bernard (Bênađô), vào năm 1417, đang lúc bà thăm viếng nhà thờ Thánh Bernard ở Genoa, với ngụ ý xin thánh nhân cho bà bị bệnh liệt giường ba tháng vì không thể chịu nổi thói đời trần tục phiền lụy quấy nhiễu bà nữa. Tuy bà không được nhận lời như ý nguyện nhưng nảy sinh ham muốn quyết tâm rời bỏ thế tục. Hai ngày sau bà đến tu viện Santa Maria delle Grazie để thăm chị Limbania, và theo gợi ý của chị Limbania thì bà nên trở lại vào ngày hôm sau để trần tình với cha giải tội của tu viện. Ngày hôm sau bà đã gặp được Cha giải tội để tỏ rõ sự tình nhưng khi bà vừa quỳ xuống xưng tội thì đột nhiên, "trái tim của bà bị mũi tên tình thương vô tận của thiên Chúa bắn trọng thương, và bà lập tức thấu thị hết sức rõ ràng về tình trạng sa ngã khốn khổ của bà và sự trọn lành của Thiên Chúa Toàn Năng. Bà lăn đùng ra đất, ngất trí", và trong lòng thổn thức khôn xiết khó thốt lên lời, "Hết rồi, con không vương vấn thế gian nữa! không phạm tội nữa! Cha giải tội lập tức tri hô lên, và chỉ sau khi bà lên tiếng trở lại thì cha mới hoàn hồn, và bà xin cha hoãn lại buổi xưng tội để bà yên.

Thế rồi bà vội vã trở về nhà, tự nhốt mình trong căn phòng hầu như ẩn khuất nhất nhà, và bà ở đó ít hôm trầm mình suy gẫm về tình thương xót hải hà của Thiên Chúa và nhận thức về sự sa ngã khốn khổ của chính bà mà Thiên Chúa đã cảnh báo bà. Bà thấu thị thấy Chúa Giêsu vác Thánh Giá bê bết máu phủ khắp cùng cả và mình, bà gào khóc thảm thiết, "ôi, Chúa ơi, con sẽ không bao giờ phạm tội nữa; nếu có thể được, con sẽ công khai xưng thú tội con." Một thời gian sau, bà đã được linh ứng khao khát muốn rước Mình Thánh Chúa và được mãn nguyện vào ngày Lễ Trọng Kính Đức Bà Truyền Tin.

Bấy giờ bà mới bắt đầu buộc mình vào đời sống ăn năn đền tội và cầu nguyện. Bà xin chồng hãy trọn lời thề hứa, mà ông đã tuân giữ, sống với nhau như anh em. Bà ra luật nghiêm ngặt cho chính bà là, đôi mắt phải luôn hướng nhìn xuống đất để tránh dòm ngó - khỏi thế gian soi mói, không nói lời vô ích, chỉ ăn những gì cần thiết để sống, càng ngủ ít càng tốt, bà trải giường để nằm bằng hai thứ cây đay ngứa và loại cây cỏ ngứa chi chít những gai, mặc áo vải thô nhặm. Bà cầu nguyện mỗi ngày sáu tiếng. Bà sống khắc khổ để chế ngự cảm xúc và ý chí của bà.

Không bao lâu sau, bà được Quý Chị Hội Tình Thương (Ladies of Mercy) hướng dẫn, nên bà tận hiến đời mình để chăm sóc những người đói khát bệnh tật. Bà ăn mặc đơn sơ giản dị rảo quanh khắp các ngõ ngách nẻo đường thành phố Gênoa, truy lùng những người đói khát rách rưới bệnh hoạn, đưa về lau chùi băng bó rồi tắm rửa và giặt giũ may vá hết những quần áo rách rưới nhớp nhúa dơ bẩn của họ. Bà thường lui tới bệnh viện Thánh Lazarô, chăm sóc những người bị bệnh nan y lở loét và hôi thối thấy phát gớm, đa số họ cộc cằn thô lỗ. Catarina chẳng những không ghê tởm phẫn nộ vì bệnh nan y bất trị và thói ưa gây hấn hung hăng của họ; nhưng ngược lại bà hứng chịu hết những lời sỉ vả lăng nhục của họ và luôn luôn lấy tinh thần bác ái cùng với sự dịu dàng đáp lại họ.

Phần tiểu sử được viết ban đầu đã tỏ rõ các chi tiết về việc bà thực hành sống đạo ra sao. Kể từ khi bà được ơn hoán cải, bà đói khát Mình Thánh Chúa triền miên, nhưng ở vào thời điểm đó, giáo dân rất hiếm khi được cho phép rước lễ hàng ngày, thế nên các linh mục miễn chuẩn và ban cho bà đặc ân được rước lễ hằng ngày. Trong 23 năm, bắt đầu kể từ năm thứ ba trở đi sau khi hoán cải, bà hoàn toàn giữ chay trong suốt Mùa Chay và Mùa Vọng, còn ngoài thời gian đó ra, bà uống toàn nước lã pha muối và giấm hầu để nhắc nhở bà đó là loại thức uống đã được dâng lên Thiên Chúa chúng ta trên thập giá, và trong suốt thời gian chay tịch này, bà rất hoan hỷ vì được gia tăng khí lực dồi dào rất khác thường. Sau đó bà bị nhiễm bệnh trong suốt mười năm cuối đời, bà thấy cần phải có người giúp đỡ cho nhu cầu tâm linh cần thiết, và có một vị linh mục tên Cattaneo Marabotto, người có uy thế trước kia cùng làm việc chung với bà trong bệnh viện, đã trở thành cha giải tội cho bà.

Sau khi hoán cải ít năm thì chồng bà được ơn gia nhập huynh đoàn dòng ba Thánh Phanxicô, sau đó trở đi ông đã hỗ trợ bà trong các công việc nhân đạo từ thiện.

Đúng ngay vào thời điểm vị quản đốc của bệnh viện danh tiếng nhất ở Genoa ngỏ ý muốn xin Catarina làm đốc công trong ban quản đốc bệnh viện giám sát việc chăm sóc bệnh nhân. Bà đồng ý, và được mướn vào làm trong nhà thương ở gần với căn nhà nhỏ tồi tàn mà bà và ông chồng lui về sống và nghỉ ngơi qua ngày. Bà vẫn có thói quen thường cầu nguyện lâu giờ và hay ngất trí xuất thần, nhưng bà không để cho những sự sùng nguyện cũng như xuất thần gián đoạn công việc chăm sóc bệnh nhân của bà. Mặc dầu vị quản đốc đánh giá cao công việc làm đầy kết quả khả thi của bà và đã bổ nhiệm bà làm đốc trưởng của bệnh viện có quyền hành vô hạn, nhưng bà vẫn khiêm tốn phục vụ hết thảy thậm chí như làm tôi mọi cho nhà thương vậy.

Vào năm 1497, bà chăm sóc ông chồng bị bệnh tật cuối đời hành hạ đến cùng. Trong thâm tâm ông thầm tán dương nhân đức của bà và đã để lại toàn bộ gia sản cho bà, mặc dù lúc ấy ông có năm đứa con với các phụ nữ khác, ông không có con với Catarina.

Trong bản sao cópy bà Charlotte Balfour đã gạch đậm nét những đoạn nói về công việc hoạt động của thánh Catarina để trích dẫn cho việc giảng dạy của bà. Thánh Catarina đã nhắn nhủ các con thiêng liêng của bà, "Chúng ta không nên ham muốn bất cứ điều gì, nhưng chỉ nên ham muốn những gì đến với chúng ta ngay giây phút hiện tại này tiếp nối qua khắc khác," "Tuy nhiên vì thiện ích phải thao luyện chính bản thân mình. Đối với các con những ai không chịu thao luyện tâm linh bản thân, và chờ đợi tiếp những gì Thiên Chúa sẽ gởi tới, là các con thách thức Thiên Chúa. Mỗi khi chúng ta hoàn thành xong công việc thiện lành nào đã làm được, thì dù công việc đó có xảy đến với chúng ta thế nào đi nữa cũng hãy chấp nhận hết mọi sự vì lệnh Chúa, và chúng ta hãy cùng đồng tâm nhất trí với nhau. Những ai có đạt tới việc hưởng nếm chút nghỉ ngơi gì đó đang khi hiệp nhất với ý Chúa thì xem ra bản thân người ấy đã đạt tới Thiên Đàng ngay tại thế này rồi vậy."

Lúc bà bị lây nhiễm bệnh thì mới chỉ có 53 tuổi đời, bà bị kiệt sức vì sống trong lao khổ thiếu thốn để mưu ích cho đồng loại của bà, và bị lao lực vì những cơn xuất thần, bốc cháy cơn sốt mến Thiên Chúa; bà đã hứng chịu nhiều đau đớn trên dương thế suốt 10 năm cuối đời. Bà qua đời ngày 15 Tháng 9 Năm 1510, hưởng thọ 63 tuổi. Bà được Đức Giáo Hoàng Clemente X chính thức tuyên phong bà lên bận chân phước cho công chúng tôn kính ngày 6 Tháng 4 Năm 1675. Án phong thánh cho bà đã được ban quản đốc bệnh viện ở Genova nơi bà làm việc trước kia đệ trình. Ngày 30 Tháng 4 Năm 1737, Đức Giáo Hoàng Clemente XII, xét vì các nhân đức anh hùng và tính xác thực của nhiều phép lạ do sự bầu cử của bà, nên đã phê chuẩn nâng bà lên hàng hiển Thánh.

Nguyên tác "Khảo Luận Về Luyện Ngục" của Thánh Catarina chưa hề bị đưa ra bàn cãi bao giờ. Thế nhưng trong tác phẩm bất hủ của Baron von Hugel "Khí Đạo Huyền Nhiệm kiểu Luận Suy Nơi Thánh Catarina và các bạn Hữu của Bà", ông đưa ra kết luận có sức thuyết phục người ta như sau:

Sau khi ông cẩn thận tra cứu tỉ mỉ cuốn "Đối thoại của Á Thánh Sốt Mến Catarina Thành Gênoa," Battista Vernazza mới thực là tác giả: "toàn bộ cuốn "Đối Thoại" đều là tác phẩm của Battista Vernazza". Cho nên, tác phẩm này không đáng kể, vì có vẻ như suy luận về tiểu sử tinh thần của đấng thánh, thực ra tiểu sử thiêng liêng của bà, chưa hề bị phàn nàn chẳng khác gì hơn các loại tiểu sử tự thuật khác. Đời sống tâm linh của bà, thực ra được một nữ đàn em thân tín, giới hâm mộ, và những ai được đặc chuẩn hiểu biết về kinh nghiệm thần bí của bà dàn dựng.

Baron von Hugel tin rằng mới đầu Thánh Catarina quen thân với Ettore Vernazza làm công chứng ở Genoa đang khi Genoa bị nhiễm dịch vào năm 1493, có nghĩa là mười chín năm sau khi bà hoán cải, lúc ấy bà mới 46 tuổi và ông công chứng mới hơn hai mươi tuổi đầu. Bà viết về ông như sau, "ngay khi còn rất trẻ, vào lúc Gênoa nổ ra dịch bệnh, ông ta đã cưu mang một tấm lòng từ bi hỷ xả tuyệt vời đi cứu giúp người khốn khổ," sau khi Von Hugel ra sức sưu khảo về cuộc đời và sự nghiệp của ông công chứng, đã mô tả ông ta là "người có tâm địa hiền lương, hoạt động liên tu bất tận không biết mệt mỏi, có một ý chí vững vàng và thâu tóm hết thế giới vào lương tri sắc bén." Ông là "một trong những đệ tử thân tín xuất sắc nhất, kiên cường nhất của Catarina" và ông đã chấp bút với Cattaneo Marabotto viết về đời sống tại thế của bà. Vào năm 1496, ông kết hôn với Bartolomea Ricci, và sinh hạ ba cô con gái, Thánh Catarina làm mẹ đỡ đầu cho cô cả Tommasa.

Tommasa là một đứa bé trong sáng, nhạy cảm, dễ thương và có khiếu văn chương, chẳng hạn như trong mấy vần thơ đơn sơ cô bé viết lúc mới mười tuổi để tặng mẹ đỡ đầu "lạy mẹ bảo trợ rất thánh" và "lạy mẹ kính yêu". Phải chăng phong cách xưa của mẹ đỡ đầu mới quá cố hiện thân nơi cô? Sau khi vợ qua đời, cha cô đã gởi hai chị em Tomasa và Catetta đến khu viện tu thánh Âugústin, nơi trước kia Thánh Cataria bị từ chối tiếp nhận. Có ý cho các nữ tu dạy dỗ các cô nên thánh ngay khi còn ấu thơ để may chăng chúng có ơn gọi thực sự, vào ngày 24 tháng Sáu, năm 1510, chỉ có Tomasa mới mười ba tuổi đầu, được chính thức thu nhận vào viện tu của họ làm phần tử dòng Kinh Sĩ Thánh Âugústin ở Lateran và được đổi tên thành Battista. Sơ đã sống trọn quãng đời 90 năm tại thế trong khu viện tu ở Genoa.

Mười hai tuần sau khi Thánh Catarina qua đời, Baron von Hugel đã điểm mặt Battista cùng với một nữ tu khuyết danh, và sáu người bạn khác cùng đám đệ tử của thánh Catarina, tất nhiên cha của Battista thuộc một trong số họ, được bà thánh chiếu cố vào lúc lâm chung, "hé lộ thông truyền cho biết những chuyện tâm giao của bà đang khi hiệp nhất với Thiên Chúa".

Battista đã để lại pho văn chương đồ sộ, bao gồm nhiều thơ phú, thư từ - kể cả hai thể loại thi ca đạo đức lẫn thơ trữ tình, và một ít tác phẩm bàn luận thiêng liêng, chẳng hạn như tác phẩm "minh giải và hầu như vô cùng tương thông" với huấn dạy của Thánh Catarina. Bà cũng sáng tác ba bộ "Hội thoại", và chắc chắn một trong ba bộ đó liên hệ đến những kinh nghiệm thiêng liêng của bản thân bà. Baron von Hugel lưu chú, trong hầu hết mọi thể loại bà sáng tác và viết lách, nhất là các màn đàm thoại, đều có lây nhiễm giáo lý và linh thao của Thánh Catarina.

Tác phẩm "Đối Thoại" sao chép những tình tiết về đời sống thiêng liêng của bà thánh giống y hệt như tiểu sử này của bà đã được ghi chép lúc ban đầu vậy, và học thuyết đó đã hiện thân qua tập "Khảo luận về Luyện ngục và những lời nói của bà thánh đều được ghi chép lại, mà đa phần ứng khẩu đó chưa chắc còn nguyên văn. Mấu chốt của vấn đề ở chỗ thông tri qua nhân vật trung gian khác, và được Battista bổ túc thêm: đầy những kịch tính, ly kỳ; đó là, trong một số đoạn; thâm siêu, đậm chất đời tư; Battista muốn chứng tỏ cho người ta thấy bản thân bà cũng là một thần bí gia, cũng trải qua hết mọi ngày đời tương đồng trong cùng linh đạo của Thánh Catarina. Chúng ta không những chỉ được xem triển lãm về thánh nhân mà luôn cả những suy luận của bà thánh cũng đều phản chiếu qua tâm trí của Battista. Von Hugel đã mỉa mai Battista, trong thời gian bà viết cuốn "Đối Thoại" rằng, sau cái chết của Catarina, "có một người", "hiện đang sinh sống ngót 38 năm trường, cần phải ra sức bảo vệ thứ môi trường ghi niệm của bà đang còn xanh tươi … Battista, con đỡ đầu của vị anh hùng lao công, và là con cả, đã tận tâm góp hết sức mình để cho trang sử của trưởng bối được tồn tại; một nhân vật siêu chiêm niệm, với nhiều trải nghiệm, thuộc mẫu người tu đức và văn gia đạt tiêu chuẩn yêu cầu; một nữ tu suốt 38 năm sống trong cùng một tu viện của bà chị Catarina, một trong những vị sáng lập, đã sống và chết, và là nơi mà trước kia Catarina từng khát vọng tu và được ơn hoán cải."

Ước mong cuốn "Đối Thoại" cùng với cuốn giáo thuyết "Khảo luận về Luyện Ngục" của thánh nữ được đại thể đón nhận coi như sách tự thuật về đời sống thiêng liêng của Thánh Catarina, đã được thẩm quyền bề trên chuẩn phép. Hai cuốn khảo luận này và tiểu sử được viết ban đầu, đã được chuyển dịch sang vài thứ tiếng, nhằm phổ biến học thuyết và sự sùng kính thánh nhân trên khắp thế giới Công Giáo trong nhiều thế kỷ khoảng giữa thời gian bà qua đời và được phong thánh. Án phong thánh ám chỉ đến cuốn "Đối Thoại" của bà tựa như một bài giảng nghĩa giáo lý: "trong tuyệt tác "Đối Thoại" bà đã lột tả mối nguy linh hồn bị trói buộc do để lộ thân thể - ăn mặc thiếu nết na kín đáo."

Ông Vicomte Theodore Marie de Bussierne gom hết "Đối Thoại" cùng với "Khảo Luận về Luyện Ngục" vào trong dịch phẩm Tiếng Pháp của ông rồi đề tựa là công trình của các thánh , và xuất bản vào năm 1860. Kể từ đó, bà Charlotte Balfour đã phỏng dịch nửa phần đầu của cuốn "Đối Thoại" bằng Tiếng Pháp này qua Tiếng Anh. Bà định dịch hết công trình của các thánh qua Anh Ngữ nhưng đến lúc qua đời bà mới chỉ dịch xong tập "Đối Thoại". Bà đã cẩn thận đối chiếu với nguyên bản bằng Tiếng Ý và tất nhiên bà chỉnh sửa tới sửa lui cho thực sát nghĩa, bà cũng đối chiếu với cả tác phẩm tuyệt vời "Cuộc Đời và Sự Nghiệp" của Thánh Catarina được xuất bản tại Roma năm 1737, đúng ngay năm bà thánh được tôn phong, do Công Nương Vittoria Altoviti de' Corsini, cháu gái của Đức Giáo Hoàng và Giovanni Battista de Caporali cống hiến. Có lẽ hầu hết toàn bộ tác phẩm "Đối Thoại" được xuất bản tại đây, đều được chuyển dịch từ bản gốc của Battista Venazza. Bà Balfour chắc chắn đã nhận thức ra việc bà mắc nợ ơn Ông/Monsieur de Bussierne qua bản dịch Pháp Ngữ. Phần sau cùng của tác phẩm "Đối Thoại" và toàn bộ tác phẩm "Khảo Luận về Luyện Ngục" đã được dịch trực tiếp từ công trình của các thánh xuất bản tại Ý năm 1737.

Tiểu sử ban đầu của Thánh Catarina kết luận với những lời bàn sau đây:

"Chúng ta vẫn luôn mãi còn chỗ để cầu nguyện với Thiên Chúa, vì sự trọn lành của Người và cậy vì thần sốt mến Seraphin vinh hiển cầu thay, mà chúng ta được Người trao ban tình thương dồi dào sung mãn, để nhân đức chúng ta được triển nở không ngừng, và xin cho nhân đức ấy triển nở cho đến ngày sau hết để chúng ta đạt tới thiên đàng vĩnh phúc cùng với Thiên Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời." Amen.

Sóng Biển Phỏng Dịch