Game Blade II – The Return of Evil
Blade II – The Return Of Evil là phần tiếp theo của Blade, một series game chặt chém khá hấp dẫn đi theo mô hình free-to-play trên nền tảng di động. Sau một thời gian phát hành và được khá nhiều người chơi di động biết đến nhờ vào đồ họa ấn tượng và những nhân vật nữ đầy gợi cảm, game được chuyển nền sang Nintendo Switch gần đây và chuyển sang mô hình kinh doanh mới. Đây cũng là phiên bản mà tôi trải nghiệm nhưng mang đến cảm xúc khá lẫn lộn vì nhiều vấn đề.
Nếu nhìn lại hàng loạt những tựa game free-to-play trên thị trường di động hiện nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điểm chung của chúng là khả năng “bào tiền” của người chơi bằng cách tăng độ khó hoặc nặng tính “cày cuốc” để thay cho việc bỏ tiền túi ra giúp nhân vật mạnh hơn. “Pay to win” là điều thường thấy trong những tựa game free-to-play này, có game “hút tiền” người chơi như máy hút bụi, nhưng cũng có game khá cân bằng giữa các yếu tố này nhưng rất hiếm. Phiên bản gốc Blade II – The Return Of Evil trên mobile được dựng từ những yếu tố nói trên, với độ khó được thiết lập ở mức cao, buộc người chơi phải lựa chọn giữa móc hầu bao hoặc mất thời gian chơi đi chơi lại một màn chơi cho cùng mục đích nói trên.
Xem thêm: https://linkhay.com/u/gamevictory8
Đáng tiếc thay, điều đó không có nhiều thay đổi trong phiên bản Nintendo Switch. Về cơ bản, Blade II – The Return Of Evil là một tựa game chặt chém kiểu Diablo III: Eternal Collection hay Warhammer: Chaosbane nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Người chơi chọn một trong bốn lớp nhân vật và đơn thân độc mã chiến đấu với toàn bộ kẻ thù trong các màn chơi. Trải nghiệm game được chia làm nhiều Act, mỗi Act có 10 màn chơi và cuối mỗi màn sẽ là một trận đánh mini boss. Mỗi màn chơi có thời lượng chỉ vài phút, nhưng cứ năm màn chơi sẽ có một trận đánh boss tương đối khó, đòi hỏi người chơi phải “cày” cấp độ nhân vật kha khá hoặc chơi lại các màn chơi cũ “perfect” để săn trang bị. Hoàn thành màn chơi sẽ thưởng trang bị và đây là cách duy nhất để có trang bị mới.
Nghe có vẻ “dễ ăn” nhưng kỳ thực ngược lại. Vấn đề ở chỗ, trang bị thưởng thường mang tính ngẫu nhiên về thuộc tính. Mặc dù trò chơi có gợi ý người chơi cố gắng hoàn thành các thử thách trong mỗi màn để nhận trang bị tốt hơn, nhưng điều này vốn không hề đơn giản nhất là từ Act 3 trở đi. Các thử thách thường xoay quanh những yêu cầu nhằm tăng độ khó trải nghiệm đôi khi khá vô lý, chẳng hạn cấm hoặc hạn chế số lần bạn sử dụng kỹ năng khi chiến đấu hay phải hoàn thành màn chơi trong thời gian 2 phút 30 giây. Tùy vào mức độ “cày cuốc” mà người chơi dễ dàng đạt được những yêu cầu này hay không, nhưng hầu như chắc chắn khó có thể hoàn thành trong thời gian giới hạn nếu cấp độ nhân vật chỉ ngang với cấp độ khuyến cáo của màn chơi.
Xem thêm: Thông tin, độ hiếm, giá Skin – Trang phục tướng Shyvana, LOL, update 2020-2021
Tuy nhiên, ngay cả khi “cày” nhân vật đủ mạnh để hoàn thành màn chơi đúng hạn, thì cấp đã quá cao nên phần thưởng nhận được đã thành “rác”, không có giá trị sử dụng ngoài việc bán kiếm tiền. Không ít lần tôi hoàn thành “chỉ tiêu” ba sao nhưng lại nhận được vật phẩm trắng không có thuộc tính. Đã vậy, tiền cũng rất cần thiết và dù muốn hay không bạn cũng phải cày tiền như “trâu cày”. Ngoài sửa trang bị, tiền là điều kiện thứ hai để bạn có được kỹ năng. Blade II – The Return Of Evil mở khóa kỹ năng mới theo một số cấp độ nhất định mà nhân vật đạt được nhưng muốn sử dụng kỹ năng đó, bạn phải mua bằng tiền kiếm được thông qua chiến đấu trong màn chơi. Từ cấp 15 trở đi, kỹ năng mới ngày càng trở thành thứ “xa xỉ”, đòi hỏi người chơi “cày cuốc” khá nhiều mới đủ tiền để mua, cực kỳ ức chế.
Hệ thống chiến đấu của Blade II – The Return Of Evil cũng có vài thiết kế không ổn. Thời gian cooldown của các kỹ năng rất lâu là vấn đề lớn nhất đáng nói tới, nên thường buộc người chơi phải “đánh chay” do màn chơi có thời lượng ngắn, chưa kể yêu cầu nhiệm vụ để có trang bị ngon. Trong khi đó, tính năng roll để né tránh kẻ thù thường chẳng có mấy tác dụng vì khoảng cách thực hiện khá gần, dễ bị kẻ thù chặn đầu tấn công khi bạn thực hiện nhất là mini boss. Ngược lại, boss là một câu chuyện khác khi thường tung những đòn tấn công “vô tội vạ”, nhanh chóng khiến nhân vật của người chơi chết thảm một cách bất ngờ. Không ít lần tôi cũng không rõ tại sao nhân vật lăn ra chết đi đang chiến đấu với boss dù vài giây trước máu còn đầy.
Trang chủ: https://sites.google.com/view/gamevictory8