Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Số cuối năm”

Post date: Mar 3, 2012 6:21:26 AM

+ Trường hợp tổng quát:

Căn cứ số dư Nợ của các tài khoản, chi tiết

thuộc loại 1 và loại 2 để ghi vào chỉ tiêu tương

ứng bên phần tài sản.

Căn cứ số dư Có của các tài khoản, chi tiết

thuộc loại 3 và loại 4 để ghi vào chỉ tiêu tương

ứng bên phần nguồn vốn.

+ Các trường hợp đặc biệt:

(1) Các chỉ tiêu ghi số âm trong phần tài sản:

(Số âm trình bày trong báo cáo tài chính là số ghi trong ngoặc

đơn)

(a) Các chỉ tiêu “Giá trị hao mòn lũy kế”: Căn cứ số dư Có

của tài khoản cấp 2 của tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố

định” để ghi số âm vào chỉ tiêu tương ứng trong phần tài

sản, sau chỉ tiêu nguyên giá mà nó điều chỉnh, nhằm phản

ánh đúng đắn giá trị hiện còn của TSCĐ tại thời điểm báo

cáo.

(b) Các chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá tài sản”: Căn cứ số dư

Có của các tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn

hạn”, 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” (chi tiết ngắn hạn, dài

hạn), 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và 229 “Dự

phòng giảm giá đầu tư dài hạn”để ghi số âm vào các chỉ tiêu

tương ứng trong phần tài sản, sau chỉ tiêu tài sản mà nó điều

chỉnh, nhằm phản ánh đúng đắn giá trị thuần của tài sản tại

thời điểm báo cáo.

(2) Các chỉ tiêu ghi số âm trong phần nguồn vốn:

(a) Chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần”: Nếu tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ

phần” có số dư Nợ thì căn cứ số dư này để ghi số âm vào chỉ tiêu tương

ứng trong phần nguồn vốn; sau chỉ tiêu Vốn đầu tư của chủ sở hữu, nhằm

phản ánh đúng đắn nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm

báo cáo.

(b) Chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ”: Căn cứ số dư Nợ của tài khoản 419 “Cổ phiếu

quỹ” để ghi số âm vào chỉ tiêu tương ứng trong phần nguồn vốn, nhằm

phản ánh đúng đắn nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm

báo cáo.

(c) Chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”: Nếu tài khoản 412 “Chênh

lệch đánh giá lại tài sản” có số dư Nợ thì căn cứ số dư này để ghi số âm

vào chỉ tiêu tương ứng trong phần nguồn vốn, nhằm phản ánh đúng đắn

nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

(d) Chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”: Nếu tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ

giá hối đoái” có số dư Nợ thì căn cứ số dư này để ghi số âm vào chỉ tiêu

tương ứng trong phần nguồn vốn, nhằm phản ánh đúng đắn nguồn vốn

chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

(đ) Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: Nếu tài khoản 421 “Lợi

nhuận chưa phân phối” có số dư Nợ thì căn cứ số dư này để ghi số âm

vào chỉ tiêu tương ứng trong phần nguồn vốn, nhằm phản ánh đúng đắn

nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

(3) Các chỉ tiêu thanh toán không căn cứ vào số dư tài khoản tổng hợp mà phải

căn cứ vào số dư Nợ các chi tiết và số dư Có các chi tiết để ghi, nhằm phản

ánh đúng đắn khoản còn phải thu bên phần tài sản và khoản còn phải trả

bên phần nguồn vốn “Nợ phải trả”, như:

Chỉ tiêu “Phải thu khách hàng”: Căn cứ tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản

131 (chi tiết khoản phải thu khách hàng ngắn hạn).

Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước”: Căn cứ tổng số dư Có chi tiết của tài

khoản 131 (chỉ tiêu này còn bao gồm số dư Có của tài khoản 3387 “Doanh

thu chưa thực hiện”).

Chỉ tiêu “Phải trả người bán”: Căn cứ tổng số dư Có chi tiết của tài khoản

331 (chi tiết khoản phải trả người bán ngắn hạn).

Chỉ tiêu “Trả trước cho người bán”: Căn cứ tổng số dư Nợ chi tiết của tài

khoản 331.

Chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước”: Căn cứ tổng số dư Nợ chi

tiết của tài khoản 333.

Chỉ tiêu “Thuế và các khoản nộp Nhà nước”: Căn cứ tổng số dư Có chi tiết

của tài khoản 333.

Chỉ tiêu “Các khoản Phải thu khác”: Căn cứ số dư Nợ của tài khoản 1388

cộng với số dư Nợ chi tiết của tài khoản 334, tài khoản 338.