Thân Hữu 4

Hồi Ức Chs/THKH: DƯƠNG BÍCH LIÊN 1957

(Người viết: Dương Bích Liên, Chs/THKH 1957)

Tôi là Dương Bích Liên, sinh: 22-01-1943 (20 tháng chạp Nhâm Ngọ), tại Cần Thơ - quê nội và quê ngoại .

Hè 1952, tôi từ làng Trường Long, vùng giải phóng ra Cần Thơ học trường Nữ Tiểu Học Tỉnh Lỵ .

* 1952 - 55: lớp Tư, Ba, Nhì

Theo ba đến quận Cái Bè (Mỹ Tho)

* 1955- 57: lớp Nhứt, Tiếp Liên

* 1957 - 60: Trung học Mỹ Tho vì quận chưa có trường Trung học .

Ba đang làm Hiệu trưởng ở trường tiểu học Cái Bè, được thuyên chuyển đến Kiến Hòa làm Trưởng Ty Tiểu Học . Do đó tôi được theo gia đình chuyển đến trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa, ông Nguyễn Đình Phú làm Hiệu trưởng .

* 1960 -61: Vào lớp Đệ Tứ I

Đối với tôi, trường,lớp, giáo sư, bạn chung lớp, chung trường đều mới lạ .

Vậy mà không biết tại sao, giáo sư hướng dẫn Nguyễn Duy Oanh và các bạn chọn tôi làm Trưởng Ban Học Tập, mặc dù chưa ai biết tôi học hành thế nào .

Sau ngày tựu trường không lâu thì ông Tổng Giám Thị Trần Văn Đinh về hưu, thầy Phan Văn Sáu lên thế . Như Vậy thì các lớp Đệ Tứ sẽ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp cuối năm, thiếu giáo sư Pháp Văn .

Nhưng Bộ Giáo Dục đã kịp thời bổ nhiệm giáo sư khác . Đó là giáo sư Trương-Phan Nam-Minh, vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm khóa đặc biệt 1960 tại Sài Gòn Ban Pháp Văn về thay thế .

Do đó, trường tổ chức buổi lễ "tiễn Cựu nghinh tân".

Với tư cách là Trưởng Ban Học Tập, nên tôi đại diện học sinh toàn trường chia sẻ cảm tưởng . Không biết tôi soạn bài phát biểu thế nào mà ngay sau đó được cô Quế khen (cô Trần Thị Quê, cùng thời cô Lan, cô Lư, cô Huỳnh Ánh, cô Ất ... NQ ghi chú để khỏi lầm là hiền nội thầy Trần Kim Quế).

Duyên may, tôi được dịp có đôi lời chào đón giáo sư Nam Minh . Và có thể tôi được thầy lưu ý từ đó ?

Ngày đầu nhận lớp, thầy vào lớp nam trước, giờ kế mới đến lớp tôi .

Nhưng một số bạn nôn nóng muốn biết cách dạy của thầy mới thế nào so với thầy Sáu, cho nên đến lớp nam xem .

Thầy Huỳnh Văn Truyền vào lớp thấy vắng nhiều, thầy hỏi thì mới biết lý do, thầy Truyền trấn an:

- Các em yên tâm, ông Minh hiền lắm, bạn tôi, tôi biết .

Tôi không đi coi, nên mới nghe thầy Truyền trấn an vậy, cũng mừng .

Tới giờ thầy Minh đến lớp tôi, sau vài lời tự giới thiệu, thầy nói ngay:

- Nhờ em Trưởng Ban Học Tập mua dùm tôi miếng bông biển màu hồng để lau bảng, thay cho miếng giẻ cũ .

Thời đó, tôi nhớ lớp nào cũng lau bảng bằng miếng giẻ cũ .

Không biết lớp nam thầy có kêu thay đồ lau bảng hay không ? Hơn nữa thông thường các thầy cô, dù ở tiểu học hay trung học, đều sai bảo học sinh Trưởng lớp làm giúp việc nọ việc kia mà thôi .

Tánh thầy rất kỹ lưỡng, đâu ra đó, thầy cho biết đến giờ của thầy thì bài của giờ trước ở trên bảng đen phải được lau sạch .

Có hôm thầy vô lớp, thầy không bắt đầu, thì ra trên bảng còn bài của giờ trước .

Phương pháp giảng dạy của thầy trẻ khác hẳn thầy già .

Thầy Sáu thường cho Zéro, Zéro encore ... Thỉnh thoảng thầy mắn thêm "cái đồ làm mụ". Không biết làm mụ dở chỗ nào . Vậy mà học trò thầy Sáu vẫn có Nữ Hộ Sinh Quốc Gia . Giờ học với thầy Sáu tinh thần học sinh rất căng thẳng . Đặng Thị Mai Phong giỏi xuất sắc, cả trường đều biết, vẫn không tránh khỏi hột vịt của thầy Sáu .

Ngược lại ,thầy Minh tâm lý hơn,giảng bài dễ hiểu hơn, nhứt là môn grammaire .Không bao giờ Thầy cho điểm zéro ,dù hs đó rất kém

.

Thầy Minh như vậy,nên hs nam nữ đều thích học với Thầy và thương mến Thầy nhiều .

Trong lớp ,công việc cuả Trưởng ban học tập là ghi tựa bài của giáo sư dạy,ngày,giờ vào sổ Đầu bài .Cuối giờ, đưa giáo sư ký tên .Vây thôi .Giờ của thầy Minh ,thường là giờ cuối ,nên Thầy rất thong- thả .

Môt hôm ,Thầy vừa ký tên ,vừa vui -vẻ nói :B-L là thư ký riêng của tôi phải khg ?

Thưa Thầy,việc làm nầy ,em làm cho tất cả giáo- sư, chứ đâu riêngThầy .

Ở tuổi 17 ,trong giờ cuối cuả lớp, chỉ còn laị một Thầy, một trò ,ông thầy trẻ nói với trò như vậy , trò"khg ngu" ,làm sao khg suy- nghĩ . Thi Đ .N .L.Cá nguyệt xong ,khg ai bị zéro .

Đến ngày phê học bạ ,các G.S chỉ nhìn sơ học bạ rồi nhìn mặt hs ,xong ,phê vào học bạ ngay .Thầy Minh cũng làm vậy , nhưng đến học bạ của tôi, Thầy nhìn lâu hơn ,nhìn hình rồi nhìn tôi , nhiều lần như vậy ,và đồng thời vừa nhìn vừa nói :

-Trên nầy khg nói ,sao ở dưới nói nhiều quá vậy ?

Học bạ tôi từ trường khác đến ,khg giống của các bạn ,nên khi Thầy cầm đến của tôi , tôi nhận ra ngay. Tôi hiểu Thầy có ý nói "tấm ảnh Thầy đang nhìn ,khg nói".

Cả lớp đang nói chuyện ,nên mọi người tưởng Thầy đang rầy cả lớp .

Học bạ được phát ra ,ai nấy đều vui .Thầy phê rất nhẹ-nhàng, chữ đẹp nữa ,khiến lũ "thứ ba" chúng tôi tăng thêm phần khởi trong buổi liên-hoan tầt niên con chuột (1960) .Hầp-dẫn nhứt đối với nữ sinh là vừa cắn hột dưa, vừa nói chuyện ,vừa nghe các bạn hát.

Hột dưa được phân -phối đều cho moị người, phần còn lại, để trên bàn Thầy .Ai cần thêm , lên xin Thầy , Thầy hốt một nhúm cho vào tay mình là xong .Tôi cũng lên xin ,Thầy giải quyết khó hơn ,Thầy "rót từng hột" vào tay tôi ,chờ lâu, sốt ruột quá ,tôi thưa:

Thưa Thầy ,nhanh nhanh lên !

Thầy nhìn tôi cười có vẻ"giởn mặt" ,và vẫn tiếp tục như vậy .Đương nhiên tôi tỏ thái độ trên nét mặt ,các bạn có thể tưởng tượng ra được !

Nếu bạn nào để ý, có lẽ thấy hơi ngộ ngộ .Tôi có thêm một lần suy- nghĩ về cái ngộ ngộ nầy ,sau hai lần Thầy hỏi tôi là thư ký riêng và vừa nhìn học bạtôi vừa nói .

Nhân dịp thấy Thầy vui, tôi đánh bạo nói :

-Thưa Thầy, xin Thầy cho tụi em xem hình "cô"trong túi áo Thầy được khg ?

Thầy trả lời ngay :

-Không có hình ai trong túi áo tôi hết .Tội gì mang cho nặng .

-Em thấy có gì giống tấm hình mà .

Ổng liền móc ra hết những gì có trong túi áo và nói :

-Nè!Đâu có hình ai ?

Vè nhà tôi nghĩ ,bình thường Thầy nào kiên-nhẫn ,vui-vẻ trả lời những câu hỏi tò -mò quá đáng cuả học trò như vậy .Chẳng những khg bị rầy ,mà dường như Thầy còn ngầm nói "tôi chưa có bồ" .Khg biết tôi có chủ quan hay khg ?Thầy mới ra trường ,còn trẻ quá ,chưa có bồ cũng phải .Đâu vội gì! Và biết đâu vì vậy mà Thầy đã cho tôi mấy tín-hiệu ,là tôi phải suy-nghĩ .

Có hôm rạp Lạc- Thành chiếu phim Benhur ,vé hơi đắt .Thầy có nhã -ý mời cả lớp :

-Tôi muốn mời cả lớp các em xem phim Benhur ở Lac-Thành, hay lắm .

Tôi liền lên tiếng :

-Thưa Thầy ,ai coi rồi ,khỏi đi nhe Thầy ,phim có tính công -giáo,nên gia đình em coi rồi .

Thế là cả lớp mất cơ hôị .Có phải vì tôi khg đi chăng ?

Lúc còn đi học ,tôi rất thích phim Ấn Độ, vì nó khg chiếu cảnh hôn -hít tùm -lum .

Một hôm rạp Cộng-Hòa gần nhà tôi, chiếu phim "Chuyến xe duyên kiếp".Tôi rất muốn đi coi ,nhưng phải ôn vocabulaire cho ngày mai .Không biết tính sao ,cuối cùng, tôi thưa thiệt với Thầy .Thầy vui-vẻ nói :

-Thích , cứ đi, ngày mai tôi khg kêu bài đâu

Yên chí, tôi và "bà cố Nhu" cùng đi .

Dù rạp bình-dân, nhưng hs cũng chỉ mua vé tầng trệt thôi .Vào rạp , tôi đề nghị :

-Mình ngồi phía dưới lầu, phòng khi ông Minh đi coi ,ổng khg thấy mình .

-Mầy lo quá, ổng khg bao giờ coi phim Ấn Độ như tuị mình .

Khg hiểu tại sao tôi sợ thầy Minh thấy .Thấy thì sao ?

Hôm sau vào lớp, tôi bị kêu bài. Tuị tôi rất ngạc nhiên .Có lẽ Nhu cũng đang hồi- hộp .

Trước cả lớp ,Thầy kêu bài , tôi nói sao mà khg lên .Thầy hứa hôm qua, chỉ mình tôi nghe thôi,cho nên tôi vẫn phải lên bảng .

Từ ngày vào Đệ thất, tôi ở trọ nhà bạn ba tôi, .Con gái bác là chị Quách .t Mỹ- Hạnh , học chung trường với tôi,chị có cách học bài rất hay :học ngay bài mới có, thật thuộc,.sau đó học lại lần nữa trước khi phải trả bài một ngày .Như vậy dù khg ôn, cũng còn nhớ .

Thầy hoỉ tôi:

-Con nhện viết sao ?

Tôi đứng "chào cờ" một mình trước bảng đen khá lâu, khg tài nào nhớ ra chữ l'araignée .Thầy hỏi mỗi đứa chỉ một chữ thôi, khg nhớ, khỏi gở .Bực mình quá,tôi bèn nói nhỏ với Thầy :

Hôm qua Thầy hứa, đi coi phim ,Thầy khg kêu bài,sao hôm nay kêu ?

-Có coi phim thiệt khg, sao tôi khg thấy ?

-Có thiệt, em đi với Nhu ,ngồi tầng trệt, phía dưới lầu .

-Nhu có đi coi cho tôi biết chiếc xe hơi de'capotable chở cô gái và người bạn trai, đi ngang thung-lũng, có gì xảy ra cho cô ?

Thưa Thầy, chiếc khăn quàng cổ của cô, bị gió thổi mạnh,bay mất .

-Đúng rồi.

Đã cỡ lẽ ra ,chắc Thầy chưa cho tôi điểm.

Về chỗ, tôi nói với Nhu :

-Thấy chưa ? Tôi đoán khg sai mà .Ổng có đi coi đó .Chắc chắn ổng ngồi trên lầu .Mình ngồi phía ngoài, ổng thấy rồi .

Tôi nghĩ khg ra ,Thầy đâu thích phim Ấn Độ, tại sao đi coi? Đã vây ,còn kiếm ,coi tụi tôi ngồi ở đâu nữa.Để chi? Hay muốn có cảm giác đang xem chung phim "chuyến xe duyên kiếp"

(( Ngày 27/3/1961, các lớp Đệ Tứ được chụp hình lưu-niệm chung với các giáo-sư đang dạy lớp mình .

Chụp hình xong,mọi người trở vô lớp giờ của thầy Minh .

Tự nhiên tôi cảm thấy buồn nhiều .Nghĩ rằng niên học tới, có thể tôi phải qua Mỹ-tho học,vì trường nầy chưa có “Ban C” .Rồi tôi gục đầu trên bàn khóc!

Có phải vì từ đầu năm đến nay, tôi đã nhận được nhiều dấu hiệu mang ý nghĩa “thân-thương” từ một vị giáo-sư khả-kính còn độc-thân ?

Tôi chưa hề dám có một dấu hiệu nào đáp trả .Có lẽ “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.Hỏng biết có đúng trong trường hợp nầy khg ?

Biết đâu Thầy đang đồng cảm với tôi, nên dù tôi khóc âm-thầm ,Thầy vẫn nhận ra, và lên tiếng :

-Em BL có chuyện gì vậy ?

Chết ! Làm sao dám cho Thầy biết tại sao tôi khóc, tôi đành làm thinh và tiếp tục khóc.

Thầy nói tiếp:

-Nếu thấy câu hỏi của tôi không xứng đáng được trả lời, thì thôi.

Oan ơi ông Địa,đâu phải vậy. Tôi khóc nhiều hơn nữa!

Bạn Hùynh thị Kim-Anh, rất thương mến tôi, đứng lên thưa:

-Thưa Thầy ,Thầy nói vậy BL khóc nhiều nữa đó Thầy .

Sau nầy Thầy giải thích cho tôi hiểu ,tại sao Thầy vội-vàng thốt lên những lời thiếu tâm-lý như vậy.Thầy cũng đang buồn,đã vậy thấy tôi khóc, Thầy rất xót-xa ,chỉ muốn làm sao ngăn chận đựơc ngay những giọt nước mắt của tôi. Những lời nói đó không mang ý nghĩa thật trong lòng Thầy .

Từ đầu năm học đến nay, thỉnh-thoảng Thầy ghé nhà tôi chơi, có lần Thầy mang tặng tôi cuốn Grammaire.

Thường Thầy ghé vào buổi trưa, vì lúc đó việc dạy và học của Thầy và tôi đã xong vào buổi sáng.

Sau ngày chụp hình cả lớp độ hơn một tuần, “một buổi trưa thật đáng nhớ”, Thầy ghé chơi, ngay hôm đó ba, kế mẫu và các em tôi đã lên SàiGòn dự đám giỗ bà ngoại ở nhà cậu Hai tôi. Chỉ còn lại ở nhà ,tôi và bà bếp.

Ba tôi được chính-phủ cấp cho căn nhà khá khang-trang. Cửa cái nhìn ra đường Gia-Long, bên hong là đường (quên tên) đi thẳng vào cửa trường Nữ Tiểu-Học.Bên kia đường nầy là Ty Công an.

Lính gác cho Ty công an, gác luôn hai mặt của nhà tôi .

Thầy đến chơi, xe đạp của Thầy dựng ngòai sân, gần phòng khách. Phòng khách rộng-rãi với hai cánh cửa mở-toang cho thoáng-mát. Tối đến, hai bóng đèn néon dài 1,m20 tảo sáng-rực căn phòng.

Thầy được mời một ly nước dừa xiêm.Thấm gịong xong, Thầy qua-loa vài câu chuyện,rồi bắt đầu phỏng-vấn, tìm hiểu tôi. Những câu hỏi ngày càng khó. Nhưng, dường như Thầy hài-lòng những câu trả lời của tôi. Cho nên tiếp theo, với nét mặt nghiêm-nghi Thầy kể tôi nghe gia cảnh của Thầy. Đại khái : ba Thầy là trưởng nam, có 11 người em, nhiều cháu .Ông lại là công-chức nhỏ, phải phụng-dưỡng cha mẹ,nuôi vài người em, vài đứa cháu. Ngoài ra Thầy còn có 3 em gái và 1 em trai khác mẹ nữa .

Do đó, mới 19 tuổi, Thầy phải xin dạy công-nhựt,đem tiền về phụ ba má nuôi đại gia đình gần 20 người .

Tôi cũng cho Thầy biết, ba má tôi sống riêng từ khi Nhựt đảo chánh Pháp ,năm 1945.Ba tôi bỏ dạy học và theo kháng chiến chống Pháp luôn .

Tôi theo ba , ở chung với kế mẫu,và các em để đi học, từ năm 1955 .Nhưng, những dịp nghỉ Tết ,lễ Pâques và hè, tôi đều về Cần-thơ ở với má và hai em trai .Cuộc sống của má ở Cần-thơ, không được như ba ở đây .

Trong lúc chúng tôi miên-man hàn-huyên, thỉnh- thoảng nghe tiếng nhưai chọi vật gì lên mái fibro của nhà mát kế phòng khách.Tôi nghĩ, có thể người lính gác thấy khách ở chơi từ trưa đến giờ, hơi lâu ,nên phá chơi ?

Hôm nay, đầu tháng 10/ 2014, ngồi ghi lại những dòng nầy, cả hai chúng tôi nhớ lại, hôm đó, mình không ăn chiều.Vì khg cảm thấy đói ,nên quên luôn đến bây giờ mới nhớ .Thầy Minh còn nói thêm : ngồi hơn 15 tiếng, với một ly nước dừa, mà chưa có dịp biết toilette nhà tôi .

Nghĩ lại ,tiếp thầy như tôi, quá thiếu sót.

Khi nghe tiếng chim hót líu-lo trên cành mận, nhìn ra ngoài thấy trời đã sáng,Thầy coi đồng hồ tay ,đã 6 giờ sáng, Thầy kiếu từ ra về.

Tôi tiễn Thầy ra cửa, bấy giờ thấy mận đang rụng và có tiếng động như mình đã nghe,thì ra, mình “có tật, nên giật mình”, chứ có ai phá mình đâu .

Câu “thức khuya mới biết đêm dài”, trong trường hợp nầy, chẳng những không đúng, mà còn ngược lại nữa. Không biết tại đồng hồ hay tại tâm trạng người trong cuộc ?

Hồi ức “chuyện chúng mình”, tôi nhờ đăng lên bentrehome vào đầu tháng 8/2014.Đến đầu tháng 9/2014, tôi phone qua Paris ,hỏi kế mẫu tôi , giỗ bà ngoại ngày nào ?

Rất may, bên ngoại tôi hiện giờ chỉ còn kế mẫu tôi thôi, tuy bà đã 90 tuổi, nhưng còn minh-mẫn. Vừa nghe tôi hỏi, bà trả lời ngay :

- GIỖ NGOẠI ngày 13,tháng 3 âm lịch .

Nghe qua ,hai chúng tôi bật cười ngay, về sự trùng hợp ngẫu nhiên ngày sinh, ngày tử.Đó là sinh-nhựt của thầy Minh nhằm ngày âm-lịch .Hôm đó lả ngàỷ 13/3 âm lịch/năm1961,là sinh-nhựt thứ 24 của thầy Minh .Thầy chỉ nhận được ly nước dừa thôi. Còn vui chơi thì hơn 12tiếng. Rất đáng nhớ.

Có lẽ nhờ dịp nầy, Thầy biết tôi nghỉ hè ở Cần -thơ, cho nên thầy có kế hoạch hè cho Thầy, tôi không đoán ra ))

Cuối năm Đệ Tứ,tôi chọn Ban C, mà trường nầy chưa có .Tôi nghĩ ,có thể tôi phải trở laị Mỹ-Tho học nữa ,cho nên tôi mời các giáo-sư đã dạy tôi năm Đệ Tứ ,viết Lưu-Bút cho tôi .

Cuốn Lưu-Bút nầy, tôi đã được các thầy cô dạy tôi từ các lớp Đệ Thất,Lục ,Ngũ và luôn cả Ban G .H trường ,viết cho tôi ,trước khi tôi sắp rời trường ở Mỹ-Tho, để chuyển đến trường Trung Học Công Lập Kiến-Hoà .

Thầy Nam- Minh được tôi mời đầu tiên ,Thầy giữ lâu quá ,tôi sợ khg đủ thời gian cho các Thầy khác ,tôi hỏi xin lại ,Thầ trả lời :

-Tôi muốn giữ luôn!

Tôi rất ngạc -nhiên ,nhưng khg dám hỏi"taị sao".Hy- vọng thời gian tới sẽ cho tôi biết .

Đến phiên Thầy, cũng trong dịp cuối niên học ,Thầy đưa cuốn sổ tay ,kêu cả lớp ghi địa chỉ nghỉ hè .Thầy chấm thi T.H.Đ.N.C ,Thầy có thể biết kết quả thi sớm hơn danh sách thí sinh đậu được công bố .Thầy sẽ gởi thư cho biết .

Ai nấy đều hăng -hái viết điạ chỉ cho Thầy .Chị Huỳnh.t.Biếu còn thêm hai câu :

"Ngày mai tàu về viễn-xứ "

"Biết còn trở lại ga xưa"

T.H.Đ.N.C ,khoá 1,thi ngày 03/5/1961 .Thi 2 ngày xong, tôi làm bài được ,hy-vọng khoỉ thi khoá 2 , nên xin ba cho ghé Cái-Bè thăm bạn cũ 2ngày, sau đó mới về Cần-Thơ nghỉ hè .

Ngay thời gian nầy ,thầy Minh dưạ vào điạ chỉ Thầy đã có ,Thầy đến thẳng nhà má tôi ở Cần-Thơ .

Tôi ra Càn-Thơ học vào đầu hè 1952 ,ở trọ nhà ông giáo Thành ,bạn đồng- nghiệp cuả ông nội tôi .Gần một năm sau, má tôi ra ở luôn để lo cho hai chị em tôi đi học .

Từ vùng giải- phóng ra Thành trể, nghèo,nên má tôi phải mua nhà ở khu lao- động ,nằm trong hẻm nhỏ, nhiều quanh co ,cuối hẻm cụt, mới đến nhà má tôi .

Lần đầu tiên đến Tây-Đô ,tìm nhà trong ngõ hẻm như vậy, chắc Thầy tôi phải vất- vả lắm !

Lộ trình Saì-Gòn -Cần-Thơ chỉ 178 km ,nhưng phải qua hai phà lớn :Mỹ-Thuận và Cần-Thơ .May-mắn khg gặp đoàn xe nhà binh qua phà .Nó ưu-tiên qua phà cả đoàn ,mình chờ khg biết bao lâu .Ai có dịp đi miền Tây đều biết chuyện nầy !Thầy khg hề quen, thân ai ở Cần-Thơ ,chỉ có tôi là học trò ,học với Thầy một năm qua thôi .

Thầy tìm được nhà tôi là "đỏ đèn ", mừng lắm !

Ngoaị và má tôi chưa được hân- hạnh biêt Thầy , nay gặp và nghe Thầy nói ,Thầy là thầy dạy tiếng Pháp cuả tôi ,cả hai vui mừng lắm ,hân-hoan chào đón Thầy .Đồng thời cũng cho Thầy biết ,tôi ghé Caí-Bè chơi 2 ngày rồi mới về Cần-Thơ .

Không biết tinh-thần thầy Minh lúc đó ra sao !

Nghe kể lại ,tôi cảm thấy xót-xa quá !

Hè đến,ngoại từ quê ra chơi để gặp tôi ,chưa gặp ,may được gặp Thầy cũng vui .Ngoaị là người công-giáo, chuộng Tây học,được biết thầy Minh dạy Pháp văn cho tôi ,ngoại quí Thầy lắm ! Trước kia ngoại cũng đã quí ông nội và ba tôi vì cả hai đều là thầy giáo. Ngoại nói với má :

-Mời nó ở lại ngủ, đừngcho nó mướn phòng ngủ. mời nó ăn cơm, mua rượu cho nó uống .

Rất tiếc ,nội tôi mất sớm , Thầy gặp được nội tôi,chắc-chắn Thầy còn được nhiều ưu-ái hơn nữa .Tôi là cháu đầu cuả hai ông .

Miền Tây có nhiều món ăn đặc-sản ,,được nhiều người ưa-thích,món "chuột rôti "là một .

Má tôi, người đàn bà nhà quê ,ít học,suy- nghĩ đơn-sơ, tưởng ai cũng như mình .Bữa cơm chiềi hôm đó, má tôi "biệt-đãi " Thầy bằng món chuột rôti ,rượu trắng .

-Chuột rôti ngon lắm, mời Thầy ăn đi !

Ôi cha mẹ ơi !Thầy tôi ,dân Sai-gòn ,giáo-sư trẻ ,mới 24 tuổi, lần đầu đến Tây-Đô, được biệt-đãi thế nầy ,làm sao nuốt vô ? Hơn nữa, chưa gặp tôi, còn tinh -thần nào ăn. Nhưng trong hoàn cảnh nầy, đành phải " nín thở qua sông" .May khg ói ra.

Tội nghiệp Thầy tôi,lỡ "đánh cú bất ngờ" mà khg có "nội tuyến ", đã vậy còn bị phụ-huynh biệt-đãi,

Phải chi tôi có mặt ,sẽ đỡ-đần cho Thầy phần nào.

Dù sao,cũng là kỷ-niệm đẹp , khó quên,lần đầu Thầy xuống Cần-Thơ tìm thăm cô học trò .

Thời gian nầy làm gì có kết quả thi Trung Học . Hội Đồng giám -khảo chưa làm việc, nên Thầy mới xuống Cần-Thơ chơi.

Bấy giờ tôi mới hiểu ra tại sao Thầy xin địa chỉ nghỉ hè cả lớp . Báo tin thi đậu ,chỉ là cái "cớ" thôi .

Hôm sau Thầy về Sai-Gòn, có lẽ để kịp họp Họi-đồng giám-khảo ,cho nên khg thể nán lai ,dù Thầy biết cũng hôm đó tôi về Cần-Thơ.

Sau nầy , Thầy kể laị :trên đường về SG, khi hai chiếc phà ngược chiều ,Thầy nghĩ tôi có mặt trên chiếc phà đó, cho nên Thầy cố "giương mắt" tìm tôi bên chiếc phà kia . Thầy dư biết ,nếu tôi có trên chiếc phà đó , Thầy cũng khg thể nhận ra vì khoảng cách .Nhưng câu "con tim có những lý lẽ của nó "vẫn còn đúng

Nghe ngoại và má kể lại ,Thầy vất- vả xuống tìm thăm tôi mà không được gặp ,tôi vô cùng tiếc-xót và cảm thấy thương Thầy nhiều thêm ! Nhưng ,tôi tự an- ủi ,còn hơn 3 tháng hè nữa, hy-vọng Thầy sẽ trở laị .

Khi nói chuyện với ngoại về Thầy ,tôi hỏi ngoại :

-Ngoại , ngoại thấy Thầy con thế nào ,nếu Thầy xin cưới con , ngoại thấy sao ?

Ngoại mau lẹ trả lời :

Được chứ, nó dễ thương .

Má tôi cũng khen Thầy :

-Miệng nó cười có duyên lắm !

Tôi nghĩ ,ngoại và má hiểu được tình cảm Thầy dành cho tôi , qua sự chịu khó tìm xuống thăm tôi ở Cần-Thơ lần đầu .

Một hôm, tôi đang đứng chơi trước sân nhà, bổng nhiên tôi nhìn ra ngõ ,linh-cảm hay sao đó .Ôi! Làm sao tôi quên được nét mặt rạng-rỡ ,với nụ cười thật tươi mà má tôi khen có duyên khi Thầy nhìn thấy tôi .Tôi mừng quýnh ,vội chạy vào nhà kêu :

Má ơi ! Thầy Minh xuống .

Má tôi vui mừng đón tiếp Thầy như lần trước và dường như có vẻ thân-thiện hơn .Má tôi hiểu được tâm-tình của Thầy ,nên sẵn-sàng dành cho Thầy sự thoải- mái khi hàn-huyên với tôi tại nhà .Đêm hôm đó ,Thầy trò "trắng đêm tâm-sự" .

Thế là những thắc-mắc của tôi trước đây ,những tín -hiệu tôi nhận được v.v. ,hầu như tôi hiểu đúng gần hết ,qua buổi tâm-sự trắng đêm nầy .Ngoại trừ lý do Thầy xin địa chỉ và bất ngờ Thầy xuống Cần-Thơ .Trước đây Thầy có đến thăm tôi taị nhà ba tôi ,Thầy có nghe tôi kể về gia cảnh má tôi ở Cần-Thơ .

Gia-đình Thầy nghèo ,gia-đình tôi hai nơi khác nhau ,Thầy đã biết .Thầy cũng biết đối với tôi,Thầy vừa là giáo -sư tôi quý mến ,vừal là người thanh-niên đầu tiên tôi dành cho khá nhiều tình cảm riêng ,từ mùa tựu trường 1960 ,tôi được 17 tuổi .

Trong đêm thanh -vắng, dưới ánh đèn dầu ,chỉ có Thầy và tôi thố-lộ tâm- tư tình-cảm với nhau .Thầy tuyệt đối khg hề lợi dụng thời cơ,khiến tôi thêm lòng kính mến .

Khi đã hiểu được tình cảm cả hai dành cho nhau, chúng tôi bàn đến Hôn nhân .Chúng tôi hợp nhau rất nhiều lãnh vực .Nhưng, để Thành hôn theo Giáo hội Công-giáo , chúng tôi bị trở ngại vì khác tôn-giáo .

Gặp trường hợp nầy,nhiều người vẫn tiến hành hôn nhân phần đời, sống chung nhau,thưa dần bổn phận người công-giáo,và rất có thể một ngày nào đó ,khg còn đến nhà thờ nữa . Đến khi gặp khó-khăn ,khg thể vượt qua ,họ mới quay về nhà thờ , trở laị với đức tin cuả mình.Tôi khg chọn con đường đó. Tôi nghĩ rằng , nếu hôn nhân gặp trở ngại,là không phải ý Chúa. Tôi vâng lời .

Thầy Minh là trưởng nam, và cũng là con trai duy nhứt của đại gia đình Phật-tử.Dì ruột của Thầy là ni cô, thuộc nhóm khất-sĩ , đang tu ở Tịnh-xá tại Kiến-Hoà .Riêng Thầy,tuy theo Tây học ngay từ bé, nhưng chưa có niềm tin tôn-giáo rõ -ràng .Thầy chỉ tin có Đấng Tạo-Hóa,giữ lệ thờ cúng ông bà như ba má tôi vậy thôi .

Thầy hứa,sẽ bàn lại với gia-đình ,rồi cho tôi biết .

Khi bị bế tắc về tôn-giáo, bạn chung lớp Đệ Tứ với tôi là Nguyễn .t. Ngọt ,gợi ý ,nên nhờ các dì-phước nhà Kín SG, cầu nguyện cho .Tôi đã nhờ,và được mẹ Marie-The'rese,bề trên nhà dòng hồi âm :

-Cô BL,nhà Dòng sẽ cầu -nguyện theo ý cô .Nhưng xin được nhắc cô "Chúa luôn dành sự tốt nhứt cho con cái Ngài ".

Sau này cưới ,Thầy Minh có đọc thư nầy .

Tôi theo ba đi học kể từ hè 1955, những lần được nghỉ học nhiều ngày như : lễ Pâques,Tết Nguyên-Đán,hè, tôi đều về Cần-Thơ để học thêm chung với các bạn cũ , đồng thời vui với má và hai em trai .Gần đi học lại ,tôi mới trở về nhà ba .

Nhưng, đặc-biệt hè 1961, hết năm Đệ Tứ ,tôi trở lại nhà ba rất sớm .Khg biết có phải ảnh hưởng lần Thầy Minh và tôi trao đổi tâm -tình khá nhiều ở Cần-Thơ hay không ?Lúc đó , ba tôi đang phụ trách Hội-Đồng thi Đệ thất cho trường T.H.C.L.K.H.với nhiệm vụ Chủ-tịch .Không biết ba tôi nghĩ gì ,khi tôi trở laị sớm ? Bổng nhiên, ba nói với tôi :

-Ba đã đề cử gíao-sư Minh làm Chủ-tịch Trung-tâm thi Đệ thất ở trườngTiểu-học cộng-đồng (đối diện Ty tiểu-học) .

Tôi chạy đến đó ngay . Vừa trông thấy tôi, thầy Minh cuời tươi lắm ! Thầy luôn dành cho tôi nụ cười gặp -gỡ như vậy ,và dĩ nhiên ,tôi cũng đáp lại như vậy thôi . Gặp lại nhau bất ngờ ,sớm ,cả hai đều rất vui mừng ! Riêng tôi có phần ngạc-nhiên nên phải hỏi :

-Hôm nay sao Thầy "bụi quá" vậy ,tóc dài, râu khg cạo,còn xăn tay áo nữa, khg giống lúc đi dạy ,lúc xuống Cần-Thơ chút nào .

Các bạn biết rồi,Thầy chúng ta lúc nào cũng tươm-tất .Thầy nghiêm mặt nhìn tôi nói :

-BL ở Cần-Thơ, tôi ở đây một mình làm việc ,sữa-sọan cho ai ?

Nghe qua, tôi chỉ thinh-lặng , nhìn thẳng vào mắt Thầy mà lòng đầy tràn xúc-động ! Tại sao thỉnh- thoảng Thầy có những lời nói làm nhói tim tôi như vậy ?

* Niên khóa 1961-62 :Trường mở thêm Ban "C" cho lớp Đệ Tam .Tôi được tiếp-tục học tại trường nầy .Nếu khg,tôi phải chuyển qua Mỹ-Tho học nữa .Và khg biết Thầy ,trò tôi có gì thay đổi hay không ?

Gần hết năm Đệ Tam,khg thấy Thầy trả lời như đã hứa .Bấy gìơ ,tôi nhớ lại lời nhắc -nhở cuả mẹ bề trên nhà Kín SG "Chúa luôn dành sự tốt nhất cho con cái Ngài ".Tôi cố tâm niệm điều nầy để làm nhị lực vượt qua mọi khó -khăn .

Tôi nhờ thầy Truyền đang dạy vạn-vật lớp tôi ,xin lại dùm tôi cuốn Lưu-Bút mà thầy Minh đã cất giữ từ cuối năm Đệ Tứ 1 .

Khoảng tuần sau, thầy Truyền có giờ lớp tôi ,gặp tôi thầy cười, cười, nói :

-Ông Minh nói, ổng giữ luôn .

Tôi hoàn -toàn khg hiểu thầy Minh muốn gì ?Đã im -lặng gần năm nay, bây giờ còn muốn giữ cuốn Lưu Bút cuả tôi để làm gì ?

Bà đốc Tài,chủ nhà Thầy trọ, thấy Thầy buồn, cô-đơn,nên bà giới thiệu người thân, quen của bà cho Thầy .Nhưng,vẫn chưa có gì đổi mới cho Thầy .

Theo tôi biết, cũng như vài người biết, ngay trong trường, khg ít nữ-sinh aí mộ Thầy,kẻ dám thố -lộ thẳng,người âm-thầm.Ngoài ra cũng có vái nữ đồng nghiệp thế gía, sẵn-sàng mở cửa chờ đón Thầy .Nhưng,Thầy vẫn còn mãi đi tìm"khúc xương sườn" của Thầy

Riêng phần tôi,cùng thời gian đó,có nhiều đợt "sóng vỗ mạnh"vào tôi, bạn bè và thầy Minh có biết .Cụ thể ở tại trường,thầy Trần Đức Quãng ,đang dạy Pháp văn cho tôi năm Đệ Tam, hỏi thầy Minh về diển-tiến liên hệ giữa thầy Minh và tôi ..., được thầy Minh cho biết ,bị bế tắt về tôn-giáo,và thầy Quãng "cứ tự-nhiên".Thầy Quãng rất cẩn-thận .

Thầy Quãng là vị giáo-sư rất yêu nghề.Thầy là người công-giáo .Tôi rất kính mến Thầy .Thầy đã dành thêm cho tôi những tình cảm riêng, ngoài tình thầy trò.

Sau khi được thầy Minh khuyến-khích, thầy Quãng có thố-lộ với tôi cái "riêng tư" đó.Tôi rất cám ơn thầy Quãng ,đã dành cho tôi tình cảm đặc-biệt ,nhiều hơn những nữ-sinh khác của Thầy. Nhưng, có lẽ Chúa không có ý sắp xếp cho Thầy và tôi có cuộc sống chung. Chúa chọn cho Thầy người bạn đời thích hợp với Thầy hơn .

Cũng may, những đợt sóng vỗ mạnh khác "chưa dập tôi ngã", để tôi tiếp-tục lên Đệ Nhị C.

*Niên khóa 1962- 63 : Tôi lên Đệ Nhị C, học với thầy Minh nữa ,nhiều giờ hơn năm Đệ Tứ, 6 g/ tuần.

Tình cảm thầy trò bình thường.Những bàn tính trước đây,tôi coi như cơn gió mát thoáng quahay chỉ là một giấc-mơ đẹp trong đời.

Một hôm thầy Vân ,giám thị vào lớp cho biết :

-Hôm nay giáo-sư Minh bệnh, vắng .

Vừa nghe,cả lớp xôn- xao định chạy nhanh ra khỏi lớp .Sợ Mr. Richard (H,T Mạnh) vào dạy Pháp văn "ghiền" của ổng .Liền khi đó Phú-Trí, con cô Sâm, đề nghị :

-Tụi mình đi thăm ông Minh, nếu ổng bệnh thiệt,có ở nhà .Khg ở nhà, là ổng đến nhàbà Đan .

Tất cả đồng ý và cùng đạp xe đến nhà thầy Quế .Thầy Minh ở chung thầy Quế .Tụi tôi kêu cửa,có lẽ thầy Minh khg ngờ tụi tôi đến thăm. Thầy ra mở cửa, gặp tụi tôi,Thầy cười vui- vẻ lắm ! Không thấy Thầy có vẻ đau bệnh gì, nên sau vài lời thăm hỏi Thầy ,tụi tôi ra về .Phú-Trí đề nghị tiếp :

-Tụi mình ra vàm Hàm-Luông ăn hủ- tiếu !

Vừa nghe, thầy Minh lên tiếng :

-Cho tôi đi với .

Tôi vội cản Thầy :

-Thầy bệnh mà đi sao được ?

Thật ra, tôi muốn thấy quyết-tâm của Thầy ,chứ khg có ý ngăn- cản thật .Thanh niên 25, 26 tuổi, cảm sơ sơ ,uống thuốc là khỏe mạnh lại như thường. Thầy đâu chịu thua tôi ,cãi lại :

-*Tôi bớt nhiều rồi, đi được mà.

Cùng đi , chúng tôi gồm có :Phú-Trí(đầu đảng ),Minh-Phụng(phó) Nhu ,tôi và bạn nào nữa ,khg nhớ. Chỉ nhớ rõ ,tòan nữ. Đi được nửa đường, đến chỗ làm savon,các bạn đã đi khá xa ,còn lại Thầy và tôi ở đằng sau .

*Bất ngờ, nhanh như chớp, Thầy Minh áp sát xe tôi, tôi mất bình- tĩnh,lảo- đảo xe,quýnh lên sợ té, la lên :

Thầy ! Té em !

Thầy Minh cười có vẻ "khóai chí"và nói :

*Té ,tôi đỡ, có sao đâu ?

Không ngờ Thầy chơi trò "hú tim" với tôi .Các bạn đi trước đâu hay biết gì

Vào tiệm hủ-tiếu, chị Phụng bỗng-nhiên trở thành người điều- hợp đột- xuất .Chị sắp- xếp chỗ ngồi cho mọi người :

-Thầy Minh ngồi chỗ nầy, BL ngồi kế Thầy,v.v. Mọi người và luôn cả thầy Minh, đềulàm theo sự điều- động của chị .

Ông chủ người Tàu,nghe tụi tôi xưng hô, ông nói :

Bữa nay ông Thầy bao học trò há !

Ăn nửa chừng,tôi có ý thử thầy Minh ,tôi chỉ nói "trống khg " :

-Tô nầy nhiều quá ,ăn khg hết .

Tô hủ-tiếu bình- thường, ở tuổi mười mấy, ăn khg hết, ai tin ? Nhưng chắc- chắn thầy Minh hiểu ý tôi,Thầy nói ngay :

*-Tôi tình- nguyện ăn phụ .

Thế là tôi đưa hết phần còn lại cho Thầy ,dù thật lòng tôi chưa no.

Thầy Minh vui- vẻ ăn tự nhiên .Các bạn nghĩ sao, tôi khg biết ,riêng tôi, chỉ " len- lén nhìn"Thầy, vô cùng ngạc nhiên,lòng đầy cảm-xúc sâu-xa !

Thầy dám mạnh-dạn biểu lộ tình cảm riêng với tôi, trước đám nữ-sinh đang học với Thầy. Thầy đã im-lặng hơn năm rồi, sao nay đột-nhiên phát sinh mạnh như vậy ?

Được nối nghiệp ông, cha, làm nghề "gõ đầu trẻ", là nguyện vọng của tôi ,cho nên tôi dồn sự học vào thi S.P.Không tha- thiết lấy Tú tài 1. Ban .C .Do đó, tôi "Rớt ", là đương nhiên.Hơn nữa, đậu, rớt ,ban C, khó đoán .Không như ban A,B, dễ đóan hơn.

Tháng 9/1963, Ty Tiểu-học Kiến-Hoà có mở cuộc thi Tuyển Giáo-viên Dự-Khuyết ,tôi thi,phòng khi bị rớt S.P.

*Niên khóa 1963-64 : Tôi và một số bạn "ở lại "Đệ Nhị C, vẫn tiếp-tục học với thầy Minh môn Pháp-văn .

Rằm tháng chạp1963 ,lễ Phật-Thích-Ca thành đạo ,hs được nghỉ ,chị Phụng tổ chức vaì bạn trong lớp đi chơi với thầy Minh ở Mỹ-Tho .Đây là lần nhì, sau lần ăn hủ-tiếu. Chúng tôi gồm có :chị Kim-Hồng,Kim-Cúc (em chị Hồng ) ,Minh-Phụng,Tôi và ai nữa ,khg nhớ. Chị Hồng và Phụng lớn tuổi hơn các bạn ,nên thường có nhiều sáng kiến hay.

Tụi tôi lên xe tại bến xe lam đi Mỹ-Tho,thầy Minh, đón xe trước cửa trường Trúc-Giang .Từ xa ,nhìn thấy thầy Minh đứng chờ xe ,tôi bắt đầu hồi-hộp ! Xe ngừng rước Thầy ,Thầy nhanh chân bước lên, ngồi chỗ các chị dành sẵn "sát cạnh tôi ".

Lần đầu ngồi cạnh Thầy trong tiệm hủ-tiếu ,tôi đã thấy sao, sao rồi !

Bây giờ,trên xe lam, khg biên-giới, chủ xe tự ý dồn nhét khách ,nên càng gần, sát hơn nhiều .Đương nhiên ,cảm-giác lạ tha hồ lung-tung !

Thời đó, người nữ ra đường, thường mặc áo dài. tôi khg nhớ các chị mặc màu gì. Phầ tôi ,thích nhất màu tím ,và luôn che đầu bằng chiếc nón lá với quai nón cùng màu áo . Nhìn nón ,tôi khẻ nói với thầy Minh :

-Chiếc nón lá nầy trắng- trẻo, sạch- sẽ, đi chơi về, khg biết còn trắng- trẻo ,sạch- sẽ nữa không ?

Có lẽ thầy Minh hiểu được tâm-trạng tôi lúc đó, Thầy trả lời :

-*Tôi tin chắc, nó vẫn còn sạch- sẽ, trắng-trẻo .Không sao đâu !

Nghe vậy,tôi rất vui ,Thầy đã cảm-thông được nỗi lo- âu của tôi , nên Thầy cho tôi một lời hứa để tôi yên tâm đi chơi .Tôi dám tin lời Thầy, vì đã vái lần trài- nghiệm , tôi đánh giá được tư-cách đạo-đức của Thầy .

Dọc bờ sông đường Trưng - Trắc Mỹ-Tho ,có nhiều kiosques bán thức ăn sáng, Thầy Minh mời chúng tôi ăn sáng ở đó .Trứng chiên và bành mì được dọn lên, tôi muốn thử Thầy lần nữa ,tôi nói :

-Em "không thích "ăn tròng trắng .

Thầy Minh tiếp lời ngay :

*-Tôi "thích " ăn tròng trắng Mà "không thích tròng đỏ . Vậy mình trao đổi

Chắc-chắn thầy Minh hiểu ý tôi, nên Thầy đáp lại rất "chỉnh , rất hay ".Trong trường hợp nầy, nếu hai người "hợp " nhau trong sở thích ,dù giả bộ , chữ Galant khg có dịp dùng đến .Và khg chừng gíao-sư Pháp-văn sắp chuyển sang nghề bàn " cù là ".

Tôi những tưởng mình là cầu thủ túc- cầu, mỗi lần tung banh vào lưới ,đều gặp đôi tay vàng của Goalie Minh chụp banh dính ngay ,không sẩy trái nào .Rất đẹp. Khiến tôi không thể ghi bàn thắng .

Ăn vừa xong ,chị Phụng lên tiếng :

-Thưa Thầy, tụi em có việc cần đi riêng, Thầy, BL cứ đi chơi, đúng...giờ ,mình gặp nhau ở tiệm hủ- tiếu Phánh-Ký .

Trong lúc thầy Minh lo trả tiền ,các chị nhanh chân rẽ vô chợ ,tôi còn đang bỡ- ngỡ vì các chị khg hề cho tôi biết trước là tôi sẽ đi chơi riêng vớ thầy Minh .Cứ tưởng như lần đi ăn hủ- tiếu .Trả tiền xong , Thầy quay lại thấy chỉ còn Thầy và tôi .Chắc Thầy cũng khg ngờ như tôi ,nhưng Thầy nhanh trí giải quyết ,Thầy nói :

*-Bây giờ đi đâu ,tôi quyết định hén .

Vưà dứt lời, Thầy gọi xe ngay :

*-Xích lô !

Xe đến, Thầy ung-dung bướ lên trước ,tôi bắt-buộc phải bước lên sau, dù đang rất ngại .Nam, nữ ngồi chung xích-lô ,chỉ dành cho những người thật thân gần nhau .Chứ đâu dành choThầy và tôi .Dù sao ,tôi cũng phải cố tự- nhiên, để chú xích-lô khg biết mình đang đi chơi với " trai ".

-Thầy ,cô đi đâu ?

*-Chùa Vĩnh-Tràng .

Nghe gọi hai tiếng "thầy cô ", tôi cảm thấy xấu- hổ. Có lẽ chú thấy hai người ăn -mặc chỉnh- tề ,nên nghĩ tốt vậy .Điạ danh nầy tôi có nghe lúc còn học ở Mỹ-Tho, nhưng chưa có dịp đến .

Tới chùa, chúng tôi dạo quanh sân sau cuả chùa tìm bóng mát, chứ đâu đi chùa ngày lễ Phật như chú xích-lô nghĩ .Đôi khi nhìn bên ngoài mà đoán ,khó lắm .Chúng tôi tìm được chỗ ngồi sát tường phía sao chùa, dưới tàn cây lớn,vừa được bóng mát che đầu ,vứa được gío thoảng .Thật thú vị !

Thầy Minh bắt đầu tâm -sự, nói nhũng gì từ trước đến giờ chưa baỳ tỏ với tôi .

**-Em BL, tôi thương Em rất nhiều ,chắc Em đã biết .Muốn tiến tới hôn -nhân với Em ,như những gì mình đã đề cặpđến tại nhà Em ở Cần-Thơ hồi cuối niên khoá 1960-61 .Nhưng để thành hôn theo công- giáo ,mình bị trở ngại khác đạo .Chưa giải quyết được ,tôi buồn lắm ! Đã vậy ,tôi còn một việc khó gỉai quyết khác nữa .

-Việc gì, Thầy cứ nói ,EM sẵn-sàng chờ nghe .

*-Đó là năm 1956, tôí 19 tuổi,gia- đình tôi rất nghèo, tôi muốn đi làm sớm để phụ .Tôi xin dạy hợp-đồng ở trường Ngô-Quyền trên Biên-Hoà .Tôi dạy Đệ lục .Trong lớp tôi có em hs tên Xuân-Hoa , đẹp và dễ thương .Từ cảm tình dần dần hai bên thương nhau .Tuy tôi chưa hề nói muốn kết hôn với X.H ,Nhưng ,X.H có thể hiểu .Khổ nỗi ,tình cảm lớn dần theo thời -gian thì trở ngaị bắt đầu xuất hiện cũng lớn dần theo .Nhiều lần tôi tỏ ra e-ngại giáng tiếp ,nếu X.H nhạy -bén, sẽ cảm nhận được .Sự tế- nhị,khg cho phép tôi nói ra ..Tôi đành im-lặng trong đau khổ .Đến khi X.H tốt nghiệp S.P cái trở ngại đó quá rõ-ràng và quá lớn , tôi cảm thấy "đàu hàng", và thưa dần liên hệ .Gần năm sau , tôi ra trường , đươc bổ nhiệm về Kiến-Hòa ,1960 , có dịp gặp Em ..Em có những ưu điểm tôi thích mà khg có cái trở ngại của X.H , nhưng , để thành hôn, thì bị trở ngại khác tôn-giáo .Chưa biết giải quyết cách nào ?

Tôi đang trong tâm trạng rối-bời ,cho nên giờ đây , tôi khg dám hứa gì với Em, cũng khg dám bắt Em đơị-chờ .Duy chỉ có điều , tôi muốn căn dặn Em, lát nữa, gặp lại các bạn,Em cứ bình thản , khg nên cho các bạn biết những gì mình chưa giải quyết xong .

Nghe rõ tâm-sự của Thầy có dính -liú đến tôi ,, tôi vừa ngỡ-ngàng ,vừa buồn và vừa tội- nghiệp Thầy tôi quá !

Trước đây , tôi đã cẩn-thận đón trước, rào sau ,đâu thấy dấu hiệu nào chứng tỏ Thầy đang yêu thương ai ? Thầy đến với tôi trong tình cảm , như trong tim Thầy "không " có hình bóng ai hết .

Giờ phút nầy ,tâm hồn tôi đang tràn -ngập nỗi đau buồn ! Nhưng ,tôi vẫn cố-gắng bình-tĩnh trả lời Thầy :

-Thưa Thầy, Em rất thông-cảm hoàn cảnh cuả Thầy , Thầy yên tâm !Em sẽ làm như Thầy căn-dặn .Hơn nữa ,Em cũng khg muốn phụ lòng các bạn .Họ đã vì mình quá nhiều rồi .

**Rồi thật bất-ngờ, rất nhanh như lần Thầy ép xe tôi ,Thầy "choàng vai, kéo tôi ngã đầu về phía Thầy , Thầy âu-yêm trao tôi một nụ hôn thật nồng-nàn, đượm đầy thương-yêu !

Thầy Minh đã thật sự đưa tôi vào đường tình yêu rồi .

Đúng như người đời thường nói : "đường vào tình yêu, có "trăm" lần vui ,(mà)có "vạn" lần buồn !

Nụ hôn đầu đời Thầy trao tôi ,tuy hương vị thật ngọt-ngào ,nhưng ,không thiếu phần chua-xót!

Phải chăng ,đây là kỷ-niệm khó quên của hai người .Thầy trao để an-ủi nhau trước ngày viĩnh-viễn mất nhau ?

Kể từ đó , ngoài tình cảm đặc-biệt dành cho thầy Minh, còn có thêm phần thương cảm rất nhiều .

Do đó, tôi quyết định phải giúp Thầy giải quyết .Tôi chọn sự "Rút lui ", để Thầy khỏi phân-vân khi phải chọn một trong hai người.

Tôi viết thư giã vờ tâm -sự với thầy On ,thầy Quế. hai ông nầy rất thân với thầy Minh .

Nội-dung bức thư đại khái như sau : tôi và người kia thương nhau .Nhưng tiến đến hôn nhân thì bị trở ngaị khác tôn -giáo .

Bây giờ biết thêm, người thanh niên đó, trước khi quen tôi đã có thương một người, và cũng đã bị trở ngại lớn nào đó ,khó vượt qua, nên người đó mới đến với tôi .

Hiện giờ ,người tôi thương đang đau-khổ, khg biết giải quyết cách nào ?

Trước kia, tôi cũng cẩn-thận dò-xét rất kỷ, nhưng nào thấy tong tim người đó có bóng dáng ai đâu ?

Tôi sẽ đi theo gia đình đi Vĩnh-Bình ,hy- vọng, qua phà Mỹ-Thuận ,sông nước giúp tôi rửa sạch mọi đau- buồn cũ ở Kiến-Hòa ,để tôi được bình -an tâm-hồn trên đất mới Trà -Vinh .

Nhờ hai Thầy trao thư nầy đến thầy Minh dùm em .

Đầu năm 1964 ,ông Vốn,Trương Ty Tiểu-học Vĩnh-Bình về hưu,ba tôi được chuyển đến thay- thế . Ba phải đi trước ,nhận việc đúng ngày, gia đình thu-xếp đi sau .

Càng gần đến ngày tôi rời Kiến-Hòa ,các bạn càng cố tạo nhiều dịp để các bạn và tôi đi chung với thầy Minh .Chị Phụng phân công Phạm-Tấn-Lẫm mời thầy Minh đi xem phim với tụi tôi ở rạp Lạc-Thành .Chị Phụng đến nhà xin phép cho tôi ,kế mẫu tôi cho biết ,tôi dãn em đi chợ Tết .Đám "mai chùm" túa ra chợ tìm tôi .Chợ Tết ban đêm, mà các bạn tìm gặp được tôi, rất hay !Chị Phụng nói :

-B.L, tao đã nhờ Lẫm mời thầy Minh đi coi phim với tuị mình rồi .

-Không được, có em gái tôi làm sao ?

-Không sao,tụi tao "kè "em mầy ,ngồi riêng, phía trên .

Vào rạp Lạc-Thành, thầy Minh ngồi giữa, Lẫm bên trái, tôi bên phải. Lẫm có xem phim hay không, tôi không biết, thầy Minh và tôi không hề để ý đến phim .Thầy kể tôi nghe :

*-Mỗi thứ sáu, tôi thường qua thăm cô ruột ở Mỹ-Tho ,nay Lẫm tình nguyện qua cho cô tôi biết thứ sáu nầy tôi bận .

-Bức thư B.L gởi, ông Quế cho tôi biết , ổng hiểu đúng, ông On tưởng B.L có thương người nào khác .

-Trước khi đi đây, ông Quế hỏi, tôi trả lời :

*-Dernier rendez-vous .

Suốt buổi nói chuyện, có một điều thầy Minh căn-dặn, làm tôi thắc-mắc Thầy nói :

*-Về Vĩnh-Bình ,ai khen hai đồng tiền trên má đẹp, đừng nhận nhen !

Dù ánh -sáng lờ-mờ của rạp chiếu phim ,ngày vĩnh-biệt nhau cũng gần sát rồi ,nhưng Thầy vẫn giữ tư- cách đáng kính như lúc náo vậy .

Về phần Giáo-Hội Công-Giáo ,kể từ thế kỷ thứ nhứt đến năm 1963 ,có hai lần Đại hội công-đồng, để canh-tân Giáo-Hội .Lần thứ nhì nầy, do Đ.G.H. Gioan 23 triệu tập và có sự đóng góp của Đ.G.H.Gioan-Phao-lô 2 .Nghị trình canh -tân rất nhiều việc ,trong số đó có việc cho phép "hôn nhân khác đạo" ,với điều kiện phải xin phép chuẩn.

Chị Phụng ,khg phải người công-giáo ,nhưng khg hiểu sao chị biết tin vui mới ,Giáo-Hội công nhận hôn-nhân khác đạo . Chị cho kế mẫu tôi biết , lúc gia đình tôi cận ngày rời Kiến-Hòa .Tin nầy chưa được phổ biến rộng-rãi ,nên tôi cũng chưa biết và cũng chưa dám cả tin .sau đó vai ngày ,bác thanh-tra Ninh, ,cũng cho kế mẫu tôi biết tin trên .

Buổi học cuối của tôi trong lớp cũng đến, tôi mời thầy Minh và các bạn ngửi chút dầu thơm tôi thường xài :5 fleurs forvil . France,để nhớ đến tôi .Dược-sĩ Hồng-Hạnh,cháu chị Phụng ,cũng là học trò thầy Minh ,hè năm 2007, còn nói với tôi :

-Chi BL,em vẫn còn nhớ mùi dầu thơm chị xài .

Cảm động làm sao khi các bạn vẫn còn nhớ rõ những nét đặc- biệt của tôi như : những câu hỏi ,tóc còn dài khg ?Đồng tiền ,răng khểnh còn khg?Trong cuốn Lưu-Bút ,2014, bạn Phạm thị Ca,có viết :Em nghĩ Thầy và em đều tiếc chiếc răng khểnh của Bích-Liên .Hồng-Lập ,cũng nói gần như vậy .v.v

Các bạn trong lớp chỉ thấm dầu thơm vào đầu ngón tay, rồi đưa lên ngửi .

**Thầy Minh cũng làm vậy , nhưng khg ngửi , mà từ từ mở nút áo, cho tay vào xoa xoa ngay tim .

Mọi người đều bỡ-ngỡ .Như vậy nghĩa là sao ? Thầy đã dám ăn phụ phần hủ-tiếu tôi ăn khg hết (gỉa), trước mặt các học trò gái của Thầy .Nay Thầy "gan hơn" , dám biểu lộ tình cảm riêng với tôi ,trước cả lớp .

Tiếp theo ,các bạn đề nghị tôi hát. Tôi chọn bài "gió chuyển mùa thương". Bài nầy nhạc và lời rất nhẹ -nhàng , tha- thiết mời goị người ở xa, sớm về với em.Nhạc Chiêu hồi mà !" anh ơi! chớ để hoa uá nhuỵ tàn,..hoa xưa vẫn vương hồn bướm ...Em đợi chờ anh...

Tôi có ý mượn lời nhạc thay lời tôi nhắn gởi đến thầy Minh.

Trong buối học cuối, dù khg còn hy-vọng gì giữa thầy Minh và tôi, nhưng , tôi vẫn gởi lời nhắn " hờ" đến Thầy,nên trước khi rời lớp, tôi nói lớn cho mọi người nghe :

-Ngày đưa Ông Táo năm nay , tôi có mặt ở Cần-Thơ.

Tôi tin chắc ,Thầy Minh hiểu ý tôi .

Từ trước Tỉnh có chương trình cắm trại cho nhiều đòan thể ,mà trường tôi là một đơn vị hùng-hậu tham gia, sẽ thực hiện vào thời-gian tôi rời Kiến-Hòa .Các bạn xin cho tôi được ở lại dự trạ, sau đó sẽ mướn xe đưa tôi qua Vĩnh-Bình.Nhưng chị Phụng Khg thành công. Cắm trại có ba cùng dự, mà tôi chỉ dự ban ngày thôi .Bây giờ không có ba, dễ gì được dự cả ngày lẫn đêm ,suốt thờ gian cắm trại .Tôi phải đi Vĩnh-Bình chung với gia- đình thôi .

Xong trại , thầy Minh cũng như các bạn kể laị tôi nghe chuyện vui hôm ấy ,giống nhau thôi .Thầy ngồi giữa, các bạn xung quanh ,hàn huyên suốt đêm. Vui lắm !

Ngay trong đêm đó, có một người đẹp, học với Thầy Minh sau tôi một năm, nói với Thầy Minh :

-Em buồn ngủ quá,Thầy tìm chỗ cho em ngủ !

Phạm Tấn Lẫm đã từng làm "kỳ đà" giữa thầy Minh và cô học trò nầy .Hôm nay có đến cả "bầy" kỳ đà và cũng có ông Lẫm nữa .Báo hại ngườ đẹp thất vọng ,có thể bị vỡ kế- hoạch chăng ?

Tôi có mặt ở Cần-Thơ đúng ngày 23 ,đưa Ông Táo năm con mèo, 1963 ,tôi đi chụp hình ngay để chuẩn bị hồ -sơ thi sư-phạm. Tôi khg kiêng-cữ ngày tố, xấu gì cả .

Sau đó vài hôm ,tôi lấy hình .Và " một buổi chiều thật đáng nhớ :tôi đang đứng chơi trước sân nhà , thình-lình tôi nhìn ra ngõ ,bỗng thấy thầy Minh từ xa đang tiến về phía tôi .Tay ôm qùa, nhìn thẳng tôi, cười tươi lắm . Trời ơi ! Thiệt không ? Rồi tôi "chạy ùa " vào nhà , kêu lớn lên :

-Má ơi ! Thầy Minh xuống ! (lần 3)

Như vậy là lời nhắn gián tiếp "cầu âu", với chút hy-vọng , đã thành sự thật .Sự tuyệt vọng càng nhiều,niềm vui bất -ngờ ,càng lớn khi nó mang dấu hiệu đem lại niềm tin .

Má tôi đon- đả chạy ra chào, mời Thầy vào nhà .Sau mấy lời Thầy chào thưa, thăm hỏi má tôi, Thầy tươi -cười nói với tôi :

**-Quà của BL nè !

Tôi hớn-hở nhận qùa đầu tiên Thầy tặng .Thầy nói tiếp :

-Mở ra đi .

Tôi khui qùa ngay, con búp-bê Nhật, mặc kimono đỏ-thẩm, rất đẹp !Đứng trên chiếc hộp .Thầy nói :

-*Hộp nầy có nhạc, tôi vặn cho nghe .

Thời đó, qùa loại nầy chỉ có Nhật làm ,cho nên hiếm và đắt tiền lắm ! Dứt nhạc, Thầy nói thêm :

*_Tôi và ngườ em họ (Thiện) đến Charner lựa cả ngày ,mới chọn được qùa vừa ý .Chỉ có một con duy- nhứt thôi .

Không biết vì búp-bê đẹp hay vì trước đây Thầy đã thấy ảnh tôi chụp năm 1956, cũng mặc kimono,, được chưng làm mẫu ở ảnh-viện Thiện-Ký, đường Trưng-Trắc Mỹ-Tho ? Và cũng chưa biết có chuyện gì vui liên -quan đến tôi, khiến Thầy khổ công tìm món qùa ,tôi đoán không rẻ, để tặng tôi .Sau nầy tôi biết ,búp-bê mua gía hơn 800$, tương-đương hơn chỉ vàng.

Mãi nghĩ lung-tung, tay chân vụng-về, tôi đánh rơi búp-bê xuống nề nhà gạch, búp-bê "gãy tay" !

Ôi ! Tiếc xót vô cùng ! Tôi quê qúa . Má và Thầy chắc cũng tiếc lắm .Không chừng biết đâu còn sợ điềm khg tốt nữa ?

Dù vậy ,Thầy vẫn tỏ ra thản-nhiên, hy-vọng tôi không bị má rầy .

Chiều hôm đó, Thầy thưa riêng với má tôi : "Xin được cầu hôn tôi "!

Quả thật,tin vui đột- ngột qúa lớn, làm tôi hết sức ngạc-nhiên.Chiêm -bao chưa hẳn được vậy .

Những tưởng suốt năm tôi học Đệ Tam, Thầy hòan-toàn im-lặng,dấu hiệu "tình thương " Thầy dành cho tôi không còn nữa . Nào ngờ ,Thầy vẫn âm-thầm nuôi--dưỡng nó, chờ ngày bùng-phát như hôm nay !

Qua những lần tôi từ chối tình cảm của những ngườ khác ,và mấy lần thầy Minh chụi khó xuống Cần-Thơ thăm tôi ,má tôi hiểu được tình cảm của Thầy và tôi, cho nên khi Thầy lên tiếng cầu hôn tôi, bà trả lời ngay :

-Thầy nói với tôi như vậy, đủ rồi, nhưng nó đang sống với ba và cô nó ở Vĩnh-Bình, Thầy chịu khó qua bển thưa thêm .

Thầy kể lại tôi nghe , chứ lúc đó tôi đâu có mặt .

Rất thương tiếc ngọai tôi , không còn tại thế,để đón nhận Thầy làm cháu rể .Nhưng trong niềm tin, Chúa đã cho ngoại biết việc Chúa ban cho cháu của ngoại .Cho nên Chúa khiến ngoại thương mến Thầy ngay khi gặp Thầy lần đầu .Thật kỳ-diệu !

Suốt đêm đó, Thầy rất vui .Thầy kể tôi nghe những "kỳ-công " của Thầy từ ngày tôi rời Kiến-Hòa như :nghĩ đến tôi nhiều hơn, nghĩ ra cách chọn lại thật kỹ giữa Xuân-Hoa và tôi .Thầy viết tên mỗi người một cột, dựa vào sách-vở , nhìn thẫm-mỹ, quan niệm sống, kinh nghiệm của ngườ lớn v.v để phân tích thật tỉ-mỉ ưu điểm từng người , ghi ra .Cuối cùng Thầy mạnh-dạn quyết-định chọn tôi . Một bài toán khó đã làm xong.Thầy hân-hoan báo tin cho ba má và rủ em họ đi mua qùa ngay .Ngày vĩnh- biệt nhau, cả hai trong tình trạng bế- tắc tương-lai .Mỗi người,mỗi nơi " biết ra sao ,ngày sau ?" Cho nên Thầy nôn-nóng muốn báo tôi biết tin vui càng sớm , càng tốt. Thầy say- sưa kể tiếp : nhà mới, đã cất xong, thay cho căn nhà lá nhỏ qúa cũ. Sau Tết, sẽ lo đám cưới cho cô út . Xong ,Thầy sẽ xuống Vĩnh-Bình ,thưa chuyện với ba tôi .

Ba má tôi sống riêng từ năm 1945 ,nên Thầy phải trình thưa chuyện cưới xin với hai người ở hai nơi.

Giai đoạn tìm hiểu nhau ,tình cảm dành cho nhau... đã xong lâu rồi .Bây giờ chỉ còn bàn tính phần tỗ-chức hôn -lễ nữa thôi.

Chúng tôi đồng ý chọn : Lễ Đính-hôn, nhằm Sinh-nhựt chú Rể . Qùa sinh-nhựt đặc- biệt là nghi-lễ tôi đính ước cuộc đời tôi vơí thầy Minh. .Lễ Cưới, nhằm Sinh-nhựt cô dâu, quà là sính-lễ và cuộc đời cả hai cho nhau.Chỗ đi "tuần trăng mật"là Dalat .Nơi đây, tôi có ý dành cho chuyến du-lịch duy nhứt nầy, cho nên tôi chưa bao giờ đến Dalat .

Tối đến, má kêu tôi chăng mùng cho Thầy, tôi muốn biết tư- cách của Thầy bây giờ có thay đổi không ? Vì Thầy đã được nhận lời cầu hôn rồi .Chuyện thành hôn chỉ còn thực hành nghi-lễ theo thời gian thôi .

Tôi giả-bộ cần Thầy đứng ngay sau lưng, giúp một tay. Thầy đến phụ tự-nhiên, vẫn giữ khoảng cách như trước .Thầy rất kỷ-luật vơí chính mình. Nếu Thầy có chút cử chỉ thân-thiện, chắc tôi vẫn thông -cảm .Tôi vừa mừng,vừa nghi- ngờ. Mừng vì người mình chọn rất đứng-đắn, tự trọng và biết tôn trọng mình. Nhưng ,nghi- ngờ ,khg biết Thầy có đổi qua nghề bán "cù là " không ?

Đã hai lần bàn chuyện hôn- nhân thâu đêm tại nhà tôi, má tôi khg hề tham dự, để chúng tôi thỏai-mái, Thầy vẫn giữ khoảng cách cần thiết. Duy nhất một lần ở chùa Vĩnh-Tràng .Tưởng đó là lần đầu, cũng là lần cuối ,Thầy trao tôi nụ hôn gĩa-biệt .Nào ngờ, nó mở đầu trang sử mới .

Sau nầy Thầy cho biết, nụ hôn đó, thể hiện tình cảm cuả Thầy đối với tôi , dâng thật cao ,trước giây phút coi như mất nhau vĩnh-viễn .Và cũng chính nó, đã góp phần khiến Thầy nghiêng về tôi nhiếu hơn.

Tôi cũng vậy ,bị ảnh hưởng nụ hôn bất ngờ đó, cảm thấy thân-thương hơn và nuối- tiếc nhiều hơn !

Thầy xin hình tôi, để giới thiệu với ba, má Thầy .Trước đây, quen với Xuân-Hoa ,gia đình Thầy khg hay biết gì cả .

May qúa ,tôi có ảnh mới nhứt ,chụp hôm đưa ông Táo .Như vậy ngày 23, dâu phải ngày xấu như nhiều người đã tin !

Sau Tết con rồng, 1964 ,đám cưới cô Út thầy xong, Thầy xuống Vĩnh-Bình thưa chuyện với ba tôi, như Thầy hứa.

Chuẩn bị đón Thầy, ba tôi dán keo lại tay búp-bê đã bị gãy, chưng trong tủ ly rất trang-trọng ở phòng khách .

Thầy đến một mình, được gia-đình tôi niềm-nỡ tiếp-đón, vì đã quenbiết, quí mến nhau mấy năm trước lúc ở Kiến-Hòa .

Trong buổi nói chuyện quan trọng nầy, chỉ có ba tôi với Thầy, như lần Thầy thưa chuyện với má tôi vậy.

Thầy muốn chính Thầy trình bày tình cảm ,nguyện -vọng cuả Thầy đối với tôi để ba tôi biết rõ .Nếu có điếu gìcần giải đáp,Thầy sẽ giải thích rõ-ràng, trung-thực. Thầy hoàn-toàn chịu trách-nhiệm những gì Thầy nói. Do đó, Thầy xin ba tôi miễn cho phần nhờ người " mai- mối" .

Ba tôi cũng thích như vậy, trung-thực và đơn-giản .

Sau gần hai tiếng, ba tôi và Thầy vui- vẻ rời salon .Trong lúc chờ chuẩn bị ăn trưa, ba tôi cho kế mẫu tôi biết những lễ- nghi sắp tới. Đồng thời Thầy Minh cũng cho tôi biết như vậy .

Thầy sẽ đưa ba má Thầy xuống gặp ba tôi, để chính thức lập lại lời "cầu hôn tôi của Thầy" với ba tôi , đồng thời cũng để ba tôi lập lại lời hứa "gã tôi cho Thầy" với ba má Thầy , trong nghi -lễ "vấn danh".

Có điều ngộ, nơi ba má tôi, khi Thầy Minh thưa với má ,ba tôi để xin cưới tôi, hai người nhận lời ngay. Không cho tôi biết, cũng không hỏi ý kiến tôi. Có lẽ ,ba má tôi nghĩ hỏi tôi, chỉ dư thôi , cho nên thông qua .

Ông ngoại tôi,ba má tôi và luôn cả kế mẫu tôi , đều có cảm tình với Thầy từ trước rồi .

Tiếp sau lễ Vấn danh, là lễ " Coi nhà", tức là ba má tôi được mời lên thăm gia đình Thầy ở SàiGòn ,dịp nầy ba má Thầy trình ngày được cử hành "lễ Đính Hôn ". Đó là Sinh-nhựt Thầy Minh, như chúng tôi dự định .

*Ngày 17-3 - 64, có hai sự-kiện quan-trọng ,đối với tôi :

1/-Phải trình diện Ty Tiểu-học ngày 17/3/64, để nhận sự- vụ- lệnh đi dạy .

2/-Thầy Minh tặng tôi tấm ảnh đầu tiên, chụp năm 1960 , với những dòng chữ :

"Mến trao về Em để kỷ-niệm ngày 17/3/64 ,ngày Anh trở về trọn-vẹn với Em, với một tình thương Duy- nhứt "

Kiến-Hòa 22g 17-3-64

ký tên

Tôi luôn giữ tấm ảnh đặc-biệt nầy trong bóp nhỏ kể từ ngày đó đến nay và mãi-mãi

**15-4-1964 : Sinh-nhựt thứ 27 của thầy Minh, cũng là ngày "lễ Đính-Hôn" cuả chúng tôi.

Tôi còn nhớ rất rõ ,sáng hôm đó, xe Đàng Trai ,đến sớm hơn giờ đuợc định .Lý do, sợ bị đắp mô ở Ba-Càng, Vũng-Liêm.., nhưng may- mắn, đường đi an-toàn ,nên đến sớm .

Vừa trông thấy xe ngừng trước cổng, người nhà tôi và khách, quýnh lên, chạy lung-tung :người chạy lên lầu lánh mặt trong phòng trang-điểm .Moị người đều lật-đật trang điểm .Đến bây giờ , tôi vẫn còn nhớ âm thanh của kế mẫu tôi :cái pinceau tôi đâu ? cái pinceau tôi đâu ? Ngưòi khác làm đổ hộp phấn tùm -lum ..Nhờ lầu cao,nên khách ở tầng trệt khg nghe âm thanh ồn -aò trên lầu.

Mấy ngươi tiếp-tân xuống chờ sẵn ở phòng khách, ba và kế mẫu tôi ra tận cổng để rước Đàng Trai .

Sỡ dĩ hơi "lu-bu" vì lần đầu gia đình tôi tổ chức nghi lễ nầy cho con gái đầu lòng .Đã vậy, Đàng Trai đến sớm bất đắc dĩ nữa . Tôi vẫn còn phải ở lại trong phòng đó chờ .Kế mẫu tôi nhận sính-lễ : bông tai, nhẫn đính-hôn đem lên cho tôi .Bà vừa đi vừa nói trong nghẹn- ngào :

Bây giờ là con của người ta rồi. Bà đeo nữ-trang vào cho tôi ,sau đó tôi mới được ra chào , gọi ba má Thầy bằng BA, MÁ ,không khó lắm ; nhưng chào, gọi Thầy bằng Anh, tôi chưa dám.

Trong nghi lễ Đính-hôn,có tấm ảnh rất tân-thương nầy: sẽ đính kèm sau .

Thật lòng mà nói, kể từ ngày có tình cảm riêng với thầy Minh, tình cảm đó ngày càng lớn dần .Nhưng điểm cao ngút-ngàn là khi tôi nhín thấy bức ảnh thân-thương đầy kỷ- niệm ,lúc thầy Minh quỳ lạy bàn thờ nhà tôi trong nghi-lễ Đính-hôn .Lúc đó ,tôi chưa được phép có mặt, nếu được chứng kiến, chắc tôi không cầm được nước mắt !

Niềm xúc-động đó, mãi đến nay vẫn còn , mỗi khi ngắm- nhìn bức ảnh rất thân- thương đó .

Tôi thầm cám ơn thầy Minh, suốt thời gian Thầy im- lặng với tôi ,Thầy vẫn nuôi- dưỡng tình-yêu dành cho tôi, để có "Lễ Hỏi" hôm nay.

Sau Đám Hỏi, thầy Minh vẫn ở chung với thầy Quế ,tôi tiếp tục trọ nhà bạn ba tôi,thuộc khu phố kiến-thiết ,để đi dạy ,gần nhà vợ chồng thầy Quãng. Có lần Thầy Quãng gặp thầy Minh và tôi, Thầy nói :

-Thời gian sau Đám Hỏi là thời gian đẹp nhứt .

Không biết sao thầy Quãng biết chúng tôi đã làm Đám Hỏi rồi, mà chúc như vậy .

Hơn bốn năm gọi thầy Minh bằng " Thầy" , nhận sính lễ Đính-Hôn, rất vui mừng , nhưng đổi xưng hô bằng "Anh",khg dễ chút nào . Lâu dần mới quen .

Tôi rất ngạc nhiên,khi nghe học trò gái gọi Thầy dạy mình bằng " Anh" , xưng "Tôi" cách ngang nhiên .

Thời gian dù đã hơn nửa thế kỷ rồi,địa vị xã- hội mình có cao đến đâu, cũng khg phải nguyên nhân để sang bằng tôn-ti Thầy ,Trò trong xưng hô. Theo tôi nghĩ ,xưng hô được thay đổi khi có thay đổi liên hệ trong gia đình mà thôi .

Rất tiếc, những người đó đã không còn nhớ đạo-đức Á-Đông được học :Tôn sư trọng đạo ,không Thầy, đố mầy làm nên,nhứt tự, vi sư ,bán tự, vi sư v. v Tất cả kiến-thức chúng ta có, đều nhờ các vị Thầy truyền đạt ,họ không xứng đáng được chúng ta gọi Thầy sao? Thật ra chúng ta gọi bằng gì, cũng không thay đổi chức năng và sự xứng đáng của các Thầy ; mà chỉ thay đổi ở chúng ta thôi ,khi các bạn cùng lớp nghe chúng ta xưng hô "trái phép" như vậy .

Ngay ngày đầu bước chân vào trường ,lớp ,ta được dạy gọi tất cả các thầy, cô bằng "Thầy ,Cô " rồi mà .đâu nhứt thiết các Vị đó có dạy mình .

Tôi nghiệp cho những ai không có người để gọi "Thầy ", nghĩa là họ không được đến trường bao giờ .Họ thiệt-thòi kiến-thức ,niềm vui tuổi học trò v. v.

Tôi có một kỷ-niêm khó quên với Phú-Tín, con cô Sâm .Chúng tôi học chung Đệ Tứ, niên khoá 1960-61. Xe đạp thầy Minh dựng ở hành rào,gầ lớp tôi .Tôi rủ P. Tín phá xe thầy . nó coi chừng đường, tôi nhét sỏi vào thắng xe Thầy .hy-vọng khi đẩy xe ra ,sỏi đang kẹt trong thắng, thắng sẽ bị đứt .Tụi tôi cười chơi rồi chạy trốn .Thầy sẽ khg thể ngờ hai con nhỏ nầy .Thực hiện xong, hai đứa chờ .

Thầy Minh ra đến xe , tự-nhiên Ổng bóp thắng rồi mới dẫn xe ra, viên sỏi rơi xuống đất, xe được đẩy ra an-toàn.Thầy không ngờ, Thầy vừa "thoát hiểm". hai chúng tôi " ngẩn tò- te ",chỉ biết nhìn nhau cười và tiếc công !

Ngày 27-3-61, thợ đến trường chụp hình cho các lớp, Thầy cũng đem máy ảnh riêng chụp cho bốn đứa :Phú-Tín, B.L, Biếu và Ngọt, gầ chỗ Thầy dựng xe đạp hằng ngày .

Rất buồn,Phú-Tín đã bị tử nạn ở Vũng-Tàu gần 10 năm rồi .Nếu còn sống, chắc-chắn Phú-Tín đã tham-dự buổi họp mặt ngày 06-4-2014, hai chúng tôi sẽ thú tội với thầy Minh, sẵn-sàng chờ lãnh phạt .

Phú-Trí cũng không còn sống để được thưởng công đề nghị các bạn đi thăm thầy Minh bệnh, và rủ nhau đi ăn hủ-tiếu ở vàm .

Càng nhiều tuổi,người ta càng muốn tìm về quá khứ ,hưởng lại niềm vui tuổi trẻ để an-ủỉ tuổi già .

Cho nên ,được gặp lại Thầy cũ ,bạn cũ, mọi người như bừng sống lại thời cắp sách với nhiều "quậy phá".

Tôi rất đồng ý với một số bạn, ca ngợi bạn Nguyễn .t.Hạnh, ở Sydney.Hạnh thích được gọi tên Hạnh kèm tiếng "đen ". Chính nhờ tiếng Đen đó mới phân biệt Hạnh, người đẹp Mỹ-An thôn với những Hạnh khác .

Đen tư-tưởng, đen lòng ,mới đáng sợ, chứ đen mặn-mà làn da như Hạnh thời nữ-sinh,ngày nay muốn được ,phải tốn tiền đấy !

Rất tiếc , Hạnh khg còn giữ được làn da đó nữa .

Điểm đáng ngưỡng-mộ hơn nữa cuả Hạnh là dù ngày nay, Hạnh bao nhiêu tuổi, các con của Hạnh là bác-sĩ, dược -sĩ .Hạnh vẫn giữ cung-cách của người học trò nhỏ năm xưa : rất lễ phép ,vàcũng rất lịch-sự, xứng với địa vị mẹ của bác-sĩ, dược-sĩ .Tấ cả đã thể hiện rõ qua việc trao tặng quà cho Thầy Đằng và thầy Truyền ngày họp mặt 06-4-2014, tại nhà hàng Nổi, Bến Tre,gần cả trăm bạn học cũ tham-dự.

Phần tôi, dù chính thức được gọi thầy Minh bằng Anh qua hôn nhân, nhưng thỉnh- thoảng,tôi cũng gọi "Thầy" . Tiếng Thầy ngọt-ngào đó đưa chúng tôi về một vùng kỷ-niêm đẹp .Đẹp ở học đường và đẹp luôn trong tình-yêu mới chớm .Rồi cả hai cùng cười

Đám Hỏi xong,vài tuần sau, ba tôi được lệnh sẽ đi "tu- nghiệp" ở Hoa-Kỳ vào đầu tháng 9-1964. Ba tôi muốn lo đám cưới cho tôi trước khi đi tu- nghiệp.

Lúc đó, tôi chưa sẵn-sàng để được làm đám cưới :chưa thi S.P,chưa học gia-chánh gì hết. Từ trước đến giờ nhà tôi có người lo bếp-núc, nên tôi có biết gì đâu ? Biết tôi đang bối-rối, thầy cho tôi biết quan-niệm của Thầy, những gì quan-trọng, Thầy cần ở tôi, tôi đã hội đủ để đem hạnh-phúc đến cho Thầy và tôi. Những cái phụ khác,có cũng được, không, cũng chẳng ảnh-hưởng đến cuộc sống chung sau nầy. Trong tương-lai,Thầy cần tôi sanh con cho Thầy , phụ Thầy nuôi, dạy con, là đủ rồi .

Gia- đình Thầy chọn tháng "8"-1964, để gã chồng, cưới vợ cho các con :

Ngày 03-8-1964 , đám cưới em gái kế Thầy .

Ngày 31-8 1964,lễ thành-hôn cuả Thầy. Trong tiệc cưới, phần khoãn-đãi các giáo-sư Kiến-Hòa, thầy Truyền hỏi riêng tôi :

-Vui chưa, còn khóc không ?

-Thưa Thầy, vui rồi , ngày trước buồn thì có ,mà khóc thì chưa.

Thầy Truyền rất thân với thầy Minh ,nên trước đây tôi có nhờ Thầy xin lại dùm cuốn Lưu-Bút mà thầy Minh đã giữ .Chỗ thân tình, nên Thầy biết sơ sơ chuyện chúng tôi.

*01-9-1964 :chúng tôi nghỉ-ngơi ở Dalat gần một tuần .Tình-cờ gặp Hạnh .con bà Tửng đi với Nguyễn Lạc, cả hai là bạn học cũ của tôi ở lớp "Nhị C " Đi chơi chung khá vui. Bận về , từ Bồng-Lai ,đầu nguồn thác Liên-Khang về thành-phố Dalat, khg còn xe đò, chúng tôi phải làm hiệu autostop .Cho quá giang, người ta thường ngại rước đàn ông, con trai, cho nên thầy Minh và Nguyễn Lạc phải lánh mặt. Tôi và Hạnh đón xe ,khi xe ngừng lai , hai thầy trò chạy ra đi"ké" .

*05-9-1964 : hết phép Đám cưới, chúng tôi trở về Kiến-Hòa đi dạy,bắt đầu cuộc sống chung .Chúng tôi mướn một căn phố đơn-sơ thuợc khu bình- dân ở Chợ Ngã Năm. Hằng ngày thầy Minh "đèo" tôi trên xe đạp nhôm cũ, xe Thầy dùng đi dạy, bị tôi và Phú-Tín nhét sỏi phá chơi đó. Thầy đưa tôi ra bến xe lam Cái-Nứa để đi dạy ,rước về ,đến chỗ ăn cơm tháng, nhà của một phụ-huynh gầ bờ hồ , đi chợ, đi nhà thờ v. v .

Cuộc sống của vợ chồng nhà gíao trẻ, tuy đơn-sơ, đạm-bạc nhưng đầy-ắp tình-yêu lứa- đôi !

Thật ra, với đồng lương giáo-sư Đệ nhị cấp, thêm chút đỉnh của tôi nữa ,tương đương hơn luợng vàng , mỗi tháng chúng tôi có thể sống sung-túc hơn .Nhưng gia-đình lớn của thầy Minh nghèo . Ba Thầy là anh lớn có 11 người em, Thầy là anh lớn có bốn em . Ba Thầy lại là công-chức nhỏ , mà phải nuôi cha mẹ, nuôi vài ngườ em, vài người cháu. Cho nên mới 19 tuổi, Thầy phải xin dạy Hợp- đồng ở trường Ngô-Quyền trên Biên-Hòa để sớm phụ gia đình .sau đó mới vào Đ.H.S.P.

Tôi được biết rõ hòan cảnh như vậy, và sẵn-sàng hổ -trợ .

Trong một lần thu dọn đồ đạc, chuẩn bị cho chỗ ở mới, tình-cờ tôi đọc được những dòng sau đây : * "Em B.L,Em có biết Em đi Vĩnh-Bình rồi, còn lại ở Kiến-Hòa một thầy giáo gìa, ngày càng buồn và càng thương nhớ Em nhiều hơn không ? "

May là cưới nhau rồi, đang sống hạnh-phúc bên nhau .Nếu hôn- nhân khg thành, tôi đọc được đoạn nầy, không biết tâm- trạng tôi ra sao !

Đứa con đầu lòng của chúng tôi, được tượng hình trong mái ấm nầy .Lúc cấn thai ,tôi thích ăn hủ-tiếu, nên có dịp trở laị tiệm hủ-tiếu ở vàm Hàm-Luông . Chúng tôi nhắc chuyện năm ngoái, ông chủ tiêm còn nhớ và chúc mừng chúng tôi .

1-Trương-Phan Minh-Trung, ra đời ngày : 02-7-1965 . Tại Quận 2,SàiGòn .

2-Trương-Phan Phương-Thảo ,chào đời ngày : 06-7-1966.Tại Quận 2 ,SàiGòn.

Hai cháu đều sanh trong hè,tại SG, Thầy Minh cũng không bị đi gác thi ở Tỉnh, nên lần nào Thầy cũng là người nhìn thấy và biết con trai hay gái trước tiên, ngay trong phòng sanh .

Nhờ sanh trong hè, nên ngoài 2 tháng hộ sản, còn được thêm 3 tháng hè .Lần sanh cháu Phương-Thảo, có tin giựt-gân, từ Kiến-Hòa .Đại khái như sau : Bà nội các cháu đi lễ chùa ở Tịnh-xá Gò-Vấp ,gặp bà Phật- tử quen từ Kiến-Hòa lên. Bà nầy hỏi thăm tôi sinh nở ra sao? Mẹ chồng tôi cho biết : mẹ tròn ,con vuông .Bấy giờ bà mới kể tin đồn bà nghe ở Kiến-Hòa, rằng tôi ghen trong lúc sanh, nên bị sản-hậu, chết rồi .Họ còn kể chi- tiết, hôm đó, trưa rồi mà khg thấy tôi mở của ra ,mẹ chồng tôi bèn "tongcửa "phòng vào, thấy tôi đã chết. Có người còn nói thấy ông Minh xuống Kiến-Hòa có mang tang.Người khác còn khẳng định, bà con họ có dự đám tang của tôi...

Người đời có câu "gian mà không ngoan".Người dựng chuyện nầy chưa chuyên nghiệp ,họ thiếu quan-sát . Nhà thầy Minh ở SG, nằm trong khu lao-động ,nhà nhỏ , nhiều thân nhân nghèo ở chung. Làm gì có phòng riêng, có cửa phòng gài kín ,để mẹ chồng muốn vô phải "tong cửa ". Chúng tôi chỉ dùng rideau ,để che chắn nằm lửa , trong thời gian sanh nở thôi .

Học trò của Thầy ở Kiến-Hòa, Nhan-Khương, Ngọc-Tuyết... có đến nhà thăm Thầy .gia đình Thầy nghèo mà.

Tin nầy làm xôn-xao nhiều người quen biết chúng tôi, nhứt là Ty Tiểu-học kiến-Hòa .Hai bác thanh tra Ninh, Dương phân vân, khg biết nên hay khg nên gởi điện chia buồ với ba tôi ở Vĩnh-Bình .Cuối cùng các bác quyết định chờ tôi hết phép nghỉ hộ sản.

Trong lúc đưa tôi và các cháu về Kiến-Hòa, bà nội các cháu căn-dặn tôi :

-BL, con về Kiến -Hòa,con sẽ gặp rất nhiều người quen thăm hỏi, con liệu nói ít thôi, vì con còn non ngày tháng .

Tôi vào Ty Tiểu-học trình diện , gặp ngay bác thanh tra Ninh, bác mừng lắm, bác nói với tôi :

-BL,con là immortel rồi, hoa bất tử ở Dalat .

Đúng như mẹ chồng tôi đóan, nhiều người quen gặp laị tôi, họ vui mừng thăm hỏi suốt mấy tháng.

Mãi đến năm 1977, chúng tôi dời nhà từ Bà-Chiểu ra quận 5, kế bên trường Cao Đẳng Sư-Pham , để thầy Minh đi bộ qua trường, khỏi đi Honda đến trường như trước .Khi chúng tôi đi nngang nhà Nguyễn .t. Hồng, con thầy hai Michel ,nó học chung lớp với Ngọc-Mai ,Ngọc-Yến (vợ thầy Quế ) ,Hồng nhận ra thầy Minh mà khg nhận ra tôi và nghĩ thầy Minh đang đi với vợ sau, vì nó cũng nghe tôi chết năm 1966. Nhà tôi mới dọn đến , cách nhà Hồng vài căn. Chiều hôm đó Hồng đến thăm ,gặp tôi Hồng mừng lắm và kể moị chuyện như trên .

Vì sao tin đồn thất- thiệt đó phát xuất từ Kiến-Hòa? Chúng ta thường thấy điều "xấu" không thể phát ra từ miệng người "tốt".Đầu óc người xấu nghĩ ra nhiều ác ý, lòng dạ họ chứa đầy sự ganh ghét. Những cái đó làm sao mình tránh hết được .Chúng tôi thấy khg cần mất thì giờ cho việc nầy .Mong sao họ hiểu "mưu sự tại nhân,(mà ) thành sự tại Thiên và " ghét người (hay nguyền -rủa) như thể vun phân cho người "

Biết đâu nhờ vậy mà Trời ban cho chúng tôi được bình-an, hạnh-phúc đến ngày nay .

Xin cảm-tạ Chúa đã ban cho chúng con được nhiều người thương mến, và chúng con cũng có được nhiều người, để chúng con thương lại .

Chúng tôi thương mái trường T.H.C.L.K.H ,từ mùa Thu 1960, vì đó là nơi gặp-gỡ của hai chúng tôi,nơi đó,có Thầy và bạn" vun-quén" cho tình-yêu của chúng tôi lớn lên .

Thương Chợ Ngã-Năm, căn phố nhỏ đơn-sơ,là mái ấm đầu tiên chúng tôi chung sống. Đó là những nguyên nhân cho phép chúng tôi chọn Kiến-Hòa là "quê hương tình cảm ".

Cám ơn các bạn cùng lớp ,chung trường, đã đón nhận và thương mến tôi .Hy-vọng nhờ "ăn theo" thầy Minh, tôi được thêm nhiều người thương mến lâu dài .

Cách riêng ,em xin được cám-ơn thầy Minh, đã ưu-ái chọn em,trong bao nhiêu nũ-sinh của Thầy, để em được hằng ngày đồng-hành với Thầy trong mọi sinh-hoạt của cuộc sống. Đây là niềm ước-mơ và sự sung-sướng lớn của em !

Đồng thời ,cũng là niềm hãnh-diện cho gia đình em như Thầy đã từng cảm nhận .

Sỡ dĩ hai con chúng tôi đều mang họ Trương-Phan thay vì Trương-Dương như thầy Minh đề nghị .Đó là ý riêng của tôi, muốn cám ơn bà nội các cháu.

Chúng tôi được hai con và bốn cháu nội ngoại, gồm ba trai, một gái .

Thầy Nam-Minh là ngọn cờ tiên phong , lập gia đình với nữ-sinh mình, nă 1964 . Tiếp theo là thầy Trần Kim Quế với Buì thị Ngọc-Yến, 1969 . Thầy Nguyễn văn Y với Đào thị Sáu. Thầy Đòan văn Phi-Long với Nguyễn thị Hạnh .

Thầy Quế và thầy Phi-Long giỏi qúa, được đông con, nhiều cháu hơn thầy trò tôi, giúp tăng dân số cho Mỹ, Đức và Úc .Xin chúc mừng hai Thầy vạn-vật và tóan .

54 năm, Thầy Trò tôi biết nhau,

50năm, Thầy Trò chúng tôi Thành-hôn

Nay chúng tôi trở lại "Đường xưa lối cũ " để gặp lại họv trò cũ, bạn cũ, nhân -chứng cũ trong câu chuyện của chúng tôi. Đó là những người biết nhiều những thăng trầm trên hành trình thành hôn công-giáo của chúng tôi.

Chúng tôi muốn chia-sẻ niềm vui lớn nầy với những ngườ chúng tôi thương mến. Muốn cùng nhau sống lại tâm-tình trường xưa, lớp cũ .Lúc đó, Thầy trò đều còn rất trẻ .

Đặc-biệt, cám -ơn các bạn trong Ban Tổ Chức từ hải- ngoại đến quê nhà .Nếu khg có các bạn nhiệt tình đóng góp cong-sức, sáng -kiến, thì khg thể quy-tụ được nhiều người tham dự như vậy, khg chọn được nơi cảnh trí thanh-lịch, để được ngồi thưởng- thức những món ăn khoái khẩu chay cũng như mặn .

Dư-âm còn lại là chúng ta có những tấm hình, DVD ghi lại âm-thanh, hình- ảnh cuộc hội -ngộ .Thỉnh- thoảng, buồn nhớ,chúng ta xem lại tìm vui . Rất hay !

Ngoài buổi họp mặt chung, được thầy Minh khoản-đãi ,các bạn còn tổ- chức thêm những buổi họp mặt riêng từng nhóm nhỏ, chiêu-đãi lại chúng tôi, kéo dài đến hết ngày 15-4-2014 ,bằng tiệc mừng sinh-nhựt 78 của thầy Minh .

Các bạn trong B.T.C gồm có :

1- Tràn -Bình-Trọng:Bentrehome, chuyẻn tải thư mời và kết quả tin vui . USA

2- Đỗ- Quang-Hạnh: MC rất sinh động. USA .

3- Nguyễn văn Củng: rất chu- đáo trong các chuyến dã- ngoại lịch-sử .

4-Nguyễn thị Hạnh :Phụ Ngọc-Mai mọi mặt. Sydney .

5-Bùi Chí Hùng : quy tụ được nhiều bạn học trai .

6-Nguyễn thị Huỳnh-Mai :Phụ Ngọc-Mai, liên- lạc các bạn học nữ .

7-Nguyễn thị Ngọc-Mai :Trưởng Ban Tổ Chức ,phụ trách tổng -quát ,đóng-góp thật nhiều sáng-kiến và nhiều công sức .

8-Phạm văn Hoà :kỷ-sư, học trò cũ của Ngọc-Mai, hợp -tác với N-Mai thực-hiện cuốn Lưu-Bút .

Ai xem qua cuốn Lưu Bút, đều tấm-tắc khen là "vô gía",nó đáp ứng được nguyện vọng của Ngọc-Mai ,giúp các bạn có món qùa đặc-biệt, tặng thầy Minh,hầu sưởi ấm người Thầy khả -kính, sắp bước vào tuổi "bát tuần", đang tha hương, cách nửa vòng trái đất, miền Tây Canada, Tỉnh bang Alberta .

Một lần nữa, xin gởi lời cám-ơn đến các học sinh Đệ Tứ 3 ,niên-khóa 1961-62 ,về hai câu thơ thất ngôn, trên ổ bánh :

"Năm mươi năm tình thắm Phu-Thê "

"Nửa thế-kỷ nghĩa nặng sư đồ "

54 năm chúng tôi biết nhau và Thầy Trò cũ họp mặt .

50 năm thành hôn cuả thầy Trương-Phan Nam-Minh với Dương Bích-Liên .

Ký tên .

Edmonton, ngày 15-7-2014 ,

Em Bích-Liên rất thương,

Nhân mừng kỷ-niệm 50 năm ngày Thành-Hôn Minh &Liên, em đã kiên-nhẫn ghi lại trên đây thật chi-tiết và trung-thực câu chuyện tình cảm chúng ta trong "Chuyện Chúng Mình ".

Anh rất biết ơn em về sự trân-quý ấy, nhờ đó anh có dịp sống lại những kỷ-niệm thật cảm-động cuả mình từ ngày mới quen biết ngau (1960) cho đến nay, tính được gần tròn 54 năm . Cũng qua đó, anh đã tìm lại được sự ủng-hộ và thương mến cuả nhiều bạn cũ và thầy cũ cuả em (cũng là học trò cũ và bạn đồng nghiệp cũ của anh).

Vì đa số các vị ân-nhân ấy, hãy còn đây, anh cầu xin Ơn Trên cho mình sẽ còn được dịp họp mặt với các vị ấy trong tương -lai .

Một lần nữa ,anh xin biết ơn Em đã đem hạnh-phúc đến cho đời anh . Xin cám ơn tất cả các bạn thân-thương cuả chúng ta .

Trương-Phan Nam- Minh

Ký tên