Home

Giáo sư Phạm Gia Hưng

Hình gia đình

Thầy Hưng & Phạm Gia Hảo

Kỷ niệm ngày cưới

Đám cưới con trưởng Thái

Tiệc trà với con trai út: Phạm Gia Hảo

Phạm Gia Hảo thành hôn 2/2016

Thanksgiving 2014 với Hảo & Khôi

Father's Day 2018

ĐÔI DÒNG CẢM NGHĨ

GS Phạm Gia Hưng

Cái đẹp của trường Ngô Quyền không chỉ ở phần vật chấtmà còn đẹp cả ở tinh thần.

Thứ Sáu 26 tháng 3 năm 2004

Thưa quí Anh Chị trong Ban Giảng Huấn,

Các em học sinh cũ và hiện tại của Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa,

Khi tôi viết những cảm nghĩ này là lúc trời ở đây vào Xuân. Mùa của trăm hoa đua nở với nắng vàng rực rỡ nhưng êm dịu chứ không gay gắt như mùa Hạ. Tiếng chim hót trên cành và những con bươm bướm trắng lượn lờ bay làm tôi nhớ… nhớ những ngày còn đi “gõ đầu trẻ” ở quê nhà. Cái nghề “godautre” có người yếm thế thì gọị là nghề “bán cháo phổi”, nhưng cũng có người lại cho là một nghề cao quý vì nó có trách nhiệm đào tạo con người phụ với cha mẹ đã có công sinh thành và dưỡng dục. Theo văn hóa Việt chịu ảnh hưởng của Tam Giáo thì nghề “godautre” được sắp vào hạng nhì chỉ sau “Dzua” hay “King” hay “Tông Tông”.

Mỗi người trong chúng ta, nếu may mắn, cũng có một thời được cắp sách đến trường. Tôi vì là một kẻ mồ côi mẹ mà việc cắp sách đến trường phải trễ đi nhiều năm. (Người mình thường nói: “Mồ côi mẹ húp cháo lá đa, còn mồ côi cha ăn cơm với cá.”)

Mùa Xuân của đất trời cũng sẽ qua mau để mùa Hạ tới làm chúng tôi, các bạn và các em học sinh chợt nhớ tới một bài hát cũ với lời ca “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” cuộc đời của chúng ta có người ví như những khúc quanh co của một dòng sông. Chúng mình ở Biên Hòa, trường Ngô Quyền cũng không cách dòng sông Đồng Nai là bao.

Từ lúc được đổi từ Trung Học Thoại Ngọc Hầu (1) về Ngô Quyền năm 1960, hai trường mà tôi có nhiều kỷ niệm nhất trong cuộc đời dạy học suốt từ 1958 tới lúc xa đất nước năm 1974. Nói vậy, vì tôi dạy rất nhiều trường tại Saigon, nào Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Văn Lang, Nguyễn Khuyến, Bồ Đề, Thủ Khoa, Hồ Ngọc Cẩn và trường đào tạo các chuyên viên ngân hàng (được mở buổi tối tại Lê Quí Đôn). Không chỉ như một dòng sông mà chúng ta còn có thân phận như “đám lục bình” hay như “bèo dạt mây trôi”. Các bạn đồng nghiệp và các em học sinh, đặc biệt là Ngô Quyền quý mến, trong mỗi chúng ta, kể từ 1960 tới nay năm 2004 đã 44 năm qua rồi. Trường Ngô Quyền từ lúc khởi đầu, ngày mà tôi về dạy là mượn của trường Nữ Công Gia Chánh, đối diện với bệnh viện Biên Hòa, cho tới khi có một chỗ tọa lạc từ đó tới giờ, trường đã có hướng đi lên, ngày một phát triển tốt và đẹp hơn. Cái đẹp của trường Ngô Quyền không chỉ ở phần vật chất mà còn đẹp cả ở tinh thần.

Ba mươi năm lẻ biết bao người Việt như quý bạn và các em cựu học sinh Ngô Quyền đã có quãng đời luân lạc nổi trôi với bao nỗi “đoạn trường”. Nếu đem so sánh với “Thúy Kiều “ của đại văn hào Nguyễn Du, thì các em cựu học sinh Ngô Quyền và cả các bạn đồng nghiệp chúng ta đã có gấp hai lần đoạn trường. Kiều đã có ngày tái hợp với Kim Trọng thì các bạn và các em học sinh Ngô Quyền chắc cũng có ngày vui tái hợp. Theo chúng tôi nó đã bắt đầu kể từ khi ra đời cùa Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền. Ba mươi năm lẻ, mòn mỏi đợi chờ, ai bảo là chúng ta đã quên nhau? Chúng ta vẫn nhớ và sẽ nhớ cho trọn đời này. Những lời dông dài ở trên của chúng tôi với đôi chút lãng mạn chỉ để góp nhặt nối tiếp vào việc các bạn như Phan Thanh Hoài, Hoàng Phùng Võ, Kiều Vĩnh Phúc, Nguyễn Thanh Hoàng, Hà Tường Cát… và các em cựu học sinh Ngô Quyền hải ngoại như Nguyễn Tất Ứng, Mai Trọng Ngãi, Tô Anh Tuấn&Hiền, Nguyễn Trung Tâm&Duyên ở Nam Cali hay Phan Kim Phẩm, Lê Văn Châu, Bùi Thị Hảo và rất nhiều các em khác của Trung Học Ngô Quyền khắp thế giới.

Ngày thứ Sáu thật đẹp, trời xanh, mây trắng, nắng Xuân vàng với những hoa muôn mầu chớm nở trong khu vườn nhỏ sau nhà, nào hải đường, nào đỗ quyên (azelea), nào hoa lê, nào hoa mận… cộng với gió biển từ Long Beach, Newport Beach, Huntington Beach thổi vào. Gió làm các lá dừa cao vút lung lay như nhảy múa để cùng với hoa đón mùa Xuân tới. Giờ tôi nhớ tới những buồi chiều tan học, nhìn các em nam sinh Ngô Quyền với quần xanh áo trắng và các em nữ sinh Ngô Quyền với tà áo trắng thướt tha thực như những đàn bướm trắng đang tung bay xuống phố.

Viết về trường xưa với lịch sử của nó, thầy Hoài đã viết rồi. Nhưng viết về tình cảm của mọi người với ngôi trường xưa yêu dấu thì không biết bao nhiêu là đủ. Do đó, với tùy bút này tôi chỉ muốn bày tỏ chút nhớ, niềm mong ước của tôi và có thể của các bạn và các em yêu quí nữa?

Tôi mượn mấy tên bài hát Quan Họ Bắc Ninh nơi mà tôi sinh ra và đã được dự Hội Chùa Lim bao lần:(2)

“Tha phương nhắn bạn tình ơi

Mây trôi bèo dạt cuối trời long đong

Người về, thỏa nổi nhớ mong

Song đào ngồi tựa, đêm trông ngày chờ.”

(Thơ Vũ Thanh Mai)

Tôi sẽ cố gắng để về họp mặt tại Bắc Cali kỳ 6 này (29 tháng năm 2004) để được gặp một số các bạn đồng nghiệp và các em cựu học sinh Ngô Quyền của tôi từ năm 1960 tới 1964, và các em sau năm 64 nữa.

Các em quý mến, tôi sung sướng được các em coi tôi như một người anh kết nghĩa! Sở dĩ vậy vì tuổi tôi giờ mới có 69 mà các em cựu học sinh Ngô Quyền của những năm 1960-1964 thì trên dưới 60 rồi. Đối với các em trẻ thì tôi mong được coi các em như người nghĩa tử của tôi. Niềm vui to lớn của tôi là được gặp lại các em và thấy các em đã thành danh, đã trưởng thành và đang là niềm hãnh diện cho chúng tôi và cho cha mẹ cũng như cho đất nước mai này.

Hẹn gặp các em và các bạn trong ban giảng huấn của Ngô Quyền Biên Hòa một ngày không xa.

(1) Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên có dòng An Giang

Thầy Phạm Gia Hưng trong buổi ra mắt sách

"Phận Người Vận Nước" của Phan Nhật Nam

Hawaii - 2012

Đi tránh lạnh tại Waikiki beach, Honolulu - Hawaii‏

11/2013

Đợi chờ xe đi Tours ở Hawaii - 2013

Hawaii - 2013

Chúc mừng Noel & Năm Mới 2014

Tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày Nhân Quyền cho VN May 11, 2014

Bên Bạch Thủy Hồ tại Thủ Đô Mỹ mùa hoa Anh Đào

San Jose, Tết Ất Mùi tháng 2/2015