Đái tháo đường
(Tiêu khát)
I. Đại Cương:
Bệnh Đái tháo đường thuộc phạm trù chứng ‘Tiêu Khát’, theo y học cổ truyền, biểu hiện đái nhiều, đói nhiều, khát nhiều, sút cân nhanh.
II. Nguyên nhân
Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo đường có liên quan đến Phế, Tỳ (vị) và Thận, có thể hiểu cơ chế sinh bệnh như sau: Phế chủ khí, thông điều thủy đạo, trường hợp phế âm không đủ, phế cơ mất chức năng thăng giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bổ đều khắp cơ thể mà xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và lượng nhiều. Tỳ chủ vận hóa, tỳ khí kiêm chức năng vận hóa thủy dịch, nếu chức năng này suy giảm, nước không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài. Mặt khác tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà không thông điều được thủy đạo. Thận chủ thủy, thận khí suy thì chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không được chế ước nên tiểu nhiều.
III. Triệu chứng lâm sàng:
Xuất hiện với 3 triệu chứng chính khát nhiều , đói nhiều , đái nhiều và người sút cân rất nhanh, Y hoc cổ truyền chia làm 3 thể bệnh:
- Thể thượng tiêu : Khát nhiều có liên quan đến tạng phế.
- Thể trung tiêu : đói nhiều có liên quan đến tạng Tỳ.
- Thể hạ tiêu: đái nhiều có liên quan đến tạng thận,
Trong lâm sàng có thể bệnh lý kết hợp hai thể hoặc cùng lúc 3 thể là thể nặng nhất
Chẩn đoán bệnh chủ yếu nên dựa vào xét nghiêm, đường huyết và đường niệu là chính , nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ.
Bàn luận: Bệnh đái tháo đường theo y học hiện đại là thứ bệnh suốt đời, dai dẳng khó khỏi. Nhưng qua điều trị đông y, những bệnh nhân được chữa khỏi lâm sàng cũng như khỏi bệnh lý không phải là hiếm. Kinh nghiệm lâm sàng chứng tỏ, muốn chữa khỏi bệnh đái tháo đường, ngoài việc phải chǎm dùng thuốc ra, còn phải chú trọng kiêng kị thì mới đảm bảo thu được hiệu quả, nếu không thì chỉ phí thuốc, mất công không. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc chữa bệnh cần phải luôn luôn nhắc nhở người bệnh chú ý những điều sau đây:
Ăn uống: Ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn ít thực phẩm có chất béo, ngọt, dầu mỡ và các thức có tính chất kích thích, nhất là bớt ǎn chất tinh bột.
Tránh giận dữ: Giữ người bệnh ở tâm trạng thanh thản, cấm để lâm vào trạng thái tức giận.
Thích ứng với độ lạnh ấm của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Hoạt động thích hợp, tránh làm việc quá mệt.
Tập thể dục đều đặn
IV. Điều trị:
1. Âm hư dương kháng (Thượng tiêu )
Cách trị: Dưỡng âm sinh tân chỉ khát.
Dùng bài Tư khảm ẩm gia giảm.
Công thức: Đại sinh địa 50g, Sơn du nhục 15g, Hoài sơn dược 15g, Phi ngọc trúc 15g, Nữ trinh tử 15g, Cam câu kỉ 15g, Thốn mạch đông 15g, Địa cốt bì 30g, Ô mai nhục 10g, Súc sa nhân 5g (tán bột chiêu uống nhiều lần với thuốc) Sinh cam thảo 15g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống thuốc xong, nếu đường huyết, đường niệu chỉ giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc;
Nếu bệnh tình kéo dài mà không chữa, đã bước sang trạng thái Âm tổn đến dương, chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, sợ rét, thần kinh suy nhược thì thêm 15g Phụ phiến (chín)(sắc trước), Nhục quế 8g.
2. Tỳ âm bất túc. (Trung tiêu)
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh nhuận, chống khát.
Dùng bài Trị tiêu chỉ khát thang.
Công thức: Sinh địa 30g, Hoài sơn 30g, Thiên hoa phấn 20g, Thạch hộc 20g, Tri mẫu 20g, Sa sâm 15g, Mạch đông 15g, Trạch tả 12g, Ngũ vị tử 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Nếu thấy rất đói và khát thêm: Thạch cao (sống), Hoàng liên; nếu khí hư nặng thêm Nhân sâm, Hoàng kì; âm tổn cập dương thì thêm Phụ phiến, Nhục quế.
Bàn luận: Chứng tiêu khát là do tì âm không đủ gây nên. Lại bảo Sinh địa, Hoài sơn dược đại bổ tì âm, nên bài thuốc trên trọng dụng chúng. Thiên hoa phấn tiêu nhiệt tốt cho thượng tiêu, trung tiêu mà lại chống khát. Thạch hộc giáng hòa cho trung tiêu mà ích vị. Tri mẫu làm cứng âm cho hạ tiêu mà trừ nhiệt. Sa sâm, Mạch đông để trị phế vị. Trạch tả lợi thủy, dẫn nhiệt trọc. Ngũ vị tử liễm âm mà sinh tân. Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho rằng các vị thuốc Địa hoàng, Hoài sơn dược, Trạch tả, Nhân sâm ở các mức độ khác nhau đều có tác dụng giảm đường huyết. Bởi vậy phối hợp như trên đã thu được hiệu quả tốt.
3. Âm hư. (hạ tiêu)
Bàn luận: Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do bệnh lâu ngày thương tổn đến âm, vị nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết hư nên không thểứ làm nhuận da thịt thông huyết hải. Tức là chất dinh dưỡng không được hấp thụ, sử dụng đường thóat ra theo nước tiểu nên máu không có gì nuôi sống da thịt gày gò
Cách trị: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt.
Dùng bài Giáng đường ẩm (hoàn).
Công thức: Ngũ vị tử 12g, Mạch đông 12g, Sơn dược 30g, Sinh địa 30g, Nguyên sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Thương truật 6g, Thạch cao 60g, Nhân sâm 9g, (hay Đảng sâm 30g), Ký quả 9g, Hà thủ ô 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. uống thuốc cho đến khi đường niệu chuyển sang âm, sau đó các vị thuốc trên có thể chế thành hoàn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 9g.
Dùng bài Sinh tân nhận táo ẩm.
Công thức: Thạch cao (sống) 60g, Đại sinh địa 30g, Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Có thể cho thêm Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm.