Sổ mũi có nên xông hơi không? Cách xông hơi khi bị sổ mũi đúng chuẩn

Sổ mũi là một trong những biểu hiện điển hình của việc đang ở giai đoạn đầu của cảm lạnh, đây là vấn đề khiến nhiều người mệt mỏi và khó chịu. Vậy sổ mũi có nên xông hơi không là vấn đề mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. cùng 3H Pool & Spa tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!

Bị sổ mũi có nên xông hơi không?

Sổ mũi có nên xông hơi không là điều mà nhiều người thường thắc mắc, có nhiều người thì cho rằng xông hơi có thể điều trị sổ mũi còn một số người thì không cho rằng như thế. Xông hơi là một phương pháp khá phổ biến để điều trị một số bệnh thông thường, sổ mũi và cảm lạnh cũng là một trong những bệnh có thể điều trị được bằng phương pháp xông hơi.

Sổ mũi có nên xông hơi, phương pháp xông hơi đã được dân gian áp dụng lâu đời chữa cảm trong giai đoạn đầu (sổ mũi là giai đoạn đầu của cảm lạnh). Dưới tác dụng của hơi nóng với dược lý có trong nước xông, các chất bay hơi có chứa trong thảo dược có thể giúp giãn mạch máu ngoại biên, lượng máu được lưu thông một cách tốt hơn từ đó giúp đường mũi được thông suốt và đào thải các chất độc trong cơ thể.

Tuy nhiên phương pháp xông hơi chỉ mang lại hiệu quả tức thì nên cần sự kết hợp của những biện pháp điều trị khác để giúp tình trạng sổ mũi nhanh khỏi.

Cách xông hơi trị sổ mũi tại nhà

Sau khi biết sổ mũi có nên xông hơi thì việc tìm cách xông hơi đúng cách tại nhà rất quan trọng. Việc hít thở hơi nước nóng là một cách trị sổ mũi hữu ích, nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị sổ mũi thì khi xông hơi sẽ rút ngắn thời gian hồi phục hơn với người không xông hơi. Bạn có thể thực hiện xông hơi ngay tại nhà bằng cách sau:

Bước 1: Trước khi xông hơi cần chuẩn bị những thảo dược như lá sả, lá bưởi, lá tre,… rồi rửa sạch sau đó cho vào nồi đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút. Không nên đun quá kỹ tránh mất chất.

Bước 2: Sau khi đun sôi nước thì người bệnh đặt nồi đun lên giường hoặc lên bàn sau đó từ từ hé nắp nồi nước sôi đã đun để hơi nóng được thoát ra ngoài.

Bước 3: Dùng một tấm khăn, vải hoặc chăn trùm lên đầu cùng với nồi nước rồi chầm chậm hít thở bằng mũi trong khoảng 10 – 15 phút (Bạn có thể thực hiện hít bằng mũi và thở bằng miệng)

Trong quá trình xông không nên cúi quá gần nồi nước để tránh mặt bị bỏng do hơi nóng và bị ngộp thở. Nếu quá nóng hoặc quá ngộp thở bạn có thể mở hé chăn một chút sau đó trùm lại.

Bước 4: Khi xông hơi thì dịch từ mũi sẽ chảy ra, nên xì ra để mũi được thông thoáng.

Xem thêm: Bị sốt có nên xông không? Cách xông hơi mang lại hiệu quả

Đối tượng không nên xông hơi khi bị sổ mũi

Dù việc sổ mũi có nên xông hơi để việc hồi phục nhanh hơn nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện xông hơi, một số trường hợp không nên sử dụng phương pháp xông hơi như:

Xông hơi là phương pháp rất tốt cho người đang bị bệnh nhất là những biểu hiện cảm lạnh, nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể gây mất nước. Sau khi thực hiện xông hơi xong cũng không nên tắm liền bởi sẽ gây ra những tình trạng không tốt cho cơ thể như: bít tắc lỗ chân lông, choáng váng, bị cảm nặng hơn,…

Trên đây là những thông tin về vấn đề sổ mũi có nên xông hơi không, mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về vấn đề xông hơi giải cảm và có những cách thực hiện đúng đắn. Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm những kiến thức và thông tin về phòng xông hơi hãy liên hệ ngay tới 3H Pool & Spa để được tư vấn và hỗ trợ.

3H Pool & Spa | Chuyên Thiết Kế & Thi Công Phòng Xông Hơi Tại TPHCM