Bài 06: Tại sao tôi tồn tại

Câu Hỏi Hướng Dẫn

    • Thiên Chúa có cẩn dựng nên thế giới?
    • Thiên chúa có hiện diện nơi các tạo vật Ngài đã dựng nên?
    • Khi chúng ta nói Thiên chuá là Đấng quan phòng, thì có nghĩa là gì?
    • Nếu Thiên Chúa hiện hữu, tại sao vẫn còn sự dữ?
    • Các thiên thần là ai? Họ khác với con người ra sao?
    • Thuyết phiếm thần là gì? Nó có liên quan đến phong trào thời đại mới không?
    • Tầm quan trọng của câu chuyện Adong và Evà là gì?
    • Tiến hoá có nghĩa là gì? Làm thế nào bạn trả lời cho người nói rằng họ tin vào sự tiến hóa?
    • Người Công giáo có thể tin vào sự tiến hóa không?
    • Chúng ta có bị buộc tin rằng mọi điều trong Kinh Thánh là đúng về mặt lịch sử không?
    • Chúng ta có bị buộc tin rằng mọi điều trong Kinh Thánh là đúng về mặt khoa học không?
    • Con người khác với động vật như thế nào? Hệ qủa của điều này là gì?
    • Các đặc tính của linh hồn con người là gì?
    • Làm thế nào bạn chứng minh cho một người có tư tưởng tự do rằng con người có linh hồn, mà không đề cập về Thiên Chúa hay sự sáng tạo?
    • Tại sao không có lễ tang cho chó hay chim trong Giáo hội Công giáo?

1. Các vấn nạn đầu tiên về con người

1.1 Từ đâu đến? Về đâu? Tạo sao?

Tại một thời điểm nhất định trong đời người, mỗi người nam va nữ đều tự hỏi: tôi từ đâu đến? Tôi sẽ về đâu? Tạo sao tôi hiện hữu? GH giúp chúng ta khám phá vấn đề này. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC), số 282, dạy:

“Chúng ta từ đâu tới?" "Chúng ta đi đâu?" "Nguồn gốc của chúng ta là gì?" "Cùng đích của chúng ta là gì ?" "Mọi vật hiện hữu từ đâu tới và đi về đâu?". Hai câu hỏi về nguồn gốc và cùng đích không tách rời nhau, chúng có tính cách quyết định đối với ý nghĩa và định hướng cho cuộc sống và hành động của chúng ta..

Chúng ta tự hỏi về vấn đề này vì chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống chúng ta. Ý nghĩa đó là những gì đem lại giá trị, và chúng ta cất giữ những gì có giá trị. Khi một vật gì đó không còn giá trị hay có rất ít giá trị, chúng ta sẽ bỏ hay quăng đi. Victor Frankl, trong tác phẩm Man's Search for Meaning, cho thấy trong số những người bị tống giam với ông trong trại tập trung Đức và không bị giết, là những người có ước mơ được sống thì sống sót, những ai không có thì tận tuyệt.

Vấn nạn nguồn gốc và cùng tận của chúng ta hiện nay có liên hệ chặt chẽ với vấn nạn sáng tạo. Kitô giáo đưa ra câu trả lời khả thi khám phá được nguyên do và giá trị của sự tồn tại của từng người.

Hơn nữa, chúng ta không chỉ tự hỏi về chính chúng ta, mà còn về thế giới và vũ trụ. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC), số 284, dạy:

Còn một câu hỏi thuộc lãnh vực khác, vượt ngoài phạm vi của khoa học tự nhiên, thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc nghiên cứu. Vấn đề không phải chỉ là tìm hiểu vũ trụ xuất hiện khi nào và cách nào, con người có mặt trên trái đất từ bao giờ, nhưng quan trọng chính là khám phá ra ý nghĩa của nguồn gốc đó. Phải chăng nguồn gốc vũ trụ bị điều khiển bởi một sự ngẫu nhiên, một định mệnh mù quáng, một tất yếu vô danh, hay được điều khiển bởi một Ðấng Siêu Việt, thông minh và tốt lành, mà ta gọi là Thiên Chúa. Và nếu thế giới này xuất phát từ sự khôn ngoan và sự tốt lành của Thiên Chúa thì tại sao có sự dữ? Nó tự đâu ra? Ai chịu trách nhiệm ? Có cách nào thoát khỏi sự dữ không?

Tất cả những vấn nạn cơ bản này, không sớm thì muộn, mỗi người đều tự hỏi mình. Nhờ có đức tin Công giáo, câu trả lời không mấy khó để tìm ra.

1.2 Những người khác đưa ra câu trả lời ra sao?

Một vài trường phái triết học cố gắng đưa ra cho chúng ta câu trả lời (xem CCC số 285). Trong đó có những trường phái sau:

    • PHIẾM THẦN THUYẾT chủ trương mọi thứ đều là Thiên Chúa, hay thế giới này là Thiên Chúa, hay sự phát triển thế giới là sự phát triển của Thiên Chúa. (Kitô giáo daỵ: Thiên Chúa khác xa tạo vật của ngài. Có một sự cách biệt vô biên giữa Thiên Chúa – Đấng Hằng Sống – và tạo vật của ngài.)
    • PHÁT XUẤT THUYẾT chủ trương thế giới nhất thiết phải xuất phát từ Thiên Chúa (nghĩa là nó xuất phát tự bản thể chính Thiên Chúa, “chứ không từ hư không”) và sẽ trở về với ngài. (Kitô giáo dạy: đúng là thế giới xuất phát tự Thiên Chúa, nhưng không tự bản thể ngài. Thế giới được Thiên Chúa tạo dựng ex nihilo, từ hư không.)
    • NHỊ NGUYÊN THUYẾT và THUYẾT MA-NI-KÊ chủ trương có hai nguyên lý vĩnh cửu mà từ đó mọi sự xuất phát: Thiện (Ánh sáng và Ác (Bóng tối). Hai nguyên lý này hằng xung đột. (Kitô giáo dạy: sự dữ là sự vắng bóng điều thiện đáng lẽ nên hiện diện. Nó không vĩnh cữu, sự dữ chỉ xuất hiện cùng với tội của các thiên thần từ chối vâng phục Thiên Chúa.)
    • NGỘ ĐẠO THUYẾT cho rằng thế giới là sản phẩm của tội lỗi, và do đó cần bị từ chối bởi vì nó là sự dữ. (Kitô giáo dạy: vì thế giới xuất phát tự Thiên Chúa, nên nó tốt lành. Điều này được chứng minh qua hai chương đầu tiên của sách Sáng thế ký.)
    • LÝ THẦN LUẬN chủ trương Thiên Chúa tạo dựng thế giới, Ngài giống như kiến trúc sư, nhưng để mặc nhân loại thực hiện kế hoạch. Trong hệ thống này Thiên Chúa cũng được coi như người thợ làm đồng hồ để mặc cho chiếc đồng hồ tự vận hành, (Kitô giáo dạy: Thiên Chúa thực sự đã tạo nên thế giới, nhưng nếu như ngài không tiếp tục giữ cho nó tồn tại, nó sẽ ngừng tồn tại – nó sẽ biến mất lập tức. Ngoài ra không có sự Quan phòng của ngài, thế giới sẽ rối loạn.)
    • CHỦ NGHĨA DUY VẬT chủ trương thế giới này không xuất phát từ bất cứ điều gì bên ngoài nó. Mọi thứ đều xuất phát từ việc tiến hoá. (Kitô giáo dạy: Vấn đề không đi đến giai đoạn tổ chức này mà không có Hữu thể thuần linh phi vật chất đấng có thể đưa ra và thực hiện kế hoạch.)

2. Câu trả lời của Kitô giáo

2.1 Đức tin dạy chúng ta điều gì?

Chúng ta tìm được câu trả lời nơi đâu?

Câu trả lời cho những vấn nạn này trong ba chương đầu tiên của sách SÁNG THẾ. Đó là lý do tại sao những chương này vô cùng quan trọng tới mỗi người (xem Giáo lý Giáo hội Công giáo CCC 289). Trong Sáng thế ký 1:1, tường thuật:

Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.

Đức tin dạy chúng ta rằng:

    • Sự tạo dựng không bắt nguồn từ vĩnh cữu
    • Những gì Thiên Chúa đã tạo nên không phải được tạo dựng từ những vật chất đã có trước – tất cả đều do Thiên Chúa dựng nên.
    • Ngài không cần bất cứ ai giúp đỡ hay hỗ trợ Ngài.
    • Ngài không bị buộc phải tạo ra bất cứ sự gì – Ngài tự do tạo dựng hay không tạo dựng, và ngài thong dong tạo nên thế giới này cũng như tạo nên thế giới khác.

Ai đã dựng nên chúng ta: Chúa Cha, Con hay Thánh Thần?

"Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo...." Rõ ràng từ những câu mở đầu cho thấy đó là Ba ngôi Thánh thiện đã dựng nên ta. Theo Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCCC), số 52 (cũng xem CCC 290-292, 316) dạy chúng ta rằng:

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là nguyên lý duy nhất và không thể phân chia của việc tạo dựng, mặc dù công trình tạo dựng vũ trụ được đặc biệt gán cho Chúa Cha.

Kinh Thánh có ý gì khi nói "lúc khởi đầu"?

Khi nói " lúc khởi đầu", thì những gì Thánh Kinh có ý nói là thế giới không được Thiên Chúa tạo dựng từ vĩnh cửu – thế giới không là vĩnh cửu như Thiên Chúa là vĩnh cửu, nó có sự khởi đầu. Thánh Tô-ma A-qui-nô dạy rằng sự sáng tạo từ vĩnh cửu là có thể, tuy nhiên chúng ta biết nhờ sự mặc khải của Thiên Chúa trong Kinh Thánh rằng không phải thế, thế giới được tạo dựng trong thời gian.

Thuật ngữ “tạo dựng” có nghĩa gì?

Bản gốc Kinh Thánh bằng tiếng Hebrew dùng từ "bará". Kinh Thánh chỉ dùng từ này khi nói về Thiên Chúa, không bao giờ về con người hay bất cứ tạo vật nào. Động từ này được dùng để chỉ hành vi của Thiên Chúa là điều gì đó chỉ mình ngài mới có thể làm được.

Chúng ta nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên thế giới này "ex nihilo"—từ hư không. Thiên Chúa không cần bất cứ vật liệu thô đã có trước nào để kiến thiết vũ trụ này. Ngài bắt đầu từ số không! Nói cách khác mọi sự được tạo dựng tồn tại bên ngoài Ngài, và do đó, mỗi vật dù đơn giản nhất (từ những phần hạ nguyên tử nhỏ nhất cho tới ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ này) đều phụ thuộc vào ngài. Hơn nữa, điều này cũng có nghĩa ngài không cần bất cứ ai hỗ trợ (điều mà Thánh Tô-ma gọi là "nguyên nhân đệ nhị"); Ngài tự làm tất cả! Kết qủa là chỉ duy Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là Chúa tể. Không có chỗ cho sự mê tín—nghĩ rằng một số hữu thể có quyền lực mà chỉ mình Thiên Chúa có.

Thành ngữ "ex nihilo" xuất phát từ Sách Maccabees quyển thứ hai 7:28 (một cuốn sách được viết khoảng năm 200 trước Thiên Chúa giáng sinh và viết bằng tiếng Hy lạp). Một người mệ Do thái khuyến khích các con của bà đừng sợ tử đạo:

Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy.

2.2 Tạo sao tạo dựng?

Thiên Chúa có bị buộc phải tạo dựng?

Thiên Chúa vì Ngài là Đấng Chân Thiện Mỹ vô cùng, nên không cần bất cứ điều gì khác. Việc sáng tạo là một quyết định tuyệt đối thong dong. Thiên Chúa không bị buộc phải tạo dựng bất cứ điều gì. Nếu bạn và tôi tồn tại, đó là vì ngài muốn chúng ta tồn tại.

Sáng tạo là do có mục đích hay chỉ là ý nghĩ bất chợt?

Thiên Chúa là Đấng Thông minh vô cùng và cũng là Đấng Yêu thương vô cùng. Khi ngài hành động, ngài hành động vì mục đích trong sự hoà hợp với sự Khôn ngoan, Trí lực và Yêu thương vô cùng của ngài. Mục địch đó là để vinh danh Thiên Chúa và hạnh phúc cho con người. Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCCC) số 53 (Cũng xem CCC 293-294, 319) dạy chúng ta:

Vũ trụ được dựng nên để tôn vinh Thiên Chúa, Đấng đã muốn biểu lộ và thông ban lòng nhân hậu, chân lý và vẻ đẹp của Ngài. Mục đích tối hậu của việc tạo dựng là để Thiên Chúa, trong Đức Kitô, “có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15, 28), vì vinh quang của Ngài và hạnh phúc của chúng ta.

"Vinh quang Thiên Chúa là con người được sống trọn vẹn; Hơn nữa sự sống con người là phản ánh Thiên Chúa." (Thánh I-rê-nê)

Thánh vịnh 8 tuyên bố:

Ngài cho miệng con thơ trẻ nhỏ

cất tiếng ngợi khen đối lại địch thù,

khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan.

4 Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo,

muôn trăng sao Chúa đã an bài,

5 thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,

phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?

6 Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy,

ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,

7 cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo,

đặt muôn loài muôn sự dưới chân:

8 Nào chiên bò đủ loại, nào thú vật ngoài đồng,

9 nào chim trời cá biển, mọi loài ngang dọc khắp trùng dương.

2.3 Sự sáng tạo thì hợp lẽ, tốt lành, đẹp đẽ

Sự sáng tạo là hợp lẽ, đúng như vậy

Vì sự sáng tạo được hình thành bởi Thiên Chúa, đấng là tất cả sự Khôn ngoan, nên nó có trật tự, hệ thống, hợp lẽ. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) số 295 trích dẫn sách Khôn ngoan (11:20) phán:

Nhưng Chúa đã sắp xếp có chừng có mực, đã tính toán và cân nhắc cả rồi.

Nếu có điều gì đó có trật tự, hệ thống, hợp lẽ, thì nó có thể được đầu óc con người học hỏi và hiểu biết. Không có gì là tình cờ. Đấy là lý do tại sao Kitô giáo đem lại sự phát triển và tiến bộ khoa học, vì Kitô giáo dạy chúng ta rằng thế giới này không bị cai trị bởi những năng lượng vô lý. Đức tin dạy chúng ta rằng Thiên Chúa đã xếp đặt trật tự, hình thức hay hệ thống trong thế giới này để đầu óc chúng ta có thể khám phá và thấu hiểu và chúng ta có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Mặt khác, khi chúng ta từ chối sự hiện hữu của Đấng Sáng tạo Khôn ngoan, thì chúng ta rất dễ mê tín, Kitô giáo cung cấp một hệ thống đúng mực cho nghiên cứu khoa học; trong khi vô thần đem lại sự mê tín.

Sự sáng tạo là tốt lành

Sách Sáng thế (1:4,10,12,18,21,31) dạy:

Thiên Chúa thấy rằng nó tốt đẹp.

Thánh Josemaría Escrivá từng rao giảng (Passionately Loving the World):

Luôn có điều gì đó thánh thiện, điều gì đó thiêng liêng, ẩn giấu nơi những gì tầm thường nhất của đời sống hằng này. Và nó tùy thuộc vào cách mỗi người khám phá ra nó.

Vấn đề này không luôn rõ ràng đối với chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy sự tốt lành nơi tha nhân, khi mọi sự đi theo ý muốn chúng ta, thì dễ dàng cho rằng: Thiên Chúa là thiện hảo. Đức tin cho chúng ta biết rằng những gì Thiên Chúa làm đều là tốt đẹp kể cả khi mọi sự không theo ý muốn chúng ta. Mọi sự xuất phát từ bàn tay Thiên Chúa đều tốt đẹp. Điều chúng ta cần nuôi dưỡng là đức tin, giúp chúng ta nhìn thấu sự vật. Chúng ta cần nhìn thấu sự vật, để khám phá “điều thánh thiêng” bị che giấu bên trong những điều tầm thường trong cuộc sống hàng ngày.

Vấn đề là cách chúng ta định nghĩa “điều tốt đẹp” thường bị giới hạn vào những gì chúng ta có thể chạm đến và hưởng thụ trên trần gian này. Nhưng Thiên Chúa không có ý định cho chúng ta sống mãi cuộc sống này. Trên tất cả, Thiên Chúa muốn “tốt đẹp” là những gì đưa chúng ta về quê thật. Điều này phần nào trả lời cho vấn nạn tại sao có “sự dữ”. Vấn nạn này sẽ được giải đáp sau.

Theo CCC số 305:

Ðức Giê-su đòi hỏi chúng ta phó thác với tình con thảo vào sự quan phòng của Cha trên trời, Ðấng chăm sóc đến những nhu cầu nhỏ bé nhất của con cái: "Anh em đừng quá lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì ? uống gì ? Cha anh em Ðấng ngự trên trời, biết anh em cần những thứ đó. Vậy, trước hết phải lo tìm kiếm Nước Chúa và sự công chính của người, rồi các thứ kia Người sẽ ban thêm cho" (Mt 6, 31-33; 10, 29-31)

Sự sáng tạo thì tốt đẹp

Vẻ đẹp, theo Thánh Tôma A-qui-nô là những gì làm chúng ta vui khi chúng ta cảm nhận nó. Vẻ đẹp của Thiên Chúa tác động lên những gì ngài tạo dựng. Khi chúng ta chiêm ngắm thiên nhiên, chúng ta được hướng đến Đấng đã kiến thiết và dựng nên nó. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) số 341 dạy:

Trật tự và sự hài hòa của thế giới xuất phát từ sự đa dạng và mối liên hệ giữa các thụ tạo. Con người dần dần phát hiện những điều ấy như là quy luật của thiên nhiên. Chúng làm các nhà thông thái phải thán phục. Vẻ đẹp của thụ tạo phản chiếu vẻ đẹp vô biên của Ðấng Sáng Tạo. Vẻ đẹp này phải gợi lên nơi trí khôn và ý chí của con người sự kính trọng và phục tùng.

2.4 Thiên Chúa trỗi vượt hơn sự sáng tạo và hiện diện nơi tạo vật

Thiên Chúa có trở thành một phần sáng tạo của ngài?

Không. Thiên Chúa không là một phần sự sáng tạo của ngài, mặc dù là, cách nào đó, hiện diện nơi các tạo vật của ngài. Nếu ngài không hiện diện nơi chúng, chúng sẽ ngừng tồn tại. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC), số 300, dạy chúng ta:

Thiên Chúa vô cùng cao cả vượt trên các công trình của Người (x. Hc 43, 28) : "Oai phong của Người vượt trên các tầng trời" (Tv 8, 2). "Sự cao cả của Người khôn lường" (Tv 145, 3). Nhưng vì Người là Ðấng Tạo Hóa tối cao và tự do, căn nguyên của tất cả những gì hiện hữu, Người hiện diện nơi thâm sâu nhất của loài thụ tạo : "Nơi Người chúng ta sống, chúng ta cử động và chúng ta hiện hữu"(Cv 17, 28). Theo lời Thánh Âu-tinh : "Người cao cả hơn những gì cao cả nhất trong tôi, thâm sâu hơn những gì thâm sâu nhất trong tôi" (T. Âu-tinh, Conf 3, 6, 11).

Vì thế Thiên Chúa không để mặc tạo vật?

Tạo vật không tự hiện hữu trừ phi Thiên Chúa nâng đỡ và giữ gìn chúng. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC), số 301, cho chúng ta biết:

Sau khi sáng tạo, Thiên Chúa không bỏ mặc các thụ tạo của Người. Người không chỉ ban cho chúng hữu thể và hiện hữu, Người còn luôn giữ gìn chúng hiện hữu, cho chúng khả năng hành động và đưa chúng đến cùng đích. Một trong những nguồn mạch khôn ngoan và tự do, niềm vui và niềm cậy trông của con người là nhận ra mọi sự tùy thuộc hoàn toàn vào Ðấng tạo hóa.

Vâng, Ngài yêu thương tất cả những gì hiện hữu, và không chán ghét một thứ gì trong những điều Ngài làm ra; vì nếu Ngài ghét sự gì, thì Ngài đã không làm ra nó. Và làm sao, một sự vật có thể tồn tại được nếu Ngài không muốn? Hoặc làm sao những thứ Ngài không gọi đến có thể được bảo tồn? Nhưng Ngài thương tiếc tất cả vì tất cả là của Ngài, Ngài là chủ nhân yêu thích sự sống (Kn 11, 24-26)

3. Thiên Chúa quan phòng

3.1 Quan phòng là gì?

Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta thường nói về cách Chúa Cha quan tâm đến tạo vật của ngài:

Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi;29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. (Matthew 6:26-29)

Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. (Luke 12:7)

Toát Yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCCC) số 55 (cũng xem CCC 302-306, 321) giải thích quan phòng là gì.

Sự Quan phòng của Thiên Chúa là những sắp xếp nhờ đó Thiên Chúa hướng dẫn các thụ tạo của mình đến chỗ hoàn hảo mà Ngài đã định cho chúng. Thiên Chúa là tác giả tối cao của kế hoạch Ngài; nhưng để thực hiện kế hoạch đó, Ngài cũng sử dụng sự cộng tác của các thụ tạo. Đồng thời, Ngài ban cho chúng phẩm giá là tự hoạt động và trở thành nguyên nhân cho nhau.

Đây là câu trả lời sơ khởi tại sao có cái ác hay chúng ta còn gọi là “sự dữ”. Trong khi mọi sự Thiên Chúa sáng tạo đều tốt lành, không có nghĩa là chúng hoàn hảo. Mọi sự trên mặt đất này trong in statu viae, trên đường hướng đến sự hoàn hảo chung cuộc. Trước khi ngài dựng nên Adong và Evà, "không có người để canh tác đất đai" (Genesis 2:5). Vì thế khi Thiên Chúa đặt tổ tông của chúng ta trong vườn Eden, ngài ra lệnh cho họ "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất." (Genesis 1:28). Tất cả chúng ta được kêu gọi đóng góp cho sự hoàn hảo của mọi tạo vật, bao gồm cả sự hoàn hảo của chính chúng ta.

3.2 Thiên Chúa có kêu mời ai thực hiện kế hoạch của ngài không?

Dầu Thiên Chúa quan tâm đến từng người và bằng cách tức thời (xem CCC 303), Thiên Chúa cũng dùng tạo vật của ngài để thực hiện kế hoạch quan phòng của ngài. Thánh Tô-ma A-qui-nô gọi là "nguyên nhân đệ nhị" (God being the Primary and Principal Cause). Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC), số 306, dạy chúng ta:

Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ ý định của Người. Nhưng để thực hiện, Người cũng dùng đến sự cộng tác của các thụ tạo. Ðây không phải là dấu hiệu của sự yếu kém, nhưng là dấu của sự cao cả và lòng tốt của Thiên Chúa Toàn Năng. Vì Thiên Chúa không chỉ cho các thụ tạo hiện hữu, nhưng cũng cho chúng phẩm giá tự mình hoạt động, làm nguyên nhân và nguyên lý cho nhau, và nhờ đó mà cộng tác vào việc hoàn thành ý định của Người.

Như chúng ta đã biết, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta tiếp nối công trình làm cho sự sáng tạo nên hoàn hảo hơn. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) số 307 dạy:

Thiên Chúa còn ban cho con người khả năng tự do tham dự vào sự quan phòng của Người khi trao cho họ trách nhiệm "làm chủ" trái đất và thống trị nó (x. St 1, 26-28); như thế con người trở nên những nguyên nhân thông minh và tự do để hoàn tất công trình sáng tạo, làm cho công trình ấy được hài hòa trọn vẹn hầu mưu ích cho mình và cho tha nhân. Con người thường cộng tác với Thiên Chúa mà không ý thức nhưng có thể hội nhập một cách ý thức vào chương trình của Thiên Chúa bằng hành động, bằng lời cầu nguyện, bằng chính đau khổ của mình (x. Cl 1, 24). Khi đó, họ hoàn toàn trở thành "những cộng tác viên của Thiên Chúa" (1Cr 3, 9;1 Th 3, 2) và của Nước Trời (x. Cl 4, 11).

Khi chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa quan tâm đến chúng ta, nó khiến chúng ta nhận thức ra chúng ta phải quan tâm đến ngài. Chúng ta không xây dựng một thế giới tốt đẹp mà không có ngài. Đây chính là những gì Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) số 308 dạy:

Thiên Chúa hành động trong tất cả các hành động của thụ tạo, đây là một chân lý không thể tách rời khỏi đức tin vào Thiên Chúa, Ðấng Sáng Tạo. Người là nguyên nhân đệ nhất tác động trong và qua các nguyên nhân đệ nhị : "Vì chính Thiên Chúa tác động nơi chúng ta, để chúng ta quyết chí và hành động theo kế hoạch Người đã đặt ra vì yêu thương" (Pl 2, 13) (x. 1Cr 12, 6). Chân lý này không làm giảm bớt nhưng còn gia tăng phẩm giá của các thụ tạo. Ðược Thiên Chúa quyền năng, khôn ngoan và tốt lành sáng tạo từ hư không, thụ tạo không thể làm gì được nếu bị tách khỏi nguồn gốc; vì "thụ tạo mà không có Ðấng Tạo Hóa thì sẽ tan biến" (GS 36, 3), nó lại càng không thể đạt tới cùng đích tối hậu của mình nếu không có sự trợ giúp của ân sủng (x. Mt 19, 26; Ga 15, 5; Pl 4, 13).

3.3 Và sự dữ là gì?

Chúng ta đã hiểu phần nào sự tồn tại của “sự dữ” trong thế giới. Chúng ta thực sự có thể phân biệt hai loại sự dữ: sự dữ thể lý và luân lý. Sự dữ tuyệt đối là sự dữ luân lý hay tội lỗi.

Sữ dữ đi vào thế gian qua tộ lỗi. Thánh phao-lô trong thư gửi tín hữu Rôma (5:12) nhắc nhớ chúng ta:

Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội....

Trong bài học kế tiếp, chúng ta sẽ học hỏi chi tiết hơn hậu quả tội của tổ tông chúng ta. Tuy nhiên, vì Thiên Chúa thực sự tốt lành hay hay thương xót, nên ngài giúp chúng ta rút ra điều thiện từ sự dữ. Thánh phao-lô trong thư gửi tín hữu Rôma 8:28, viết:

Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định....

Khi Giu-se được các anh tìm thấy, ông nói với họ (Sáng thế ký 50:20):

Các anh đã định làm điều ác cho tôi, nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều xảy ra hôm nay, là cứu sống một dân đông đảo.

Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCCC) số 58 dạy chúng ta:

Đức tin giúp chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Ngài không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó. Điều này Thiên Chúa đã thực hiện cách tuyệt vời trong cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Thật vậy, từ sự dữ luân lý lớn nhất, là cái chết của Con Ngài, Ngài đã rút ra những điều thiện hảo vĩ đại nhất, đó là việc tôn vinh Đức Kitô và là ơn cứu độ chúng ta.

Cuối cùng, Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) (số 314) nhắc chúng ta rằng chỉ vào thời sau hết chúng ta sẽ biết tại sao và tại sao:

Chúng ta tin vững vàng rằng Thiên Chúa là chủ tể thế giới và lịch sử. Nhưng thường chúng ta không biết được đường lối của Thiên Chúa quan phòng. Chỉ khi nào tới chung cuộc, lúc mà sự hiểu biết phiến diện của chúng ta kết thúc, khi chúng ta thấy Chúa "diện đối diện" (1Cr 13, 12) chúng ta sẽ hiểu biết một cách trọn vẹn các đường lối này, mà Thiên Chúa đã dùng để dẫn đưa cuộc sáng tạo, dù có phải trải qua các thảm trạng của sự dữ và tội, tới sự yên nghỉ của ngày Sa-bat (x. St 2, 2) chung cuộc, ngày mà Thiên Chúa đã nhắm đến khi tạo dựng trời và đất.

4. Các thiên thần

4.1 Các thiên thần là ai

Số 60 CCCC (cũng xem CCC 328-333, 350-351) giải thích thiên thần là ai và họ làm gì.

Các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, không có thân xác, vô hình và bất tử; đó là những hữu thể có ngôi vị, có lý trí và ý chí. Họ không ngừng chiêm ngắm Thiên Chúa diện đối diện và tôn vinh Thiên Chúa; các ngài phục vụ Thiên Chúa và là những sứ giả của Ngài để thực hiện sứ vụ cứu độ loài người.

Sự tồn tại của các thiên thần là một chân lý của đức tin chúng ta. Chính Chúa Giêsu Kitô cách minh nhiên dạy về sự tồn tại của họ. Theo thánh Âu-tinh (Enarratione in Psalmis 103,1,15), từ ngữ “thiên thần” chỉ ra vai trò và chức năng của các ngài, chứ không phải bản chất. Các thiên thần là những tôi trung và sứ giả của Thiên Chúa.

Tuy vậy nếu chúng ta được hỏi các thiên thần là ai, chúng ta nên nói rằng các ngài là những tạo vật thuần linh được phú bẩm trí thông minh và ý chí, và là những đấng trỗi vượt hơn các tạo vật hữu hình.

4.2 Các thiên thần trong đời sống Giáo Hội và Kitô hữu

CCCC, số 61 (cf CCC 334-336, 352), dạy:

Hội thánh liên kết với các thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa; Hội thánh kêu cầu sự trợ giúp của các ngài và trong phụng vụ, Hội thánh kính nhớ một số vị trong các ngài.

“Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một thiên thần như Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống” (Thánh Basiliô cả).

5. Thế giới hữu hình

5.1 Công trình sáu ngày

Thánh Kinh cho chúng ta biết Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới hữu hình ra sao. CCCC, số 62 (cf CCC 337-344) dạy:

Con người là chóp đỉnh của các thụ tạo hữu hình, vì được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa.

5.2 Tiến hoá?

5.3 Nghỉ ngơi

Sáng thế ký 2:2-3 tường thuật:

2 Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. 3 Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người

CCC (các số 345,347-349) dạy rằng chúng ta có thể học từ các lời này.

Cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị từng nói rằng giống như cách chúng ta bắt chước Thiên Chúa làm việc trong 6 ngày, thì chúng ta cũng bắt chước ngài nghỉ ngơi. Giống như Thiên Chúa chiêm ngắm công trình của ngài, chúng ta cũng chiêm ngắm công trình của ngài và công trình ngài thực hiện qua chúng ta. Ngày Sa-bát cho phép dân Do-thái chiêm ngắm công trình mà Thiên Chúa đã dựng nên để cảm tạ và ngợi khen ngài. Ngày Chúa nhật cho chúng ta cơ hội thờ lạy và cảm tạ Thiên Chúa vì công trình kỳ diệu của ngài. Thánh vịnh 92 ca ngợi:

2 Thú vị thay được tạ ơn CHÚA,

được mừng hát danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao,

3 được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm,

và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya,

4 hoà điệu sắt cầm gieo trầm bổng,

nhè nhẹ vấn vương khúc tỳ bà.

5 Lạy CHÚA, sự nghiệp Ngài khiến con mừng rỡ,

6. Con người – Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa

Trong hai chương đầu tiên của sách Sáng thế ký, chúng ta đọc về việc dựng nên con người. Chúng ta hãy cùng nhau đọc chương đầu tiên và học hỏi chi tiết hơn.

27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,

Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.

28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."29 Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi.30 Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực. Liền có như vậy."

31 Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.

Hình ành Thiên Chúa này vẫn chưa hoàn hảo. Nhiệm vụ của chúng ta là học trở nên trẻ tốt lành và đáng yêu, như Chúa Giêsu đã từng, hầu trở nên alter Christus ("kitô khác"), hay theo lời thánh Josemaría Escrivá, ipse Christus ("Chính Kitô"). Đời sống Kitô hữu giúp chúng ta thực hiện dự án lớn lao của Thiên Chúa là khiến chúng ta thành trẻ thơ chân thực trong Chúa Giêsu Kitô. Như CCCC số 67 dạy:

Thiên Chúa đã dựng nên tất cả cho con người, nhưng con người được dựng nên để nhận biết, phục vụ và yêu mến Thiên Chúa; hầu ở trần gian, họ dâng lên Thiên Chúa mọi thụ tạo mà tạ ơn Ngài, nhờ đó họ sẽ được nâng lên trời sống với Thiên Chúa. Chỉ trong mầu nhiệm của Ngôi Lời Nhập thể mà mầu nhiệm về con người mới thực sự được sáng tỏ. Con người được tiền định để phản ánh hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người, Đấng là “hình ảnh trọn hảo của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1, 15).

Chúng ta có thể nói rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa theo bốn cách.

6.1 Tính hợp nhất của hồn và xác. Linh hồn thiêng liêng là hình ảnh của Thiên Chúa đấng Thuần Thiêng

Chương hai sách Sáng thế ký cho chúng ta biết Thiên Chúa đã dựng nên con người thế nào:

ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.

Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC), số 362, dạy chúng ta rằng đây là ngôn ngữ mang tính biểu trưng Kinh Thánh dùng để dạy chúng ta rằng con người có hồn và xác. Hai điểm kế tiếp của Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) (363 và 364) cũng dạy chúng ta rằng hạn từ “linh hồn” chỉ nguyên lý tinh thần trong con người. Nhưng vì con người có cả hồn lẫn xác, Thiên Chúa quan tâm không chỉ mỗi linh hồn mà thôi, ngài quan tâm đến toàn vẹn con người, hồn và xác, là Đền thờ Chúa Thánh Thần. Cả hồn và xác đều thánh vì chúng là hình ảnh của Thiên Chúa. Cả hai đều cần được tôn trọng, cả hai cần phải nên thánh và dâng hiến cho Thiên Chúa.

Một điểm quan trọng mà giáo huấn Giáo hội dạy chúng ta là mỗi linh hồn đều do Thiên Chúa tạo nên. Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCC) số 366 (xem CCCC số 70) dạy:

Hội Thánh dạy rằng mỗi linh hồn thiêng liêng được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng (x. Pi-ô XII, trong "Humani Generis", 1950: DS 3896;SPF 8) chứ không phải do cha mẹ "sản sinh": Hội Thánh cũng dạy rằng, linh hồn bất tử (x. Cđ La-tran năm. 1513; DS 1440), không hư mất khi lìa khỏi xác trong giờ chết, và sẽ tái hợp trở lại với thân xác trong ngày phục sinh cánh chung.

Linh hồn thiêng liêng phản ánh Thiên Chúa nơi tạo vật của ngài.

6.2 Trí thông minh và ý chí. Tự do. Nhân cách và Thân phận

Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCCC) số 66 (xem CCC 356, 1731, 357) dạy chúng ta:

Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa theo nghĩa họ có khả năng nhận biết và yêu mến một cách tự do Đấng Sáng Tạo nên mình. Trên mặt đất, chỉ có con người là thụ tạo đã được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ và mời gọi họ tham dự vào đời sống thần linh của Ngài nhờ nhận biết và yêu thương. Vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị; họ không phải là một sự vật, nhưng là một con người có khả năng nhận thức về bản thân mình, tự hiến mình cách tự do và đi vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và với tha nhân.

6.3 Nam và Nữ

CCCC, số 71 (cũng xem CCC 369,371-372,383,2335) giải thích:

Người nam và người nữ được Thiên Chúa dựng nên với một phẩm giá ngang nhau là những nhân vị, và đồng thời họ bổ túc cho nhau trong tư cách là nam và nữ. Thiên Chúa đã muốn tạo dựng họ cho nhau, làm nên một sự hiệp thông các bản vị. Cả hai cùng được mời gọi truyền lại sự sống con người trong hôn nhân, khi cả hai trở nên “một xương một thịt” (St 2,24) và làm chủ trái đất như những “người quản lý” của Thiên Chúa.

Điều này không có nghĩa Thiên Chúa là nam hoặc là nữ. CCC 370 giải thích:

Ðừng diễn tả Thiên Chúa theo hình ảnh loài người. Người không là nam, cũng không là nữ. Thiên Chúa thuần linh, không có sự phân biệt phái tính. Những "nét hoàn hảo" của người nam và người nữ, của người mẹ (x. Is 49, 14-15; 66, 13; Tv 131, 2-3)139), người cha, của đôi vợ chồng (x. Hs 11, 1-4; Gr 3, 4-19) phản ánh phần nào sự trọn hảo vô biên của Thiên Chúa).

6.4 Chúa và Chủ tể sáng tạo vật chất

Con người cũng là hình ảnh Thiên Chúa vì ngài đã cho nó làm chủ quản mọi công trình sáng tạo. CCC 373 và 377 dạy chúng ta:

Con người đầu tiên không phải chỉ được sáng tạo tốt lành mà thôi, nhưng còn được đặt trong tình thân với Ðấng Tạo Hóa, hài hòa với chính mình và với vạn vật xung quanh. Tình thân và sự hài hòa này chỉ thua kém vinh quang của sáng tạo mới trong Ðức Ki-tô.

Khi dùng quyền giải thích một cách chân chính ngôn ngữ biểu tượng của Thánh Kinh dưới ánh sáng Tân Ước và Truyền Thống Hội Thánh, Hội Thánh dạy rằng : nguyên tổ A-đam và E-và đã được sáng tạo trong một tình trạng "thánh thiện và công chính nguyên thủy" (x. Cđ Tren-te: DS 1511). Sự thánh thiện nguyên thủy ấy là "ơn được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa" (LG 2).

7. Loài người xuất phát từ một đôi

Cuối cùng cần nhấn mạnh là nguồn gốc chung của tất cả mọi người. Còn được gọi là "Đơn nguồn". Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo (CCCC), số 68 (xem CCC 360-361), giải thích:

Tất cả mọi người tạo thành sự thống nhất của dòng giống loài người, vì họ có cùng một nguồn gốc, được lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa. Hơn nữa, Thiên Chúa, “đã tạo thành toàn thể nhân loại từ một người duy nhất” (Cv 17,26). Tất cả đều có một Đấng Cứu Độ duy nhất. Tất cả đều được mời gọi dự phần vào hạnh phúc vĩnh cửu của Thiên Chúa.