Trần Xuân An - SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN, ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY THẾ ĐÓ (tập thơ 24/46)

https://txawriter.wordpress.com/2020/02/23/tap-tho-10-hoa-giai-dan-toc-sau-hai-dot-song-than/

TỆP PDF LẦN 3 (23-04-2020, ĐẦY ĐỦ, ĐÃ BỔ SUNG TỔNG CỘNG SÁU BÀI MỚI & HAI BÀI CŨ):

36 BÀI THƠ MỚI VIẾT THÊM VÀ 02 BÀI THƠ CŨ

PDF & PDF

(2 trang chữ trên mỗi tấm / màn hình) & (mỗi trang chữ trên một tấm / màn hình)

_______________________

_______________________

TỆP PDF LẦN 2 (18-03-2020, ĐÃ BỔ SUNG HAI BÀI MỚI & HAI BÀI CŨ):

32 BÀI THƠ MỚI VIẾT THÊM VÀ 02 BÀI THƠ CŨ

PDF & PDF

(2 trang chữ trên mỗi tấm / màn hình) & (mỗi trang chữ trên một tấm / màn hình)

_______________________

_______________________

TỆP PDF LẦN 1 (23-02-2020, CHƯA BỔ SUNG 02 BÀI MỚI + 02 BÀI CŨ):

30 BÀI THƠ MỚI VIẾT

PDF & PDF

(2 trang chữ trên mỗi tấm / màn hình) & (mỗi trang chữ trên một tấm / màn hình)

Sáu bài mới, hai bài cũ, bổ sung và đọc lại, thêm vào tập thơ “Sau hai đợt sóng thần…”:

Bài 1 sau tập “Sau hai đợt sóng thần…”:

BÚT NHÓM ĐẤT VÀNG

Trần Xuân An

Đất Vàng hừng đông sách Che *

thuở giảng đường, quán cà phê, súng rền

đồng bào giữa đạn hai bên

yên thì thua nọ, thương đền bù kia

năm mươi năm lòng không lìa

sọ Bông Bảy Đoá, đâu chia đồng bào!

mười lăm tuổi, thấu máu đào

Sao Vàng chủ nghĩa, đài nào ngâm thơ *

tuổi sáu tư, ngẫm ngẩn ngơ

Trống Đồng hoà giải hai bờ Hiền Lương.

T.X.A.

(đề từ chùm thơ, 17-03-2020)

………..

(*) Che Guevara (1928-1967).

“Ngôi sao, chân lí của đời / Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay” (Tố Hữu, “Nước non ngàn dặm”, 1973). Ngôi sao vàng = chân lí = chủ nghĩa Mác - Lênin (theo Tố Hữu).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2547939322146670

Bài 2 sau tập “Sau hai đợt sóng thần…”:

TÔI KHÔNG CAN DỰ GÌ, XIN THƯA RÕ

Trần Xuân An

tôi can dự gì Chiến tranh Đỏ – Vàng đâu

sinh ra,

Bắc – Nam xương máu

đã ngập đầu

ghét hai Khối ngoại xâm,

ngẫm Đỏ Vàng Lam bảy đoá

hoà giải đồng bào

Chiến tranh Lạnh,

vơi đau

trên đất vàng,

màu da dân tộc Trống Đồng

sắc máu cờ Nga, bạch tinh cờ Mỹ,

tan nát núi sông

Chiến tranh Lạnh,

trẻ con cũng đau xé lòng, thấu rõ

“Tổ quốc ơi”, “Hát cho dân nghe”,

đêm dài chạy tới hừng đông,

mơ gãy hai phía cùm gông

liêm sỉ thơ tôi

là phê phán ngũ cường

trân trọng Ba Đoá Đỏ:

thắng ba nước đối phương

hai đoá Vàng tuy bại,

đã chống hai ngoại xâm khác Khối

Cách mạng Ba Số Một,

hai đoá Lam sáng nến toả hương *

Chiến tranh Đồng chí Đỏ,

thơ tôi rõ tuyến chiến trường

chống ngoại xâm, không đồng bào,

tâm không bị thương

lô-gic lịch sử

đến lúc hạ màn Chiến tranh Lạnh

Liên Xô, Đông Âu tự soi gương,

tự sụp đổ, nêu gương

Lénine giúp ta đuổi giặc ngoại xâm

nhưng ngự trên đầu Tổ quốc Việt Nam

thảo nào Đông Âu xô đổ tượng

lá cờ đỏ tươi giải thực

cũng đế quốc đỏ thâm

như cái kết truyện cổ,

sau hai đợt sóng thần Châu Âu

về một trăm ba mốt năm,

giữ liêm sỉ cho thơ bền lâu

yêu đất nước cả hai Miền là chính nghĩa,

tuổi học trò đến khi hết tuổi

phi nghĩa là ngũ cường, giáo triều,

cái kết cổ điển khác gì sự thật đâu!

hết Chiến tranh Lạnh,

tôi ba mươi lăm tuổi đầu

chưa từng cầm súng,

vẫn lút trong xương máu, bể dâu

sáu năm này viết hoà giải,

với cái tâm thuần dân tộc

thấy rõ bình sọ Đỏ Vàng Lam bảy đoá,

trên hai đợt sóng thần âm dương

từ Châu Âu

vì sao viết về Ba bông Đỏ?

– bạn hỏi tôi

hãy hỏi đất nước lặng sóng thần!

Kìa ba đoá đỏ tươi

bạn hỏi tôi:

Vì sao viết về Hai bông Vàng,

Hai bông Lam nữa?

hãy hỏi sắc Vàng đồng bào ta

– cũng chống ngoại xâm thôi –

và hỏi Lam

mấy nghìn năm Tổ Tiên Trời Bụt rồi

Chim Lạc vàng đồng trên Trống Đồng vàng

nghìn xưa nghìn sau bay quanh vầng thời gian

sáu năm hoà giải chiến tranh đã xong,

tôi lại là tôi thực tại

một Chim Lạc công dân

trong gần trăm triệu Chim Lạc công dân.

T.X.A.

08:34-09:45, 03-03-2020

………………….

(*) ~ Ngũ cường: Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc.

~ Ba đoá Đỏ: chống Nhật, Pháp, Mỹ.

~ Hai đoá Vàng: chống Liên Xô, Trung Quốc.

~ Hai đoá Lam: Phật giáo và Tín ngưỡng Tổ tiên (biểu tượng Đình làng) chống Thiên Chúa giáo Rô-ma: Ngô Đình Diệm và Vatican. 1-11-1963, được gọi là “Cách mạng 1-11” hay “Cách mạng Ba Số Một”, và thành Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hoà của Việt Nam cộng hoà (chế độ cũ tại Miền Nam).

~ Chiến tranh Đồng chí Đỏ: 1975-1989, Việt Nam sau thống nhất chống Kh’Mer Đỏ & Trung Quốc xâm lược.

~ Liên Xô, Đông Âu tự soi gương, tự sụp đổ, nêu gương: Sau khi đóng góp vào quá trình giải thực, đã tự phê tính chất đế quốc đỏ, chư hầu đỏ, trở về chính thể cộng hoà, dân chủ và độc lập. Đó là một sự nêu gương sáng.

~ Hai đợt sóng thần từ Châu Âu: Pháp với Thiên Chúa giáo Rô-ma và Nga với Cộng sản.

~ Một trăm ba mươi mốt năm: 1858-1975-1989.

~ Giáo triều: Chế độ Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm, Vatican.

~ Chiến tranh Lạnh hay Chiến tranh Ý hệ (The Cold War, The War of Ideology) giữa hai Khối, bắt đầu từ 1945 và kết thúc vào năm 1991 với sự tan rã, sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu, các nước cộng sản còn lại đều chuyển sang kinh tế thị trường, “cởi trói” về tư tưởng. Từ đó, sau ít năm xáo trộn, nước Nga và các nước Đông Âu khác lại hùng cường, thịnh vượng, dân chủ, tự do, độc lập. Trong Chiến tranh Lạnh, Việt Nam là điểm nóng của cuộc chiến toàn cầu ấy – còn có tên gọi là Chiến tranh Ý thức hệ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2536804306593505/

Bài 3 sau tập “Sau hai đợt sóng thần…”:

COVID, CÁCH LI MỖI NGƯỜI

& NGÀY NÓI ĐÙA

Trần Xuân An

loài virus khắp thế giới kinh hoàng

duy chỉ còn thuốc cô đơn chế ngự

ngày nói đùa, nhưng thật, cần và đủ

cô đơn, cô đơn, người cách li người!

vâng, ngày nói đùa, là nói chơi thôi

cô đơn cũng giết người như virus

xà lim vô hình chăng, độc trị độc?

đùa thôi, cách li nhưng không cô đơn!

“cá tháng tư” hôn nhằm, đừng hết hồn

nụ hôn anh trong điện thoại dáng cá

hãy áp vào, áp lên đôi bầu má

hôn, cách ra hai mét, dù chung nhà!

con Covid y hành tinh gần xa

“Đại dịch” vũ trụ cũng đừng hoảng sợ *

cách li, càng đậm đà tình chồng vợ

đừng ôm chầm nhau, đỡ lo, em à

khi mỗi người một cõi cô đơn và

tự cô lập, thế gian thua Covid

lễ giáo xưa cách li trong giao tiếp

khẩu trang: chàng mạng, ca dao càng tình

dải phân cách giăng giữa mỗi chúng mình

in chữ thập, tinh thể, trăng khuyết đỏ

giúp kháng thể sinh là phản tỉnh đó

Covid sao cô lập nổi tình người!

T.X.A.

01-04-2020

…………….

(*) Phim Hàn Quốc, 2013.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2560541800886422/

Bài 4 sau tập “Sau hai đợt sóng thần…”:

TRẢ LỜI BẠN TRẺ, 1945-1975,

NGŨ CƯỜNG NGOẠI XÂM NÀO

Trần Xuân An

giẫm nước ta, đầy giày đinh Pháp, Nhật

ngoại cường Mỹ đổ máu khắp nơi này

Trung Quốc tràn, nhưng da vàng, không rõ

tuy vạn người, triệu cờ Liên Xô bay!

bốn mươi lăm tháng Tư rồi vẫn vậy

cờ Liên Xô thành quốc kì giăng dày

hãy thấu hiểu vua lính Vàng dựa Mỹ

cờ đỏ ngoại, lính Đỏ vinh sao đây?

cờ sao vàng đỏ xanh Dinh Độc Lập

là cờ đỏ sao vàng Mác Lê thay

hỡi văn sử, nhớ viết đâu Tổ quốc

là hoà giải, đồng bào vơi đắng cay

nói điều này, cũng chỉ vì Tổ quốc

sự thật cũ lại mở ra, phơi bày

dựa Liên Xô, cờ đỏ Trung Quốc nguỵ

cờ trực quan, sáng mắt tận luống cày

cao trọng nhất là danh dự Tổ quốc

hoà giải là muôn thuở, đâu một ngày

chống ngũ cường, dân tộc này chiêu tuyết:

đỏ vàng lam, bảy đoá, rọi đông tây

sau hai đợt sóng thần Châu Âu tới

đất nước còn, sứt sẹo thế, còn may

Liên Xô đổ, cờ Đỏ: cờ chính thể

hiểu Chiến tranh Vàng – Đỏ buồn chưa phai.

T.X.A.

chiều 09-04-2020 HB20

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2567822796824989/

Ghi chú:

TRỰC QUAN SINH ĐỘNG

Gọi Pháp, Nhật, Trung Quốc là xâm lược, gọi Mỹ là thực dân mới, các bạn trẻ đều nhất trí. Nhưng gọi Liên Xô là xâm lược, thực dân mới, họ phân vân. Sự phân ấy là do “lỗ hổng” kiến thức ở nhà trường. Thực dân mới, đế quốc mới xâm lược không phải bằng quân đội viễn chinh mà bằng điều kiện viện trợ, “củ cà rốt đi kèm cây gậy chỉ huy”… Các bạn trẻ hãy nhìn vào ba tấm ảnh này, sẽ thấy sự xâm lược của Liên Xô vừa trắng trợn (ngay tại quốc kì) vừa khôn khéo (biến thành chiêu bài) thế nào.

Hình 1: Hội trường Đảng bộ tỉnh Lao Cai, cùng một mẫu với mọi hội trường trên cả nước. – Google search.

Hình 2: Quốc kì Liên Xô (góc trái, trên của lá cờ). – Google search.

Hình 3: Đảng huy Đảng Cộng sản Liên Xô (nguồn: Wikipedia).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2569469896660279/

Bài 5 sau tập “Sau hai đợt sóng thần…”:

THƠ VUI CHẢY NƯỚC MẮT

THÁNG TƯ DỊCH COVID 19

Trần Xuân An

xưa Việt bắn Nam, đâu phải bắn nhau đâu

mà bắn ngôi sao Liên Xô trên mũ cối

xưa Nam bắn Việt, đâu phải bắn nhau đâu

mà bắn nòng súng USA toả khói

triệu vui chi, triệu buồn chi, nâng bổi hổi

bình sọ đồng bào, bảy đoá đỏ vàng lam

bại cũng công, thắng cũng công, công đều tội

giãn cách, cô đơn, ngẫm nội chiến Việt Nam

tháng Tư, tôi nhớ tôi năm mười chín tuổi

thấy ba đoá đỏ tươi, tàn úa lam, vàng

quên bẵng nội chiến – chống ngoại xâm hai Khối

quốc kì, rồi ngẫm ra, chưa có! Kinh hoàng!

hai dòng thác – dân tộc, công nhân – tăm tối

cũng đổ vào thác cộng sản – hừng đông tràn

cờ đỏ Liên Xô duy cách mạng thế giới

phiên bản Việt Nam từ Xô-viết Nghệ An

đỏ cờ ngoại – vàng cờ nguỵ, ngút trời oan!

vô tổ quốc, ngôi sao Liên Xô vàng chói!

tôi tin Nam, tôi tin Việt, đều Việt Nam

thời Covid, đồng bào thương nhau, sám hối.

T.X.A.

14-04-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2571243153149620/

Bài 6 sau tập “Sau hai đợt sóng thần…”:

LÍ LỊCH, TỘC PHẢ & HOÀ GIẢI

Trần Xuân An

1

Đỏ là cờ ngoại, Vàng là cờ “nguỵ”

các vị già xưa đã chọn cờ nào?

khổ tâm lịch sử! Nỗi khổ tâm còn mãi

lí lịch trăm năm ghi, tộc phả nghìn năm sao.

2

xé cờ băng bó cho nhau

vết thương sử, nỡ nào đau muôn đời

đỏ hiển hách, cờ ngoại thôi

đoạt cờ Triều Nguyễn, hai mươi năm, tàn!

trăm năm lí lịch không tan

vào tộc phả, đỏ hay vàng? Ngàn năm…

cha ông, nội chiến, khổ tâm

đỏ cờ ngoại, vàng tiếc thầm lòng trung

mạch thơ đi đến tận cùng

hẳn người cờ đỏ cũng chung buồn vàng

tộc phả đỏ cờ ngoại bang

chống xâm lăng chịu xâm lăng quốc kì!

3

hai quốc kì, dân tộc phân hoá, phân li

Chiến tranh Đỏ – Vàng phản ánh vào từng lí lịch

tộc phả nào cũng có đỏ – vàng, ruột rà đối địch

cờ vàng rơi, cờ Liên Xô sao mãi là quốc kì!

T.X.A.

15-04-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2572940409646561/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2575365452737390/

.

.

Bài cũ:

HƯỚNG MẮT NHÌN RA BIỂN

Trần Xuân An

chúng ta là công dân đỏ

đất nước đã đỏ lâu rồi

chữ của tôi khi có màu sắc khác

để hoà giải quốc sử – lí lịch đó thôi

và chẳng lẽ mình im thành đứa ngốc

máu chiến tranh, hậu chiến còn tươi

bao phận người nát tan, trôi giạt

trước nửa đồng bào chiến thắng reo cười

nhưng sự thật lịch sử Chiến tranh Vàng – Đỏ

là nội chiến, chống hai Khối, chia đôi

bảy đoá hoa nở trên bình xương sọ

bức tranh đã treo ra lâu rồi

Chiến tranh Đỏ – Vàng, ba bông đỏ thắng

nhưng văn và sử khiến dân đứt ruột, ngó trời

Đổi Mới, hai hoa vàng thắng

cùng hai đoá lam, sáng tỏ lòng yêu nước với đời *

không ai có thể chống lại sự thật

đường vua Duy Tân, đường Bác Hồ, một thời

hoà giải để nhìn rõ giặc Tầu đang đoạt biển

lợi quyền nhờ “quốc sử – lí lịch” thì tâm nhỏ nhoi.

T.X.A.

08-09-2019

……………….

(*) Bài thơ này trong tập “Lí lịch và quốc sử – Chiến tranh Lạnh” của Trần Xuân An. Trong bản này, tôi thêm ba chữ “vô hình trung” ở câu “Đổi Mới, vô hình trung hai hoa vàng thắng”; và câu “cùng hai đoá lam, sáng tỏ lòng yêu nước với đời”, có thêm bốn chữ “cùng hai đoá lam” (Phật giáo và tín ngưỡng Đình làng: tín ngưỡng Tổ Tiên Trời Bụt) (15-03-2020).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2380086888931915/

.

Bài cũ:

HUẾ VÀ CHE GUEVARA

Trần Xuân An

Huế có những trái tim chàng và nàng sinh viên đỏ rực

không phải từ lửa phương Bắc Tổ quốc, quê nhà

họ nghĩ rạng đông đời mình là từ Che châu Mỹ

và thật tâm không thích đỏ Nga, đỏ Hoa

chàng và nàng bị cuốn hút bởi Che tài tử

bác sĩ trẻ đội bê rê với mái tóc bềnh bồng

người nước này chiến đấu cho nước kia, lãng mạn

chức quyền cao cũng bỏ đi, tìm nơi thắp nữa đuốc hồng

giả dụ Che cũng ngồi trên đỉnh cao như Fidel tay sắt

hẳn chàng và nàng sinh viên xứ Huế chỉ ngó trời

nhưng cái chết của lãnh tụ Che y như tiểu thuyết

khiến họ thành cộng sản, đau bi kịch trọn đời

có lẽ họ yêu quý Che như cú đấm lịch sử

để chế độ tư hữu bất công, bóc lột phản tỉnh, sửa sai

có lẽ họ yêu quý Che vì hình như Che thấm hiểu

chủ nghĩa Marx chỉ là súng gươm, không phải chiếc bay xây cất tương lai

đại học Huế thời nào cũng sản sinh ra nhiều chàng và nàng lãng mạn

lãng mạn đỏ như Che, đỏ nghệ sĩ như Che

họ lãng mạn đến sẵn sàng đổ máu

đốt nhà ra đi không hẹn ngày về!

Huế vua quan, chùa chiền, thi sĩ

thành phố đại học yêu nước như trí thức công nông

Huế của những chàng và nàng đỏ rực Che châu Mỹ

hơn 40 năm qua, còn ngơ ngác, cười ngông

hơn 40 năm qua, còn ngơ ngác

cười ngông

thuở bị các anh bộ đội Miền Bắc mạnh tay quân quản

cắt đi mái tóc Karl Marx bềnh bồng! *

T.X.A.

sáng sớm – 09:25, 30-11-2016

(trong tập thơ “Độc lập thật, khát vọng!” của Trần Xuân An, 6-2017)

………………

(*) Bản trong tập “Độc lập thật, khát vọng!” còn thiếu hai chữ Karl Marx. Có thể rõ hơn, bằng cách thêm tên họ Các Mác: “cắt đi mái tóc Karl Marx bềnh bồng!”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1793515947589015/

.

Ảnh chân dung Che Guevara (1928-1967), Google search, với mũ bê rê (béret) màu cờ đỏ, đính ngôi sao vàng năm cánh, biểu trưng chủ nghĩa Marx-Lénine (theo Tố Hữu:

“NGÔI SAO – chân lí của đời

Việt Nam – VÀNG của lòng người hôm nay”

— Nước non ngàn dặm, 1973).

.

Cờ Đỏ, cờ Vàng trên Đất màu da dân tộc, màu Trống Đồng

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/08/txa_so-do-hoa-noi-dung-hoa-giai-dan-toc_23-8hb15.jpg

.

Ghi chú thêm: Trong các tộc Việt trong Bách Việt cổ xưa, từ mấy nghìn năm, chỉ còn dân tộc Âu Việt – Lạc Việt trên địa bàn Việt Nam hiện nay là còn bản sắc Việt, trong khi các tộc Việt khác trên địa bàn Trung Quốc đã bị Hán hoá thành người Hoa. Do đó, Việt Nam là dân tộc tiêu biểu duy nhất của Bách Việt cổ xưa. Không nên có sự nhập nhằng giữa người Hoa với người Việt.

Hình ảnh: Trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam – Wikipedia.

.

TRẦN XUÂN AN

SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN,

ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY

THẾ ĐÓ

TRẦN XUÂN AN

SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN,

ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY

THẾ ĐÓ

tập thơ

(ba mươi bài thơ)

đầu sách thứ mười một về đề tài “Hoà giải dân tộc”

trong bốn mươi sáu đầu sách của tác giả

(cũng là tập thơ thứ hai mươi bốn

trong bốn mươi sáu đầu sách

thuộc nhiều thể loại của tác giả)

Sau khi lần lượt công bố từng bài

(ngày giờ ghi bên dưới mỗi bài:

từ 04-11-2019 đến 20-02-2020),

tác giả tự tập hợp lại thành tập thơ

và công bố, phát hành trọn tập trên Facebook,

các điểm mạng toàn cầu cá nhân:

23-02-2020 (HB20)

NGÀY TẠO THÀNH TỆP PDF:

23-02-2020

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG

1

TÔI ĐỊNH NGHĨA TÔI

Trần Xuân An

tôi là dân của dân tộc

tôi là người của loài người

mãi mãi không ai trách hờn tác phẩm

kẻ yêu Tổ quốc, yêu Trái đất, bầu trời.

T.X.A.

04-11-2019

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2428007997473137/

2

HUẾ, TUỔI LỚP TÁM HÀM NGHI

Trần Xuân An

khi Huế thành kinh đô tụ hội

Quốc tử giám, ngát Hương Trà nước sông

sáng nhiều giọng nói

bao người con của giang sơn tụ về Thành Nội

có hồn Văn miếu, nghìn năm Thăng Long

trong trường chúng mình, trăm năm rêu phong

trường dạy cử nhân, tiến sĩ ngày xưa

thành Trung học Hàm Nghi, trống vang Ngày Quật khởi

cả cố đô thành đại học đường, trong thời đại mới

Huế thành bốn ngàn năm, quốc ngữ dịch vạn mùa

đọng hồn niên học tôi, tươi thắm nắng mưa

và gần trường lắm, nhà mẹ cha thời mới cưới

năm học Huế, đôi mắt cơ hồ chớm cận

trên sách truyện dày, vương khói cay súng đạn

mênh mang, sâu thẳm Huế, tôi nhìn nỗi cô đơn

cô đơn năm chuyển trường, cô đơn thơm hương nhãn

Quảng Trị, quê gốc chiến tranh, đất đai bị bắn

Huế quê sinh, trường Hàm Nghi hồi sinh, xanh non

Quảng Trị xưa cũng là kinh sư, chưa kịp xây đô hội

gần nửa tỉnh, vành đai trắng ngút ngàn, chới với

trước khi vào Tam Kỳ, tuổi lớp tám ôn lại thuở sơ sinh

bằng hương đường đến trường, nhãn xanh hoài lá mới

Huế khai sinh hồn tôi, dạy tôi sống nghĩa tình

làm thơ giọng Quảng Nam, tâm Hàm Nghi – *

Huế

chúng mình.

T.X.A.

08:15-11:50, 22-11-2019

.....................

(*) “Tôi vốn là người thuở trước tuổi mười sáu, do phải thay đổi nơi cư trú, từng nói giọng Huế, giọng Quảng Trị, giọng Long Xuyên ở Nam Bộ, rồi cả giọng Quảng Nam, để rồi sau tuổi mười sáu ấy, đã cố định giọng nói, pha giữa Huế và Quảng Trị, không thể thay đổi được nữa” (trích truyện ngắn).

(bài thơ này được viết để gửi tập san "Hàm Nghi yêu dấu", cùng với một truyện ngắn)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2445071542433449/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2530330030574266/

3

CUỘC “CÁCH MẠNG”

DO ‘THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM’

Trần Xuân An

có một cuộc “cách mạng”

bị thực dân cưỡng bức

chữ viết theo mẫu tự La Tinh

đến quần áo cũng kiểu Tây

ngực máu, trán mồ hôi nô lệ

dưới gót giày “ông chủ” Pháp

ta lạc hậu, đành thua!

nhưng trăm năm đánh giặc

nhớ ơn, kính phục

Cao Thắng súng

Cao Thắng chữ, Cao Thắng thợ may

và bao Cao Thắng mọi ngành nghề khác

giành lại chủ quyền, nhân phẩm nước non này!

thế kỉ XIX, cuộc “cách mạng” ô nhục nhất

“thập giá và lưỡi gươm”,

từ máu Đà Nẵng đẫm Nam Kỳ thây...

thế kỉ XX, Điện Biên Phủ, “Ba số một” *

sử mãi sáng ngời đây!

T.X.A.

02-11-2019

........................

(*) 07-5-1954 & 01-11-1963

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2454568938150376/

4

DE RHODES PHẢN CHÚA JESUS MẤT NƯỚC

Trần Xuân An

đế quốc La Mã

thành giáo triều Châu Âu da trắng

thuộc địa hoá, la tinh hoá toàn cầu

giữa năm thế kỉ,

chỉ mấy mươi năm đời Rhodes

nhưng chiến lược lâu dài,

kể chi chiến sĩ trước hay sau!

sử thế giới

mãi ghi nhận Rhodes cầm thập giá

cùng các nước thực dân,

chia nhau, bước nối, gươm nhường

phản Chúa Jesus vong quốc,

phụng sự La Mã đế quốc

chữ la tinh đẫm máu Việt Nam,

ghi Rhodes trái ngược đường.

T.X.A.

03-12-2019

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2455242334749703/

5

LÒNG BIẾT ƠN VĂN MINH

VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG

DANH NHÂN NƯỚC NGOÀI

Trần Xuân An

thành phố mình biết đâu ngày nào đó

có tên đường Socrates,

gợi nhớ duy tâm khách quan

nối dài là đường Platon,

để em mỉm cười về ý niệm tuyệt đối

đấng cao xanh không dáng hình, dung nhan

đường nối liền nhau đó nhắc em đối thoại

hỏi duy tâm chủ quan, về thượng đế không bàn

hỏi phiếm thần luận rồi duy vật

học là hỏi thầy và tự hỏi bản thân

có tên đường Thalès, bậc thầy về toán

định lí hình học nào đưa đến đường Pythagore

tên đường Newton, quả táo rơi vỡ ra định luật

đường Edison thắp sáng Trái Đất, bớt đêm mờ

có con đường nhắc nhở anh tuổi làm khoá luận

Shakespeare, thắp mặt trời ở Xứ Sương Mù

đường Hemmingway,

thương “Một nơi sạch sẽ, sáng sủa”

vĩnh biệt năm thế kỉ thực dân, đọc kinh Hư vô ư?

có người mong muốn một tên đường: Chữ Quốc Ngữ (*)

còn họ tên De Rhodes, ghi lại trong sử thôi em

thứ chữ truyền lệnh thực dân,

dân mình viết hịch chống Pháp

quý chữ thế đó,

không thể nhớ ơn trăm năm đen tối màu đêm

những tên đường

tỏ lòng tri ân danh nhân ngoại quốc

trong ngàn tên đường Việt Nam giữ nước đuổi thù

thế giới này, em ơi, nền văn minh nhân loại

chia cho mọi nơi, trừ nơi không chịu học, chối từ!

T.X.A.

04-12-2019

......................

(*) Ông Nguyễn Linh Đàn (Quảng Trị) đề xuất.

Tôi xin ghi chú thêm cho rõ: Không phải là người đầu tiên phiên âm tiếng Việt ra chữ Quốc ngữ ABC (la-tinh hoá quốc âm), với mục đích học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa Roma đồng thời báng bổ tam giáo đồng quy cùng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam, nhưng De Rhodes cũng có góp sức trong việc đó. Sử kí Việt Nam có ghi rõ họ tên ông với tư cách, phần hành, mục đích như vậy, nhưng không thể nhớ ơn ông. Không thể nhớ ơn người kế tục chế tác “vũ khí” ấy để xâm lăng văn hoá, tạo nội phản cho thực dân xâm chiếm bằng súng đạn, nhưng cũng không thể không ghi nhận De Rhodes là một trong nhiều tác giả Chữ Quốc ngữ ABC, dù chỉ là tác giả kế tục, chứ không phải là tác giả nguyên khởi. Sự thể đó cũng như không thể nhớ ơn kẻ chế tạo súng đạn Pháp, bắn vào dân tộc Việt Nam. Nhưng, chúng ta nhớ ơn Cao Thắng bắt chước cách thức chế tạo súng của người Pháp để rèn đúc thành súng do chính bàn tay thợ Việt Nam làm, để chống lại thực dân Pháp. Và, chữ quốc ngữ ABC chỉ là CÔNG CỤ mà thôi, còn nội dung văn bản là tuỳ người dùng công cụ ấy (thực dân dùng nó – chữ quốc ngữ ABC – để viết sách báo, công văn chống Việt Nam; người Việt Nam dùng nó – chữ quốc ngữ ABC – để viết sách báo, công văn chống thực dân xâm lược). — T.X.A.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2456518137955456/

6

HỒI CHĂM - BÀ LA MÔN CHĂM

Trần Xuân An

ngước cao ngắm trăng sao trên đền thờ

tôi thầm nghĩ thế gian toàn đêm tối

vầng mặt trời ở đâu, xin lặng hỏi

phải chăng ngời trong Kinh Qur’an

ngồi chắp tay trong thánh đường rỗng rang

bừng ngộ: Đấng Tiên tri không hình tượng

lên đồi cao, tháp cao, chiều độ lượng

duyên Chăm tươi trường ca Bini - Cham.

T.X.A.

trước 16:12, 07-12-2019

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2459347981005805/

7

SÁT TẢ & CHỐNG CỘNG TRONG SỬ KÍ

Trần Xuân An

giáo dân lai căng Rô-ma phản Chúa

đảng viên lai căng cờ đỏ nước Nga

chửi ai Việt Nam là thù, là nguỵ?

phe "Sát tả”, “Chống cộng” bật cười,

nước mắt chảy ra

Pháp và Rô-ma, Nga và Cộng sản

hai trận sóng thần hơn trăm năm xa

ơi lịch sử, thuở dựa vào giặc cả

ai thuần chất Việt Nam,

mới thật Việt Nam ta

sóng thần Pháp xô đẩy, chìm vực sâu nô lệ

oán hờn sôi sục oán hờn

sóng thần Nga - Trung dào lên,

độc lập trong gông ý hệ

sóng lửa Mỹ, Chiến tranh Lạnh,

thống nhất bằng máu đổ nhiều hơn

(độc lập, bấy giờ chỉ đến thế

còn phụ thuộc cả lá cờ, ý hệ Nga xa vời

độc lập, mừng ướt lệ

còn ướt thêm máu nửa đồng bào,

và cũng thống nhất rồi)

không bế quan toả cảng, tầm mắt mở

học muôn phương, vẫn thờ cúng ông cha

hai luồng sóng thần, trăm năm xương máu

bao đổ vỡ chát chua,

và tiếng cười hoà giải ha ha.

T.X.A.

13-12-2019

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2465008957106374/

8

VẤN NẠN LỊCH SỬ

Trần Xuân An

sự thật lịch sử nói ra

có lắm người đau đứt ruột

nhưng chúng ta

không ai cam tâm yêu nước ngây thơ

hai thế kỉ vừa qua

có hai kẻ thù, đất nước mình dài lâu đối mặt

Thiên Chúa giáo

liên minh cùng thực dân Pháp

nên phải có Điện Biên Phủ một chín năm tư

và một chín sáu ba Cách mạng Ba số một

sử phải viết rõ ràng, đừng khuất lấp!

nhưng dù Lưỡi gươm đã rời đi

vẫn còn thế lực ngoại bang cầm Thập giá

trên đức tin quán tính của tín đồ

sự thật lịch sử nối dài, rối lòng thế đó

thế kỉ XX vừa qua

Trái đất phải bừng lên Cộng sản

vô thần, công hữu

đối lập

đối kháng

với Thập giá và Lưỡi gươm toàn cầu

nhưng rồi Búa liềm và Bạo lực cách mạng

cũng đã tan rã

thế kỉ XXI này sẽ ra sao?

năm thế kỉ

nhất là hai thế kỉ vừa qua

đất nước chúng mình phải giáp mặt

trước sóng thần giáo triều La Mã toàn cầu

để rồi rơi vào Chiến tranh Lạnh toàn cầu

khi tất yếu bùng lên sóng thần Cộng sản

nếu không còn Cộng sản

Trái đất bị chuyên chế bởi Thập giá sao?

dường như các cuộc Thập tự chinh

giữa Thập giá La Mã với Trăng sao Đạo Hồi

đang nổ bom thánh chiến

chiến tranh giữa Thập giá La Mã

với Thập giá Tin Lành

vẫn còn trong thầm lặng

ở nước ta, Thập giá với Búa liềm

chiến tranh mạng

biểu tình

vấn nạn lịch sử và tương lai còn đó

đất nước chúng ta sẽ ra sao?

phải chăng tất yếu lịch sử thế giới

buộc giải thể giáo triều La Mã

từng bao trùm thực dân toàn cầu?

tôi tự hiểu tôi chả giải quyết được gì đâu

sao nghĩ ngợi chi những điều to tát!

sống phải tuỳ thời

viết phải lách

nhưng chiến tranh

rồi hậu chiến

trập trùng nỗi đau!

sống chan hoà

viết hoà giải dân tộc

mong chính quyền đất nước chúng ta

tư tưởng và nhãn hiệu dân tộc

thuần chất

mọi tôn giáo không dính líu vào chính trị

ghi rõ ràng trong Hiến pháp

may ra Tổ quốc, nhân dân vợi nỗi đau

nhưng mong ước

là chưa hoặc không thành hiện thực

tôi đã vẽ bức tranh đất nước chúng ta

chiến tranh mới qua

hậu chiến chưa qua

sống và viết

trong thời nhà cầm quyền ba đoá đỏ

nhưng trân trọng

hai bông vàng, hai bông lam

trước sau tôi chỉ là người cầm bút.

T.X.A.

sáng sớm 16-12-2019

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2467825330158070/

Xem thêm:

https://txawriter.wordpress.com/2019/12/09/alexandre-de-rhodes-nguyen-nhan-sat-ta-dao/

9

NHÌN CHỮ KÍ MÌNH

Trần Xuân An

tì tay lên lan can cầu

nghe gió thổi, xanh tóc râu lại dần

như vượt lên dòng thời gian

thân tôi nghiêng bóng sóng lan tháng ngày

ngàn năm một thoáng phút giây

hồn xanh bãi nọ bờ này bến kia

chân trời như sách mở bìa

chữ kí tôi – chiếc cầu kìa – chính tôi!

mênh mông lòng hoá đất trời

vô cùng luôn cả tuổi đời trăm năm

chữ kí xanh, triện đỏ trầm

thành cầu với rớ ngang tầm mây bay

cảnh sông như rượu ngông say

nguôi hoà giải sử ướt dày máu xưa

chữ kí – dài chiếc cầu mưa

triện – vuông rớ nắng, xin thưa tặng đời.

T.X.A.

22:55, 14-12

& 17-12-2019

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2468856366721633/

10

TÔI VIẾT “CHÚA GIÊ-SU PHẢN ĐẾ”

Trần Xuân An

Đạo Hồi không tin

Đức Giê-su là Thiên Chúa

Đạo Tin Lành không tin

Đức Mẹ Ma-ri-a trọn đời đồng trinh

Chính thống giáo không tin

Anh giáo không tin

chìa khoá Thiên đàng trong tay La Mã

Đạo Phật không tin Thượng Đế

nhưng như mọi tôn giáo – siêu hình

tin mỗi người đều có hương linh

đức tin tôn giáo khác biệt nhau

phủ định nhau

nhưng mấy nghìn năm cùng nhau tồn tại

sau những cuộc thập tự chinh

nhiều thế kỉ liên minh cùng thực dân

sử sách còn ghi rõ mãi

thì tôi viết “Chúa Giê-su phản đế” có gì đâu! (1)

tin hương linh theo tín ngưỡng dân gian

tôi thờ cúng Quốc tổ, Gia tiên, Trời Bụt

như Bác Hồ tin

sẽ đến ngày Người gặp Lê-nin, Các Mác

ở cõi siêu linh

niềm tin phần hồn

loài người giống nhau trên Trái Đất

có trăm tín ngưỡng, đạo giáo

là trăm nghi thức, con đường

tiếp xúc cõi siêu linh

khác nhau hàng ngàn năm trên thế giới

nhưng đều gặp nhau

sao phải chiến chinh!

sao chẳng truyền bá hoà bình như Đạo Phật?

tôi giải mã Chúa Giê-su

là nhân vật phản đế, chống thực dân

từ góc nhìn tín ngưỡng dân gian

như Đức Phật ba lần ngồi thiền ngăn xâm lược (2)

Do Thái tan hoang

như Ca-tì-la-vệ tan hoang!

máu đẫm tràn đại từ bi, đại hùng, đại lực

và bi kịch thảm sát thị tộc, bi kịch mất nước

tố cáo muôn đời mặt tanh quy luật

trong ngàn sử xanh

nhưng giữ gìn Tổ quốc

thiền sư Lý - Trần ra trận

tín ngưỡng dân gian

mấy ngàn năm con đường Việt Nam ấy

thuần chất dân tộc - tâm linh

vẫn thiết tha yêu đất nước hữu hình.

T.X.A.

07:32-09:01, 19-12-2019

…………

(1) https://txawriter.wordpress.com/2016/08/09/chua-gie-su-phan-de/

(2) https://txawriter.wordpress.com/2016/08/19/vu-lan-hieu-voi-dan-va-nuoc/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2470674583206478/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2460165530924050/

11

VIẾT TIẾP BÀI THƠ VẤN NẠN LỊCH SỬ

Trần Xuân An

hoà giải

là hiểu Chúa – thợ mộc nghèo cứu nước

bị đổi khác nguyên bản mình do Constantine

Phật chặn xâm lăng

Kiền Liên ra trận, cứu kinh thành

hoà giải

là hiểu đỏ để giành độc lập

Bác vẫn tin gặp Mác cõi siêu linh (1)

cũng như cờ vàng Quốc gia chủ nghĩa

nhưng hồn Quốc tổ, đâu máu khác, lòng tanh

hoà giải

là hiểu Chúa không phải Vatican

Phật chính là Kinh Phật

Mác không phải Liên Xô hay Trung Quốc

chủ nghĩa Quốc gia là bốn nghìn năm sử xanh

hoà giải

là hiểu rằng không thể nào hoà giải

nếu trẻ không mở mắt bốn phương học hành

nếu già còn vọng ngoại

bên ngoài giật dây, bên trong bầy rối múa quanh

hoà giải

là hiểu rằng không thể nào hoà giải

nếu tôn giáo cứ mưu đồ chính trị

nếu chính trị cứ cờ quạt lãnh tụ ngoại cường

nếu nhân dân nhẹ dạ, mù quáng, phân tranh

hoà giải

là thấy rõ nhà cầm quyền ba đoá đỏ

đã dân tộc, và giáo dân đã cắt dây Vatican

hai đoá vàng có ánh chuông giáo đường, quá khứ!

hai bông lam nở sáng lòng thành

hoà giải

rốt cục chỉ phân giải, hiểu nhau, để sống

phe thắng nào cũng thu tóm nguồn lợi, chức quyền

hai gốc Châu Âu vẫn giương nhãn ngoại

còn đau quốc thể, còn mầm chiến tranh

hoà giải

rốt cùng ước mong các bên tự vấn

tự đặt tay lên ngực, cái tâm dân tộc còn không

tìm điểm giao, càng rõ thêm dị biệt

đồng nhất, thế gian sắt thép, không còn chúng sanh

hoà giải

khát vọng thời chiến tranh tràn sang hậu chiến

thời “cởi trói”, không ai cuồng tín tự trói lại mình

“Tổ quốc trên hết”, mọi ngoại lai tuỳ từng ngực phải

Pắc Bó là góc riêng, nếu cả Tổ quốc, Bác không đành! (2)

T.X.A.

31-12-2019

03 & 05-01-2020

...............

(1) Chú thích:

Marx lập ra Quốc tế Cộng sản

làm giáo hoàng Giáo hội Vô thần

T.X.A.

Trong những văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam có câu: "Đoàn kết với Liên Xô là HÒN ĐÁ TẢNG của Cách mạng Việt Nam”. Câu này dùng ẩn dụ trong Kinh Thánh (Ma-thi-ơ:16:18), lời Chúa Jesus dạy Phê-rô (Pierre) lập Giáo hội. Khi Quốc tế Cộng sản III giải thể (hai lần, 1943 & 1956), Liên Xô công khai làm vai trò đó. Chính Liên Xô là Toà thánh Giáo hội Vô thần, thay tổ chức Quốc tế Cộng sản. Tương tự, còn có câu "Liên Xô là THÀNH TRÌ của Cách mạng vô sản thế giới".

(2) Hồ Chí Minh, “Pắc Bó hùng vĩ”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2485309345076335/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2467825330158070/

12

KHI RUỘNG ĐỒNG UẤT HẬN

Trần Xuân An

cánh đồng

bị trưng mua?

thu hồi đất toàn dân?

hay bị cưỡng chiếm? (1)

mấy mươi hec ta đất làng

cũng chỉ là giọt nước tràn li

máu trào ngực đảng viên già

trào khối óc con cháu

họ phản kháng suốt mấy năm dài

đâu phải phút giây manh động sân si

lính cầm súng, cầm còng tại sao đột kích?

máu dân đỏ tươi, máu ai đen sì?

phải chăng họ phản kháng chính thể?

đòi chính thể tự thân phán xét?

bất bình nào? Chuyên chính thế nào?

hay đất phân lô chia nhau? Bưng bít hết?

quan lính nắm chính quyền, dần dà khác hẳn

không dựa lưng vào dân, nòng súng buộc dân quỳ

máu đổ, người chết, dân đang chép sử

bằng mạng toàn cầu, phim điện thoại ghi

không phải chuyện đất làng mà Đất Nước?

mấy năm dài, Cụ và nhân dân Đồng Tâm nghĩ suy

đất làng của dân, như cường hào chiếm lấy

biển đảo, biên cương của nước lại bỏ đi?

hỡi ơi, ngoại xâm, nội xâm, mỗi việc mỗi khác

bi kịch quan quyền – dân đen muôn thuở khác chi!

Phạm Sư Ôn, Nguyễn Huệ, Đoàn Trưng

cũng nhân dân, chính hay nguỵ đều xốc lại lịch sử (2)

còn anh Vươn, cụ Kình thời sự

tôi chưa thấu rõ gì! Đồng Tâm trắng huyệt tử quy! (3)

phải tự xét mình và cảm ơn dân

khi dân tố cáo, biểu tình, nổi dậy

biện chứng xã hội là thế đấy

trong quy luật muôn đời, vua quan sáng mắt mới còn uy.

T.X.A.

11-01-2020

.................

(1) Theo báo Thanh Niên, số 11 (8785), tr.5, ra ngày 11-01-2020, nội dung đơn khiếu kiện của cụ ông Lê Đình Kình, “diện tích đất ở Đồng Tâm có nguồn gốc đất nông nghiệp, không phải đất quốc phòng và có sự chênh lệch về đo đạc...”. Điều đó khớp với kết quả tìm hiểu của KTS. Trần Thanh Vân, thể hiện trong thư gửi UBND.TP. Hà Nội, và thư ấy mới công bố trên internet (xem FB Trần Minh Thảo). Cùng vụ việc Đồng Tâm, BBC Tiếng Việt đăng thông tin theo Thanh tra thuộc Chính phủ Việt Nam: “25/4/2019, Thanh tra kết luận cuối cùng theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng” (mục ”Trực tiếp” mới nhất: https :// www. bbc. com/ vietnamese/live/vietnam-51035591). Cũng theo bài báo Thanh Niên nói trên, cụ ông Lê Đình Kình không đồng ý với kết luận của Thanh tra thuộc Chính phủ, và vẫn tiếp tục khiếu kiện.

(2) Trong mọi thời đại, các cuộc phản kháng của nhân dân, dù chính đáng hay chỉ làm giặc (không phải tay sai nước ngoài), đều có tác dụng buộc nhà cầm quyền phản tỉnh, sáng mắt ra.

(3) Sinh kí tử quy (sống gửi thác về). Cõi sinh kí, huyệt tử quy.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2494321607508442/

https://txawriter.wordpress.com/2020/01/13/khi-ruong-dong-uat-han/

13

TÁI BÚT CỦA MỘT BÀI THƠ THỜI SỰ,

LOẠI THƠ ÍT KHI LÀM

Trần Xuân An

cho dù bị cưỡng chiếm trang báo,

cấm cày trang sách

Nhân văn - Giai phẩm cũng chỉ thét thầm

bằng chữ thôi

nhưng Đồng Tâm, dẫu biết

ông đến cháu

phải tù, phải chết

bom xăng, dao phóng thô sơ,

cũng vì làng, vì đất nghìn đời

thôi chê trách một thời

Tiền chiến thoát li hiện thực

bảy đoá đỏ vàng lam Chiến tranh Lạnh

cũng viết rồi

đất báo chí

công hữu,

ruộng nhà xuất bản, phát hành

công hữu

cho phím bút tôi cày cấy với,

lúa thật nửa vời!

đất làng Đồng Tâm

vẫn là đất toàn dân – công hữu

nhưng quyền sử dụng đất ở đó

nổ bùng trận đạn xác người

đất những “Tắt đèn”,“Bước đường cùng” *

thời hiện tại

Nhân văn - Giai phẩm

thời hiện tại

đã thành đất-mạng-đám-mây

sẽ thành đất-sách-báo-giấy

– quyền bảo lưu trên sách báo giấy ở đời!

đã hiện thực tận cùng đỏ vàng lam bảy đoá

tôi làm thơ yêu đương như thuở hai mươi.

T.X.A.

16-01-2020

....................

(*) Tiểu thuyết “Tắt đèn” (xb. 1937) của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” (xb. 1938) của Nguyễn Công Hoan.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2499499156990687/

14

TÔI LÀM THƠ TÌNH CHO TUỔI HAI MƯƠI

Trần Xuân An

mười năm của tuổi hai mươi đâu phải cả đời người

nhưng đến bạc phơ vẫn còn xanh, thi thoảng

làm ông đạo tình, sông sâu trút lòng đến cạn! *

nhưng tôn-giáo-yêu-đương *

là tiếng chim xanh

hát cho bao lứa mùa xanh

thơ tôi là cánh chim xanh giao liên tình

giữa tôi và em, mùa xanh độ ấy

như muôn thuở làm chim xanh cho muôn đời

là thơ ca, trong đấy

có môi hôn trao lại

tươi hồng trái ngọt triệu mùa xanh

từng cánh chim xanh ngậm từng nụ hôn hồng

từ lồng ngực tôi, từ trái tim em, bay đi bay đến

lẩn khuất vào mùa tuổi xanh

lơ đễnh, quên chúng mình không chỉ chúng mình

tôi viết thay những em, những anh

muôn hướng. Thơ yêu đương cho mọi tình duyên

ngữ “tuổi hai mươi” cũng ước lệ như “trăm năm”

đó là mươi năm yêu đương, chưa thành chồng vợ

nhưng mười bảy đã tình thơ

sáu mươi còn tuổi nhớ

tôi trữ tình công dân

tôi cũng ông đạo tình.

T.X.A.

07:45-10:12, 20-01-2020

................

(*) Bài thơ “Ông Đạo Tình” của Trần Xuân An, trong tập thơ “Tuổi nhớ”, Nxb. Văn hoá - Văn nghệ, 12-2016:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1776183402655603/

Tôn giáo Yêu đương đồng nghĩa với Đạo Tình, có nghĩa là “tôn giáo” của các nhà thơ chuyên làm thơ tình.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2502663080007628/

15

MUA CÚC VẠN THỌ TẾT,

BẬT CƯỜI, THAM TUỔI

Trần Xuân An

vặn ga tưởng còn cao dốc

bỗng dưng đời đổ dốc rồi

ước chi tuổi còn dốc nữa

thêm cao điểm mới gấp đôi.

T.X.A.

23-01-2020

(trưa 29 áp Tết Canh Tí HB20)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2505050503102219/

16

PROTESTANTISME,

NGƯỜI BẠN TRẺ VÔ CAN,

TRÚT KHỎI VAI GÁNH MÁU LỊCH SỬ

Trần Xuân An

lìa bỏ giáo đường

em vào nhà nguyện

là bỏ tiếng vó ngựa sũng máu

La Mã mở rộng biên cương

là lìa xa những cuộc Thập tự chinh

bao chiến thuyền đầy xương nô lệ

là thoát bốn trăm năm Việt Nam

Công giáo – “Thập giá và Lưỡi gươm"

bốn thế kỉ Tin Lành

nơi đâu còn mặt tối

ở Việt Nam trăm năm

hẳn chưa làm ô uế Thánh Kinh?

chúc mừng em, vì còn kính yêu Giê-su

nên em thành Kháng Cách

gánh máu hai ngàn năm Rô-ma

vào Tin Lành, trút khỏi vai mình!

nếu nhà nguyện Tin Lành

dạy em phản quốc

thì nhà nguyện ấy

cũng của quỷ Sa-tan

tìm lối thoát, vì lòng còn kính Chúa

hãy nhớ Chúa bị đóng đinh trên thập giá

dù đế quốc rửa tay, Chúa cũng bị tử hình

bởi La Mã xâm lăng

chúc mừng người bạn trẻ

tìm ra lối thoát

cánh chim suýt chết vì tên

còn sợ cành cong

thì Kinh Thánh Việt Nam

là quốc sử, quốc văn – uy nghi Chim Lạc

bốn nghìn năm

Việt Nam vẫn Việt Nam – vững chãi Trống Đồng

.

trăn trở trong cuộc hoà giải

sau chiến tranh. Đau lòng sông xé

thấy lịch sử Công giáo nước ta

– lịch sử ngoại xâm

lối thoát vững bền

là thờ cúng Gia tiên, Quốc tổ

Kinh Thánh Việt Nam

là quốc sử, quốc văn Việt Nam.

T.X.A.

29-01-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2509833215957281/

17

DÂN TỘC & QUỐC TẾ

Trần Xuân An

khi tâm tưởng hướng về dân tộc

giáo – thuyết ngoại lai, vọng ngoại đáng thương

mọi nước đều dân tộc, đó là quốc tế

quốc tế là đều học khắp nơi, về lại mỗi cội nguồn.

T.X.A.

30-01-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2510370745903528/

18

LUẬT DÂN CHỦ

Trần Xuân An

người cầm bút cứ viết

những điều thao thức

có thể chỉ trích Hiến pháp

có thể góp ý thay đổi Quốc kì

vì lòng tự trọng dân tộc

nhưng trước mắt, thoáng chốc hay lâu dài

phải chấp hành Hiến pháp, tôn trọng Quốc kì

như thế là đúng luật dân chủ

nhà cầm quyền, nhà lập pháp cứ đọc

không phải đời tư, cũng có thể bực mình, xấu hổ

họ có quyền ném bất kì ai vào tù

nhưng Hiến pháp cấm lạm quyền

dù tổng bí thư, chủ tịch nước

dù chủ tịch quốc hội, thủ tướng

cũng phải chấp hành

như thế là đúng luật dân chủ

những con chữ khô như hạt giống

nhưng chưa chết mầm hi vọng

đất quá lâu độc quyền sỏi đá cỗi cằn

luật dân chủ nếu bừng xanh, xanh vạn năm.

T.X.A.

30-01-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2510550999218836/

19

TỪ BIẾM HOẠ TRƯỚC 1917,

VIẾT LẠI ĐỂ GHI NHỚ

Trần Xuân An

Nga sa hoàng điều đình với Trung Hoa, giúp Pháp

kí Hiệp ước Thiên Tân, Pháp nuốt trọn Đại Nam *

Nga Staline uỷ nhiệm Tàu giúp Việt Minh đuổi Pháp

Việt Nam trong ý hệ đỏ, Nga là trung tâm

bạn tôi ơi, lịch sử vòng vèo, bẻ ngoặt

Nga sa hoàng

Nga cộng sản

Nga tư sản cộng hoà

Tàu xâm lược, cả khi bị xẻo thịt da

rồi đồng chí đồng thời xâm lược...

sao người Việt chửi nhau, không hoà giải được?

lại ngợi ca những cường quốc gần, xa?

T.X.A.

31-01-2020

(Mùng 7 Tết Canh Tí HB20)

.................

(*) Dưới bài Lời thưa ngỏ của tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (1997, 2003), tôi đã chú thích:

“Nước Nga sa hoàng (trước Cách mạng Tháng mười Nga 1917, thuộc cánh thực dân xâm lược) đứng ra điều đình để chấm dứt cuộc chiến tranh Pháp - Hoa (1883 - 1885), và hai nước ấy tiến tới kí hiệp ước Thiên Tân (11.05.1884, 04.04.1885. 09.06.1885), khiến thế trận "toạ sơn quan song hổ đấu" của triều đình Huế (do Nguyễn Văn Tường - Tôn Thất Thuyết chủ trương tác động) bị phá vỡ. (Trong sự kiện này, còn có vai trò một người Đức tên Đê-tring [Détring]). Xem: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, chính biên, tập 36, bản dịch Tổ Phiên dịch Viện Sử học, Nxb. KHXH., 1976, tr. 174”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2511443595796243/

Ảnh chụp biếm hoạ của Henri Meyer, 1898: Hàng ngồi, từ trái sang: Anh, Đức, Nga, Nhật; hàng đứng, từ trái sang: Hoa, Pháp. Hoạ sĩ Pháp thể hiện sự thiên vị đối với Nga và Pháp (đồng minh bấy giờ). - Wikipedia - Google search

24

LÁ VÚ SỮA, 1991

Trần Xuân An

lá mang màu đất lên cành

lá quang hợp, cô đậm xanh sắc trời

xưa – sau, gần gũi – xa xôi

lá biện chứng không gian – thời gian đây!

(Lá vú sữa lá âm dương, T.X.A.)

bỗng dưng hay phải vậy, rơi vào thơ tôi chiếc lá

hai nửa từng sự thật, đậm xanh – nâu non

hai cái nhìn, hai lứa tuổi, cũ và Đổi mới

hai tâm trạng, mỗi ấn tượng tâm hồn

Đất nước này bao nhiêu người cầm bút

cây vú sữa, là hiện thực Việt Nam, rứt lá tặng đều

nhất thiên nhiên, loài cây khác nhau hai mặt lá

tặng cái nhìn hai mặt: 1991, biến động – đáng yêu

(thật ra, mỗi biến động thời cuộc

buộc bao người cầm bút phải ngẫm lại cái nhìn

tự xét cái nhìn cố hữu lâu ngày thành định kiến

cây đời thả lá âm dương trên bản thảo, trang in)

với riêng tôi, 19 tuổi tôi, 91 lịch sử

với mọi người, 1975 và 1991, rõ ràng hơn

hai lần lá vú sữa, không tách được hai mặt lá

không trốn được thời tiết, từng giọt sương tròn

(nhưng vết sâu đục, dính nhọ tro ngoài đồng đốt rạ

nào phải tự thân, bản chất lá vú sữa đâu

hai mặt lá âm dương, mắt nhìn đừng phiến diện

cũng đừng kể chi vết nhọ, vết sâu)

xanh đậm – nâu non, phải và trái

mặt lá nào cũng đẹp, cái đẹp văn chương

biến động lịch sử như cơn gió lật, lật lá vú sữa

phản ánh hai màu vào những giọt sương

cây lịch sử, sương nạm ngọc lịch sử

sương không khô, thành vạt nắng tưới tươi cây

đều làm sáng cây, đều nhận về hai màu của lá

lá tung sương làm mưa, trái căng sữa ngọt, đất này

02-02-2020, nâu non – xanh đậm

chưa có gì hay, dù lá vẫn tươi

quay lại thế kỉ trước

Bác Hồ bật khóc năm 20

rơi vào thơ, lá vú sữa nhiệt đới mình nhắc

Hiến pháp Nga 1993, lâu rồi

đa đảng và nhà nước thế tục *

lá xa xôi cũng bừng lên lay lật. Tuyệt vời!

chưa có gì mới đâu, hỡi lá vú sữa

tuân thủ Hiến pháp nước mình thôi

đôi cánh 0202-2020, lá rơi vào giữa

Chim Lạc không thể bay cao. Mùng 9 Tết qua rồi!

hai lần lá vú sữa rơi, 75 và 91, nếu thêm lần khác nữa

toàn bộ tác phẩm tôi từ trung học đến huyệt chôn

vẫn là tôi, tôi vẫn là một chỉnh thể

như toàn diện lá vú sữa là xanh đậm, nâu non

nhưng lá vú sữa rơi thêm một lần khác nữa

Chim Lạc sẽ bay cao, cao vượt mây trời

như nước Nga hôm nay vượt xa nước Nga ngày trước

chuyên chính đơn nhất quá trói buộc người

lá vú sữa là xưa sau, trời đất

75 và 91 là phải vậy mặc dù như thể bỗng dưng

thổ hoàng hiện thực, diệp lục cũng là hiện thực

bài thơ độ ấy, ý thơ trước đó những năm đã từng

lá vú sữa là biểu tượng biến động, mới thay cũ

thống nhất – tất yếu; tất yếu – hết Liên Xô

lá vú sữa là cái nhìn hai mặt, toàn diện

rơi vào trán mọi người, đâu chỉ người cầm bút mơ hồ.

T.X.A.

khuya 08 – 09-02-2020

(15 – 16 tháng giêng Canh Tí HB20)

..........

(*) Điều 13 và điều 14.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2518036411803628/

25

TRONG TRẬN DỊCH BỆNH COVID-19,

KÍNH THƯƠNG NGUYỄN DU

Trần Xuân An

cả đời đau nỗi sông Gianh

quan triều, quê cội đói xanh rau nhà

dịch mấy tỉnh, chất thây ma

Kiều, thi tập sống, còn nhà thơ đi

gấp mười, Bến Hải (diệu kì!)

đau hơn, dịch hại thêm gì dân ta

người người chỉ chừa mắt ra

hỡi Cầu Ý Hệ, dịch tha nước mình.

T.X.A.

13:45-15:06, 14-02-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2522508144689788/

26

NẠN ĐÓI VÀ DỊCH BỆNH 1945

Trần Xuân An

đùng đình động triều đình rồi

bỏ ngôi bôi ngõ trắng vôi muôn trùng (*)

dịch trong năm đói hãi hùng

tầm vông vạt nhọn bập bùng đuốc thiêng

T.X.A.

chiều 14-02-2020

...............

(*) Thuở trước, để trừ dịch bệnh, nhà nhà đều treo lá đùng đình, rải vôi, quét vôi, trước ngõ, dọc đường đi. Bấy giờ, đang xảy ra nạn đói, thủ phạm chính, trực tiếp là phát xít Nhật, và hệ quả đồng thời là dịch bệnh. Do đói, người dân phải lượm nhặt cái ăn thiếu vệ sinh, thây người không ai đủ sức chôn, thối rữa, gây bệnh dịch tả. Trong bối cảnh đau thương ấy, người ta truyền miệng "đùng đình – động đình", "bỏ ngôi – bôi ngõ", xem đó là điềm báo.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2522563621350907/

27

HAI TRẬN SÓNG THẦN,

VANG VỌNG HOÀI

DƯ ÂM GIANH VÀ BẾN HẢI

Trần Xuân An

sóng thần Tây Âu ập vào sông Gianh

đến cực đỉnh thực dân

sinh ra sóng thần Đông Âu ập vào – Bến Hải

giọt nước mắt Gia Long trối trăng để lại

thành ngọc chuôi gươm

Minh Mạng sát tả giữ cơ đồ

như câu trả lời phỏng vấn của Bác Hồ

Lê Duẩn trầm giọng: “Jamais!”, nghinh chiến *

đuổi Tàu Đỏ phía Tây Nam và Bắc, vẫn liên Nga

hai đợt sóng thần, hai thời đại khác

một truyền đạo, thực dân, một nhuộm đỏ, giải thực

sông Bến Hải gần, nhớ sông Gianh xa

trong tháng ngày chống dịch Covid, chúng ta

sẽ thoát nạn, thương Nguyễn Du lịm mất

dù sóng âm vang hoài, ơi Bến Hải, hỡi Gianh à.

T.X.A.

06:45-07:49, 15-02-2020

..................

(*) Jamais: Không bao giờ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523138547960081/

28

HÃY CÙNG NỞ NỤ CƯỜI TỰ HÀO

TRONG CUỘC HOÀ GIẢI

Trần Xuân An

qua nhiều tháng năm trăn trở về hoà giải

trong dân tộc Việt Nam chúng ta

tôi thấy các phe đối phương của nhau

đều đáng tự hào

mặc dù chiến thắng hay chiến bại

duy độc nhất giáo dân Thiên Chúa Rô-ma

lịch sử Giáo hội chẳng thuộc về dân tộc

lại thuộc về ngoại xâm

tôi đã viết bài thơ chúc mừng

tặng cô gái trẻ

tự rời khỏi giáo đường Công giáo

đi về phía nhà nguyện Tin Lành

giũ bỏ những thế kỉ phụng sự đế quốc La Mã

không cứu được Tổ quốc của Chúa

giũ bỏ những thế kỉ Thập tự chinh

máu tràn lút hoa ngập cỏ

giũ bỏ những thế kỉ

mở đường, câu kết với thực dân

chiếm những châu lục khác!

Tin Lành gây oán ở đâu

chưa phải ở Việt Nam

vâng, chúc mừng em đi về phía Tin Lành

như bao giám mục, linh mục thành mục sư

cùng bao tín nhân

vẫn trọn đức tin đặt vào Thiên Chúa

trút gánh nặng quá khứ hai nghìn năm

Rô-ma đánh mất đức tin trong quyền lực

quyền lực chính trị thế gian

hoặc chính Giáo hội Công giáo Việt Nam

tách khỏi Rô-ma như Anh giáo

nhưng

đó là chuyện dù không phải không khả hữu

vẫn ngoài tầm tay với của riêng em

và cuối cùng

nếu không thể tin giáo hội nào, hội thánh nào

thì em, thân yêu ơi

vì em còn đức tin vào Chúa Giê-su

hãy tự xem lồng ngực em

mới thật là giáo đường

Thánh linh Chúa chính là Kinh Thánh

như cách đây nhiều năm

tôi đã làm thơ tặng

hãy giũ bỏ hai nghìn năm lịch sử Rô-ma

em chưa hề can dự

để nở nụ cười tự hào

trong cuộc hoà giải Việt Nam

chan hoà cùng dân tộc

dân tộc Việt Nam

không gì bằng thờ cúng Gia tiên, Quốc tổ.

T.X.A.

14-02-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523363381270931/

29

NGHE “QUỐC TẾ CA”,

NGHĨ VỀ CƠ CHẾ CÁC CHÍNH ĐẢNG

Trần Xuân An

I

không thể không có chính đảng

của giai cấp nông dân

không thể không có chính đảng

của giai cấp công nhân

không thể không có chính đảng

của giai cấp trí thức

lâu lắm rồi, có Đảng Búa Liềm Sao

ngay ở những nước công nghiệp lớn

các chính đảng ấy ở Pháp, ở Mỹ, ở Nhật, ở Anh

ở trăm nước khác

giữ gìn quyền sống cho giọt mồ hôi

thành ngọc trên ruộng đồng

giữ gìn quyền sống vết chai trên lòng bàn tay

thành ngọc trong nhà máy

giữ gìn quyền sống của bộ óc với nếp trán suy tư

gạt bỏ những ống hút cắm vào chất xám

mặc dù tại các nước công nghiệp lớn ấy

không xây dựng chủ nghĩa xã hội toàn trị

các nước ấy dân chủ, tự do

các giai cấp chung sống không sợ bị áp bức

tất cả đều có chính đảng để đấu tranh

II

chắc hẳn sau khi Liên Xô và Đông Âu đỏ sụp đổ

nhiều người không nghe nữa “Quốc tế ca”

có gì sai trong đó

thế gian này

không thể có “đấu tranh này là trận cuối cùng” *

lật đổ một trận là xong

vĩnh viễn sau đó là chuyên chính vô sản

vĩnh viễn triệt tiêu mầm mống tư hữu

ghi vào sổ đen một quán tranh nước chè

một gánh phở bày bán ở lề phố

một góc nhà uốn vành xe đạp

một sạp tạp phẩm lèo tèo hàng ‘phe phẩy’

ghi vào sổ đen hộ nông dân làm ruộng 5%

đều là mầm mống tư hữu rồi thành tư sản

thành địa chủ!

đặc biệt ghi đậm vào sổ đen

giáo đường, chùa chiền, thánh thất

chống chủ nghĩa vô thần, duy vật

chuyên chính vô sản là bạo lực đảm bảo

không còn mầm mống tư hữu nguy cơ nào nữa

không còn mầm mống duy tâm nguy hiểm nào nữa

thế đó chăng

“đấu tranh này là trận cuối cùng”

có nghĩa là lật đổ chế độ phong kiến, tư sản cũ

thiết lập chuyên chính vô sản là xong

các mầm mống nguy cơ phục hoạt

đều đã bị bóp chết

theo dõi sự ngoắc ngoải của chúng

nhưng thật ra

“đấu tranh này là trận cuối cùng” là không thể

vì không thể triệt tiêu con người

không thể diệt chủng loài người

tất thảy đều có óc tư hữu

đều cá nhân chủ nghĩa ích kỉ hay vị tha

đều kì vọng sau cái chết, hương linh còn sống

làm sao triệt tiêu, tiêu diệt được căn tính đó

“đấu tranh này là trận cuối cùng”

hão huyền

chiếc lồng sắt giam nhốt Trái Đất!

căn tính tư hữu và ý thức về cái tôi cá nhân

niềm kì vọng hương linh không mất

lại sẽ phá tung lồng sắt ấy

chỉ có thể chăng chân lí thế này đây:

không xây dựng chủ nghĩa xã hội toàn trị

mọi đất nước đều dân chủ, tự do

các giai cấp chung sống không sợ bị áp bức

tất cả đều có chính đảng để đấu tranh

đấu tranh với nhau, cùng nhau yên vui sống

yên vui chết với niềm tin

hương linh còn cõi vĩnh hằng

III

tôi biết

vẫn còn nhiều học giả chuyên chính vô sản

mỉm cười nhắc nhở

hay cau mặt thầm mắng mỏ

quên rồi sao

tư hữu vật liệu tiêu dùng

– nhà cửa, xe cộ

khác với tư hữu tư liệu sản xuất

– ruộng đất, nhà máy

quên rồi sao

chính tiến trình cải tạo để xác lập

quan hệ sản xuất mới dưới chuyên chính đỏ

thực tiễn ấy sẽ tác động lại

cải tạo cả căn tính con người

bản tính tư hữu của loài người

rất biện chứng

con người vì tuyệt vọng lòng tham chiếm hữu

tuyệt vọng lòng tham bóc lột đồng loại

tuyệt vọng lòng tham bóc lột đất và máy

dần dần sẽ chết hẳn lòng tham đó

chỉ còn chăng óc vun quén cá nhân ‘cò con’

như con chim sau khi bị nhốt vào lồng

giẫy giụa, dĩ nhiên

nhưng rồi bản năng sống sẽ cất lên tiếng hót

thanh thoát, yên vui

người duy vật biện chứng

không chủ yếu cải tạo con người, loài người

bằng lí thuyết

mà cải tạo bằng thực tiễn, trong thực tiễn

biến tiến trình chịu cải tạo thành tự cải tạo

bằng thực tiễn, trong thực tiễn

vâng, tôi nhớ

tôi đọc thấy lí luận đó trong máu thịt tôi

nhưng các nhà chuyên chính vô sản quên mất

quy luật

quên mất tháng năm dài trì trệ

Liên Xô và Đông Âu

sụp đổ

cải cách, cải tổ, đổi mới làm bừng sức sống

căn tính tư hữu lại bung ra, bật lên, khởi sắc

đó là động lực cho hàng hoá ngập tràn, xuất khẩu

đó là động lực cho thóc gạo thừa dư, xuất khẩu

căn tính tư hữu lại cần đến pháp luật điều chỉnh

đặc biệt

cần đến cơ chế đấu tranh giữa các chính đảng

vậy đó, tôi không quên

quá trình lật qua lật lại óc tư hữu

IV

nghe lại “Quốc tế ca”

thấy giai cấp lãnh chúa chủ nô tàn bạo thế nào

giai cấp tư sản bóc lột thế nào

và sự thật Liên Xô, Đông Âu, Trung Hoa đỏ

chuyên chính đè nặng nhân dân ngạt thở

thế đó

rất cần cơ chế đấu tranh giữa các chính đảng

và luật pháp độc lập, dĩ nhiên

bi kịch loài người!

giai cấp nạn nhân hát “Quốc tế ca”

lập chính đảng để đấu tranh

lại trở thành thủ phạm độc tài, toàn trị

và dù sao đi nữa

thế giới cũng chào mừng Nga, Đông Âu

bài thơ này, tôi vẽ vời vu vơ thêm

về Nga, Đông Âu

rồi trở về với thực tại

chút kiến thức học khôn

ở nước mình viết ra, thành dại

kiến thức, kiến thức, đơn thuần kiến thức

ý tưởng vẽ vời, chỉ thế, không hơn.

T.X.A.

sáng sớm 16-02-2020

................

(*) “C'est la lutte finale” (Đây là cuộc chiến đấu cuối cùng).

“Quốc tế ca”:

https://youtube.com/watch?v=3ZgiCgC1DyI&feature=youtu.be

https://m.youtube.com/watch?feature=youtu.be&v=3ZgiCgC1DyI

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523982107875725/

.

30

NGƯỜI CẦM BÚT

Trần Xuân An

I. TÔI

vào sâu thẳm lòng người

phơi mở cõi đời phức diện, và trầm tư, suy tưởng

mênh mang đất trời, linh thiêng tín ngưỡng

viết bao thời kì sử, đậm chiến tranh đỏ - vàng

thế đó, từ nhỏ nhoi hạt lệ, tiếng cười khúc khích

đến to tát hoà giải ý hệ, máu xương

người viết, thật ra, chỉ sách báo đầy phòng, tay phím bút

xưa nay mỗi một Cao Bá Quát quẳng bút cầm gươm

chữ có gầm thét cũng chỉ là chữ

là lối kiến đi, là đường ong bay

đau như kiến cắn, ngọt như mật ngọt

tôi đóng góp chữ cho Đất nước mình đây

hãy sợ bọn cướp trong túi quần giấu súng

hãy lo những quan chức giấu âm mưu trong đầu

chữ của người cầm bút nào cũng mực đen giấy trắng

chẳng có hạng người nào minh bạch hơn đâu!

II. BAO NGƯỜI CẦM BÚT KHÁC

đối với ai cũng thế, chữ là chữ trong tác phẩm

thông điệp của tác phẩm hướng đến điều chi

còn bên ngoài tác phẩm, người viết làm nghề khác

cũng đều là công dân, ta bận tâm gì!

chiến tranh đỏ - vàng, chuyện xanh vỏ đỏ lòng, li kì

nhưng không có người viết nào chữ đỏ lòng, vàng vỏ

làm sao lòng dạ đỏ

khi chữ bắn vào phe đỏ là viên đạn phe vàng!

kẻ không tâm huyết với chữ mình, hoà bình, càng rõ

sợ nhất sâu trong bát canh sôi, hoá bướm ngoại xâm

nay hoà giải, thuở chữ vàng lòng vàng, chữ đỏ lòng đỏ

“sông có khúc”, những ai, thì thuở đó cũng xa xăm

“Cởi trói”, thôi đa đảng bề ngoài, nhưng đa nguyên mạng

là tình thế, chiến tuyến, cũ và mới, khác rồi

suy ngẫm chữ đặt trong tác phẩm

chữ ai tâm huyết với dân tộc núi sông: lòng dạ sáng ngời

III. TÔI LẠI NÓI VỀ TÔI

dưới chế độ vàng, sinh viên sư phạm, không vàng

chế độ đỏ, dạy học, làm dân hội nhà văn thành phố,

ngoài đoàn đảng

đời tôi đó, tuổi học trò đến quãng râu tóc trắng

viết tiểu thuyết, phê bình, sử học, chung thuỷ thơ ca

tôi minh bạch sách báo giấy, mạng toàn cầu sáng rõ

không chuyền kín, mật trao, ẩn mặt, giấu tên

treo biển giữ bản quyền tác giả – mồ hôi trái tim, khối óc

tôi muốn cống hiến, cũng không đến nỗi ươn hèn.

T.X.A.

trước 09:45 ngày 18-02-2020 HB20

& 20-02-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2525559997717936/

Phụ lục:

Soạn để tặng các bạn trẻ

có quê quán Miền Nam (phía Nam sông Bến Hải):

QUA SÔNG GIANH

Nguyễn Du (1765-1820)

cuối bãi cát bằng mây nước nổi

bến xưa khói sóng thu long lanh

ven bờ một hướng thông khơi rộng

ranh giới mấy triều xẻ nước lành

luỹ cũ ba quân bay lá úa

xương tàn trăm trận vùi lau xanh

nhân dân bờ Bắc đừng hiềm ngại

ba kỉ xưa, ta cũng bắc Gianh *.

T.X.A. dịch vần

20-02-2018

……………..

(*) Thời còn trẻ, Nguyễn Du từng làm lính trong quân đội vua Lê chúa Trịnh ở Thái Nguyên, với chức vụ chánh thủ hiệu quân Hùng hậu (một chức võ quan nhỏ). Nhưng sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) thu giang sơn về một mối, ông ra làm quan cho triều Nguyễn. Lúc sáng tác bài thơ này, trong quãng 1809-1813, không xa thời điểm Nguyễn Huệ nối liền Thuận Hoá với Đàng Ngoài (1789), Nguyễn Ánh nhất thống đất nước (1802), ông đang giữ chức cai bạ (bố chính sứ, tương đương chủ tịch tỉnh ngày nay) tại tỉnh Quảng Bình. Bài thơ viết về sông Gianh, sông tuyến chia cắt đất nước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (tương tự như sông Bến Hải về sau).

Ý câu thơ muốn nói với dân bờ Bắc đừng tưởng ông là quan nhà Nguyễn từ đầu đến lúc ấy, mà trước đó 30 năm, ông cũng là quan binh chúa Trịnh như họ là dân chúa Trịnh mà thôi, qua việc xác định ông là người đồng châu với họ (thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất phía bắc sông Gianh thuộc tỉnh Hà Tĩnh).

(T.X.A. chú)

渡靈江

平沙盡處水天浮,

浩浩煙波古渡秋。

一望津涯通巨海,

歷朝彊界在中流。

三軍舊壁飛黃葉,

百戰殘骸臥綠蕪。

北上土民莫相避,

卅年前是我同州。

Nguồn bản chữ Hán:

http:// www. thivien. net/ Nguy%E1%BB%85n-

Du/%C4%90%E1%BB%99-Linh-giang/poem-roO3W1UWlmfv4bE0B_6Xsw

Phiên âm Hán Việt:

Độ Linh giang

Bình sa tận xứ thuỷ thiên phù,

Hạo hạo yên ba cổ độ thu.

Nhất vọng tân nhai thông cự hải,

Lịch triều cương giới tại trung lưu.

Tam quân cựu bích phi hoàng diệp,

Bách chiến tàn hài ngoạ lục vu.

Bắc thướng thổ dân mạc tương (tướng) tị,

Táp niên tiền thị ngã đồng châu.

Dịch nghĩa:

Qua đò sông Gianh

Cuối bãi cát là chỗ trời và nước bồng bềnh.

Mùa thu, nơi bến cũ, khói sóng lồng lộng,

Đứng ở bến sông, trông suốt tận bể khơi.

Qua bao nhiêu thời đại, ranh giới Nam Bắc

là ở giữa lòng sông này.

Trên lũy cũ của ba quân, lá vàng bay lả tả.

Xương tàn trăm trận đánh nằm trong bụi cỏ xanh.

Dân vùng bắc sông chớ xa lánh ta,

Ba mươi năm trước, các người

cũng là đồng châu với ta đó.

(Nguồn phiên âm, dịch nghĩa: Wikisource. org;

Đối chiếu: Mai Quốc Liên cùng một nhóm dịch giả, “Nguyễn Du toàn tập”, tập 1, Nxb. VH. & TTQH., 1996, tr. 250-251)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2008372956103312/

DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TRẦN XUÂN AN

I. Thơ

1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.

2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.

3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.

4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.

7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.

8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.

10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.

11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.

12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.

13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.

14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.

15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.

16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.

17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017

18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017

19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018

20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018

21. Danh dự, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 10-2018

22. Cái nhìn của người hậu chiến, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 04-2019

23. Lí lịch và quốc sử, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 07 & 10-2019

24. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 02-2020

II. Tiểu thuyết, truyện kí:

25. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.

26. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.

27. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.

28. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.

29. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

30. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.

31. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.

32. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.

33. Sáng đều hai nửa gương mặt – truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016

III. Nghiên cứu, khảo luận:

34. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.

35. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

36. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp…(Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.

37. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

38. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.

39. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.

40. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.

IV. Phê bình & bình luận:

41. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.

42. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.

43. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.

44. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.

45. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.

46. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.

Có 10 cuốn, viết và công bố từ 2014 trở về trước, chưa xuất bản thành sách giấy được, tôi (tác giả T.X.A.) đã gửi bản chữ vi tính cho YBOOK, thành viên của NXB. Trẻ, TP.HCM., cụ thể là gửi trực tiếp tại NXB. cho cô Hoạ Mi.

Trong đó, có hai đầu sách phê bình & bình luận, “Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận” Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương”, tôi đã gửi cả bản in giấy A4 và bản chữ vi tinh cho Chi nhánh NXB. Văn Học – anh Trương Đình Chiến – để xin giấy phép xuất bản dạng sách in giấy, nhưng chưa được cấp giấy phép.

TRÂN TRỌNG MỜI XEM

Bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:

1) Tuổi học trò của tôi

(hồi kí - tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012

Tác giả tự thuật về bản thân

qua việc khắc hoạ nhân vật Trần Nguyễn Phan

2) Ngôi trường tháng giêng

(tiểu thuyết - hồi ức, 1998), Nxb. Thanh Niên, 2003

Tác giả tự phân thân, khắc họa bản thân

qua việc xây dựng ba nhân vật Đặng Nam, Khoai,

Lộc Biếc

3) Bên kia Dốc “Mạ ơi!”

(truyện - hồi ức, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012

Tác giả tự khắc họa bản thân

qua việc xây dựng nhân vật Phan Huyên Đình

4) Giữa thuở chuyển mùa

(truyện - hồi ức, 2013), Nxb. Trẻ, 2013

Tác giả tự khắc họa bản thân

qua việc xây dựng nhân vật Nguyễn Phan Huyên

MƯỜI HAI (12) ĐẦU SÁCH

TRONG SÁU NĂM TRÊN FACEBOOK,

06-03-2014 — 23-02-2020

...........................................

Trân trọng mời đọc & tự in thành sách giấy

11 ĐẦU SÁCH THƠ, TRUYỆN, VỚI CHUYÊN ĐỀ

HOÀ GIẢI DÂN TỘC

SAU CUỘC NỘI CHIẾN – CHỐNG NGOẠI XÂM

TRONG CHIẾN TRANH LẠNH

(1945-1954-1975 — 1989/1991)

(kể thêm tập thơ tình cảm TUỔI NHỚ là 12 đầu sách).

.

Tác giả: Trần Xuân An

(tác giả của 46 đầu sách: 25 đầu sách xuất bản thành sách in giấy, 20 đầu sách PDF và 1 tuyển tư liệu)

..........................................

1) ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, tập thơ (45 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/10/0_best_txa_tap-tho-14_bo-sung-tuyen-ngon-loi-the-vn-18-9hb15-copy.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/txa-de-long-nguoi-thoi-tram-uat

2) SÁNG ĐỀU HAI NỬA GƯƠNG MẶT, truyện vừa gồm 6 truyện ngắn

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/01/txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat_19-01hb16.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/dau-sach-36-txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat

3) CẦU Ý HỆ, tập thơ (46 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/11/txa_cau-y-he_arial_co-sach__tap-tho-thu-16_04-11hb16.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/cau-y-he-txa-dau-sach-37

4) ĐỘC LẬP THẬT, KHÁT VỌNG!, tập thơ (88 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/06/4_for-layout_doc-lap-that-khat-vong_20-6hb17.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/tap-tho-thu-17_muc-luc

5) CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH, tập thơ (60 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb173.pdf (phần 1)

PDF tại txawriter.wordpress.com:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/12/txa_p1p2_chiec-cau-chien-tranh-lanh_60-bai_10-09-10-12hb17.pdf (trọn tập, 2 phần)

.

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/phat-hanh-tap-tho-chiec-cau-chien-tranh-lanh

6) BỐN NĂM CHỮ THẬP ĐỎ, tập thơ (40 bài thơ)

(Công bố tập thơ thứ 19 trong 40 đầu sách của T.X.A. và 01 sưu tập tư liệu)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2018/03/txa_bon-nam-chu-thap-do_22-3hb18.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bon-nam-chu-thap-do_tap-tho19-tren-41

https://txawriter.wordpress.com/2018/03/22/cong-bo-tap-tho-thu-19-trong-40-dau-sach-cua-t-x-a-va-01-suu-tap-tu-lieu/

7) TRONG TÔI BẾN HẢI VÀ THẠCH HÃN, tập thơ (57 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2018/07/00_txa_final_frint_trong-toi-ben-hai-va-thach-han_25-7hb18.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457

8) DANH DỰ, tập thơ (71 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2019/01/00_bo-sung-2056_txa_final_frint_danh-du_19-01hb19.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2173507112923228

9) CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HẬU CHIẾN, tập thơ (60 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2019/06/000_4-bai_2-pages-per-sheet_cai-nhin-nguoi-hau-chien_29-04-10-06hb19.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2265975710343034

10) LÍ LỊCH & QUỐC SỬ, tập thơ bốn mươi bảy (47) bài thơ

PDF:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2339134639693807/

https://txawriter.wordpress.com/2019/07/24/cong-bo-dau-sach-thu-10-ve-hoa-giai-dan-toc-tap-tho-li-lich-quoc-su/

11) SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN, ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY THẾ ĐÓ, tập thơ ba mươi (30+6) bài thơ

PDF:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2529568823983720/

https://txawriter.wordpress.com/2020/02/23/tap-tho-10-hoa-giai-dan-toc-sau-hai-dot-song-than/

..........................

...........................

12) TUỔI NHỚ, tập thơ (45 bài thơ), NXB. Văn hoá - Văn nghệ ấn hành, 12-2016:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2028854877388453

..........................

...........................

TỒNG CỘNG MƯỜI MỘT (11) TẬP THƠ

GỒM NĂM TRĂM CHÍN MƯƠI LĂM (595) BÀI THƠ

(kể cả tập thơ “Tuổi nhớ”, 45 bài thơ)

& MỘT (01) TẬP TRUYỆN NGẮN LIÊN HOÀN

gồm sáu (06) truyện như một truyện vừa

cùng một ít bài luận.

..........................

...........................

Đặc biệt,

06 năm qua,

11 đầu sách về đề tài hoà giải dân tộc

(không kể tập thơ “Tuổi nhớ”),

tác giả đứng trên lập trường

thuần tuý dân tộc Việt Nam

để suy tư và viết.

MỤC LỤC:

SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN,

ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY THẾ ĐÓ

Tập thơ, gồm 30+6 bài thơ mới viết + 2 bài cũ,

sau tập thơ “Lí lịch & quốc sử Chiến tranh Lạnh”

Link trang “Mục lục” này:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2529568823983720/

https://txawriter.wordpress.com/2020/02/23/tap-tho-10-hoa-giai-dan-toc-sau-hai-dot-song-than/

1

TÔI ĐỊNH NGHĨA TÔI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2428007997473137/

2

HUẾ, TUỔI LỚP TÁM HÀM NGHI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2445071542433449/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2530330030574266/

3

CUỘC “CÁCH MẠNG”

DO ‘THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM’

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2454568938150376/

4

DE RHODES PHẢN CHÚA JESUS MẤT NƯỚC

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2455242334749703/

5

LÒNG BIẾT ƠN VĂN MINH

VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG

DANH NHÂN NƯỚC NGOÀI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2456518137955456/

6

HỒI CHĂM – BÀ LA MÔN CHĂM

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2459347981005805/

7

SÁT TẢ & CHỐNG CỘNG TRONG SỬ KÍ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2465008957106374/

8

VẤN NẠN LỊCH SỬ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2467825330158070/

9

NHÌN CHỮ KÍ MÌNH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2468856366721633/

10

TÔI VIẾT “CHÚA GIÊ-SU PHẢN ĐẾ”

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2470674583206478/

11

VIẾT TIẾP BÀI THƠ VẤN NẠN LỊCH SỬ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2485309345076335/

12

KHI RUỘNG ĐỒNG UẤT HẬN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2494321607508442/

https://txawriter.wordpress.com/2020/01/13/khi-ruong-dong-uat-han/

13

TÁI BÚT CỦA MỘT BÀI THƠ THỜI SỰ,

LOẠI THƠ ÍT KHI LÀM

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2499499156990687/

14

TÔI LÀM THƠ TÌNH CHO TUỔI HAI MƯƠI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2502663080007628/

15

MUA CÚC VẠN THỌ TẾT,

BẬT CƯỜI, THAM TUỔI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2505050503102219/

16

PROTESTANTISME,

NGƯỜI BẠN TRẺ VÔ CAN,

TRÚT KHỎI VAI GÁNH MÁU LỊCH SỬ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2509833215957281/

17

DÂN TỘC & QUỐC TẾ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2510370745903528/

18

LUẬT DÂN CHỦ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2510550999218836/

19

TỪ BIẾM HOẠ TRƯỚC 1917,

VIẾT LẠI ĐỂ GHI NHỚ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2511443595796243/

20

Bản A

CHÚC VẠN SỰ NHƯ Ý

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2512106479063288/

Bản B (bảy chữ)

CHÚC VẠN SỰ NHƯ Ý

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2512106479063288/

Xem lại:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2235109463429659/

21

TẶNG MỘT BẠN THƠ NGHỆ TĨNH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2512253595715243/

22

ĐỘC ĐẢNG SẼ BIẾN CHẤT

THÀNH ĐẢNG CỦA BỌN GIẢ TRÁ VÀ HÈN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2513648355575767/

23

TÔI TUÂN THỦ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2517115901895679/

24

LÁ VÚ SỮA, 1991

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2518036411803628/

25

TRONG TRẬN DỊCH BỆNH COVID-19,

KÍNH THƯƠNG NGUYỄN DU

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2522508144689788/

26

NẠN ĐÓI VÀ DỊCH BỆNH 1945

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2522563621350907/

27

HAI TRẬN SÓNG THẦN,

VANG VỌNG HOÀI

DƯ ÂM GIANH VÀ BẾN HẢI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523138547960081/

28

HÃY CÙNG NỞ NỤ CƯỜI TỰ HÀO

TRONG CUỘC HOÀ GIẢI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523363381270931/

29

NGHE “QUỐC TẾ CA”,

NGHĨ VỀ CƠ CHẾ CÁC CHÍNH ĐẢNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2523982107875725/

30

NGƯỜI CẦM BÚT

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2525559997717936/

Xem thêm ghi chú cần thiết:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2528961174044485/

Bổ sung (ngày 18-03-2020):

31

ĐỀ TỪ CHO CHÙM THƠ CUỐI TẬP:

BÚT NHÓM ĐẤT VÀNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2547939322146670

32

Bài mới viết, bổ sung:

TÔI KHÔNG CAN DỰ GÌ, XIN THƯA RÕ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2536804306593505/

[32 bis]

Bản trình bày khác với bản trước:

TÔI KHÔNG CAN DỰ GÌ, XIN THƯA RÕ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2536804306593505/

33

COVID, CÁCH LI MỖI NGƯỜI

& NGÀY NÓI ĐÙA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2560541800886422/

34

TRẢ LỜI BẠN TRẺ, 1945-1975,

NGŨ CƯỜNG NGOẠI XÂM NÀO

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2567822796824989/

35

THƠ VUI CHẢY NƯỚC MẮT

THÁNG TƯ DỊCH COVID 19

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2571243153149620/

36

LÍ LỊCH, TỘC PHẢ & HOÀ GIẢI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/257294040964656

[37]

Bài cũ:

HUẾ VÀ CHE GUEVARA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1793515947589015/

[38]

Bài cũ:

HƯỚNG MẮT NHÌN RA BIỂN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2380086888931915/

Phụ lục: Soạn để tặng các bạn trẻ có quê quán Miền Nam (phía Nam sông Bến Hải):

QUA SÔNG GIANH

Nguyễn Du (1765-1820)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2008372956103312/

Danh mục tác phẩm của tác giả

Trân trọng mời xem bốn (04) đầu sách hồi kí & có tính chất tự truyện

Về mười một đầu sách “Hoà giải dân tộc”

Mục lục tập thơ

Vài nét về tác giả

~~ o0O0o0O0o ~~

NHÀ XUẤT BẢN

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc - Tổng biên tập

Chịu trách nhiệm nội dung:

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập

Biên tập & sửa bản in:

Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:

Đơn vị liên kết: Tác giả.

Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.

Số ĐKKH:

Quyết định xuất bản số:

ngày tháng năm

In 500 cuốn, tại XN. In

In xong và nộp lưu chiểu tháng năm .

Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:

20

Bản A

CHÚC VẠN SỰ NHƯ Ý

Trần Xuân An

đầu năm chúc nhau mọi điều như ý nguyện

nhưng chẳng toàn như ý, trần ai là đời

độc lập, tự do, phải thật thêm tự do, độc lập

nếu hoàn tất, cần chi mùa lộc mới đâm chồi!

độc lập, tự do nước ta kém thua nhiều nước

dù sông máu núi xương nhất thế giới rồi

nhất là máu xương nội chiến

tự do, độc lập cần nhân đôi, và dân chủ gấp đôi.

T.X.A.

01-02-2020

(ngày mai, Mùng 9 Tết, dãy số đặc biệt:

02-02-2020)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2512106479063288/

Xem lại:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2235109463429659/

Bản B (bảy chữ)

CHÚC VẠN SỰ NHƯ Ý

Trần Xuân An

chúc tết vạn điều như ý nguyện

nhưng chưa như ý, trần ai đời

tự do độc lập còn chưa thật

hoàn thiện, cần chi xuân nẩy chồi!

tự do độc lập thua nhiều nước

dù máu xương cao nhất cõi người

cao nhất là xương máu nội chiến

đòi độc lập dân chủ gấp đôi!

T.X.A.

01-02-2020

(ngày mai, Mùng 9 Tết, dãy số đặc biệt:

02-02-2020)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2512106479063288/

Xem lại:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2235109463429659/

21

TẶNG MỘT BẠN THƠ NGHỆ TĨNH

Trần Xuân An

tặng bạn Nguyễn Văn Hùng (nhà thơ)

gương mặt bạn trông giống mẹ

khiến bạn kính cẩn soi gương

kính cẩn mọi lần rửa mặt

nên chân dung không tầm thường.

T.X.A.

01-02-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2512253595715243/

.

22

ĐỘC ĐẢNG SẼ BIẾN CHẤT

THÀNH ĐẢNG CỦA BỌN GIẢ TRÁ VÀ HÈN

Trần Xuân An

năm cuối tuổi sinh viên

khi viết “Mùa thanh niên” trên sông Thạch Hãn (1)

lần đầu tiên, thơ tôi vang lên từ “Đảng”

dĩ nhiên đó là đảng cầm quyền

mặc dù trước “Cởi trói”, còn đa đảng đa nguyên

nhưng hai chính đảng kia – hai tập hợp rỗng

chuyên chính độc tôn, nhưng hào quang lồng lộng

một Đảng Đỏ làm nên Ba Đoá Đỏ chống xâm lăng

có điều, khốn khổ quá hiện thực nhân dân

độc đảng, độc quyền là “cửa quyền”, đau nhân phẩm

trang giấy trắng bị vò thành giấy thấm

lem luốc quyền bình đẳng trong Nhân quyền

thân phận người Miền Nam nhục nhã thường xuyên

không khác chi thuở quý tộc đặc quyền và nô lệ

Ba Đoá Đỏ lẽ nào không đau cơ chế

đau quốc thể, đau dân quyền, dù thắng ngoại xâm

thấm thía như những bà má, bà bủ, bà bầm

trước cửa hàng độc quyền, bán hàng như ban phát

ai tự ái, tự trọng, chỉ còn cam đành đói khát

độc đảng cầm quyền chỉ kết nạp bọn giả trá và hèn

hào quang Ba Đoá Đỏ, sử sách không quên

và cũng không thể quên Nhân quyền như giun bị xéo

lương tâm, phẩm cách không bị độc quyền xà xẻo

khi biện chứng lưỡng đảng, không thể độc quyền

thế buộc, không phải lỗi lớp người cứu quốc đầu tiên

dù gốc Liên Xô hơn bảy mươi năm, trốc gốc

toàn trị, độc tài thời nào cũng tàn độc

tự ruỗng nát, tự sụp đổ, biện chứng chỉ rõ: độc quyền!

Nga và Đông Âu đâu phải khùng điên

thắng phát xít, vẫn vứt chính thể độc tài, sai quy luật

mọi công dân chỉ đích thực bình đẳng, tự do, độc lập

chung một luật âm dương, lưỡng khối đảng, đứng riêng

dù sao tôi vẫn yêu và nhớ “Mùa thanh niên”

nhớ Ba Đoá Đỏ, gốc Liên Xô – Nga và Đông Âu trốc gốc

vẫn kỉ niệm thắng phát xít, nhưng họ không còn nô bộc

nô bộc chính đảng độc quyền, thời ấy xa rồi (2)

gốc Liên Xô, tháp cành Trung Quốc, ngoại lai thôi

nịnh ngoại cường đồng chí, khiến dân quen lệ thuộc

làm rõ nguyên nhân nội chiến, nỗi đau vận nước

tách thành hai đảng thuần dân tộc, chống độc quyền.

T.X.A.

03-02-2020

(sinh nhật tuổi 90 của Đảng Cộng sản Việt Nam)

....................

(1) Tập san định kì Văn nghệ Bình Trị Thiên, 1978.

Làm thơ đỏ từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên từ “Đảng” xuất hiện trong thơ tôi. Chỉ một lần như vậy, bẵng đi vài ba chục năm, mới xuất hiện lại, nhưng có kèm sắc thái “góp ý”.

Ghi chú thêm:

Đảng Cộng sản Việt Nam có công lớn: góp phần đánh đuổi Nhật, thắng Pháp và thắng Mỹ (Ba Đoá Đỏ). Nhưng Đảng có một trong những hạn chế là tạo ra sự cách bức, phân biệt đối xử trong xã hội: giữa đoàn viên, đảng viên với người ngoài đoàn, ngoài đảng. Đoàn viên, đảng viên thuộc đẳng cấp cao về sinh mệnh chính trị, được hưởng nhiều quyền lợi như ưu tiên đi học, thăng chức, nắm quyền lãnh đạo bất kì nơi công tác nào (kể cả hoạt động bí mật), được điểm son về lí lịch cho con cháu...v.v... Nhân dân gọi đó là quý tộc đỏ.

Do danh hiệu đoàn viên, đảng viên có kèm theo quyền lợi chính trị (phát sinh quyền lợi kinh tế, "bổng lộc"), lại ở trong chính thể độc đảng cầm nắm chính quyền, nên dẫn đến tình trạng có nhiều người phấn đấu vì chức quyền và các quyền lợi khác, trên con đường độc đạo, không còn đường nào khác, và hệ quả là đoàn, đảng biến chất, ngày càng tệ hại. Có thể kết luận: ĐỘC ĐẢNG SẼ BIẾN CHẤT THÀNH ĐẢNG CỦA BỌN GIẢ TRÁ VÀ HÈN.

"Thẳng thắn, thật thà, thì thua thiệt

Lọc lừa, luồn lọt, lại lên lương"

Câu đối dân gian có xuất xứ từ Miền Bắc trước 1975, nói rõ về sự giả trá, đặc biệt ở cách chơi chữ: “thua thiệt” đối với “lên lương”, nên “thiệt” (đối với danh từ “lương”) không chỉ là thiệt thòi, mà (cũng là danh từ) có nghĩa là cái lưỡi.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là như thế.

.

(2) HIẾN PHÁP LIÊN BANG NGA 1993

(trích nguyên văn)

”Điều 13

1. Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa dạng về tư tưởng.

2. Không một hệ tư tưởng nào được coi là chính thức hoặc bắt buôc.

3. Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa nguyên, đa đảng. (*)

4. Các tổ chức xã hội bình đẳng trước pháp luật.

5. Cấm thành lập và cấm sự hoạt động của các tổ chức xã hội có mục đích hay hành động hướng tới việc dùng bạo lực để thay đổi nền tảng chế độ hiến pháp và xâm phạm sự toàn vẹn của Liên bang Nga, đe doạ an ninh quốc gia, thành lập các tổ chức có vũ trang, gây sự chia rẽ về xã hội, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo.

Điều 14

1. Liên bang Nga là nhà nước thế tục. Không một tôn giáo nào được coi là tôn giáo nhà nước hoặc bắt buộc.

2. Các tổ chức tôn giáo tách rời khỏi nhà nước và bình đẳng trước pháp luật”.

(trang 58-59, nguồn: xem dưới) (**)

.....................

(*) “9. Đảng chính trị:

Hiện tại, trong Đuma quốc gia có bốn đảng chính trị lớn gồm:

+ Đảng Nước Nga đoàn kết;

+ Đảng Cộng sản Liên bang Nga;

+ Đảng Tự do dân chủ Nga;

+ Đảng Nước Nga công bằng”.

(trang 50, nguồn: xem dưới) (**)

.

(**) Nguồn: Sách

Văn phòng Quôc hội – Trung tâm Thông tin, Thư viện & Nghiên cứu khoa học (CILRES),

“Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới”, Nxb. Thống Kê, Hà Nội - 2009

https://thuvien.quochoi.vn/sites/default/files/ruot_hien_phap_mot_so_nuoc_12-1_layout_1.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2513648355575767/

.

23

TÔI TUÂN THỦ

Trần Xuân An

không khát biết, không thành kẻ sĩ

dù có điều, biết để biết thôi

Nga độc đảng rồi Nga đa đảng

chân lí Đỏ đã cọ xát đời

đa đảng và nhà nước thế tục *

Nga chung hướng giá trị loài người

Hà Nội dò vết xe Đỏ đổ

soi Hiến pháp Nga, như chưa soi!

không thể nào một ai, nước khác

khiến Nga thôi chuyên chính Đỏ rầu

không nổi dậy. Mấy ai phản đối!

vượt biên sang nước đồng chí đâu?

Đảng Đỏ Nga dù còn đối trọng

hăm chín năm thôi đỏ nước Nga

tâm người hơn, đầu thôi nô bộc

dân Nga nào tiếc "Quốc tế ca"

và biết rõ Hà Nội chậm mới

biết Đỏ sai, vẫn sợ đổi thay

tôi cầm bút không làm chính trị

chấp hành Hiến pháp Việt Nam đây.

T.X.A.

07-02-2020

.....................

(*) Điều 13 và điều 14 Hiến pháp Liên bang Nga, 1993 đến nay (thành quả chung của tiến trình văn minh nhân loại, không đề cao danh tính nhân vật nào, quốc gia nào).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2517115901895679/

Ảnh toàn bìa

Bìa 4:

ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ

(do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 2017)

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Trần Xuân An

Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.

Nguyên quán: Quảng Trị (họ Trần Xuân tại Trúc Lâm, Gio Linh và họ gốc Nguyễn Văn tại An Cư, Triệu Phong)

Dân tộc: Kinh (Việt Nam)

Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.

Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).

Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).

Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.

Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., tiếp tục công việc viết, chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình...

Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..

Là tác giả của 45 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.

Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.

Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

Phần gấp bìa 4:

GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:

Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:

1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).

2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).

3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).

4. 700 năm thơ Huế (Ban tuyển chọn, Nxb. Thuận Hóa, 2008).

5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).

6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên,1998).

7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).

8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)

9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…

ĐĂNG BÀI TRÊN BÁO CHÍ:

Tuổi Ngọc (1973), Văn nghệ Giải phóng (từ 1975), Văn nghệ Bình Trị Thiên, Văn hoá Bình Trị Thiên, Văn nghệ TP.HCM., Nhân Dân, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt, Văn nghệ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Kiến thức Ngày nay, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Huế Xưa & Nay, Tạp chí Thơ…v.v…

Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện từ, Trang TTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam, Trang TTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM., Trang TTĐT. Quê nhà (báo Tổ Quốc), Trang TTĐT. Văn nghệ Đồng bằng Sông Cửu Long…v.v...

Giaodiem. com, Chimviet. free. fr, BBCVietnamese. uk. com …v.v…

phongdiep.net , trannhuong.com, Văn chương Việt...v.v...

Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM., Đài Phát thanh Bình Trị Thiên, Đài Phát thanh Lâm Đồng…v.v…

Địa chỉ tác giả:

71B Phạm Văn Hai,

Phường 3, Tân Bình, TP.HCM., Việt Nam

(028) 38453955 & 0908 803 908

tranxuanan.writer@gmail.com

Điểm mạng toàn cầu cá nhân:

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.tranxuanan-poet.net

http://www.tranxuanan-bienkhao.name.vn

http://txawriter.wordpress.com

http://youtube.com/user/AnTranXuan

https://facebook.com/tranxuanan.writer

& một số ảnh bìa sách của Trần Xuân An đã xuất bản

Sau khi lần lượt công bố từng bài

(ngày giờ ghi bên dưới mỗi bài),

tác giả tự tập hợp lại thành tập thơ

và công bố, phát hành trọn tập trên Facebook,

các điểm mạng toàn cầu cá nhân:

23-02-2020 (HB20)

NGÀY TẠO THÀNH TỆP PDF:

23-02-2020

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG