Trần Xuân An - Đức Chúa Giê-su đã bị xuyên tạc thế nào?

.

CHÚA GIÊ-SU ĐÃ BỊ XUYÊN TẠC THẾ NÀO?

Trần Xuân An

(chú giải cho một bài thơ bốn câu)

Năm 1994 tôi viết lại một tứ thơ tôi đã ấp ủ, trăn trở từ lâu, thuở còn là học sinh phổ thông, và đã in trong tập “Lặng lẽ ở phố” (Nxb. Trẻ, 1995), tại chùm thơ có nhan đề chung: “Triết nhân đánh thức”:

niềm đau Do Thái chưa phai

nước thiên đàng trong và ngoài mung lung

ngóng ngày phán xử cuối cùng

xê-da giết, giết rồi dùng, lệch sai.

Đó là bài thơ tôi viết về nỗi đau mất nước của dân tộc Do Thái, của Chúa Giê su, dưới vó ngựa của đế quốc La Mã (Rome) cổ đại. Nước thiên đàng được hiểu với hai nghĩa, với sự cố tình, trong tiểu sử Giê-su, như một ẩn dụ hai mặt: Đất nước Do Thái (trên mặt đất) và Nước Trời (trên trời xanh). Ngày phán xử cuối cùng cũng thế. Đó là ngày “mọi người chết đều sống lại để được Thiên Chúa phán xét” theo ý nghĩa siêu hình, tôn giáo, đồng thời cũng là ngày đất nước Do Thái sạch bóng vua quan, quân lính đế quốc La Mã — Do Thái hoàn toàn được độc lập, tự do. Và ở câu thứ tư, “xê-da giết, giết rồi dùng, lệch sai”. Chú giải câu này, khá dài.

Chúa Giê-su bấy giờ (khoảng năm 30 sau Công nguyên) bị đóng đinh với “tội danh”: Người đã tự tuyên bố Người là vua Do Thái, hậu duệ vua Đa-vít, và được nhân dân Do Thái đón rước, tung hô vạn tuế, với ý chí, khát vọng đất nước được cứu rỗi khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã. Nhưng người giương cao ngọn cờ cứu nước ấy đã bị quan quân La Mã đóng đinh trên thập giá (tử hình, như thực dân Pháp đã tử hình Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học…).

Đến năm 70 sau Công nguyên, đế quốc La Mã quyết định phá hủy đền thờ tại Jerusalem và dân Do Thái bị bán làm nô lệ khắp đế quốc La Mã rộng lớn, tận châu Âu xa xôi. Từ đó, tín đồ của Chúa Giê-su có mặt tại kinh đô của đế quốc La Mã, và ngày càng đông người tin theo.

Hơn hai thế kỉ sau, Constantine, vua đế quốc La Mã thấy tín đồ của Giê-su đã phát triển với số lượng quá lớn, nên rất kinh sợ. Y bèn triệu tập các giáo sĩ lại để chỉnh sửa Kinh Thánh, biến Chúa Giê-su trở thành một người không chống lại đế quốc La Mã mà thỏa hiệp với nó: Giê-su chỉ cứu rỗi theo ý nghĩa siêu hình mà thôi (Đất nước chỉ là cõi tạm, còn Nước Trời mới là cõi vĩnh cửu). Bản thân Constantine cũng trở thành tín đồ, nhưng là một tín đồ có uy quyền nhất đế quốc La Mã. Y sửa chữa Kinh Thánh và biến Kinh Thánh thành công cụ để nô dịch, làm tê liệt ý chí phản kháng tất thảy, từ nhân dân chính quốc đến nhân dân các nước thuộc địa.

Chính ý tưởng Đất nước chỉ là cõi tạm, còn Nước Trời mới là cõi vĩnh cửu này đã bị các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp rao giảng cho giáo dân Việt Nam. Và linh mục Hoàng Quỳnh, trong thời đoạn nửa đầu thế kỉ XX, phát biểu: “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, với ý nghĩa như vậy. Đó là một ý tưởng chịu nô dịch, rất nguy hại cho đất nước, dân tộc.

Chúa Giê-su trong lịch sử, đã bị La Mã tử hình; sau khi tử hình, La Mã xuyên tạc Giê-su, và xuyên tạc xong, mới sử dụng hình tượng Chúa Giê-su cho mục đích đế quốc, thực dân của La Mã: “xê-da giết, giết rồi dùng, lệch sai”.

T.X.A.

13-8-2016 (HB16).

Xin xem thêm phim (1959) hay tiểu thuyết Ben Hur, để thấy sự xuyên tạc tư tưởng Chúa Giê-su, khiến những người Do Thái yêu nước, muốn cứu nước đều phải buông gươm, cam chịu sống dưới gót giày đế quốc, thực dân.

.

_______________________

Google Sites / host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ... / HOST, SEARCH & CACHE