TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG (tập thơ thứ 26/48 đầu sách)

Đầu sách thứ bốn mươi tám:

TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG

(tập thơ thứ 26 trong 48 đầu sách của tác giả)

Thơ sau ngâm khúc “Người Mẹ trong chiến tranh”

Xin vui lòng lưu ý:

Link trang này lẽ ra phần đuôi phải là

tho-sau-ngam-khuc-460-cau

nhưng tôi gõ phím lầm số 0 thành số 9, nên trở thành:

tho-sau-ngam-khuc-469-cau

Sách PDF:

tập thơ

TỔ QUỐC ƠI,

CON KÍNH THƯA

LỜI NÓI THẲNG

.

LINK PDF (bấm vào đây)

.

https://txawriter.files.wordpress.com/2020/11/1-final_to-quoc-oi_19-11-2020.pdf

PDF tại đây: 1-final_TO-QUOC-OI_19-11-2020.pdf

—————————————————-

Xem những mục mới viết:

(Trần Xuân An - tập thơ thứ 25 trong 47 đầu sách)

7 bài & đoạn viết ngắn về “Luận cương dân tộc & thuộc địa” của Lênin

24-12-2020: LINK Các bài thơ thêm vào tập thơ thứ 26/48 “Tổ quốc ơi...”:

“Trút gánh nợ cầm bút” & “... Tình duyên, chuyện thời chiến tranh”

HOÀ GIẢI DÂN TỘC ĐỂ HOÀ HỢP DÂN TỘC

& BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), thường gọi là: HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973

Trích nguyên văn bản tiếng Việt và bản tiếng Anh , ĐIỀU 11:

“… – thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

– bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức [lập hội], tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm việc, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh…”.

( “… – achieve national reconciliation and concord, end hatred and enmity, prohibit all acts of reprisal and discrimination against individuals or organizations that have collaborated with one side or the other;

– ensure the democratic liberties of the people: personal freedom, freedom of speech, freedom of the press, freedom of meeting, freedom of organization, freedom of political activities, freedom of belief, freedom of movement, freedom of residence, freedom of work, right to property ownership, and right to free enterprise…”).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2729556287318305/

Bài XXV trong tập thơ “Trong tôi Bến Hải & Thạch Hãn” (2018):

THẬT RA, TÔI CHỈ NHƯ VẬY

Trần Xuân An

rơi vào sử, tôi đụng đầu tất cả

cuộc chiến tranh hai phía loài người

đụng năm ngoại cường thuộc về hai Khối

thật ra, tôi hiền như cây cỏ thôi

đắng nỗi đau hậu chiến, tôi bước vào hoà giải

bằng văn thơ sử, tôi chống hai Khối ngoại xâm

vài thế hệ, đỏ hoặc vàng, trước tôi đã chống

thật ra, tôi chỉ chống bằng lương tâm

bao người chọn chỗ đứng, phía này hoặc khác

tôi cam đành dại, đứng giữa cầu Hiền Lương

vết thương đất nước hai phía ngoại xâm, tôi chỉ rõ

thật ra, tôi phất cờ chữ thập đỏ, cứu thương

bao người khôn ngoan, dựa nơi này, nơi khác

hậu chiến rồi, họ vẫn dựa dẫm, mưu cầu

hoà giải bằng văn thơ sử, tôi tứ bề thọ địch

thật ra, tôi dựa vào nỗi đau dân tộc, vẫn còn đau.

T.X.A.

trước 16:20, 27-05-2018 HB18

.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2058683164405624

Đã công bố trên Facebook và tại điểm mạng txawriter.wordpres.com

(xem links cuối mỗi bài dưới đây)

Bài 1

ĐỌC LUẬN CƯƠNG LÊNIN VỀ THUỘC ĐỊA

Trần Xuân An

tôi muốn xé vụn “Truyện Kiều”

khi ngẫm nghĩ bài “Đọc Kiều” của Chế

bán mình, bán nước

để cứu nước, cứu mình

Kiều phản tỉnh

sao nhãn hiệu ta vẫn Liên Xô mãi thế!

Lý Tự Trọng thức giấc

chắc cũng tự khinh

tôi đã đọc

Luận cương về thuộc địa

Chế Lan Viên ví von Lênin

là Đạm Tiên chăng?

ai tư sản, thực dân

ai là con quan, địa chủ?

xoá quốc gia, dân tộc

lầu xanh là “liên bang”?

Chế tự đay nghiến mình

biến Kiều thành ẩn dụ xót đau chính trị

(như Nguyễn Du kí thác

“Truyện Kiều” vượt lên bi kịch đời thường)

đã phản tỉnh

đừng sa vào tay Trung Quốc

hết “liên bang” đến “đại cục”

hòng nuốt trọn thịt xương!

đọc Luận cương của Lênin

thấy dấu vết nước mắt

trên từ “viện trợ” *

trên từ “liên bang”

cần viện trợ

để đánh Pháp

nhưng vào liên bang

Việt Nam sẽ bị hoà tan

ta cần viện trợ đánh Pháp và Thập giá Pháp

Lênin buộc phải chống dân chủ tư sản toàn cầu

phải chống tôn giáo cùng người Quốc gia – dân tộc

khác nào tuyên chiến với Mỹ, nên bom nổ dài lâu!

Chế viết xưa, người hiểu ngụ đương thời

xót xa Đỏ đĩ, Vàng nguỵ

hai Khối ngoại xâm thành nội chiến

nội chiến nội tâm

thi sĩ kính yêu ơi, biểu tượng này của thơ tôi

tôi lặp lại:

trên bình sọ Việt Nam

bảy đoá đỏ vàng lam

tôi không bao giờ ví von dân tộc mình

như Kiều làm đĩ

ta mất nước

chỉ làm nô lệ vắt xác ra mồ hôi

mất nhân quyền

chỉ nhẫn nhục như trâu như ngựa

rồi vùng lên

như muôn ngàn Hai Bà Trưng, Lê Lợi,

muôn ngàn Trương Định thôi

con đường Chế đặt tên Thuý Kiều

bị rơi vào Chiến tranh Lạnh

phất cờ Liên Xô

làm phân hoá giống nòi!

ngọn cờ đỏ

vẫn rực rỡ thắng

dù dằng dặc đạn bom,

xương máu ngút trời

con đường vàng, dù sao, cũng đã bại

và dù sao, đường đỏ thắng lâu rồi

chỉ phân giải sử Chiến tranh Vàng – Đỏ

hiểu vì đâu mình bắn giết nhau thôi!

T.X.A.

08-06-2020

………………

(*) ~ Trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa”, 1960. Đến năm 1987, ở bài “Định nghĩa dân tộc”, trong bản nháp “Cầm tay”, tập 3, Vũ Thị Thường cho xuất bản, 2000, Chế Lan Viên viết: “Dân tộc trầm luân trong sóng Tiền Đường”.

~ Bản tiếng Anh: render direct aid (trao viện trợ trực tiếp). Bản dịch ra tiếng Việt khác: ủng hộ.

~ Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có bài “Địa chỉ buồn” (1989), được nhiều người yêu thích. Trong đó có câu: “Nhà tôi ở phố Đạm Tiên…”. Cả bài chỉ nói về liên tài, ái tài, “tài – mệnh tương đố” (tài năng và số phận ghét nhau), như Kiều vì tài sắc mà số phận phải truân chuyên, không nói gì về chính trị. Ở đây, tôi mượn cách lập ý của Hoàng Phủ Ngọc Tường để diễn đạt ý của Chế Lan Viên: "con đường Chế đặt tên Thuý Kiều...".

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2613144278959507/

Thơ sử mà lệch lạc về chính trị ư?

Phẩm chất chính trị tốt không phải là tô hồng, lăm lăm thái độ địch – ta trong cộng đồng dân tộc thời hậu chiến!

Không có chính trị nào bằng trung thực về sự thật lịch sử và hoà giải hoà hợp dân tộc trên cơ sở sự thật lịch sử ấy!

T.X.A.

18-11-2020

Bài 16 sau ngâm khúc hoà giải dân tộc

SẮC LÍ LỊCH THÀNH THUỐC TRỊ BỆNH

Trần Xuân An

mấy trang lí lịch làm thang thuốc

nắng sắc cho trời đất, đất trời

xưa Nguyễn Ánh thôi thù Nguyễn Nghiễm *

nay Miền Nam bị trảm ba đời!

tưởng sông Bến Hải như Gianh ấy

ngày thống nhất, cho thói tệ qua

nhưng tệ bốn lăm năm vẫn tệ

tru di ai chống Tàu, xua Nga! *

“tài cao phận thấp, chí khí uất

giang hồ mê chơi, quên quê hương” *

nhớ phận khách văn xưa, thiên mệnh

người giải phóng nay là tai ương!

chút tâm thi sĩ đành hèn mọn

truy lại thân nhân, giai cấp người

lí lịch Mác, Lê – thuốc trị bệnh

thôi lai, chủ nghĩa tru di vơi

thuốc ư? Hai Khối đều xâm lược

Bắc thắng nắm quyền sinh sát Nam

quyền lợi và nô lệ khắc não

quốc kì Đế quốc Đỏ, nhìn lầm!

Miền Nam là đất Đàng Trong cũ

(mở cõi Phú Yên đến Cà Mau)

năm thế kỉ mồ hôi, nước mắt

nay cờ ngoại, kẻ Bắc đè đầu!

bút phê lí lịch lẽ đâu “nguỵ”?

khi Búa liềm Sao của ngoại cường!

độc lập, nhìn quanh, đâu thuộc Đỏ

chuẩn dân tộc giải hoà, yêu thương

dù sao, thi sĩ viết văn, sử

thuộc hội nhà văn hợp pháp đây

(họ muốn khai trừ, trao quyết định)

từ lâu lí lịch đã phơi dày

trăm người lí lịch bolshevik *

vẫn viết bao bài trung thực thay

đâu chỉ Miền Nam đối địch cũ

thẳng văn đắng khiến lỗ tai cay!

tru di lí lịch, nhân quyền chết

ba đoá đỏ tươi thành đỏ buồn

bốn đoá vàng, lam, càng héo rũ

sắc thang lí lịch, tưới bình xương! *

sắc thang lí lịch cho dân tộc

(chống ngoại xâm hai Khối, khác đường)

tươi đỏ vàng lam, ngời sọ trắng *

xé tranh hoà giải, độc tài cuồng!

thật ra, suốt kiếp bản thân trắng

luyện mật, vàng, lam hoa, đỏ hoa

Bắc giết ba đời, Nam giãy chết

vô tư ghi sử bằng thơ ca

giới làm chính trị duy bạo lực

chỉ sợ sử trong dân trí nay:

những phổ biến như nạn lí lịch… *

chữa lành chủ nghĩa tru di đây

vua xưa ban chiếu cầu lời thẳng

để sửa mình và triều đại mình

viết thẳng là soi tâm, trị bệnh

cả tru di, lẫn cờ Lenin…

T.X.A.

12:12-13:25, 22-09-2020

……………

(*) ~ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du) dẫn quân tấn công Phú Xuân, 1774-1775, khiến Chúa Nguyễn bôn tẩu, và phong trào Tây Sơn thừa dịp, đã nổi lên, càng phát triển mạnh. ~ Trước 30-04-1975, tôi chỉ là học sinh, sinh viên đang học năm thứ nhất, không can dự gì đến chính quyền, đảng phái dưới chế độ cũ, nhưng nghe thấy đài phát thanh thường xuyên lặp đi lặp lại cụm từ “tay sai của quan thầy Nga Sô, Trung Cộng” nhằm “tố cáo” đối phương Bắc Việt. Điều này người Miền Nam nào thời đó cũng biết. Người Miền Bắc cùng thời nếu có lén nghe các đài phát thanh Miền Nam hẳn cũng rõ. ~ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939), bài “Thăm mả cũ bên đường”. ~ Bolshevik, có nghĩa là đa số. Đảng Cộng sản bolshevik (viết tắt là [b]) Nga, nguyên là Đảng Công nhân dân chủ xã hội (b) Nga, là đảng của V.I. Lenin. Ở nước ta, từ “bôn” (“bôn-sê-vích”) thường dùng để chỉ các đảng viên cộng sản theo Lenin. ~ Vui lòng xem nội dung giải mã biểu tượng Chiến tranh Đỏ – Vàng (1945-1954-1975) này của tác giả ở nhiều bài khác: Đỏ chống Nhật, Pháp, Mỹ; Vàng chống Liên Xô, Trung Quốc cộng sản; Lam (đình, chùa…) chống TCG. Rôma (Hội Thừa sai hải ngoại tại Paris), chủ nghĩa vô thần Marx-Lenin. ~ Nhân dân xưa cũng như nay ghi nhận sai lệch về chuyện cá nhân vua này, quan nọ, tổng bí thư ấy, cán bộ kia (người có chức quyền càng cao, dân càng ít biết), nhưng ghi nhận rất đúng những chủ trương, chính sách thực thi rộng khắp (dân trực tiếp thi hành, nếm trải): a) như lệnh thay đổi trang phục; động binh; công điền, tư điền và định mức hạn điền… ngày xưa; b) như chiến tranh biên giới, hải đảo; đưa dân đi khai hoang, lập vùng "kinh tế mới"; đổi tiền; cải cách ruộng đất; hợp tác hoá mọi ngành nghề; cải tạo tư bản tư doanh lớn, cải tạo công thương nghiệp vừa và nhỏ; chủ nghĩa lí lịch; thuyết phục và cưỡng chế về tôn giáo, tín ngưỡng; văn hoá – tư tưởng có tính thù hằn bôi đen… thời nay.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2709294679344466/

vua xưa ban chiếu cầu lời thẳng

để sửa mình và triều đại mình

viết thẳng là soi tâm, trị bệnh

cả tru di, lẫn cờ Lenin…

Chú thích ảnh 1:

Hình ảnh Lá cờ Chiến thắng cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức năm 1945

Bài 2

XEM PHIM NGA VỀ PHẢ HỆ LÊNIN

Trần Xuân An

tìm trong phả hệ của Người *

gien thông minh mấy nhánh đời nhiều không

còn chính trị thời đại ông

đến thời đại cháu, cũ trong bảo tàng

Lênin chống cả thế gian

ngoài phả hệ, sấm sét vang, tan rồi!

Marx đẻ ra Lênin thôi

Saint Simon, ông tổ Người, thật hơn! *

gien thông minh là điểm son

phả lưu chất xám, mới còn lưu tâm!

cách mạng, Lênin thét gầm

ba đời lí lịch khác tầm suy tư!

bà nội, ông ngoại Người ư? *

họ còn sống, Người bỏ tù họ không?

xem phim huyết hệ nối dòng

gạt hết, chỉ tìm gien thông minh Người

cảm thông Người quá đau đời

bảy tư năm thét, tượng Người đổ luôn

đấu tranh là luật bình thường

đấu tranh mãi, bớt bóc xương thịt đời

nếu giúp chống thực dân thôi

Người hoá thánh từ lâu rồi, xưa sau

không vô tổ quốc, đỏ màu

thông minh tâm thiện, chẳng đâu oán Người!

phải chuyên chính đỏ đất trời

nếu không, không tưởng, nửa vời, như không?

gói Quả Đất trong cờ hồng

thoát thực dân cũ, ân tròng oán chăng!

loài người đuổi sạch xâm lăng

Liên Xô cũng đổ, công bằng có chưa

tượng Lênin một tay xưa

một tay sơn đỏ, ai vừa bảo lưu

bóc lột máu người như cừu

lí lịch nghìn nguyên thủ cưu mang vào

xâm lăng quốc kì nước nào

phả hệ nghìn nguyên thủ sao chép dày

thực tiễn, thực tiễn còn đây

Người, lãnh tụ cứu cõi này khổ đau?

hay bạo chúa với mưu sâu?

sử thế giới, phả hệ đâu sót Người!

sử thời mù mịt rối bời

vẫn còn gỡ được bao lời dối gian

bảy mươi năm Liên Xô gần

tô hồng ngọc, bôi đen than, dễ tìm!

T.X.A.

29-06 & 20-07-2020

T.X.A.

29-06-2020

………………

Bài cũ

Tập thơ 17 + bài 14

THOÁT CHIẾC CẦU Ý HỆ

LỊCH SỬ

Trần Xuân An

(*) ~ Lênin là người có dòng máu lai nhiều dân tộc (Nga, Do Thái, Trung Á, Thuỵ Điển, Đức...): Có thể đó là nguồn gốc chủ nghĩa quốc tế (vô tổ quốc) của ông (như Marx, gốc Do Thái)?

PHIM PHẢ HỆ LÊNIN (hãng phim Nga, 2020; có tham khảo thêm các tài liệu khác):

1) Bên nội:

1.a) Ông nội: Nông nô, được địa chủ cho tự do trước ngày sa hoàng bãi bỏ chế độ nông nô (1861), trở thành thợ may, có thể kiêm thương nhân.

1.b) Bà nội: Gốc Trung Á qua Nga lâu đời, thuộc gia đình giàu có.

1.c) Cha đẻ: Giáo viên, thanh tra giáo dục, viết sách khoa học thường thức, có bậc lương tương đương thiếu tướng quân đội.

2) Bên ngoại:

2.a) Ông ngoại, bác sĩ y khoa, gốc Do Thái, điền chủ có điền trang rộng, sở hữu cả trăm nông nô, Do Thái giáo cải đạo sang Chính thống giáo (mẹ ông ngoại Lênin là người Thuỵ Điển).

2.b) Bà ngoại: Gốc Đức, Tin Lành giáo.

2.c) Mẹ: Được giáo dục tại nhà bởi gia sư, có biết 3 ngoại ngữ, giáo viên tiểu học, nội trợ.

3) Anh em:

Có một người anh đầu tham gia tổ chức "cách mạng" khủng bố (ám sát Nga hoàng), bị tuyên án tử hình, và một số anh chị em khác sinh sống bình thường.

~ Các vị tổ của chủ nghĩa xã hội: Saint Simon, Owen, Fourier (không tưởng), Marx (khoa học)...

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2633164740290794/

Ghi chú:

Búa Liềm Sao Liên Xô

Súng đạn Liên Xô

Hệ tư tưởng Liên Xô

Hiệp định Genève 1954:

Người Việt búa-liềm-sao (Liên Xô uỷ nhiệm) kí với Pháp.

Hiệp định Paris 1973:

Người Việt búa-liềm-sao (Liên Xô uỷ nhiệm) kí với Mỹ là chính.

T.X.A.

02-07-2020

.

mình can chi thời ấy

mà hoà giải bão bùng!

bao lần đã khép chặt

bìa bản thảo cứ bung

mười bốn bài viết tiếp

chữ nối dòng rưng rưng

thấy cầu Chiến Tranh Lạnh

giữa ngàn năm muôn trùng

tập thơ này vẫn nhỏ

máu xương thì vô cùng!

trót sinh trong thời ấy

không cách nào quay lưng!

phơi trải cầu Ý Hệ

mong đời thôi lao lung.

T.X.A.

trước 17:01, 31-07-2017 HB17

.

Ảnh: T.X.A. tại Cầu Hiền Lương, Vĩ tuyến 17, ngày 18-03-2017 (photo: Thuận Thư Pháp).

.

.......................... o0o0o0o ..........................

Để hiểu thêm Nguyễn Du và Truyện Kiều

Bài 17 sau ngâm khúc

NGUYỄN DU LIÊN TÀI

Trần Xuân An

~~ “Hành lạc từ”, hai bài, kết lại làm một ~~

ông yêu quý lắm chó săn *

vẫn ngon rượu nhất khi ăn miếng cầy

khóc thiên tài Kiều, đoạ đày

còn thế gian, xác thịt đầy lầu xanh

“trúc chi”, “hành lạc” lưu hành *

cùng “đoạn trường” chẳng thất thanh bao giờ

bạc tóc mới hiểu nhà thơ

thương tài của sắc lấm nhơ nhớp bùn

sắc chỉ là sắc, hãi run

vẫn ngon rượu, miếng cầy cùn tài săn!

Nguyễn Du chưa phải thánh nhân

duy hương của sắc trầm luân, liên tài

“mười năm gió bụi” rạc rài

“nhà săn Hồng Lĩnh”, nhớ hoài dinh tro

quan á khanh vẫn nhà nho

con người nhập thế, chân dơ bụi trần

món cầy, Nho giáo không ngăn

ít ngăn hát nói quen thân ả đào

nhưng cương thường, bền đạo cao

thương tài của sắc rơi vào chốn dâm!

cửa chùa, ngũ giới ngát trầm

cái tà kia, tối đen rằm tâm đi

“vợ khắp người ta”, tài chi

“tế thập loại” khóc hoa nhi với Kiều

khóc “chiêu hồn” những phận liều

một trong nhiều loại, đều siêu độ hồn

hiểu mâu thuẫn Nguyễn Du hơn

liên tài, tài sắc uất hờn, càng thương

Nguyễn Du ghét ác, chỉ buồn

nhưng Kiều báo oán máu tuôn pháp đình

anh hùng Từ Hải uy linh

cứu tài sắc, chết như hình tượng thiêng

thế gian: cõi dục, tiền, quyền *

sóng xô đắm sắc, chài nghiêng cứu tài

am diệt khổ bên sông dài

đàn thôi rỏ máu, chưa ngoài thế gian

quý tài-tanh-máu chó săn

thiên-tài-quốc-sắc, tiếc luân lạc phiền

luật nhân văn, luật tự nhiên

Nguyễn Du nghe Tố Như khuyên chính mình *

Tố Như: như lụa trắng tinh

chỉ thêu tơ trắng bóng hình cầm ca

ả đào phổ đàn nguyệt sa

giọng ca trong vắt ngân nga thêu vào.

T.X.A.

13:45-16:15, 29-09-2020

(ba hôm sau ngày giỗ Nguyễn Du, 200 năm ngày mất,

10-08 âl. HB20 [26-9-2020])

………..

(*) ~ Nguyễn Du từng có một hộ đi săn thú rừng ở rặng Hồng Lĩnh (Hồng sơn liệp hộ), rất yêu quý chó săn. ~ “Bài từ hành lạc” (“Hành lạc từ”), hai bài, kết lại làm một; “Bài ca trúc chi ở đất Thương Ngô” (“Thương Ngô trúc chi ca”), trong mười lăm bài… ~ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu vịnh về việc Kiều bị buộc phải đánh đàn hầu tiệc mừng công của quan đại thần Hồ Tôn Hiến: “Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng / Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan / Tổng đốc ví thương người bạc phận / Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan!”… ~ Tố Như là tên tự của Nguyễn Du.

Viết thêm dưới các chú thích của bài thơ “Nguyễn Du liên tài”:

Nguyễn Du có một vài bài thơ thể hiện chính hành vi bản thân ông hoặc là quan niệm của ông về việc tạo ra, thụ hưởng sự vui thú (“hành lạc”) trong đời, tuy bình thường trong thuở xưa nhưng vẫn khá phàm tục:

1) Ăn thịt chó, uống rượu (“Hành lạc từ”, bài 1)

2) Bày tiệc có kĩ nữ (ca nương hay gái điếm) (“Hành lạc từ”, bài 2)

3) Thương tiếc đào nương bạc mệnh, chết rồi còn mang tiếng trăng hoa, buôn son bán phấn, hoặc thương xót người đánh đàn Nguyễn (đàn nguyệt) khi còn sống trong tuổi già thì cũng đã tàn tạ, rách rưới (“Điếu La thành ca giả”, “Long thành cầm giả ca”)

4) Cho rằng các cô gái đĩ trên thuyền cũng giúp cho các người áo vải, người vô phúc (không có vợ hoặc không hạnh phúc) có thể đến được với nhan sắc, nếu có tiền nhờ dịp may cờ bạc chẳng hạn (“Thương Ngô trúc chi ca”, 15 bài, chỉ chú trọng các bài cuối)…

Tôi đã đọc hết, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, và thử lưu ý đến cái gọi là “hành lạc” liên quan đến quãng đời 15 năm “đoạn trường” của Thuý Kiều, vẫn chỉ thấy như thế, không có gì khác hơn. Quả thật, Nguyễn Du là người trong sạch, theo quan niệm về chuẩn mực đạo đức nhà nho (Nho giáo) Á Đông. Đánh giá này cũng căn cứ vào sự đánh giá chung lâu nay về Nguyễn Khuyến, tác giả câu thơ “lúc vui con hát lựa chiều cầm xoang” (bài “Khóc Dương Khuê”): Mặc dù là một trọng thần yêu nước nhưng thuộc phân số quan lại nhà Nguyễn bất lực trước giặc Pháp, xin về ở ẩn, tiêu cực, ông vẫn là một kẻ sĩ đạo đức cao trọng. Đạo đức cao trọng nhưng ông vẫn viết câu thơ trên trong một tâm thế chân thành, thành thật nhất.

Dĩ nhiên, nếu đặt dưới nhãn quan Phật giáo, cụ thể là nhận xét theo ngũ giới quy y, ai cũng thấy Nguyễn Du đã phạm giới: tiệc có kĩ nữ, mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại muôn thuở nạn mại dâm, thì đó là tà dâm, đồng loã tà dâm (chứ không phải chính dâm); uống rượu là phạm giới uống rượu; làm thịt động vật là sát sinh (còn cấm ăn thịt chó, thịt trâu, cá gáy là lệ cấm ngoài ngũ giới). Nhưng Nguyễn Du không phải là tín đồ Phật giáo, mà là nhà nho (Nho giáo) chịu ảnh hưởng tam giáo đồng quy (Nho, Lão, Phật – ba giáo thuyết, tôn giáo cổ đại, # 550 năm trước Công nguyên) và theo tín ngưỡng thuần Việt. Nho giáo hầu như chỉ chú trọng cương thường – tam cương (quân, sư, phụ, trong đó trung quân gắn liền với ái quốc), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) đối với nam –, và tam tòng (tòng phụ, tòng phu, tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) đối với nữ.

Để hiểu rõ mâu thuẫn trong nhân sinh quan Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều và các bài thơ đã dẫn bên trên, xin vui lòng đọc lại bài thơ “Nguyễn Du liên tài” tôi đã viết (09-2020). Và xin khẳng định, khi viết như thế, không có nghĩa là tôi cổ xuý cho việc vi phạm luật hình sự hiện hành về mại dâm, buôn người.

T.X.A.

02-10-2020

Link bổ chú này:

https: //www. facebook. com/ tranxuanan.writer/posts/2718339245106676/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2715616192045648/

.

Bài 3

NHƯ ÔNG BÕ, BÀ VÚ NGÀY XƯA

Trần Xuân An

Người làm anh bồi, chú nô, lão bộc

cho chủ tàu Pháp đến chủ Đảng Liên Xô

Bác cam nhục nhằn, chỉ vì cứu nước

như ông bõ nghèo, về dựng lại cơ đồ

Chế Lan Viên định nghĩa về dân tộc

ngầm ví Bác như Kiều, đắng quá, nhà thơ!

mạo muội, tôi viết Bác như ông bõ, bà vú

chỉ vì nước, vì dân, dù lí tưởng là mơ

(tôi nhớ nước mắt trào, thuở học trò trung học

nghe giảng Phan Châu Trinh ăn phần khách bỏ thừa

nước mắt ấy, về sau sáng ra: Người chung cơ khổ

gói mang về, là “cuồng điệt”, đã thành Bác Hồ) *

đúng hơn, từ tay trắng, Bác là thành viên Quốc tế

rồi lãnh tụ Cộng sản nước mình, một nước xác xơ

những mặc cả phải đành, từ Luận cương Thuộc địa

để được viện trợ, không thể nào khác ý hệ Liên Xô

Bác là nguyên thủ anh hùng duy nhất vậy

trong bốn nghìn năm, nên nội chiến bởi lá cờ

Bác chẳng trách Quốc gia về Triều Nguyễn

bởi Búa-Liềm-Sao, đó là cờ Liên Xô!

nô bộc để xua Nhật, thắng Pháp, đánh bại Mỹ

thu phục cả công lao Chúa Nguyễn mở rộng cõi bờ

Bác hiểu chống Bác cũng là yêu nước

bởi Búa-Liềm-Sao, đó là cờ Liên Xô!

chiến công Bác lẫy lừng năm châu bốn bể

nhưng nhãn mác Búa-Liềm-Sao,

thành ra của Liên Xô!

lịch sử ghi lại, để phân giải Chiến tranh Vàng – Đỏ

Kiều chính trị, lão bộc chính trị,

chẳng ai làm thế nữa bao giờ

Đất nước nghèo như nhà nghèo bị giặc chiếm

Bác làm lão bộc, bà vú lưu vong xa mờ

khi trở về, với Búa-Liềm-Sao, quốc kì Liên Xô đỏ

cứu cháu con, nhưng nội chiến, đều nuốt lệ trào vô

đúng hơn, từ tay trắng, Bác là thành viên Quốc tế

rồi lãnh tụ Cộng sản nước mình, một nước xác xơ

những mặc cả phải đành, từ Luận cương Thuộc địa

bi kịch lịch sử Quốc gia:

Pháp & Thập giá với Liên Xô & Tam vô

tôi làm thơ hoà giải dân tộc thời hậu chiến

đâu phải trộn vào hiện thực cái-nên-có, ước mơ

sự thật vẫn thế: xua Nhật, thắng Pháp, đánh bại Mỹ

đổ máu xương chặn Trung Quốc,

vẫn còn cờ Liên Xô, dù sụp đổ Liên Xô!

T.X.A.

11 & 13-07-2020

…………..

(*) Cuồng điệt: người cháu sôi sục nhiệt tình, lắm điều lo nghĩ trong lòng.

Ở đây chỉ nói về hoàn cảnh khó khăn, cơ khổ khi lưu vong tại Pháp của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành. Con đường cách mạng của Nguyễn Tất Thành về sau là dựa hẳn vào Liên Xô, chủ trương bạo lực cách mạng, chứ không phải “bất bạo động”, “bất vọng ngoại”, “không gì bằng học tập” để duy tân, như Phan Châu Trinh.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2642902689316999/

Bài 4

NHỚ “LỐI THOÁT CUỐI CÙNG”

CỦA CONSTANTIN VIRGIL GHEORGHIU

Trần Xuân An

mơ đại đồng từ trái tim

tay bạo lực đã siết kìm thế gian

cái đẹp như mắt màu lam

dùng đinh khươi, bao nhiêu năm đui mù! *

cộng sản, cái đẹp thực hư

chuyên chính thật, nhẫn tâm, thù hận sâu

siết kìm cổ, khươi mắt nhau

đẹp chưa rõ, đã gây đau, chết đời!

đại đồng, cộng sản của tôi

là mơ mộng, mặc kệ người súng dao

mặt trời, mặt trăng trên cao

mặt tôi trên giấy, bút nào kềm, đinh!

đời tôi, cầm bút hết mình

chống ngoại xâm, yêu chân tình lúa khoai

khổ vì chuyên chính, khổ hoài

cờ Liên Xô vẫn bay đầy nước ta!

T.X.A.

21-07-2020

…………….

(*) Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992) là một linh mục Chính thống giáo, người Rumani, đồng thời là nhà văn. Trong tác phẩm trên (dịch thoát là “Lối thoát cuối cùng” từ “La seconde chance” [Cơ hội thứ hai], 1952, bản dịch của Hằng Hà Sa và Bích Ty, Nxb. Lá Bối, 1968), có một chi tiết gây ấn tượng đến rùng mình: Nhân vật Boris thuở nhỏ thấy đôi mắt của em gái mình quá đẹp, muốn khám phá, thu phục cái đẹp ấy, bèn lấy cái đinh khươi vào mắt em gái. Thật khủng khiếp! Lần khác, Boris rong chơi, về muộn, cửa nhà đóng, không vào nhà được. Cậu bé quỳ xuống cầu nguyện Chúa, và nói: Nếu Chúa có thật, xin mở cửa cho con vào nhà. Bất ngờ, cửa bật mở sau một cú xô đập thêm. Boris vào nhà, quỳ trước ban thờ, tạ ơn Chúa. Không lâu sau đó, ba mẹ và em gái về. Boris bị đánh, bị phạt phải ngủ ngoài hiên. Cậu oán hận Chúa: Nếu Chúa biết cửa mở, con sẽ bị đánh, bị phạt, vì là một kẻ bẻ ổ khoá, sao Chúa vẫn mở cửa giúp con?!? Từ đó, cậu không cầu nguyện Chúa nữa. Đến khi biến cố riêng trong trường học xảy ra, cậu cũng đã lớn, và đã rời đi, đi theo cái đẹp là chủ nghĩa cộng sản (đẹp như đôi mắt trẻ thơ) bằng con đường chuyên chính vô sản, chủ nghĩa vô thần (như cái đinh khươi vào cái đẹp trong trẻo). Constantin Virgil Gheorghiu là nhà văn chống cộng.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651058451834756/

.

.

Ảnh: Nguyễn Thị Bạch Nhạn

.

.

Ảnh chân dung nhà văn, linh mục România (Rumani) Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992).

.

DÙ SAO CŨNG MÁU THỊT CỦA BẢN THÂN,

NHẤT LÀ MÙI “CỞI TRÓI”

Nói cho rõ: Tôi từng là sinh viên lưu dung (vào đại học trước 1975), giáo viên (1978-1983); và tính từ 1975 cho đến nay (trước đó chưa tính), là người cầm bút, có danh nghĩa là nhà thơ địa phương TP.HCM. (2005), nhưng không là đoàn viên cộng sản, đảng viên cộng sản. Có điều, như mọi công dân tương tự khác, tôi sống, học tập, dạy học, cầm bút viết văn chương (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn...), học thuật (nghiên cứu sử học, phê bình văn học, tiểu luận...) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, khoá luận, giáo án, tác phẩm của tôi có màu sắc cộng sản. Sống, học, dạy học, viết trong sinh quyển cộng sản thì có mùi cộng sản. Lẽ thường tình và đương nhiên là như vậy. Dù sao cũng là máu thịt của bản thân rồi, nhất là mùi “Cởi trói”.

T.X.A.

20-08-2020

.

Bài 5

TÂM THẾ TRÊN VÕ ĐÀI PHÂN THÂN TỰ ĐẤU, TA ĐỠ ĐÒN THÔI, MÌNH ƠI

Trần Xuân An

.

Minh hoạ: TÌM HIỂU NGUYỄN DU…

“Nam nữ thụ thụ bất thân” (Nam và nữ cho và nhận không kề sát, đụng chạm vào nhau – Nho giáo)…

https://youtu.be/wpnlG--lgqA

Để hiểu thêm về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Bài 18 sau ngâm khúc

NGUYỄN DU & ĐỒNG CẢNH NGỘ

Trần Xuân An

không phải là người quyết thay đổi nếp đời

đau xót lầu xanh quất roi, thu tiền từ nhan sắc

nơi thơ Kiều, đàn Kiều mua vui cho khách dục

Nguyễn Du cũng đắm chìm, luân lạc, khác chi Kiều

yêu Kiều là đồng cảm, như cùng chung cảnh ngộ

biết muôn đời không xoá sạch được lầu xanh

khách gươm anh hùng, khách thơ buồn khổ

Từ Hải khác Nguyễn Du, đều chết đứng, chết đành

không còn không gian thời gian. Thuần Việt Nam

Kiều của Nguyễn Du có lẽ ở La thành xứ Nghệ *

hình bóng cô Cầm đất Thăng Long? Nhoà lệ

cảnh ngộ Đàng Ngoài sau biến động Tây Sơn

anh làm quan Tây Sơn, anh chống Tây Sơn, bị giết

liều vô Nam, Nguyễn Ánh thù cha thi sĩ, phôi pha?

Tây Sơn bắt rồi tha, ông về Tiên Điền ngã ba lí lịch

thương mình quay cuồng như ca nữ thành La

như với nàng Cầm, tháng năm Đàng Ngoài sụp đổ

Nguyễn Du đồng cảm với ca nữ La thành

cành hoa đẹp thắm nồng, cõi tiên rơi xuống *

thời Thăng Long điêu tàn, Tiên Điền rạp cỏ xanh!

giữa ba luồng bão táp thời đại máu tanh

tấm lụa trắng Tố Như liệu còn nguyên chất?

thương ca nữ, bùn tanh lấm tiếng ca, nhan sắc

ông lem luốc tâm hồn, may giặt lụa sông Gianh

thương gái đĩ, viết về gái đĩ, nơi ô nhục nhất

giấy bút Nguyễn Du sao giữ được thanh danh?

hay ông chẳng còn gì để mất?

tận đáy đời, lụa trắng ngời phơi giữa trời xanh.

T.X.A.

04-10-2020

(nhân dịp ngày giỗ Nguyễn Du, 200 năm ngày mất, 10-08 âl.)

………….

(*) “Điếu La thành ca giả” (Phúng viếng ca nữ La thành) trong “Thanh Hiên thi tập”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2720223978251536/

.

.

bởi lí lịch ba đời nội ngoại ta là vậy

mình bảo rằng, thế cho nên ta viết thế này

hai cha con Marx và Lénine đấy

cùng huyết thống tư tưởng hay gien hình hài?

lí lịch đối với mọi người là gốc xác thân, hiếu đễ

nhưng tư tưởng là cành lá gió trời

mình chụp cái gông lên ta: chủ nghĩa lí lịch

ta đành chịu đòn, ừ thì lí lịch, đỡ đòn thôi!

ta mở từng phiến gỗ, từng khoá sắt

cho mình thấy rằng ba đời nhà ta thế nào

ta thuần Việt, mình đem cái gông Liên Xô để chụp

thế thì Marx chẳng lẽ là cha ruột Lénine sao?

nói thật với mình, độc đảng là độc ác

mình chẳng cho ai được quyền sống ngang mình

chính tội ác này, phải ghi vào lí lịch cá nhân, quốc sử

sử thế giới cũng ghi! Mình hỡi, muôn đời khinh!

đố mình thoát khỏi tiểu sử, quốc sử, thế giới sử

ví dụ nước Việt Nam dùng quốc kì Liên Xô thôi

từ ngày thông Bến Hải, cai trị Nam bằng cán bộ Bắc

lại dựng vài người Nam để đánh lừa cả loài người

thách mình thoát khỏi tiểu sử, quốc sử, thế giới sử

ví dụ mình kế thừa vai trò tay sai đỏ ngoại cường

Liên Xô và Trung Quốc bóc lột máu xương người Việt

mình lại tự hào học tập lỗi lầm tiền nhiệm kính thương!

mình biết đó, ta chỉ chống ngoại xâm cướp nước

chống Pháp, Nhật, Mỹ và chống Trung Quốc, Liên Xô

xâm lược không chỉ là viễn chinh bằng súng đạn

còn bằng quốc kì búa liềm sao, chủ nghĩa như kim cô *

mình biết đó, ta cũng mộng mơ đại đồng, cộng sản

ảo vọng cổ xưa, Utopia cho thế giới đỡ buồn *

trước mắt, mỗi giai cấp nên có một chính đảng

cấm bóc lột mồ hôi, chất xám, máu xương

mình đánh ta bằng lí lịch, ừ thì đỡ đòn bằng lí lịch

mặc dù thú thực, lí lịch chỉ là huyết thống xác thân

mỗi người nên tự sinh nở ra chính mình về tư tưởng

là phàm nhân, ta còn là nhà thơ, viết nhiều thể sử, văn

ta nhìn một người bằng định kiến lí lịch

nạn nhân kia rốt cục bị trói vào lí lịch kia

tốt hơn, ta nên đỡ đòn cho bao người như thế

quốc kì Liên Xô còn trùm sông núi mình kìa!

T.X.A.

trước 09:50, 22-07-2020

……………..

(*) ~ Kim cô: cái đai, cái vòng (cô) được làm bằng kim loại, bằng vàng (kim). Thường dùng theo điển tích Tôn Ngộ Không trong Tây Du kí. ~ Utopia, nhan đề một tác phẩm của Thomas More, xuất bản năm 1516, được dùng với ý nghĩa ảo vọng, ảo tưởng. Trong Utopia dĩ nhiên vẫn có những hạn chế do thời đại (thế kỉ XVI) và do tác giả như xâm lược, “khai hoá” thuộc địa…

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651895728417695/

Bài 6

THƯA BÀN TAY ĐỎ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN,

CHO CHÚNG TÔI SỐNG VỚI

Trần Xuân An

Karl Marx bảo chủ nghĩa xã hội như chú gà con

sẽ tự khảy vỏ trứng quan hệ sản xuất cũ

chào đời

nhưng ổ rơm là những sợi vàng ròng

xứ giàu có nhất thế giới

giàn chuồng là các nước công nghiệp cực kì tối tân

tự động hoá cực kì thần thoại

đến mức mỗi tuần công nhân lao động vài ngày

nhưng Karl Marx cũng bảo phải khởi đầu

bằng bàn tay sắt quốc hữu hoá

nâng niu bầy gà chủ nghĩa xã hội non tơ

ông khác điều đó so với tiền bối không tưởng

Lénine đốt giai đoạn

dùng bàn tay đỏ khảy vỏ trứng vàng

bất chấp phôi thai gà chưa đủ lông đủ cánh

(ôi đế quốc Nga còn lạc hậu cùng Đông Âu)

vì ông khổ đau

trước mồ hôi, bùn và máu công nông

hay bản tính ông vốn nóng nảy, dữ dội

Lénine không sống bằng bánh mì

ông sống bằng ý chí

bàn tay đỏ Lénine bóp chết dân chủ tư sản

tư sản: bọn rắn bò quanh, bò vào ổ trứng

chuyên chính vô sản

xã hội trại lính

công an trị

khủng bố, ám sát kiều Cheka mật vụ

chính là do bàn tay đỏ Lénine

bàn tay đỏ Lénine lợi dụng chiến tranh

chiến tranh đế quốc, nội chiến

chiến tranh tự cứu ở thuộc địa

để thanh lọc, xây dựng chuyên chính vô sản

sắt máu – sắt đỏ, máu đỏ

theo Lénine, phải độc tài, toàn trị

phải tước đoạt ruộng đất cho nông dân!

phải tước đoạt nhà máy cho công nhân!

không có chuyên chính vô sản với bàn tay đỏ

không thể có chủ nghĩa xã hội

bạo lực chiến tranh

bạo lực nền chuyên chính

đã khảy vỏ trứng quan hệ sản xuất cũ

ổ chưa toàn sợi vàng ròng

đã khảy vỏ trứng

rơm rạ bụi đất

quan hệ sản xuất lạc hậu

để có đàn gà non yểu chủ nghĩa xã hội

ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba…

Lénine khổ đau hơn Karl Marx, Engels

trước mồ hôi, bùn và máu công nông

hay bản tính nóng nảy, dữ dội

thường diễn thuyết bằng nắm đấm đỏ

ra lệnh bằng nắm đấm đỏ

như trái tim Lénine

nên đàn gà non tơ chủ nghĩa xã hội tức tưởi chết

chỉ có một bàn tay như mọi người không sơn đỏ

góp phần nào cứu được, ở ngoài đế quốc Nga cũ

phong trào giải phóng thuộc địa

vâng, chỉ phần nào

còn chủ nghĩa xã hội sụp đổ

điều chính Lénine cũng không ngờ

giành lại độc lập dân tộc

có từ nghìn xưa

nhưng chủ nghĩa xã hội

chưa từng có bao giờ

cứu nhân loại

không thể đốt giai đoạn

bằng bàn tay đỏ chuyên chính vô sản

máu xương mấy chục triệu người

cũng không thể buộc phôi thai gà mới tượng hình

chưa đủ lông đủ cánh

chào đời theo quy luật

liệu có đàn gà nào không tranh ăn

không bôi mặt đá nhau

khi đã thật sự đàn gà cùng một mẹ?

văn minh loài người tiến hoá cứu con người

đến kỉ nguyên cực kì tối tân đại công nghiệp

máy móc tự động hoá cực kì thần thoại, thần kì

cái tiêu dùng, cái ăn thừa mứa

chính bằng đạo đức, nhân văn lí tưởng ước mơ

sẽ nhẹ nhàng tiến lên chủ nghĩa xã hội

nhìn thấy thực tiễn tuyệt vời

nước này nước kia cùng theo đó tiến lên

không ai dùng bạo lực chiến tranh cách mạng

máu me

không ai dùng thủ đoạn chính trị

máu me

trên Trái Đất này

để tiến lên chủ nghĩa xã hội

nhân loại khổ đau nhục nhằn

do thực dân tư sản bóc xương lột da

nhân loại khổ đau nhục nhã

do bành trướng chuyên chính vô sản độc tài

cho chúng tôi sống với!

thi sĩ mộng mơ về đàn gà tơ non đại đồng Utopia

nhân loại vơi đi đau khổ

mộng mơ mộng mơ

Utopia đại đồng

nghìn sau

từ nghìn xưa

cho chúng tôi sống với!

quốc kì búa liềm sao Liên Xô

vẫn đang bao trùm sông núi!

T.X.A.

24-07-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2653550581585543/

.

Ảnh: Tượng Lenin tại Mỹ, 2020 – web TripAdvisor – Google search:

.

.

.

.

Ảnh: Ả đào: Sông Thao Audio, Book hunter

.......................... o0o0o0o ..........................

Bài 19 sau ngâm khúc

LẠI NGHĨ VỀ MỘT LÀ TẤT CẢ

Ở NGÂM KHÚC NGƯỜI MẸ

Trần Xuân An

một giọt mồ hôi tre xanh sông Nhùng

cũng phản ánh hết những dòng sông khắp tỉnh *

mồ hôi tre xanh Quảng Trị hoà chung

Ô Lâu, Vĩnh Định liền Xuân Quy Vĩnh

tiếp Thạch Hãn, Cánh Hòm, nối Bến Hải, Sa Lung

cửa sông đạn biển, nguồn sông bom rừng

mở bản đồ ra như mở tâm mình, cung kính

chữ chữ mồ hôi tre, ròng ròng sông yên tĩnh

ngâm khúc Người Mẹ, thời xương máu, rưng rưng *

gia đình ba mạ như khóm tre, rõ ràng danh tính

phận người Việt Nam mấy mươi năm lửa bùng

‘Mồ hôi xanh mọi đời tre’, đâu chỉ Miền Trung *.

T.X.A.

08:12 – 10:05, 08-10-2020

…………..

(*) Những dòng sông Quảng Trị nối liền nhau: Sông Nhùng —> sông Thạch Hãn —> sông Cánh Hòm —> sông Bến Hải. Chi tiết hơn: Sông Nhùng quãng từ làng Thượng Xá, xã Hải Thượng —> xã Hải Quy (gặp nước sông Ô Lâu chảy theo sông Vĩnh Định, theo sông Xuân Quy Vĩnh) —> xã Triệu Tài —> Làng Bồ Bản, làng An Cư, xã Triệu Phước —> sông Thạch Hãn (gặp nước sông Hiếu) —> sông Cánh Hòm từ xã Gio Mai —> xã Gio Thành —> Làng Thuỷ Khê, xã Gio Mỹ —> Làng Hải Chử, làng Xuân Long, xã Trung Hải —> sông Bến Hải (gặp nước sông Sa Lung). ~ “Người Mẹ trong chiến tranh”, “Mồ hôi xanh trong mọi đời tre”, nhan đề một ngâm khúc, một bài thơ của Trần Xuân An.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2723936847880249/

.

.

.

Bài 20 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc

TA CẢM THÔNG TA

Trần Xuân An

công dân đương nhiên tuân hành trên đất nước đỏ

mọi người vẫn nhiều vẻ, lắm màu, hơn cả lá hoa

thời thế quy buộc, hầu hết trắng càng trắng

chén nước trời, trong khói hương lam, thì ta phải hiểu ta!

tại sao Đỏ bắn Vàng, tại sao Vàng bắn Đỏ

sách báo một chiều, lớp trẻ sẽ mù màu

đã viết về nửa này thời kì sử, nửa kia cũng nhiều quá

biểu tượng đỏ, vàng, lam, bình sọ trắng, hiểu nhau.

T.X.A.

08:11-09:45, 12-19-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2727280130879254/

.

Ảnh chân dung Trần Xuân An

do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 10-10-2020

Bài 21 sau ngâm khúc

QUY LUẬT VÀ TÌNH NGƯỜI

Trần Xuân An

I

thế kỉ hai mươi mốt

chưa ai tắt được bão lụt đất trời

chỉ thuận theo quy luật

để chế ngự thế thôi

người cầm bút

không làm ra gói mì, chai nước

hiểu đất trời tàn phá để sinh sôi

chữ không ai ăn uống được

chỉ biết ca ngợi tình người

cũng mơ mộng, nương theo quy luật

nhà nhà Trung phần lầu bê tông cốt thép

ít ra đều có chòi đúc, hết lụt thì ngắm trăng soi

khoan hoang tưởng tắt bão lụt đất trời.

II

ngồi trong bão lụt hoảng kinh

ước cao chòi đúc đứng bình tâm trông

nhà nghèo có “tháp nghinh phong”

lụt không ngập tới, bão không giạt người! *

T.X.A.

trước 09:58, 13-10-2020

& viết thêm, trước 07:01, 22-10-2020

.............

(*) Bốn câu lục bát này là thơ vận động.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2728153454125255/

.

Ảnh: Google search

.

.

Bài thơ thứ 7, viết sau ngâm khúc tự sự song thất lục bát 460 câu

UTOPIA, HÒN ĐẢO KHÔNG TƯỞNG

Trần Xuân An

không hiện hữu nơi nào, ngoài cuốn sách

Utopia, bán đảo vẽ vời, đùa ngông

cũng đào kênh, thành hòn đảo chia tách

bị xâm lược, khai hoá nên công xã đại đồng

Utopia, nơi không tư hữu, giai cấp

nông thôn, thành thị luân chuyển sức người

kho sản phẩm chung, quan dân đều đồng phục

đều ăn tập thể, vàng bạc dát bô chơi

Thomas More viết đầu thế kỉ mười sáu

nên thực dân mà chính nghĩa, trong Utopia

dân bản xứ kháng cự, phải bị tiêu diệt

không phải Kh’Mer Đỏ, nhưng y Campuchia!

gạt ra những dòng về thực dân, thuộc địa

Utopia, công xã đại đồng sáng tươi

không tư hữu, không giai cấp là ảo vọng đẹp

từ không tưởng đến khoa học, Liên Xô cũng đổ rồi!

T.X.A.

25-07-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654832104790724/

.

Bài 22 sau ngâm khúc

RÀO TRĂNG, LŨ LỤT TRĂNG

Trần Xuân An

rào trăng không phải bủa vây trăng *

là sông trăng, gom ánh trăng, tuôn điện sáng

bão lũ vùi mười ba vầng nguyệt nắng

nắng của trăng, chiếu Rào Trăng là nắng mặt trời

lũ trung thu còn cuốn chết nhiều người

con nước bạc ngời trăng thương tâm quá

đuối những vầng nguyệt nắng, tang ma vội vã

thôi âm cũng là dương!

điện từ sức nước, nghị lực từ đau buồn

người chết còn tiếp điện cho người sống

Rào Trăng rồi ra vẫn sông trăng thơ mộng

lụt hai không hai không, trung thu đau hoài không…

liên tưởng, không đành, lũ giạt Phạm Thái, ngông

thời Tây Sơn, sụp đổ Thăng Long, Tố Như quẫy vợi

nhớ hoà giải để hoà hợp, Paris bảy ba, ơi hỡi

không quẫy vợi vượt biên, thì níu lấy làm bè!

bảy lăm Miền Nam tức tưởi, như lũ xô trôi, núi sập đè

mặc dù cờ Liên Xô giương cao bằng tay Hà Nội

Hiệp định kí rồi, sao như Rào Trăng tắc thở, chới với

thơ hoà giải tôi cũng cứu hộ liêm sỉ lâu rồi…

T.X.A.

11:23-13-45, 15-10-2020

(29 tháng tám Canh Tí)

……………….

(*) Rào: tiếng địa phương có nghĩa là sông.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2730190150588252/

.

.

Bài thứ 8, viết sau ngâm khúc tự sự song thất lục bát 460 câu

ĐẠI ĐỒNG, UTOPIA, CỘNG SẢN –

BÀI HỌC RÚT RA TỪ LỊCH SỬ

Trần Xuân An

khát vọng loài người nghìn xưa

mọi quốc gia

mọi người đều đồng đẳng

thì để đi đến kỉ nguyên đại đồng lí tưởng

phải áp đặt bằng bạo lực chiến tranh

chuyên chính độc tài ư?

tất thảy các nước xã hội chủ nghĩa

đều khởi đầu bằng bạo lực chiến tranh

đạn bom, xương máu

duy trì bằng chuyên chính vô sản

trấn áp dân chủ, gông cùm tự do

chưa thấy chủ nghĩa xã hội thành công

Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ

Trung Quốc đã chạy theo kinh tế thị trường

chỉ còn lại độc tài đỏ

vậy lịch sử

vẫn đi theo quy luật muôn đời

trước mắt, nghìn năm

mỗi giai cấp có một chính đảng

(các tôn giáo chỉ như nhà thương

như hát ru

nhân từ

tránh xa chính trị)

chính đảng giai cấp công nhân

chính đảng giai cấp nông dân

chính đảng giai cấp tiểu tư hữu –

lao động tự do – trí thức

chính đảng giai cấp tư sản

không ai có thể bóc lột, áp bức ai

vì mỗi giai cấp đều có chính đảng

khẩn thiết rõ ràng mọi hiến pháp

các chính-đảng-giai-cấp *

đấu tranh nhau trong hoà bình

cấm bóc lột, căm thù, độc ác

nhưng cho dù khẩn thiết

cũng chỉ là đề nghị thôi

nẩy sinh từ suy ngẫm sử

như một ý tưởng về khoa học chính trị

không dám là kêu đòi.

T.X.A.

28-07-2020

……………….

(*) Thực trạng xã hội cho thấy chỉ có bốn giai cấp, và tương ứng, chỉ có 4 chính-đảng-giai-cấp, không thể và không nên nhiều hơn.

Bài 9, sau ngâm khúc 460 câu

BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN

Trần Xuân An

ông nội Người thoát phận nông nô

trước cả ngày chế độ nông nô bãi bỏ

bà nội Người quá trẻ và giàu có

cuộc chuyển hoá giai cấp tự bao giờ!

cha Người dạy học, viết sách

quan thanh tra, huân chương quý tộc

ông ngoại Người bác sĩ, chủ nô!

mẹ Người học gia sư đến ba ngoại ngữ

đều thuộc Thánh kinh

gia thế phong lưu

vẫn ám sát vua Nga

anh Người đúng tội tử hình

lí lịch phong lưu

nhưng Người đau nỗi đau thế giới

Lênin cứu đời

bằng mô thức chưa từng thành công nổi

bằng bạo lực chiến tranh

bằng xé bỏ Thánh kinh, thành lửa khói

bằng chuyên chính lạnh mình

sách cách mạng viễn tưởng, mực đỏ chói

Lênin viết trên hiện thực nóng hổi

các giai cấp phản tỉnh, quân bình

bức tranh ai vẽ Lênin

Người đứng cao hơn ngọn cờ như máu xối!

muôn đời, theo lệ thường, sử ghi công và tội

Lênin chỉ của Liên Xô, Búa liềm sao Liên Xô!

T.X.A.

07-08-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2665822673691667/

Bài 23 sau ngâm khúc

TÔI KHÔNG PHẢN ĐỘNG,

KHẲNG ĐỊNH NGHÌN LẦN

Trần Xuân An

thơ hoà giải để hoà hợp dân tộc

không phản động với Tổ quốc mình đâu

không phủ nhận đỏ, vàng, lam, bảy đoá *

chống hai Khối giẫm sọ trắng đất nâu

trong chữ “chống” cũng có nhiều thái độ

chưa cầm súng, đỏ tôi không ngoại bang

chống hai Khối ngoại xâm, bằng tác phẩm

toàn bộ sách trải lòng giữa trời quang

trước Thống nhất, thích Nam Tư trung lập

chống Nga, Trung, làm sao ghét bỏ Vàng

yêu quý Đỏ, vì chống Pháp, Nhật, Mỹ

trắng trong Lam, kính chùa Phật, Đình làng

thơ bút nhóm tuổi học trò, kẹt giữa

bạch tinh Mỹ và sắc máu Trung, Xô *

bị chẻ đôi, sông Bến Hải chạy mãi

như tôi chạy gặp hừng đông hư vô

bằng bom pháo, chống nhau, triệu cái chết

sá gì thơ, một tứ kẹt hai phe

thơ học sinh chỉ là bèo Sông Tuyến

bèo trôi vào lõi lịch sử, tái tê!

từ Thống nhất, văn sử tôi vẫn đỏ

đỏ chống Trung, không đội lãnh tụ Nga

đỏ vẫn mến, vẫn thương Vàng thất thế

chống ngoại xâm hai Khối, ta thương ta

chống hai Khối, tôi là sông Bến Hải

nối hai bờ, tôi là cầu Hiền Lương

bạc tóc ngẫm tuổi học trò thơ dại

sử hai Miền, cộng lại, chống ngũ cường!

sử trường Vàng, chống tứ cường, trừ Mỹ

sử trường Đỏ, chống tứ cường, trừ Nga

đâu chỉ học, nhìn thẳng vào sự thật

chống hai Khối, như Bến Hải thật thà

sử sẽ rủa ai tay sai đích thực

(dựa giặc, chỉ là sách lược tạm thời)

kẻ phản quốc mới bảo tôi phản động

xin rõ ràng vậy đó, Tổ quốc ơi!

T.X.A.

trước 14:25, 16-10-2020

……………..

(*) ~ Xem chú thích rõ ở nhiều bài về biểu tượng bảy đoá đỏ, vàng, lam trên bình sọ trắng đất nâu. ~ Tito (1892-1980), lãnh tụ cộng sản Nam Tư, độc lập trung lập, chủ tịch Phong trào Không liên kết, chống Liên Xô, không thân thiện với Trung Quốc, có quan hệ với Phương Tây nhưng dĩ nhiên, không theo khối Tư bản. ~ Nói cho rõ về bài thơ rất bèo thời mười sáu tuổi: Năm đó, 1971, tôi có làm một bài thơ xuôi (thơ văn xuôi), lâu quá tôi không nhớ trọn vẹn, nhưng cái tứ, tôi vẫn nhớ. Bài thơ triển khai tâm trạng và hành vi của một chàng trai lúc đang ngủ bỗng bừng tỉnh giấc, thấy mình đang bị đè ép bởi hai lá cờ, một là “dải bạch tinh” (dải sao trắng hay quỷ trắng), một khác là “dải sắc máu” (dải vải có màu máu), ám chỉ quốc kì Mỹ và quốc kì Liên Xô. Đó là hai cường quốc đứng đầu hai Khối, đang chia cắt nước ta! Trung Quốc, tôi xem nước này cũng tầm thường thôi, vì vũ khí chẳng có gì tối tân, vai trò cũng là đàn em Liên Xô. Dĩ nhiên bài thơ không viết rõ như thế, chỉ là chàng trai bị hai lá cờ ấy chừng như đang ép sát vào anh ta, đè chết anh ta, khiến anh ta bỏ chạy. Anh ấy chạy trốn giữa khuya, chạy mãi, cho đến hừng đông. Rồi anh đứng trơ trọi trước một hừng đông hoang vắng như hư vô. Chỉ như thế thôi. Chàng trai ấy là tôi, nhân vật tôi trữ tình. Đó là bài thơ học sinh lớp mười, đăng trên tập san ronéo của bút nhóm Đất Vàng chúng tôi. Chẳng có gì ghê gớm, chỉ là tâm trạng trong cuộc chiến tranh hai Khối ở nước ta, ai ai cũng đều hiểu. Tuy vậy, tôi nhắc lại như nhắc một kỉ niệm văn nghệ, nhằm thể hiện thời đại chúng ta hồi 1971 (nói chung là trước 1975). Ngoài ra, những bài thơ khác, chỉ là nỗi đau chiến tranh, nội chiến, mờ nhạt – tâm trạng phản chiến, khát vọng hoà bình, khá phổ biến như nhạc Trịnh Công Sơn thể hiện. T.X.A. (20-10-2020 HB20).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2731097103830890/

.

.

NÓI CHO RÕ

VỀ BÀI THƠ RẤT BÈO THỜI 16 TUỔI *

Trần Xuân An

Năm đó, 1971, tôi có làm một bài thơ xuôi (thơ văn xuôi), lâu quá tôi không nhớ trọn vẹn, nhưng cái tứ, tôi vẫn nhớ.

Bài thơ triển khai tâm trạng và hành vi của một chàng trai lúc đang ngủ bỗng bừng tỉnh giấc, thấy mình đang bị đè ép bởi hai lá cờ, một là “dải bạch tinh” (dải sao trắng hay quỷ trắng), một khác là “dải sắc máu” (dải vải có màu máu), ám chỉ quốc kì Mỹ và quốc kì Liên Xô. Đó là hai cường quốc đứng đầu hai Khối, đang chia cắt nước ta! Trung Quốc, tôi xem nước này cũng tầm thường thôi, vì vũ khí chẳng có gì tối tân, vai trò cũng là đàn em Liên Xô. Dĩ nhiên bài thơ không viết rõ như thế, chỉ là chàng trai bị hai lá cờ ấy chừng như đang ép sát vào anh ta, đè chết anh ta, khiến anh ta bỏ chạy. Anh ấy chạy trốn giữa khuya, chạy mãi, cho đến hừng đông. Rồi anh đứng trơ trọi trước một hừng đông hoang vắng như hư vô. Chỉ như thế thôi.

Chàng trai ấy là tôi, nhân vật tôi trữ tình. Đó là bài thơ học sinh lớp mười, đăng trên tập san ronéo của bút nhóm Đất Vàng chúng tôi.

Chẳng có gì ghê gớm, chỉ là tâm trạng trong cuộc chiến tranh hai Khối ở nước ta, ai ai cũng đều hiểu. Tuy vậy, tôi nhắc lại như nhắc một kỉ niệm văn nghệ, nhằm thể hiện thời đại chúng ta hồi 1971 (nói chung là trước 1975). Ngoài ra, những bài thơ khác, chỉ là nỗi đau chiến tranh, nội chiến, mờ nhạt – tâm trạng phản chiến, khát vọng hoà bình, khá phổ biến như nhạc Trịnh Công Sơn thể hiện.

T.X.A.

20-10-2020 HB20

……………….

(*) Chú thích cho câu thơ “bạch tinh Mỹ và sắc máu Trung, Xô” trong bài thơ “Tôi không phản động, khẳng định nghìn lần” (16-10-2020) của tôi:

( https://txawriter.wordpress.com/2020/10/16/b23-toi-khong-phan-dong-khang-dinh-nghin-lan/ )

.

Link bài này:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2735262093414391/

Bài 24 sau ngâm khúc

MÀU ĐẤT RỪNG, MÀU LŨ LỤT

Trần Xuân An

núi sạt lở, nước lũ tràn, chất đất

một màu vàng như đỏ sắc gỗ rừng

mọi ảnh gần và không ảnh rộng ngợp

màu phù sa: màu muôn thuở nấu nung

không tránh khỏi có màu da sốt rét

màu tiếng khóc, cổ họng đỏ tiếng gào

lũ lụt lắng, phù sa vàng lúa chín

xưa Trung phần, phim rõ chất rừng cao

máu đất rừng chắc hẳn nhiều hơn trước

bóc lột rừng, trốc cả gốc cây rừng

đỏ nước bạc núi đồi sạt lở thét

hạn cháy đồng, lũ lụt máu muôn trùng!

T.X.A.

19:23-21:40, 18-10-2020

& 27-10-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2733561520251115/

.

Bài 25 sau ngâm khúc

XỚI LẬT VĂN SỬ

VỀ CHIẾN TRANH ĐỎ – VÀNG

Trần Xuân An

đỏ “Mùa hè bên sông”, viết cuối thế kỉ trước

vài năm đầu thế kỉ này, tự nhuận sắc sách mình

một tập truyện, mười hai tập thơ, sáu năm, viết mạng

như viết giữa cầu Hiền Lương, vạch sơn trắng tinh

mỗi đầu sách hoà giải này có nhan đề riêng để gọi

gọi chung “Bảy đoá đỏ vàng lam, bình sọ đất nâu”

văn sử thời nào cũng kêu đòi xới lật

chuẩn cứ chống mọi ngoại xâm là vĩnh viễn bền lâu

làm ruộng phải cày bừa, lật trở đất

làm biển, thuyền phải cày sóng biển, thợ lặn sâu

“Mùa hè bên sông”, “Bảy đoá đỏ vàng lam…” là xới lật

hai mươi ba năm rồi đó, bạc tóc râu

sử gia xưa soạn sử Việt cũng lật sử Tàu cổ đại

thêm sử liệu Triều Nguyễn, tác giả sử vẫn lật sử Tây

anh hùng Việt khởi nghĩa, Tàu và Tây gọi là giặc

dù sao, chuẩn cứ chống ngoại xâm không thể đổi thay *

Chiến tranh Đỏ – Vàng, hai bờ Bến Hải

“Mùa hè…”“Bảy đoá…” xới lật rồi

đều dựa giặc, đều chống ngoại xâm hai Khối

như Đông Tây Đức, Triều Hàn, đều yêu nước thương nòi!

T.X.A.

05:14-07:25, 19-10-2020 (HB20)

……………..

(*) Trần Xuân An đã viết bốn đầu sách về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong giai đoạn đầu chống Pháp (1858-1885).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2733933363547264/

.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2656847761255825/

Bài 9, sau ngâm khúc 460 câu

BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN

Trần Xuân An

ông nội Người thoát phận nông nô

trước cả ngày chế độ nông nô bãi bỏ

bà nội Người quá trẻ và giàu có

cuộc chuyển hoá giai cấp tự bao giờ!

cha Người dạy học, viết sách

quan thanh tra, huân chương quý tộc

ông ngoại Người bác sĩ, chủ nô!

mẹ Người học gia sư đến ba ngoại ngữ

đều thuộc Thánh kinh

gia thế phong lưu

vẫn ám sát vua Nga

anh Người đúng tội tử hình

lí lịch phong lưu

nhưng Người đau nỗi đau thế giới

Lênin cứu đời

bằng mô thức chưa từng thành công nổi

bằng bạo lực chiến tranh

bằng xé bỏ Thánh kinh, thành lửa khói

bằng chuyên chính lạnh mình

sách cách mạng viễn tưởng, mực đỏ chói

Lênin viết trên hiện thực nóng hổi

các giai cấp phản tỉnh, quân bình

bức tranh ai vẽ Lênin

Người đứng cao hơn ngọn cờ như máu xối!

muôn đời, theo lệ thường, sử ghi công và tội

Lênin chỉ của Liên Xô, Búa liềm sao Liên Xô!

T.X.A.

07-08-2020

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/20/duong-dan-link-10-bai-tho-viet-sau-ngam-khuc/

ĐỂ HOÀ GIẢI DÂN TỘC, TRẦN XUÂN AN PHẢI SUY NGẪM LỊCH SỬ VÀ CÓ VÀI ĐỀ XUẤT CHÍNH TRỊ. TUY VẬY, TRẦN XUÂN AN CHỈ LÀ MỘT NHÀ THƠ TP.HCM. (BỊ HẠN CHẾ BẰNG ĐỊNH NGỮ CHỈ ĐỊA PHƯƠNG), VIẾT TIỂU THUYẾT, PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG, NGHIÊN CỨU SỬ… TRẦN XUÂN AN KHÔNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ. MONG ĐỪNG NGỘ NHẬN.

29-07-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2657722384501696/

Bài 10 sau ngâm khúc 460 câu

LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ

GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN

Trần Xuân An

dòng nội và dòng ngoại đều giáo sĩ

cha luật sư, bên mẹ chủ hãng Philips lừng danh

đó là Marx, còn Engels sinh ra từ tư sản dệt

chỉ Stalin gốc thợ giày, học làm linh mục chưa thành

từ bần nông, cha Mao Trạch Đông giàu ruộng đất

Mao cũng theo mẹ vào chùa, Phật tử một thời

trước khi đỏ, họ đều vàng, dù Nga Âu, Tàu Á

đó là những vị trước và sau Lênin, đỏ rực Đất và Trời

đỏ rực Đất, không còn tư sản, chủ đất

đỏ rực Trời, không còn Thượng đế, Thánh Ala

các lãnh tụ cũng xuất thân từ Trời và Đất

ai cũng sinh ra từ biện chứng cõi người ta!

cách mạng, phải căm thù tôn giáo, địa chủ và tư sản

thù ý hệ, giai cấp xuất thân, các lãnh tụ thù sâu

quyết tuyên truyền căm thù, để căm thù thành bạo lực

trong lịch sử, chưa ai tuyên ngôn thù hận thế đâu

căm thù ý hệ, giai cấp xuất thân là bất kính và bất hiếu

vô tổ quốc, nên chỉ trung với Đảng Vô sản toàn cầu

đã tam vô, đâu còn chủ nghĩa lí lịch

nhưng đấu tranh giai cấp, giai cấp lại là cái gốc, cái túi, cái đầu!

thuở bị bóc lột tận xương, nguyên bản Quốc tế ca quá “tả”

Marx đọc, Engels, Lenin hát cho công nhân, máu rực bình minh

tư sản trúng thương bởi từng nốt như từng quả đạn

cực tả ấy khiến chủ nghĩa tư bản đã tự sửa mình

Búa liềm là công nông, Sao dẫn đường là chủ nghĩa

Chiến tranh Lạnh đã làm nhân loại tự vấn, tỉnh người

kính cảm ơn các lãnh tụ, ai thuộc về nước nấy

ngự chi trên quốc kì! Sách trong thư viện, đủ rồi!

bây giờ tôi mới hiểu vì sao Bác Hồ khiêm tốn

xuất thân từ trí thức, tự học suốt đời

vẫn bảo mình không đóng góp gì vào hệ tư tưởng

Bác chỉ cần viện trợ đánh Pháp, rồi thành ra vậy thôi

con đường đỏ thắng bằng máu xương rất thật

cũng thắng bằng ảo vọng xô viết, sụp đổ từ lâu

nghĩ về “Luận cương”, chuyên chính, lí lịch… *

thơ chỉ phân giải cho cõi đời vơi đau.

T.X.A.

10 & 11-08-2020

………………..

(*) Thường gọi tắt là “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, 1920.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2668591990081402/

.

Bài 26 sau ngâm khúc

XIN THỨ LỖI

Trần Xuân An

có bài thơ không nên viết trong mùa lũ lụt

lũ lụt đang khoả tràn ngoài đó, quê hương

nhưng thơ cũng như nguồn sông, nguồn thác

phím bút vỡ đập, tràn tuôn!

T.X.A.

13:30-14:05::19-10-2020 HB20

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2734150320192235/

.

Bài 27 sau ngâm khúc

CHÂN DUNG XÂM LƯỢC ĐỎ

Trần Xuân An

~ “Trung ngôn nghịch nhĩ” ~

các lãnh tụ ngoại cường, rất cá nhân, đế quốc

thừa biết ảnh chân dung họ (thói vĩ cuồng!)

đặt trên đầu các quốc gia, dân tộc khác

chỉ gây ra chiến tranh, máu xương

họ xác lập chủ quyền, một cách hỗn xược

lãnh thổ ý hệ, họ mở rộng biên cương!

chủ nghĩa đỏ thực dân mới, cắm cờ, đặt ảnh tượng

nhẫn nhục quá lâu, nhân dân thấy bình thường!

sự thật này tôi đã viết, đã viết thật rõ

lòng tự trọng dân tộc Việt Nam quá đáng thương

Đỏ là chống ngoại xâm, tôi cũng đỏ

đỏ tôi không cờ Liên Xô, ảnh lãnh tụ ngoại cường!

thời chống Pháp, cờ và ảnh Liên Xô gây phân hoá

Mỹ nhảy vào, cũng vì ảnh và cờ Liên Xô, Mao nối đường

Nam chống Bắc cũng vì cờ và ảnh đó

sử gia mai sau rủa những ai? Tôi cảm thấy buồn!

T.X.A.

20-10-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2734974923443108/

.

Trình bày khác:

Bài 10 sau ngâm khúc

LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ

GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN

Trần Xuân An

dòng nội và dòng ngoại

đều giáo sĩ

cha luật sư,

bên mẹ chủ hãng Philips lừng danh

đó là Marx,

còn Engels sinh ra từ tư sản dệt

chỉ Stalin gốc thợ giày,

học làm linh mục chưa thành

từ bần nông,

cha Mao Trạch Đông giàu ruộng đất

Mao cũng theo mẹ vào chùa,

Phật tử một thời

trước khi đỏ, họ đều vàng,

dù Nga Âu, Tàu Á

đó là những vị trước và sau Lênin,

đỏ rực Đất và Trời

đỏ rực Đất,

không còn tư sản, chủ đất

đỏ rực Trời,

không còn Thượng đế, Thánh Ala

các lãnh tụ

cũng xuất thân từ Trời và Đất

ai cũng sinh ra

từ biện chứng cõi người ta!

cách mạng,

phải căm thù

tôn giáo, địa chủ và tư sản

thù ý hệ, giai cấp xuất thân,

các lãnh tụ thù sâu

quyết tuyên truyền căm thù,

để căm thù thành bạo lực

trong lịch sử,

chưa ai tuyên ngôn thù hận thế đâu

căm thù ý hệ, giai cấp xuất thân

là bất kính và bất hiếu

vô tổ quốc,

nên chỉ trung

với Đảng Vô sản toàn cầu

đã tam vô,

đâu còn chủ nghĩa lí lịch

nhưng đấu tranh giai cấp,

giai cấp lại là

cái gốc, cái túi, cái đầu!

thuở bị bóc lột tận xương,

nguyên bản Quốc tế ca quá “tả”

Marx đọc,

Engels, Lenin hát cho công nhân,

máu rực bình minh

tư sản trúng thương

bởi từng nốt như từng quả đạn

cực tả ấy

khiến chủ nghĩa tư bản

đã tự sửa mình

Búa liềm là công nông,

Sao dẫn đường là chủ nghĩa

Chiến tranh Lạnh

đã làm nhân loại tự vấn, tỉnh người

kính cảm ơn các lãnh tụ,

ai thuộc về nước nấy

ngự chi trên quốc kì!

Sách trong thư viện, đủ rồi!

bây giờ tôi mới hiểu

vì sao Bác Hồ khiêm tốn

xuất thân từ trí thức,

tự học suốt đời

vẫn bảo mình

không đóng góp gì

vào hệ tư tưởng

Bác chỉ cần viện trợ đánh Pháp,

rồi thành ra vậy thôi

con đường đỏ

thắng bằng máu xương rất thật

cũng thắng bằng ảo vọng xô viết,

sụp đổ từ lâu

nghĩ về “Luận cương”,

chuyên chính, lí lịch…*

thơ chỉ phân giải

cho cõi đời vơi đau.

T.X.A.

10 & 11-08-2020

………………..

(*) Thường gọi tắt là “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, 1920.

Bài 28 sau ngâm khúc

MÙA ĐỎ CŨ

Trần Xuân An

lúc này viết về mùa hoa đỏ nhất

vẫn thế thôi, nhưng cũng chỉ nhạt hồng

tuổi đã khác, đời chung quanh cũng khác

lãng mạn thơ ai còn như cũ không?

thơ Tố Hữu nhiều bài vô tổ quốc

Trung Quốc đỏ, hoang tưởng là quê hương!

ảnh Mác Lê thay Hùng vương quốc tổ

hội trường ta, phông màn cũ, thành buồn

Rồng Tiên thành suối Lênin, núi Mác

Pác Bó ơi, quân Đại Hán nổ mìn

vô tổ quốc hoá ra tự vong quốc

thắng ngoại xâm, ba đoá đỏ, còn tin

ba đoá đỏ, mùa Thống nhất, là tứ

chưa vẽ tranh, đã hương ngát trong thơ

tôi bừng đỏ như uống say rượu trắng

nổ núi Mác, suối Lênin, còn mơ!

nổ Pắc Bó, cốt mìn, lõi “bài học”

Đặng thay Mao, giặc Đặng cũng dở người

thêm hai đoá đỏ tươi hai biên giới

mùa đỏ cũ còn thắng ngoại xâm thôi.

T.X.A.

06:32-07:30, 21-10-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2735883356685598/

.

Bài 29 sau ngâm khúc

LŨ LỤT 1983 *

Trần Xuân An

năm rời bục giảng ra nhà

trán va sóng lũ rừng xa đổ về

thoắt hẫng chân, chuối làm bè

bập bềnh nước bạc ngoài hè trùm tơi

lụt nhanh gần bít cửa rồi

trẻ già ghe vớt lên đồi trảng cao

còn tôi, ngỡ đụng trời sao

hoá ra mưa đổ, bạc bao tóc mình!

T.X.A.

14:23-16:30, 21-10-2020 HB20

………….

(*) 30-10-1983

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2736233879983879/

.

Bài 30 sau ngâm khúc

TUỲ NGHI

Trần Xuân An

thời bạo lực, bạo lực, duy bạo lực

thơ sử tôi hoà giải mới, rêu rong

đời đủ sắc, lục lam vàng tím đỏ

đỏ tuỳ nhà, lam vàng khúc tuỳ sông *

người cầm bút chỉ là tên luyện chữ

quyền đăng báo, in sách, tuỳ cùm gông

nhớ Hiệp định Paris, điều Mười một

đành hoà giải trên mạng, tuỳ mênh mông

người cầm bút chỉ nói bằng tác phẩm

ra giữa đời, mềm mỏng như lụa bông

vì dân tộc, chỉ cần viết và viết

đời tuỳ nghi lục lam vàng tím hồng

thời mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực

bạo lực tù, bạo lực pháo, đạn đồng

mọi chủ trương, thuyết phục kèm cưỡng bức

mạng “Cởi trói”, Hiệp định vẫn như không!

tổ tiên ta thay vua kí hiệp định

Pháp cướp nước vẫn súng đạn cuồng ngông

Cờ Đỏ kí với Mỹ, cũng là rác

thương dân lành mọi thuở chịu khóc ròng!

T.X.A.

06:10-07:12, 23-10-2020

……………

(*) “Nhập gia tuỳ tục, đáo giang tuỳ khúc” (vào nhà tuỳ tục nhà, đến sông tuỳ khúc sông).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2737728076501126/

.

.

Bài 11

HƯƠNG LINH

Trần Xuân An

hương thắp, trầm tư bàng bạc gió

cổ nghìn xưa, mãi mới nghìn sau

bao đời tín niệm, tâm nhìn rõ

chết để tiếng, hồn không mất đâu

thuần khiết nến hương, hoang lạnh cháy

lẽ nào xong một kiếp, hư vô?

niềm tin hương ấm cứu trần thế

vơi tội ác nghìn xưa đến giờ

tôn giáo đều chung nguyên lí ấy:

hương linh, còn Chúa, Phật: người thầy

đạo Gia tiên Quốc tổ đều thế

hương thắp, hồn dân Hồn Nước này

Chúa, Phật là người, đều cát bụi

Vua Hùng cát bụi mấy nghìn năm

đều hương linh vĩnh hằng gần gũi

như mọi phàm nhân hương quyện trầm.

T.X.A.

24-08-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2681349315472336/

.

Tấm ảnh chữ như viết bằng phấn trắng trên bảng đen:

.

.

Bài 31 sau ngâm khúc

TỪ TITO ĐẾN CHE GUEVARA…

Trần Xuân An

từ Tito ra gặp Che *

– Tam Kỳ ra Huế – càng nghe súng rền

kẹt giữa Mỹ, Nga, hai bên

chạy vô tận, hừng đông đen tối đời

thương tuổi học trò của tôi

Chiến tranh Lạnh cháy hai trời núi sông

hai miền nô lệ, đau lòng

từ Tito đến Che, không tưởng, cười!

hành trình khát vọng làm người

tôi nhìn lại cái nhìn tôi thuở nào

chống hai Khối: Sọ máu đào

đỏ vàng lam bảy đoá cao chất người.

T.X.A.

06:12-07:30, 24-10-2020

…………

(*) Khuynh hướng Tito, khuynh hướng Che Guevara. ~ Tito (1892-1980), lãnh tụ cộng sản Nam Tư, độc lập trung lập, chủ tịch Phong trào Không liên kết, chống Liên Xô, không thân thiện với Trung Quốc, có quan hệ với Phương Tây nhưng dĩ nhiên, không theo khối Tư bản. ~

Che Guevara (1928-1967), tham gia du kích quân Cuba, rồi từ bỏ chức quyền để tiếp tục làm du kích quân ở nước khác; thuở bấy giờ, nhiều người nhận định ông chỉ chiến đấu để chống chủ nghĩa tư bản trong niềm thất vọng về chủ nghĩa xã hội toàn trị.

https://www.facebook.com/100007918808885/posts/2738706343069966/

Bài 32 sau ngâm khúc

KHỬ CHẤT NÔ LỆ, BẰNG KHÔNG

Trần Xuân An

Vàng không thích có Đỏ đâu

Đỏ theo sách báo thù sâu sắc Vàng

nhưng trong lịch sử, ngang hàng

nửa Vàng nửa Đỏ đến ngàn đời sau

nửa nào nô lệ cũng đau

khử nô lệ là chống nhau một thời

Vàng nô lệ, Đỏ khử rồi

Đỏ nô lệ, Vàng khử hồi chiến tranh

khử chất nô lệ, đã đành

thang quốc sử, thuốc không hành hạ dân

hàn khử nhiệt, nhiệt khử hàn

chất nô lệ, Đỏ lẫn Vàng, bằng không!

thang thuốc này nhớ nằm lòng

Đỏ hay Vàng cũng chung trong sử mình

chống giặc hai Khối, cạn tình

thì sắc đủ lửa, gạn tinh, chén đầy.

T.X.A.

trước 14:30, 24-10-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2739034633037137/

Bài 33 sau ngâm khúc

QUÃNG THỜI GIAN

LÀM NGHỀ VẮT SỔ MẶT TRÁI

Trần Xuân An

bút thác ghềnh suốt hành trình tư tưởng

chỉ học trò, thầy giáo, phó dân thường

đời xô đẩy tôi làm nghề vắt sổ

thấy xơ rách mặt trái cuộc máu xương

rõ mặt trái bao văn chương, lịch sử

ba mươi năm Chiến tranh Đỏ với Vàng

sự thật đó, viết sử văn hoà giải

tư tưởng tôi ghềnh thác, bút gian nan!

tôi là tôi, từng làm nghề mặt trái

bình tâm về Chiến tranh Ba mươi năm

viết hoà giải cho đời không vỡ mộng

mặt phải đẹp, nhờ mặt trái tôi làm

vắt sổ thật, đâu phải là ẩn dụ

lật trái phải quần áo, nghĩ chiến tranh

ngày đạp chân, đêm đọc mình, đọc sách

không thể nào không hoà giải, sao đành.

T.X.A.

07:45-10:12, 25-10-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2739834059623861/

.

Bài 34 sau ngâm khúc

BÃO KẺ DIÊN 1985 *

Trần Xuân An

thương nhớ quá cây trứng gà lá rợp

trứng ổ rơm, đến quả chín chay thiền *

thương nhớ lắm sầu đâu sầu đâu đó

hoa tím bừng, sau bão lụt, hương riêng

hai cây chắn bão khét khô nam lửa *

mưa trút Lào, than đỏ quạt phía ta

bão nam lửa cũng tranh toe, tôn lật

cây vặn cành vẫn toả mát hè nhà

lụt lút cổ, cách năm, vin bè chuối

lại bão xô cây tím nỗi sầu đâu

cây dân khúc trứng gà cũng trốc gốc

hạt nỗi niềm còn trong tâm, mùa sau

lại bão khổ, bão khốn rồi bão nạn

tôi đành vay, đành tạm kí ức thôi *

ổ trứng gà, cây trứng gà hi vọng

cùng sầu đâu, bão gieo vào thơ tôi.

T.X.A.

10:12-12:30, 28-10-2020

……………..

(*) ~ Bão Cecil đổ bộ vào Trung Trung phần vào đêm ngày 15 rạng sáng ngày 16 tháng 10 năm 1985. Cecil được xem là cơn bão lớn nhất trong 100 năm kể từ năm ấy trở về trước (theo Từ điển mở Wiki). ~ “Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn, đi vay, đi tạm được mấy quan tiền, ra chợ Kẻ Diên…”. ~ Gió Lào hay còn gọi là gió Nam (chính xác là gió foehn [phơn] Tây Nam), một loại tín phong, nóng như lửa, hằng năm, vào mùa hè, thổi về phía Đông Trường Sơn, sau khi đã trút hơi nước thành mưa lớn ở sườn Tây Trường Sơn.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2742960345977899/

.

Ảnh sơ đồ bão Cecil 1985 – nguồn ảnh: Wikipedia.

.

.

Bài 12 sau ngâm khúc

CHÚA NHẬT, CHỦ NHẬT

Trần Xuân An

~~ tặng bạn Vương Trung Hiếu, người vừa mới viết thêm về đề tài Chúa nhật này, đề tài mà tôi đã viết thành khảo luận từ năm 2006 và đã đăng trên tạp chí điện tử giaodiem. com, ngay sau khi viết ~~

Chúa nhật, chỉ của giáo đường

một thời, đặt tên ngày quá lạm

đã thành chủ nhật: ngày riêng mình, tự mình

chủ nhật là ngày cuối tuần, thứ tám

còn thứ nhất, thứ cả ở đâu?

không có, nhưng bàng bạc cả tuần, tri cảm

xem như tứ bất lập, như anh hai là anh đầu *

chủ nhật là ngày riêng tư, yêu đương tươi thắm

gia đình, đầm ấm, bạn bè, bên nhau

Chúa nhật, vết tích áp đặt, ngẫm sử mà đau.

T.X.A.

26-08-2020

……………..

(*) Nhà Nguyễn không lập hoàng hậu, thái tử, trạng nguyên, tể tướng; tập quán Nam bộ không lập con cả, nên con thứ nhất (con đầu) thành con thứ hai.

Xem thêm bài khảo luận cùng đề tài tôi đã viết, đã đăng, 2006:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai20

&

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai21

Năm 1996, tôi đã viết, và 1998, đã xuất bản sách giấy “Quê nhà yêu dấu” (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 1998):

“… sáng sớm

nắng hôm nay hồng tươi

màu tờ lịch đỏ

pha với màu hồng quả trứng

soi vào mặt trời

một ý tưởng tinh nghịch nhảy nhót

như hoa nắng tung rơi trên đất

sao không gọi thứ hai là thứ nhất?

sao không gọi chủ nhật là thứ bảy?…”.

Năm 1999, ở tiểu thuyết “Có một nơi lá mãi xanh” (Nxb. HNV.), tôi cũng đề cập ý tưởng này ở một vài dòng chữ:

“… Nếu ngày thứ hai trong tuần sẽ gọi là ngày thứ nhất, hôm nay là thứ bảy, ngày nghỉ cuối tuần. Sáng chủ nhật này Điệp không biết đi đâu…”.

.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2683656565241611/

Theo đúng tinh thần LIÊM KHIẾT CỦA NGƯỜI CẦM BÚT, khi viết về một đề tài mà đã có người viết trước rồi, và dĩ nhiên người viết sau phải có ý tưởng mới mới viết thêm, thì cũng phải có LỊCH SỬ ĐỀ TÀI. Nói giản dị là phải chú thích rõ, đề tài đó ai đã viết trước.

Bài 13 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc

MỒ HÔI XANH TRONG MỌI ĐỜI TRE

Trần Xuân An

~~ “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”

(thơ cổ) ~~

gia đình ba mạ tôi chỉ như khóm tre, không phải là trúc chậu ~

chịu nắng mưa lịch sử mênh mông ~

gió bão vặn mồ hôi xanh, góp xanh sông Nhùng nhỏ ~

đổ vào Thạch Hãn, đá ngăn nguồn lũ,

thành mồ hôi đá ròng ròng

nối vào Bến Hải, ngọt ngào mà mặn cay biển lệ ~

khóm tre thôi, nhưng cỏ cây nào cũng in vết sử núi sông ~

Khối chiến thắng cũng sử, Khối chiến bại cũng sử ~

người Việt Nam nào cũng tre xanh,

mồ hôi xanh thành chữ thành dòng.

T.X.A.

08:12-09:15, 02-09-2020

Trình bày khác:

Bài 13 sau ngâm khúc

MỒ HÔI XANH TRONG MỌI ĐỜI TRE

Trần Xuân An

~~ “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”

(thơ cổ) ~~

gia đình ba mạ tôi

chỉ như khóm tre

không phải là trúc chậu ~

chịu nắng mưa lịch sử

mênh mông ~

gió bão vặn mồ hôi xanh,

góp xanh sông Nhùng nhỏ ~

đổ vào Thạch Hãn,

đá ngăn nguồn lũ,

thành mồ hôi đá ròng ròng

nối vào Bến Hải,

ngọt ngào

mà mặn cay biển lệ ~

khóm tre thôi,

nhưng cỏ cây nào

cũng in vết sử núi sông ~

Khối chiến thắng cũng sử,

Khối chiến bại cũng sử ~

người Việt Nam nào

cũng tre xanh,

mồ hôi xanh

thành chữ thành dòng.

T.X.A.

08:12-09:15, 02-09-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2692405944366673/

QUỐC PHỤC VIỆT NAM

Quốc phục Việt Nam rất đẹp, cả nữ phục lẫn nam phục.

Mấy tấm ảnh trên báo chí, các thành viên FB chia sẻ sáng nay, cho thấy trình độ may mặc và chọn lựa màu sắc ở Huế đã rất thẩm mĩ.

Về mặt bảo tồn, phát huy văn hoá dân tộc, đóng góp nét đặc sắc vào văn hoá thế giới, Huế đã xứng danh là kinh đô một thuở, là trung tâm văn hoá Miền Trung và cả nước hiện nay.

Về mặt tiện lợi và phù hợp với thời đại 4.0, hẳn quốc phục không cản trở gì. Ít nhất, nó mát mẻ, thoải mái cho người mặc hơn là veston.

Veston có tính quốc tế, nhưng quốc tế chỉ làm nghèo nhân loại, nếu rặt veston, bỏ mất quốc phục của mỗi quốc gia, dân tộc.

Áo dài nam, áo dài nữ, khăn đóng, khăn vành Việt Nam là một di sản nhưng đang thuộc về hiện tại và tương lai của văn hoá dân tộc, góp vào sự phong phú của văn hoá nhân loại.

Học theo quốc tế mà đánh mất đặc sắc của mình là vong bản, chúng ta dần dà không còn gì để tự hào về bản sắc riêng, độc đáo. Dĩ nhiên, chúng ta không nệ cổ.

Xin hoan nghênh quốc phục Việt Nam.

T.X.A.

09-09-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2697197290554205/

Ảnh: Quốc phục ở Huế, 9-2020 – Google search

VIẾT LỜI BÀN Ở FB BÙI CHÍ VINH NHÂN VIỆC ANH PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH

Chế độ chính trị hiện hành trên đất nước của chúng ta được thành lập bởi chiến công góp phần đuổi phát xít Nhật (1945), đánh bại thực dân Pháp (1954), và vì đứng hẳn vào Khối Liên Xô – Trung Quốc nên đụng đầu với Khối “Thế giới tự do” từ 1945-1949, mà đứng đầu là Mỹ. Chế độ này gặt hái thêm một chiến công thắng Mỹ (1973, 1975) nhưng rồi lại đụng đầu với nước được Liên Xô uỷ nhiệm, trung chuyển viện trợ, đó là Trung Quốc (1975, 1979), để hoàn toàn lệ thuộc Liên Xô.

Chế độ chính trị hiện hành vẫn có nhiều chiến công lớn chống ngoại xâm, mặc dù nhờ vào Khối Cộng sản. Do đó cũng có nhiều mặt phi nghĩa, có nhiều lực lượng thù địch, từng dẫn đến nội chiến, chia cắt đất nước.

Ngày nay, không ai có quyền chống chế độ chính trị hiện hành, nhưng có quyền phê phán những hạn chế phi nghĩa.

T.X.A.

05-09-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2693585894248678/

TINH THẦN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 02-09-1945

Đúng tinh thần TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02-09-1945 là thế nào? Trong đó, có hai câu: “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”, chứng tỏ đó là Tuyên ngôn độc lập theo chính thể Dân chủ Cộng hoà, chứ không phải Chuyên chính Cộng sản. Lúc bấy giờ lá cờ Búa Liềm cũng được giấu đi (giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương, 11-11-1945), chỉ còn là Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội), để tranh thủ các thành phần đối lập trong nước và Quốc dân đảng Trung Hoa, nhất là để tranh thủ Mỹ, mặc dù Mỹ đã biết rõ Hồ Chí Minh là cộng sản. Nhưng rồi đến 1949, Trung Cộng thắng lợi, cờ Búa Liềm Sao ở nước ta lại phất lên, dựa vào Xô, Trung chống Pháp, Mỹ, đứng hẳn vào Chiến tranh Lạnh.

T.X.A.

01-09-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2690051427935458/

DÙ SAO CŨNG MÁU THỊT CỦA BẢN THÂN,

NHẤT LÀ MÙI “CỞI TRÓI”

Nói cho rõ: Tôi từng là sinh viên lưu dung (vào đại học trước 1975), giáo viên (1978-1983); và tính từ 1975 cho đến nay (trước đó chưa tính), là người cầm bút, có danh nghĩa là nhà thơ địa phương TP.HCM. (2005), nhưng không là đoàn viên cộng sản, đảng viên cộng sản. Có điều, như mọi công dân tương tự khác, tôi sống, học tập, dạy học, cầm bút viết văn chương (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn…), học thuật (nghiên cứu sử học, phê bình văn học, tiểu luận…) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, khoá luận, giáo án, tác phẩm của tôi có màu sắc cộng sản. Sống, học, dạy học, viết trong sinh quyển cộng sản thì có mùi cộng sản. Lẽ thường tình và đương nhiên là như vậy. Dù sao cũng là máu thịt của bản thân rồi, nhất là mùi “Cởi trói”.

T.X.A.

20-08-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2678425872431347/

Bài 14 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc

(ĐÃ VIẾT LẠI, KHÁC BẢN TRƯỚC)

TANG CHẾ RUỘT THỊT

CỦA MỘT CỤ ÔNG THỜI BOM ĐẠN

Trần Xuân An

1

ít năm, sau ngày Tuyên ngôn Độc lập

cuộc chiến tranh Đỏ – Vàng

mẹ ông bị giết bởi đạn giặc Pháp

máy bay bủa trời, lê-dương lùng đất! Nát tan!

suy tư về phiên bản quốc kì Liên Xô

ông rời Việt Minh, nuốt cay ngậm đắng

về với cờ vàng Quốc gia, cờ triều Nguyễn

(ơn Chúa Nguyễn mở rộng cõi bờ)

quốc kì vàng Quốc gia Việt Nam

không giống cờ thực dân, phát xít

ông về với “Thế giới tự do”

thời thực dân tàn, giặc Pháp sẽ phải cút!

ít năm, sau ngày núi sông thống nhất

cuộc chiến tranh đồng chí Đỏ láng giềng

con trai ông, trong trại sĩ quan Vàng cải tạo

máu tràn biên giới Việt – Miên

gậy gộc chung chiến tuyến, bộ đội, đồng bào

con trai ông chết vì pháo kích

bởi quân Kh’Mer máu cuồng mao-ít

xương cốt chẳng biết tìm đâu!

cuộc chiến 30 năm, rồi chiến tranh biên giới

ruột thịt ông chỉ chết hai người

bởi đạn giặc Pháp và Kh’Mer Đỏ

(đứa con trai khác, chết vì sóng dữ biển khơi)

2

ông là thiếu tá bảo an, quân trấn

thời Mỹ – Nga, hai Khối ngoại xâm, giao tranh

chọn lựa con đường biết ơn Chúa Nguyễn

nửa đường nửa đoạn không thành

trước ngày núi sông thống nhất, hai mốt năm

con cháu ông học sử chống Pháp, đuổi Nhật

Miền Nam bừng sáng Việt Nam

(không phải không còn sai lạc)

học sử mất nước gần trăm năm ấy

Miền Nam (dải đất thuở Đàng Trong)

trả mối nhục phải dựa vào lũ giặc

rõ ràng sử xanh, sáng tỏ ra sách lược, nỗi lòng

thời gian đã qua

cũng là ruột thịt

hoài niệm thời dựa giặc để đuổi giặc

là khói hương

suốt đời ông tự hào mình không sùng bái

lãnh tụ ngoại quốc, như Mác Lê Xta Mao

từ cuốn sử ở nhà ông vẫn sáng ảnh Bác

giũ ngoại cường! Người thắng Pháp, khung đặt trên cao

ông là dân đen bình yên

sau ngày núi sông thống nhất

máy bay đoàn tụ đưa ông rời xa Tổ quốc

vầng trán trĩu nặng buồn phiền

tuổi đời đã qua cũng là ruột thịt

hồi ức, lòng không đối phương

Chiến tranh Lạnh, Hàn Triều, Đông Tây Đức

và nỗi nhớ Việt Nam hậu chiến là khói hương

suốt đời ông kiên tâm thờ cúng

Quốc tổ gia tiên

đau nỗi đau: Thập giá áp đặt trên nấm mộ

mộ không phải đất Tổ quốc thiêng liêng

trong tang chế chính mình

xác ông rơi hoài nước mắt

cách nửa vòng Trái Đất

nghe tiếng thở dài huyệt sâu

3

từ bao giờ, trầm tư thành thật

trầm tư sâu, một lịch sử những nẻo đường

mấy thế hệ xa gần đã khuất

tâm trí chúng ta đổi mới, sang chương

thế hệ chúng ta

đã khác

con đường Đỏ, nhìn quanh, muôn phương

cũng tự đổi khác

hơn ba mươi năm trường, tang chế Liên Xô

văn sử Đỏ, với nghìn nhà Đỏ, là ruột thịt

lời ai điếu thời sách báo tuyên truyền tự chết

Nguyễn Minh Châu viết chẳng bất ngờ!

tác phẩm tôi, tôi không tang chế

viết yêu thương, để đất trời tốt nắng tươi mưa

viết chiến tranh, để hoà giải, không thù hận

tôi cũng khát khao Đổi mới, khác xưa.

T.X.A.

09-09-2020 & 13-09-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2696962107244390/

.

.

Bài 35 sau ngâm khúc

CÁC SẮC ĐỘ ĐỎ

Trần Xuân An

các mức đỏ chung nguồn từ Không tưởng

đến Hiện thực, Tito đỏ riêng màu

đỏ Văn Hùm, Thu Thâu, bị đỏ giết

Che chiến đấu, quyền cao, thất vọng sâu *

Mao cũng khác, Mao đỏ màu Đại Hán

Kim Triều Tiên Bút tên lửa Búa liềm

Miến Phật vàng từng xã hội chủ nghĩa *

Liên Xô buộc thuộc Nga phải đỏ nghiêm!

các nước nhỏ đỏ nghiêm màu nô lệ

được viện trợ, phải đỏ sắc Liên Xô

luật trần gian là thế lực, bạo lực

Liên Xô đổ, càng “cởi trói”, tự do?

ta đã đỏ, đỏ chống Pháp, Nhật, Mỹ

chống Tàu Đỏ, ta cũng đỏ màu Nga

sụp đổ rồi, Liên Xô của Nga Đỏ

chống hay không ách Nga, cũng thoát ra

suốt đời tôi chỉ là người cầm bút

nhớ Nguyễn Du tự hạ mình “dông dài”

nhưng thật lòng, lạm bàn để hoà giải

một trái tim vì Tổ quốc, không hai.

T.X.A.

07:23-09:36, 30-10-2020

…………..

(*) Tito (1892-1980), Phan Văn Hùm (1902-1946, ảnh 1), Tạ Thu Thâu (1906-1945, ảnh 2), Che Guevara (1928-1967)… ~ Gia tộc Kim, lãnh tụ nối đời ở Bắc Triều Tiên ~ Miến Điện (Myanmar)…

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2744630065810927/

.

.

.

Bài 36 sau ngâm khúc

ĐỘC LẬP TỪ MÁU XƯƠNG,

TẤT YẾU NHƯ THỂ TÌNH CỜ

Trần Xuân An

thế kỉ trước, ta hai lần độc lập

Nhật đầu hàng Đồng minh, ta đánh bồi

ách Liên Xô rã ra, do quy luật

giành độc lập dài lâu, bỗng đạt thôi

đúng một trăm ba mươi ba năm ấy *

lính Tự Đức đến bộ đội Cụ Hồ

bao ân oán, oán ân, sọ bảy đoá *

bao máu xương, độc lập như tình cờ

năm Bốn lăm, trên đầu sạch bóng giặc

giặc trong đầu, sạch năm Chín mốt kia *

thêm hai đoá, đỏ Chiến tranh Biên giới

bình sọ trắng nhìn biển đảo bùng tia! *

Đài Tổ quốc ghi công ơn Độc lập

lính Tự Đức đến bộ đội Cụ Hồ

sọ độc lập: Bốn lăm và Chín mốt

đỏ vàng lam chín đoá không hư vô!

T.X.A.

07:30-08:23, 31-10-2020

……………

(*) Độc lập lần thứ nhất (1945, phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh) và lần thứ hai (1991, Liên Xô tan rã, chấm dứt chủ nghĩa xã hội), sau 133 năm (1858-1991) Đại Nam – Việt Nam chiến đấu chống ngũ cường ngoại xâm (Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô). ~ Bảy đoá đỏ vàng lam trên bình sọ trắng đất nâu, sẫm máu đào (biểu tượng chính trong thơ hoà giải dân tộc của Trần Xuân An). Tính cả giai đoạn sau Thống nhất (1975-1991), gồm chín đoá. Trong đó, năm đoá đỏ là góp phần đánh Nhật, thắng Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Kh’Mer Đỏ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2745541945719739/

.

.

.

.

Bài 37 sau ngâm khúc

CHÍN MỐT, OÀ KHÓC MỪNG HAY TIẾC

Trần Xuân An

năm Sáu ba, Cách mạng Ba Số Một

phố phường vui, giáo đường buồn tiếng chuông

có linh mục mỉm cười lo việc Thánh

lợi dụng Chúa, thôi đã hết vai tuồng!

tháng mười hai, năm Độc lập Chín mốt

‘triệu người vui, cũng có triệu người buồn’

bạn tôi kể, nhiều đồng chí oà khóc

ách Liên Xô mẫu quốc rã dây cương!

T.X.A.

09:12-10:32, 01-11-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2746517925622141/

.

Bài 38 sau ngâm khúc

LÍNH TỰ ĐỨC, LÍNH QUỐC GIA BẢO ĐẠI

Trần Xuân An

~ Quá trình giành độc lập là quá trình biện chứng, đấu tranh giữa hai mặt đối lập Đỏ với Vàng, hai bên khử cho nhau tính chất nô lệ vào hai Khối. — T.X.A. ~

lính Tự Đức đánh Pháp ngày xưa ấy

theo “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

“Hịch Tướng sĩ”“Bình Ngô đại cáo”

trong gươm đao có thơ sử mẹ ru

hai sóng thần từ Châu Âu ào tới

sóng thần xanh cướp chủ quyền trăm năm

sóng thần đỏ cứu nước, bành trướng đỏ

lính Tự Đức, hồn triệu bụi tre trầm

Đỏ xua Nhật, quét Pháp Điện Biên Phủ

thiên Tổ quốc, hai đoá đỏ rạng ngời

ba đoá đỏ còn lại thiên ý hệ

thống nhất nước bằng sóng đỏ Nga thôi!

chạm súng Mỹ, vì ý hệ hai Khối

xung đột đỏ, chạm súng đỏ Kh’Mer

chạm súng Trung, ý hệ đỏ chống đỏ

cũng chiến công, ba đoá đỏ Mác Lê!

sóng thần đỏ, thiên vì nước, vẫn đỏ

cõi vàng lam chống ý hệ ngoại xâm

hai đoá vàng, hai đoá lam dân tộc

lính Tự Đức cũng Vàng, Lam nghìn năm.

T.X.A.

trước 18:12, 01-11-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2746758065598127/

.

Bài 15 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc

BỨC THƯ ÔNG CHU ĐÌNH XƯƠNG

THÁNG 2-1983, NAY MỚI ĐỌC ĐƯỢC

Trần Xuân An

thư ấy của ông vẽ phông nền bối cảnh

nổi rõ hình tượng thơ Văn Cao thuở nào *

chỉnh Đảng, cải cách ruộng đất, xử bắn

Mao diệt thiên Liên Xô, kết nạp thiên Mao!

một bức tranh đầy cố vấn Trung Quốc

được Liên Xô uỷ nhiệm, ngầm chống Liên Xô

sáu vạn bị chúng bắn, tự sát – trốc gốc cây Đỏ Việt

máu “Đồng chí của tôi” chảy đến bây giờ.

T.X.A.

14-09-2020

…………..

(*) ~ Nguồn bức thư của ông Chu Đình Xương, 02-1983:

FB GS. Ngô Vĩnh Long

~ Bài thơ “Đồng chí của tôi” (1956) của nhạc sĩ Văn Cao.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2702174273389840/

………….

ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI

Văn Cao

Người ta các đồng chí của tôi

Treo tôi lên một cái cây

Đợi một loạt đạn nổ

Tôi sẽ dẫy như một con nai con

Ở đầu sợi dây

Giống như một nữ đồng chí

Một anh hùng của Hà Tĩnh

Tôi sẽ phải kêu lên

Như mọi chiến sĩ bị địch bắn

Đảng Lao động Việt Nam muôn năm

Cho mọi người hiểu khi tôi chết

Vẫn còn là một đảng viên

Cho mọi người hiểu khi tôi chết

Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ

đã nuôi cách mạng

Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi

dẫy chết

Có mẹ tôi

Ba lần mang cơm đến nhà tù

Hãy quay mặt đi

Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được

Bao năm nữa

Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa

Của chúng ta.

Chết đi mang theo hình đứa con

Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá

Sẽ nhớ đến bao giờ

Đến bao giờ các em hết nhớ

Hình ảnh tôi bị treo trên cây

Bị bắn

Hãy quay mặt đi

Cho các đồng chí bắn tôi…

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống

Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống

Đảng Lao động Việt Nam muôn năm

Đảng Lao động…

V.C.

(1956)

Bài thơ do nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cung cấp.

XEM MỤC LỤC TẬP THƠ NÀY,

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

& DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ

(đến thời điểm 11-2020 là 48 đầu sách)

Ở CUỐI TRANG WEB NÀY

Tập thơ

TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG

41 BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC

“Người Mẹ trong chiến tranh”

LINK MỤC LỤC

Bài 39 sau ngâm khúc

BẤT GIÁC THOÁT LIÊN XÔ, ĐỘC LẬP

– VIẾT THÊM VỀ NĂM 1991

Trần Xuân An

bình xương sọ sẫm máu đào: xương máu

nội chiến vì chống hai Khối ngoại xâm

bảy đoá đỏ vàng lam, thời Vàng – Đỏ *

đỏ biên giới, thêm hai đoá Việt Nam

hai đoá đỏ chiến công sau Thống nhất

nhưng biển đảo nhức nhối, nhức nhối hơn

bỗng độc lập, khi Liên Xô tan rã

như năm Nhật đầu hàng, sáng Tuyên ngôn! *

chính Thành Đô, dù ghì lại “Cởi trói”

phải lam, vàng, như Tuyên ngôn Bác Hồ *

sọ bảy đoá Ba Mươi Năm, đã có

bốn lam, vàng: chống sóng Xanh, Trung – Xô *

nhưng hoà giải về Chiến tranh Vàng – Đỏ

nỗi nội chiến chống hai Khối ngoại xâm!

đỏ Biên giới, dù thêm hai đoá đỏ

năm Chín mốt, vẫn Tuyên ngôn vàng, lam *

chua xót ngẫm sóng Xanh trăm năm Pháp

giương Thập giá, súng thực dân nhân danh *

Ba Số Một năm Sáu ba, cách mạng

sọ xương máu, không một đoá thiên thanh! *

khác giáo quyền, giáo dân nào yêu nước

xưa thiên thanh góp trong sắc hoa vàng

giáo đường Chúa, hoà giải nay, mãi mãi

giữ tinh khiết, thuần tôn giáo, mênh mang.

T.X.A.

07:30-09:50, 03-11-2020 (HB20)

………….

(*) Thời Vàng – Đỏ (Chiến tranh Vàng – Đỏ): 1945-1954-1975. ~ Đỏ (Cộng sản), Vàng (Quốc gia), Lam (Đình, Chùa), Xanh Thiên Thanh (Thập giá La Mã [Roma]). ~ Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02-09-1945. ~ Thập giá và lưỡi gươm.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2748327668774500/

.

.

Bài 40 sau ngâm khúc

TÔI VIẾT TRONG THỜI CÔNG DÂN

Trần Xuân An

tôi, công dân, tôi không phải thần dân

thời xưa cổ, thờ sống vua – thiên tử!

ông Mạnh Tử là thường dân giỏi chữ

xem đại chúng, đất nước đáng quý hơn

tôi, công dân, tôi không phải ngu dân

không phải ngựa đường trường hay thổ mộ

tôi hiểu xanh, hiểu vàng, lam, hiểu đỏ

không phải khỉ được nuôi dạy diễn trò

tôi, công dân, tuổi thân, biểu trưng đùa

chúng ta đều là người, tự hào lắm

các con giáp nhắc căn phần xưa thẳm

vượt hồng hoang, thần dân, thành công dân

tôi, công dân, thơ trữ tình núi sông

bình nhà thơ, luận danh nhân lịch sử

viết tiểu thuyết, ngắm tượng rồng, nghê, vú

tâm kính trọng ngẫm thông điệp người xưa

tôi, công dân, khoa học mặc dù thơ

tôi, thi sĩ, ca ngợi cùng phản biện

xứ sở triết, tường Berlin đã biến

vĩnh cửu Nga văn cổ điển, tuyết hồng *

tôi, công dân, thời thế giới công dân

(nước lập hiến, hoàng gia cũng mờ nhạt)

đã “cởi trói”, sao “trói” nhau còn chặt

đo nhân quyền ở đời thật, tấm lòng

tôi, công dân, ta bắt tay nhau không

hai cùi chỏ khẽ chạm nhau quý mến

thời Covid, bao Nguyễn Du không bệnh

giọng khẩu trang, thơ văn trầm ấm hơn

tôi, công dân, đùa ngôn luận bất thường

(trìn trịt giọng cả xuất bản, báo chí!)

in sách giấy toàn bộ, sao khó nhỉ

cần xét nghiệm vi hiến, phạm quyền chăng?

T.X.A.

08:12-10:36, 05-11-2020 (HB20)

……………

(*) Tuyết nhuộm máu Pháp và Đức trong hai trận Moscou (Moskva) 1812 và Stalingrad (Volgograd, Volgagrad) 1942-1943. Yếu tố băng tuyết mùa đông khắc nghiệt của Nga rất nổi tiếng, được gọi là “Đại chiến tướng Mùa Đông”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2750199801920620/

.

Ảnh tác giả do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 9-2020

.

.

XEM MỤC LỤC TẬP THƠ NÀY,

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

& DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ

(đến thời điểm 11-2020 là 48 đầu sách)

Ở CUỐI TRANG WEB NÀY

Thơ sử mà lệch lạc về chính trị ư?

Phẩm chất chính trị tốt không phải là tô hồng, lăm lăm thái độ địch – ta trong cộng đồng dân tộc thời hậu chiến!

Không có chính trị nào bằng trung thực về sự thật lịch sử và hoà giải hoà hợp dân tộc trên cơ sở sự thật lịch sử ấy!

T.X.A.

18-11-2020

Bài thơ dưới đây được viết sau khi đã đóng lại tập thơ này, đã tạo thành tệp sách PDF với 41 bài thơ + 01 bài thơ vốn ở tập thơ trước:

TRÚT GÁNH NỢ CẦM BÚT

Trần Xuân An

cất khỏi vai gánh nợ người cầm bút

Đỏ thắng Vàng, mười chín tuổi chưa qua *

Đỏ bắn Đỏ, cũng học trò, dạy học *

thơ máu xương, góp vào sử rõ ra!

hai gánh nợ, thiếu khuyết và nghiêng lệch

viết đền bù, đầy đủ và thẳng ngay

thành gánh sách, hai vai ta nhẹ nhõm

tuổi xế trưa, nắng trăm năm còn dài

nhưng đâu phải tính tẩy trần, gác bút

chỉ xong thêm Chiến tranh Lạnh thuở nào *

vẫn viết về cõi khổ đau, hạnh phúc

thôi đạn bom, nỗi xương trắng, máu đào!

không phải tránh nội chiến Chiến tranh Lạnh

đã “Chín đoá…”“Mùa hè bên sông” *

chung hộp sách mười bốn cuốn treo mạng

chưa sách giấy. Nhẹ vai. Chưa yên lòng.

T.X.A.

trước 10:30, 23-11-2020

…………….

(*) Thời “Chiến tranh Vàng – Đỏ”: 1945-1975; thời “Chiến tranh Đỏ – Đỏ”: 1975-1989/1991. Đó là hai giai đoạn “Chiến tranh Lạnh” (1945-1991) ở nước ta và cả Đông Dương. ~ “Chín đoá đỏ vàng lam” (thơ, truyện, 13 đầu sách) và “Mùa hè bên sông” (tiểu thuyết, 01 đầu sách), cùng chung một đề tài hoà giải dân tộc thời hậu chiến, của tác giả Trần Xuân An. ~ Bài thơ trên đây được viết sau khi đã đóng lại tập thơ “Tổ quốc ơi…”, đã tạo thành tệp sách PDF với 41 bài thơ + 01 bài thơ vốn ở tập thơ trước.

Bài 41 sau ngâm khúc

SINH NHẬT 64, TỰ CHÚC TRƯỜNG THỌ,

CỘNG THÊM 133 NĂM (1858-1991)

Trần Xuân An

được chào đời, trẻ nào cũng trần truồng

già xuống huyệt, may ra còn bộ xương

hai bảy tuổi, về thường dân, vượt mốc

trăm ba mươi ba năm: sử, văn chương!

tang thương ơi, đâu hẳn mắt nhìn buồn

biển xanh thành bát ngát dâu xanh nương

trăm ba mươi ba năm trong tuổi sống

tặng mai sau nỗi Bến Hải, Hiền Lương.

T.X.A.

buổi sáng 10-11-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2754956604778273/

.

- TẬP THƠ THỨ HAI MƯƠI SÁU CỦA TÁC GIẢ, NẾU TÍNH RIÊNG VỀ THỂ LOẠI THƠ

- TẬP THƠ THỨ MƯỜI HAI, NẾU TÍNH VỀ ĐỀ TÀI HOÀ GIẢI DÂN TỘC (chưa kể một tập truyện về đề tài này)

- TÍNH CHUNG, ĐÂY LÀ ĐẦU SÁCH THỨ BỐN MƯƠI TÁM CỦA TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN, GỒM NHIỀU THỂ LOẠI,

KỂ CẢ MỘT SƯU TẬP SỬ LIỆU TỪ ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN

TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG

MỤC LỤC

LINK 41 BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC

(“Người Mẹ trong chiến tranh”)

Đăng lại trang này từ khung trang 20-08-2020

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/20/duong-dan-link-10-bai-tho-viet-sau-ngam-khuc/

————————————————————

Bài 1

ĐỌC LUẬN CƯƠNG LÊNIN VỀ THUỘC ĐỊA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2613144278959507/

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/05/ban-minh-ban-nuoc-de-chuoc-nuoc-chuoc-minh/ (link bài thơ “Đọc luận cương Lênin về thuộc địa”)

.

HOÀ GIẢI DÂN TỘC ĐỂ HOÀ HỢP DÂN TỘC

& BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), thường gọi là: HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973

Trích nguyên văn bản tiếng Việt và bản tiếng Anh , ĐIỀU 11:

“… – thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

– bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức [lập hội], tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm việc, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh…”.

( “… – achieve national reconciliation and concord, end hatred and enmity, prohibit all acts of reprisal and discrimination against individuals or organizations that have collaborated with one side or the other;

– ensure the democratic liberties of the people: personal freedom, freedom of speech, freedom of the press, freedom of meeting, freedom of organization, freedom of political activities, freedom of belief, freedom of movement, freedom of residence, freedom of work, right to property ownership, and right to free enterprise…”).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2729556287318305/

Bài 2

XEM PHIM NGA VỀ PHẢ HỆ LÊNIN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2633164740290794/

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/30/xem-phim-nga-ve-pha-he-lenin/

Xem phim:

.

Bài 3

NHƯ ÔNG BÕ, BÀ VÚ NGÀY XƯA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2642902689316999/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/12/nhu-ong-bo-ba-vu-ngay-xua/

Bài 4

NHỚ “LỐI THOÁT CUỐI CÙNG”

CỦA CONSTANTIN VIRGIL GHEORGHIU

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651058451834756/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/21/nho-loi-thoat-cuoi-cung-cua-constantin-virgil-gheorghiu/

Bài 5

TÂM THẾ TRÊN VÕ ĐÀI PHÂN THÂN TỰ ĐẤU,

TA ĐỠ ĐÒN THÔI, MÌNH ƠI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2651895728417695/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/22/ta-do-don-thoi-minh-oi/

Bài 6

THƯA BÀN TAY ĐỎ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN,

CHO CHÚNG TÔI SỐNG VỚI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2653550581585543/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/24/thua-ban-tay-do-chuyen-chinh-vo-san-cho-chung-toi-song-voi/

.

Bài 7

UTOPIA, HÒN ĐẢO KHÔNG TƯỞNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654832104790724/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/26/utopia-hon-dao-khong-tuong/

Bài 8

ĐẠI ĐỒNG, UTOPIA, CỘNG SẢN –

BÀI HỌC RÚT RA TỪ LỊCH SỬ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2656847761255825/

https://txawriter.wordpress.com/2020/07/28/dai-dong-utopia-cong-san-bai-hoc-rut-ra-tu-lich-su/

Bài 9

BẤT CHỢT LẠI NGẪM LÊNIN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2665822673691667/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/07/bat-chot-lai-ngam-lenin/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/07/viet-them-o-bai-dai-dong-utopia-cong-san/ (link như vậy nhưng là bài “Bất chợt lại ngẫm Lênin”; rồi cũng đã sửa link lại như nhan đề bài thơ này)

Bài 10

LÍ LỊCH CÁC LÃNH TỤ

GHÉP ẢNH CHUNG VỚI LÊNIN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2668591990081402/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/11/li-lich-cac-lanh-tu-ghep-anh-chung-voi-lenin/

LINK TRANG GỘP CHUNG

CẢ MƯỜI BÀI THƠ VIẾT SAU NGÂM KHÚC

(hoà giải dân tộc):

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2654364281504173/

……..

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/20/duong-dan-link-10-bai-tho-viet-sau-ngam-khuc/

.

DÙ SAO CŨNG MÁU THỊT CỦA BẢN THÂN,

NHẤT LÀ MÙI “CỞI TRÓI”

T.X.A.

20-08-2020

…… o0o0o0o ……

Viết thêm:

Bài 11

HƯƠNG LINH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2681349315472336/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/24/huong-linh-bai-tho-11-sau-ngam-khuc/

Bài 12

CHÚA NHẬT, CHỦ NHẬT

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2683656565241611/

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/26/chua-nhat-chu-nhat-bai-12-sau-ngam-khuc/

Bài 13 sau ngâm khúc

MỒ HÔI XANH TRONG MỌI ĐỜI TRE

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2692405944366673/

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/10/2-bai-tho-13-14-sau-ngam-khuc-va-vai-doan-viet-ngan/

Bài 14

TANG CHẾ RUỘT THỊT

CỦA MỘT CỤ ÔNG THỜI BOM ĐẠN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2696962107244390/

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/10/2-bai-tho-13-14-sau-ngam-khuc-va-vai-doan-viet-ngan/

Bài 15 sau ngâm khúc tự sự “Người Mẹ trong chiến tranh” – Hoà giải dân tộc

BỨC THƯ ÔNG CHU ĐÌNH XƯƠNG THÁNG 2-1983, NAY MỚI ĐỌC ĐƯỢC

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/15/buc-thu-ong-chu-dinh-xuong-viet-02-1983/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2702174273389840/

Bài 16 sau ngâm khúc tự sự “Người Mẹ trong chiến tranh” – Hoà giải dân tộc

SẮC LÍ LỊCH THÀNH THUỐC TRỊ BỆNH

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/23/sac-li-lich-thanh-thuoc-tri-benh/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2709294679344466/

.

———— o0o0o ————

Bài 17 sau ngâm khúc

Nhân 200 ngày mất Nguyễn Du (1820 / 2020):

NGUYỄN DU LIÊN TÀI

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/30/nguyen-du-lien-tai/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2715616192045648/

Bài 18 sau ngâm khúc

Nhân 200 ngày mất Nguyễn Du (1820 / 2020):

NGUYỄN DU & ĐỒNG CẢNH NGỘ

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/05/18-nguyen-du-dong-canh-ngo/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2720223978251536/

———— o0o0o ————

Bài 19 sau ngâm khúc

LẠI NGHĨ VỀ NGÂM KHÚC NGƯỜI MẸ

Trần Xuân An

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/08/19-lai-nghi-ve-ngam-khuc-nguoi-me/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2723936847880249/

.

Bài 20 sau ngâm khúc – Hoà giải dân tộc

TA CẢM THÔNG TA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2727280130879254/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/12/b20-ta-cam-thong-minh-minh-cam-thong-ta/

Bài 21 sau ngâm khúc

QUY LUẬT VÀ TÌNH NGƯỜI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2728153454125255/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/13/b21-quy-luat-va-tinh-nguoi/

.

Bài 22 sau ngâm khúc

RÀO TRĂNG, LŨ LỤT TRĂNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2730190150588252/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/15/b22-rao-trang-lu-lut-trang/

Bài 23 sau ngâm khúc

TÔI KHÔNG PHẢN ĐỘNG,

KHẲNG ĐỊNH NGHÌN LẦN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2731097103830890/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/16/b23-toi-khong-phan-dong-khang-dinh-nghin-lan/

.

Bài 24 sau ngâm khúc

MÀU ĐẤT RỪNG, MÀU LŨ LỤT

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2733561520251115/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/19/b242526-xoi-lat-van-su-ve-chien-tranh-do-vang-2-bai-khac/

Bài 25 sau ngâm khúc

XỚI LẬT VĂN SỬ

VỀ CHIẾN TRANH ĐỎ – VÀNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2733933363547264/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/19/b242526-xoi-lat-van-su-ve-chien-tranh-do-vang-2-bai-khac/

Bài 26 sau ngâm khúc

XIN THỨ LỖI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2734150320192235/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/19/b242526-xoi-lat-van-su-ve-chien-tranh-do-vang-2-bai-khac/

Bài 27 sau ngâm khúc

CHÂN DUNG XÂM LƯỢC ĐỎ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2734974923443108/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/20/b27-chan-dung-xam-luoc-do/

Bài 28 sau ngâm khúc

MÙA ĐỎ CŨ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2735883356685598/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/21/b28-29-mua-do-cu-lu-lut-1983/

Bài 29 sau ngâm khúc

LŨ LỤT 1983

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2736233879983879/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/21/b28-29-mua-do-cu-lu-lut-1983/

.

Bài 30 sau ngâm khúc

TUỲ NGHI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2737728076501126/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/23/b30-tuy-nghi/

.

Bài 31 sau ngâm khúc

TỪ TITO ĐẾN CHE GUEVARA…

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/100007918808885/posts/2738706343069966/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/24/b31-tu-tito-den-che-guevara/

Bài 32 sau ngâm khúc

KHỬ CHẤT NÔ LỆ, BẰNG KHÔNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2739034633037137/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/24/b32-khu-chat-no-le-bang-khong/

Bài 33 sau ngâm khúc

QUÃNG THỜI GIAN

LÀM NGHỀ VẮT SỔ MẶT TRÁI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2739834059623861/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/25/b33-quang-thoi-gian-lam-nghe-vat-so-mat-trai/

.

Bài 34 sau ngâm khúc

BÃO KẺ DIÊN 1985 *

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2742960345977899/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/28/b34-bao-ke-dien-1985/

.

Bài 35 sau ngâm khúc

CÁC SẮC ĐỘ ĐỎ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2744630065810927/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/30/b35-cac-sac-do-do/

.

Bài 36 sau ngâm khúc

ĐỘC LẬP TỪ MÁU XƯƠNG,

TẤT YẾU NHƯ THỂ TÌNH CỜ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2745541945719739/

https://txawriter.wordpress.com/2020/10/31/b36-doc-lap-tu-mau-xuong-tat-yeu-nhu-the-tinh-co/

.

Bài 37 sau ngâm khúc

CHÍN MỐT, OÀ KHÓC MỪNG HAY TIẾC

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2745541945719739/

https://txawriter.wordpress.com/2020/11/01/b37-chin-mot-oa-khoc-mung-hay-tiec/

.

Bài 38 sau ngâm khúc

LÍNH TỰ ĐỨC, LÍNH QUỐC GIA BẢO ĐẠI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2746758065598127/

.

https://txawriter.wordpress.com/2020/11/02/b38-linh-tu-duc-linh-quoc-gia-bao-dai/

.

Bài 39 sau ngâm khúc

BẤT GIÁC THOÁT LIÊN XÔ, ĐỘC LẬP

– VIẾT THÊM VỀ NĂM 1991

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2748327668774500/

https://txawriter.wordpress.com/2020/11/03/b39-bat-giac-thoat-lien-xo-doc-lap-viet-them-ve-nam-1991/

Bài 40 sau ngâm khúc

TÔI VIẾT TRONG THỜI CÔNG DÂN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2750199801920620/

https://txawriter.wordpress.com/2020/11/05/b40-toi-viet-trong-thoi-cong-dan/

Bài 41 sau ngâm khúc

SINH NHẬT 64, TỰ CHÚC TRƯỜNG THỌ,

CỘNG THÊM 133 NĂM (1858-1991)

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2754956604778273/

https://txawriter.wordpress.com/2020/11/10/b41-sinh-nhat-64-tu-chuc-truong-tho-cong-them-133-nam-1858-1991/

.

Bài cũ, đọc lại

Tập thơ 17 + bài 14

THOÁT CHIẾC CẦU Ý HỆ

LỊCH SỬ

Trần Xuân An

DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TRẦN XUÂN AN

I. Thơ

1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.

2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.

3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.

4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.

7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.

8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.

10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.

11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.

12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.

13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.

14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.

15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.

16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.

17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017

18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017

19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018

20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018

21. Danh dự, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 10-2018

22. Cái nhìn của người hậu chiến, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 04-2019

23. Lí lịch và quốc sử, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 07 & 10-2019

24. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó, tập thơ 30 bài, 02-2020 & bổ sung 06 bài mới + 02 bài cũ, 18-03-2020 & 15-04-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.

25. Người Mẹ trong chiến tranh – ngâm khúc tự sự, 460 câu song thất lục bát, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 4 & 5-2020

26. Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng, tập thơ 41 bài, viết và công bố đến ngày 10-11-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.

II. Tiểu thuyết, truyện kí:

27. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.

28. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.

29. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.

30. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.

31. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

32. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.

33. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.

34. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.

35. Sáng đều hai nửa gương mặt – truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016

III. Nghiên cứu, khảo luận:

36. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.

37. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

38. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp…(Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.

39. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

40. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.

41. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.

42. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.

IV. Phê bình & bình luận:

43. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.

44. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.

45. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.

46. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.

47. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.

48. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.

XIN LƯU Ý:

1) Có 10 cuốn, viết và công bố từ 2014 trở về trước, chưa xuất bản thành sách giấy được, tôi (tác giả T.X.A.) đã gửi bản chữ vi tính cho YBOOK, thành viên của NXB. Trẻ, TP.HCM., cụ thể là gửi trực tiếp tại NXB. cho cô Hoạ Mi.

2) Trong đó, có hai đầu sách phê bình & bình luận, “Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận” và “Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương”, tôi đã gửi cả bản in giấy A4 và bản chữ vi tinh cho Chi nhánh NXB. Văn Học – anh Trương Đình Chiến – để xin giấy phép xuất bản dạng sách in giấy, nhưng chưa được cấp giấy phép.

3) Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12, trong mười ba (13) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC lại liệt kê riêng dưới đây (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), được viết trước ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy:

nhaxuatbantudo@hushmail.com

4) Bốn (04) đàu sách biên khảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), tôi đã xuất bản thành sách in giấy, 2004, 2006 & 2008, qua hai nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM. và Thanh Niên. Vào ngày 12-03-2020, tôi đã kí hợp đồng tái bản KHÔNG SỬA CHỮA cả bốn đầu sách ấy với Tạp chí Xưa & Nay (cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), tại Văn phòng phía Nam (Đề Thám, TP.HCM.), theo đề nghị của Tạp chí. Tôi đã trao bốn bản chữ vi tính và phụ liệu hình ảnh đã được dàn trang, quét chụp (scan) để xuất bản lần thứ nhất, của cả bốn đầu sách. Xin ghi nhớ ở đây.

TRÂN TRỌNG MỜI XEM

Bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:

1) Tuổi học trò của tôi

(hồi kí - tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012

Tác giả tự thuật về bản thân

qua việc khắc hoạ nhân vật Trần Nguyễn Phan

2) Ngôi trường tháng giêng

(tiểu thuyết - hồi ức, 1998), Nxb. Thanh Niên, 2003

Tác giả tự phân thân, khắc họa bản thân

qua việc xây dựng ba nhân vật Đặng Nam, Khoai,

Lộc Biếc

3) Bên kia Dốc “Mạ ơi!”

(truyện - hồi ức, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012

Tác giả tự khắc họa bản thân

qua việc xây dựng nhân vật Phan Huyên Đình

4) Giữa thuở chuyển mùa

(truyện - hồi ức, 2013), Nxb. Trẻ, 2013

Tác giả tự khắc họa bản thân

qua việc xây dựng nhân vật Nguyễn Phan Huyên

……………………………………

MƯỜI BỐN (14) ĐẦU SÁCH,

TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN VIẾT

TRONG SÁU NĂM RƯỠI TRÊN FACEBOOK,

06-03-2014 — 10-11-2020,

KỂ CẢ TẬP THƠ TÌNH CẢM “TUỔI NHỚ”

……………………………………

Trân trọng mời đọc & tự in thành sách giấy:

13 ĐẦU SÁCH THƠ, TRUYỆN, VỚI CHUYÊN ĐỀ HOÀ GIẢI DÂN TỘC

SAU CUỘC NỘI CHIẾN – CHỐNG NGOẠI XÂM

TRONG CHIẾN TRANH LẠNH

(1945-1954-1975 — 1989/1991)

(tập thơ tình cảm TUỔI NHỚ đã được ấn hành qua Nxb. Văn hoá – Văn nghệ):

1) ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, tập thơ (45 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/10/0_best_txa_tap-tho-14_bo-sung-tuyen-ngon-loi-the-vn-18-9hb15-copy.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/txa-de-long-nguoi-thoi-tram-uat

2) SÁNG ĐỀU HAI NỬA GƯƠNG MẶT, truyện vừa gồm 6 truyện ngắn

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/01/txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat_19-01hb16.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/dau-sach-36-txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat

3) CẦU Ý HỆ, tập thơ (46 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/11/txa_cau-y-he_arial_co-sach__tap-tho-thu-16_04-11hb16.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/cau-y-he-txa-dau-sach-37

4) ĐỘC LẬP THẬT, KHÁT VỌNG!, tập thơ (88 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/06/4_for-layout_doc-lap-that-khat-vong_20-6hb17.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/tap-tho-thu-17_muc-luc

5) CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH, tập thơ (60 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb173.pdf (phần 1)

PDF tại txawriter.wordpress.com:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/12/txa_p1p2_chiec-cau-chien-tranh-lanh_60-bai_10-09-10-12hb17.pdf (trọn tập, 2 phần)

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/phat-hanh-tap-tho-chiec-cau-chien-tranh-lanh

6) BỐN NĂM CHỮ THẬP ĐỎ, tập thơ (40 bài thơ)

(Công bố tập thơ thứ 19 trong 40 đầu sách của T.X.A. và 01 sưu tập tư liệu)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2018/03/txa_bon-nam-chu-thap-do_22-3hb18.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bon-nam-chu-thap-do_tap-tho19-tren-41

https://txawriter.wordpress.com/2018/03/22/cong-bo-tap-tho-thu-19-trong-40-dau-sach-cua-t-x-a-va-01-suu-tap-tu-lieu/

7) TRONG TÔI BẾN HẢI VÀ THẠCH HÃN, tập thơ (57 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2018/07/00_txa_final_frint_trong-toi-ben-hai-va-thach-han_25-7hb18.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457

8) DANH DỰ, tập thơ (71 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2019/01/00_bo-sung-2056_txa_final_frint_danh-du_19-01hb19.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2173507112923228

9) CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HẬU CHIẾN, tập thơ (60 bài thơ)

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2019/06/000_4-bai_2-pages-per-sheet_cai-nhin-nguoi-hau-chien_29-04-10-06hb19.pdf

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2265975710343034

10) LÍ LỊCH & QUỐC SỬ, tập thơ bốn mươi bảy (47) bài thơ

PDF:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2339134639693807/

https://txawriter.wordpress.com/2019/07/24/cong-bo-dau-sach-thu-10-ve-hoa-giai-dan-toc-tap-tho-li-lich-quoc-su/

11) SAU HAI ĐỢT SÓNG THẦN, ĐẤT NƯỚC MÌNH NAY THẾ ĐÓ, tập thơ ba mươi sáu (30+2+4) bài thơ và hai bài thơ viết trước

PDF:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2529568823983720/

https://txawriter.wordpress.com/2020/02/23/tap-tho-10-hoa-giai-dan-toc-sau-hai-dot-song-than/

12) NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH, ngâm khúc tự sự, song thất lục bát 460 câu

https://txawriter.wordpress.com/2020/06/06/sach-pdf-nguoi-me-trong-chien-tranh-hoa-giai-dan-toc-cuon-12/

https://txawriter.files.wordpress.com/2020/06/12_final_txa_nguoi-me-trong-chien-tranh_ngam-khuc-460-cau-song-that-luc-bat_45-2020.pdf

13) TỔ QUỐC ƠI, CON KÍNH THƯA LỜI NÓI THẲNG, tập thơ 41 bài thơ

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-trang-4-tiep-theo-tranxuanan-writer-net/tho-sau-ngam-khuc-469-cau

https://txawriter.wordpress.com/2020/09/26/duong-dan-link-16-bai-tho-sau-ngam-khuc-tu-su/

..........................

...........................

14) TUỔI NHỚ, tập thơ (45 bài thơ), NXB. Văn hoá - Văn nghệ ấn hành, 12-2016:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2028854877388453

..........................

...........................

TỒNG CỘNG MƯỜI BA (13) TẬP THƠ

GỒM SÁU TRĂM BA MƯƠI SÁU (636) BÀI THƠ, MỘT NGÂM KHÚC 460 CÂU

(kể cả tập thơ “Tuổi nhớ”, 45 bài thơ)

& MỘT (01) TẬP TRUYỆN NGẮN LIÊN HOÀN

gồm sáu (06) truyện như một truyện vừa

cùng một ít bài luận.

..........................

..........................

Đặc biệt,

06 năm 7 tháng qua,

13 đầu sách về đề tài hoà giải dân tộc

(không kể tập thơ “Tuổi nhớ”),

tác giả đứng trên lập trường

thuần tuý dân tộc Việt Nam

để suy tư và viết.

..........................

..........................

Ghi chú lần thứ hai:

Mười hai (12), ghi số thứ tự từ 1 đến 12, trong mười ba (13) đầu sách HOÀ GIẢI DÂN TỘC này (mười hai bản thảo vi tính hoàn chỉnh), ngày 05-06-2020, tôi đã gửi đến Nhà Xuất bản Tự Do để mong ấn hành sách giấy

nhaxuatbantudo@hushmail.com

NHÀ XUẤT BẢN

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc - Tổng biên tập

Chịu trách nhiệm nội dung:

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập

Biên tập & sửa bản in:

Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:

Đơn vị liên kết: Tác giả.

Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.

Số ĐKKH:

Quyết định xuất bản số:

ngày tháng năm

In 500 cuốn, tại XN. In

In xong và nộp lưu chiểu tháng năm .

Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:

Nói cho rõ: Tôi từng là sinh viên lưu dung (vào đại học trước 1975), giáo viên (1978-1983); và tính từ 1975 cho đến nay (trước đó chưa tính), là người cầm bút, có danh nghĩa là nhà thơ địa phương TP.HCM. (2005), nhưng không là đoàn viên cộng sản, đảng viên cộng sản. Có điều, như mọi công dân tương tự khác, tôi sống, học tập, dạy học, cầm bút viết văn chương (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn…), học thuật (nghiên cứu sử học, phê bình văn học, tiểu luận…) dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, khoá luận, giáo án, tác phẩm của tôi có màu sắc cộng sản. Sống, học, dạy học, viết trong sinh quyển cộng sản thì có mùi cộng sản. Lẽ thường tình và đương nhiên là như vậy. Dù sao cũng là máu thịt của bản thân rồi, nhất là mùi “Cởi trói”.

Bìa 4:

ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ

(do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 2-2018)

Bìa 4:

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Trần Xuân An

Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.

Nguyên quán: Quảng Trị (họ Trần Xuân tại Trúc Lâm, Gio Linh và họ gốc Nguyễn Văn tại An Cư, Triệu Phong)

Dân tộc: Kinh (Việt Nam)

Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.

Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).

Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).

Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.

Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., tiếp tục công việc viết, chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình...

Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..

Là tác giả của 47 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.

Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.

Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

Phần gấp bìa 1:

ĐĂNG BÀI TRÊN BÁO CHÍ:

Tuổi Ngọc (1973), Văn nghệ Giải phóng (từ 1975), Văn nghệ Bình Trị Thiên, Văn hoá Bình Trị Thiên, Văn nghệ TP.HCM., Nhân Dân, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt, Văn nghệ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Kiến thức Ngày nay, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Huế Xưa & Nay, Tạp chí Thơ…v.v…

Tạp chí Văn hoá Nghệ An điện từ, Trang TTĐT. Hội Nhà văn Việt Nam, Trang TTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM., Trang TTĐT. Quê nhà (báo Tổ Quốc), Trang TTĐT. Văn nghệ Đồng bằng Sông Cửu Long…v.v...

Giaodiem. com, Chimviet. free. fr, BBCVietnamese. uk. com …v.v…

phongdiep.net , trannhuong.com, Văn chương Việt...v.v...

Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM., Đài Phát thanh Bình Trị Thiên, Đài Phát thanh Lâm Đồng…v.v…

Phần gấp bìa 4:

GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:

Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:

1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).

2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).

3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).

4. 700 năm thơ Huế (Ban tuyển chọn, Nxb. Thuận Hóa, 2008).

5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).

6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên,1998).

7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).

8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)

9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…

Địa chỉ tác giả:

71B Phạm Văn Hai,

Phường 3, Tân Bình, TP.HCM., Việt Nam

(028) 38453955 & 0908 803 908

tranxuanan.writer@gmail.com

Điểm mạng toàn cầu cá nhân:

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.tranxuanan-poet.net

http://www.tranxuanan-bienkhao.name.vn

http://txawriter.wordpress.com

http://youtube.com/user/AnTranXuan

https://facebook.com/tranxuanan.writer

& một số ảnh bìa sách của Trần Xuân An đã xuất bản

THÁNG 11-2020

~~ viết công bố trên Facebook

từ chiều 08-06-2020 đến ngày 10-11-2020 ~~

~~ công bố trên web txawriter.wordpress.com…

cũng theo các ngày trên ~~

Thực hiện tệp PDF:

11-2020

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG

.................... 0o0o0 .................

Xem thêm chùm bài viết ngắn về “Luận cương dân tộc và thuộc địa” của Lênin:

LINK

_______________________

Google Sites / host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ... / HOST, SEARCH & CACHE