Trần Xuân An - Năm (05) bài thất ngôn bát cú + năm (05) bài thơ khác

Tiếp theo từ trang trước:

LINK

Bài 2, viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

HỌC BẠ CHÚNG TA,

TÊN NGÀI VINH DANH

Trần Xuân An

Hàm Nghi yêu dấu, gọi tên trường

vang tâm ta, hồn Huế, làn hương

âm thanh kỉ niệm thơm kí ức

trường thân, trong Quốc tử giám thương

ngôi trường mới xây thay trường xưa

nhớ rêu phong nắng, cổ kính mưa

Hàm Nghi yêu dấu lưu di tích

kết sợi truyền thống ai nào chưa

hồn trường xưa đỗ Tân Sở xanh

ngời kỉ niệm quật khởi kinh thành

trường yêu dấu: Hàm Nghi kháng Pháp

bao học bạ, tên Ngài vinh danh

rước linh Ngài, linh các đại thần *

học sinh chiêu niệm hồn sĩ dân

trưởng thành cùng Dụ vang Tân Sở

Tân Sở chờ trả cốt minh quân.

T.X.A.

chiều 27-11-2020

——————-

(*) Hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2770143563259577/

.

.

.

Bài 3 viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

MAI NỞ SỚM, NHÂN ĐÔI

Trần Xuân An

nhà không vườn ẩn, trong thành phố

một khoảnh mặt tiền, vợ mưu sinh

bao lơn, thùng gạch treo đầy đất

tháng mười, mai đã nở, vàng xinh!

a ha, thơ thốt lên vui lắm

dội lại lời mai điềm đạm hương

như Tết réo mong, thời tuổi nhỏ

vọng lại lời mai, đằm thắm thương

mai vẫn muôn đời biểu tượng Tết

chừng như mỗi xuân một lời hay

hoa và lộc non luôn gợi ý

tứ thơ Tết tới, hiện trên tay *

thế đấy, mai ngoài lan can sắt

đón tháng Một ta, bừng Tết rồi *

cuối Chạp, lại rước về mai chậu

điềm đạm, đằm thắm, Tết nhân đôi

đại dịch, bão lũ, còn nhân hậu

năm nhuận tháng tư, tươi tháng mười

thắp hương ở bao lơn, bỗng thấy

mai thương đời, dù mọc chơi vơi.

T.X.A.

17 tháng mười Canh Tý 2020

(01-12-2020)

…………….

(*) ~ Bói hoa, bói lộc non trong thú chơi hoa ngày Tết của nhiều người, khiến người ta có nhiều ý tưởng mới về năm mới. Đối với người làm thơ, hoa và lộc non cũng gợi ra nhiều ý thơ, tứ thơ. ~ Tháng Một ta: tháng mười một âm lịch; tháng Chạp ta: tháng mười hai âm lịch.

(Bài này đã đăng tập san Quán Văn số 79)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2773340166273250/

.

.

.

Bài 4 viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

Gửi đăng tạp chí Cửa Việt

NHÀ CỘI RỄ THI SĨ CHẾ LAN VIÊN

Tràn Xuân An

làng An Xuân, cội rễ cha lẫn mạ

tắm sương ngọt, thơm hồn Phan Ngọc Hoan

tim Quảng Trị, rung nhịp Chàm Bình Định

Hà Nội lửa, Sài Gòn kim cương than

suốt một đời, mang phận Kiều họ Chế

xong Điêu tàn, Chế lại thuần Việt rồi

Chế Kiều Hoan ở Viên Tĩnh viên ấy *

sương Cam Lộ, vườn Sài Gòn ngọt tươi

hồn lại về làng cội rễ, Quảng Trị

nhà lưu niệm vĩnh cửu Chế Lan Viên

di chỉ quê, chính là thơ Di cảo

Quảng Trị ròng, Di cảo thật chất riêng

tròn trăm năm, thành Đền thiêng Thi sĩ

tại nguyên quán, sơ sinh, lớp ban đầu

xa và gần, người hành hương Quảng Trị

từ hôm nay mãi mãi tới nghìn sau.

T.X.A.

trước 11:30, 08-12-2020

……………

(*) Hàn Mặc Tử gọi Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan) là Chế Bồng Hoan. Căn cứ vào bài “Đọc Kiều”, “Định nghĩa dân tộc” và nhiều bài khác của nhà thơ có đề cập đến Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, tôi ghép họ hoặc tên thành: Chế Kiều Hoan. ~ Nhà vườn của Chế Lan Viên ở quận Tân Phú, TP.HCM., được chính nhà thơ đặt tên là Viên Tĩnh viên.

(Bài này đã gửi tạp chí Cửa Việt)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2779050382368895/

Bài 5 viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

TIỄN BIỆT

NHÀ VĂN HOÀNG HẢI THUỶ (1933-2020)

Trần Xuân An

(Chân dung Hoàng Hải Thuỷ)

ông phỏng tác, “Tình mộng” *

nhiều tuổi ngọc mến yêu

bia mộ ông, người viếng

không bao giờ xanh rêu

cái còn lại, cái đẹp

người đọc luôn cảm hoài

trong hương hoa tưởng nhớ

duy “Tình mộng” không phai

cái tục trong “Giông tố”

cũng mĩ học trần gian

ông học Vũ Trọng Phụng

mộ vẳng cười, lệ chan.

T.X.A.

13:15-17:23, 09-12-2020

……………….

(*) Truyện dài “Tình mộng” của Hoàng Hải Thuỷ do ông phỏng tác từ phim “Vacance romance” (Roman Holiday), 1953. (Theo Wiki, bộ phim được đạo diễn và sản xuất bởi William Wyler, biên kịch bởi John Dighton và Dalton Trumbo. Nữ diễn viên Audrey Hepburn thủ vai chính). Truyện được Nxb. Nguyễn Đình Vượng ấn hành, 1974, sau khi được đăng nhiều kì trên tuần báo Tuổi Ngọc. Ở bài thơ này, tôi chỉ nhắc đến “Tình mộng” và sự công khai thừa nhận của Hoàng Hải Thuỷ về ấn tượng, ảnh hưởng “Giông tố” (Vũ Trọng Phụng) đối với ông, và cụ thể là ông xác nhận truyện tiếu lâm chính trị “Pháp cưỡng chiếm, một số dân Hà Nội rên lên hể hả”, Vũ Trọng Phụng quả thật có đưa vào tiểu thuyết “Giông tố” (1936, 1937), hồi mới lên mười tuổi ông có đọc và mãi nhớ (tạp chí điện tử Gió-O, bài trả lời phỏng vấn, 2011), đúng như nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã khảo cứu văn bản trong công trình đã công bố năm 2007. Chú thích này, về “Giông tố”, chỉ nhằm khảo chứng xuất xứ về mặt văn bản của truyện tiếu lâm chính trị trên, bổ cứu cho xuất xứ dân gian truyền miệng của nó.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2779904235616843/

Xem thêm:

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/22/bi-tay-cuong-chiem-ma-cu-ren-len-mot-cach-he-ha-lam/

https://txawriter.wordpress.com/2020/12/10/gieu-nhai-theo-tran-te-xuong-vu-trong-phung-hoa-nguyen-van/

Bài 6 viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

BÀI THÁCH HOẠ:

“GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”

Trần Xuân An

hạ thành Hà Nội, nhục sông Hồng

Tây hiếp, sướng rên, phải gậy chồng *

trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt

dưới sân, ông kẹc ngỏng đầu rồng! *

chú Hoàng Hải Thuỷ ghi thành chữ

bác Lại Nguyên Ân chép đủ dòng

sa-đích thời nào đau xé thịt *

ai bình “sướng”, “ngỏng”, máu ròng ròng! *

T.X.A.

09-12-2020

……………

(*) Theo hai website của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ (bài trả lời phỏng vấn, 2011) và nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (công trình nghiên cứu văn bản, 2007): Truyện tiếu lâm chính trị trong “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng (“Thị Mịch”, VI , xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội báo, số 24 (17 Juin 1936), tr. 26-30; in thành sách lấy tên sách là “Giông tố”, XIV, xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb. Văn Thanh, Hà Nội, 1937, tr. 165-174). ~ Gần trọn nguyên văn hai câu thơ của Trần Tế Xương (xin xem tiếp chú thích này). ~ Sadisme: bạo dâm gây đau. ~ Trên Facebook riêng, nhà thơ Thạch Quỳ bình chữ “ngỏng” trong bài “Giễu người thi đỗ”, thơ của Trần Tế Xương. Theo Google, nhà giáo Nguyễn Khắc Phước và vài tác giả khác cũng có bàn về chữ đó ở câu thơ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ấy.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2779849132289020/

Bài 7 & bài 8, viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

HOẠ LẦN 1:

BÀI “GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”

Trần Xuân An

(nguyên vần, khắc lục, luật trắc):

sông Cửu, sông Hương chung nhục Hồng

Tây đè, vùng dậy, đứng bên chồng

bà đầm, trên ghế, ngoi trôn vịt

ông cử, dưới sân, chĩa vảy rồng

“Giông tố”, viết văn, luồn lách chữ *

“Giễu thi”, đánh bút, vuốt xoa dòng *

bạo quyền “cởi trói”, thôi sa-đích *

mềm dẻo, nước triều, lớn lại ròng *.

(nguyên vần, khắc lục, luật bằng):

sông Hương, sông Cửu nhục như Hồng

Tây hiếp, vùng lên, sát cạnh chồng

trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt

dưới sân, ông cử chĩa vi rồng

viết trong “Giông tố”, lách từng chữ *

đánh ở “Giễu thi”, xoa mỗi dòng *

sa-đích, đến thời phải “cởi trói” *

dẻo mềm, triều nước, lớn rồi ròng *.

T.X.A.

10-12-2020

………..

(*) “Giông tố”, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, bản 1937. “Giễu người thi đỗ”, thơ Trần Tế Xương (1870-1907). ~ Xã hội Việt Nam, trong đó có văn học, đã một lần được “cởi trói” trong giai đoạn 1936-1939, khi Mặt trận Bình dân của Léon Blum (1872-1950) lên cầm quyền ở chính quốc Pháp. ~ Đây chỉ là bài hoạ nguyên vần trong khuôn khổ chủ đề thuộc loại “chủ hoà” hoặc “minh xã” (ngầm chống Pháp trong vỏ bọc hợp pháp). Nếu có thể, câu cuối nên chăng là thế này: minh xã thăm tù máu ứa ròng (luật trắc); thăm tù đuổi Pháp, máu tươm ròng (luật bằng).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2780596328880967/

.

.

Bài 9 & bài 10, viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

HOẠ LẦN 2

BÀI “GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”

Trần Xuân An

(nguyên vần, khắc lục, luật trắc):

Hà Nội Pháp đè, nhục Tản Hồng

Huế truy tội sướng, bị roi chồng

bà đầm trên ghế ngoi trôn vịt

ông cử dưới sân ngỏng trốc rồng

người nuốt thịt người, kinh vạn chữ *

sử bôi máu sử, hãi nghìn dòng *

Lỗ gào địa ngục, Mao thêm ngục *

sa-đích, khoá mồm, máu chảy ròng.

(nguyên vần, khắc lục, luật bằng):

Pháp đè Hà Nội, nhục dòng Hồng

Huế đánh tội rên sướng quá chồng

thẹn chuyện bà đầm ngoi đít vịt

hổ danh ông cử ngỏng mào rồng

thịt người, người nuốt, kinh từng chữ *

máu sử, sử bôi, hãi mỗi dòng *

Lỗ Tấn thét gào Mao địa ngục

khoá mồm, sa-đích, máu tuôn ròng.

T.X.A.

12-12-2020

…………….

(*) Lỗ Tấn, “Nhật kí người điên” (1918).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2782170198723580/

Xem Facebook Trần Xuân An ngày 09-12-2020 – 12-12-2020

.

Xem thêm:

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/22/bi-tay-cuong-chiem-ma-cu-ren-len-mot-cach-he-ha-lam/

.

GHI CHÚ CHO TIỂU THUYẾT “MÙA HÈ BÊN SÔNG” VÀ CHÙM THƠ NÀY

Bài 11, viết tiếp “Tổ quốc ơi…”

ĐỪNG KHIÊU DÂM HOÁ

Trần Xuân An

bỏ cái tục tằn trong mĩ học

là xoá Xuân Hương và Tú Xương

Thánh Kinh, cũng đục trắng nhiều đoạn

xin miễn khiêu dâm hoá nõn nường!

T.X.A.

13-12-2020

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2783076935299573/

Xem tại Facebook & txawriter.wordpress.com

https://txawriter.wordpress.com/2020/12/15/toi-ki-ten-duoi-ba-bai-tho-that-ngon-bat-cu/

Xem các bài tiếp theo trang này:

LINK

A.

TÔI KÍ TÊN

DƯỚI BA (+ HAI) BÀI THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT,

KHÔNG ĐỂ KHUYẾT DANH

Trần Xuân An

Thành thật thưa rằng, trong 26 (hai mươi sáu) tập thơ của tôi, tôi chưa từng sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường nghiêm chỉnh, mặc dù trong một ít truyện Nôm, thơ Lý – Trần cho đến các đại thụ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, rồi cả các tác gia như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, và cả Quách Tấn thời tiền chiến đều dùng thể thơ này, với niêm luật không phá cách. Tuy vậy, tôi có dịch thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) từ nguyên tác chữ Hán, chủ yếu là chuyển từ bản dịch nghĩa của các vị khác ra dịch vần, thành bản thơ tiếng Việt đúng niêm luật thể thơ ấy. Mỗi bài thơ đều có bản dịch thơ của người biên soạn là tôi, và tôi chú thích (cũng có thể gọi là chú giải) tất cả các bài thơ trong cuốn sách "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" (vi tính 2000,, Nxb. Thanh Niên, 2008).

Đây là lần đầu tiên tôi sáng tác (3+2 bài xướng hoạ) theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đưa cái tục tằn, cái tục tĩu, thô tục vào thơ, mặc dù cũng trong phạm trù mĩ học, “mĩ học là đạo đức học tương lai” (M. Gorki), với tinh thần cái đẹp nói chung (nguyên lí mĩ học) đã quy định giới hạn cho cái tục tằn, tục tĩu ấy. Do đó, tôi không khỏi ngần ngại, do dự.

Sau ba ngày tham khảo mặc nhiên quý độc giả, gồm cả những anh chị em quen biết và bạn bè cũ mới, tôi nghĩ rằng mình nên kí tên dưới ba (+ hai) bài thơ xướng hoạ ấy, không nên để khuyết danh như ban đầu.

Tôi cũng thể hiện ý thức:

ĐỪNG KHIÊU DÂM HOÁ

Trần Xuân An

bỏ cái tục tằn trong mĩ học

là xoá Xuân Hương và Tú Xương

Thánh Kinh, cũng đục trắng nhiều đoạn

xin miễn khiêu dâm hoá nõn nường!

(T.X.A. ~~ 13-12-2020 ~~ https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2783076935299573/ )

T.X.A.

15-12-2020

Xem thêm:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2784287428511857/

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ xưa:

BÀI XƯỚNG (THÁCH HOẠ):

“GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”

Trần Xuân An

hạ thành Hà Nội, nhục sông Hồng

Tây hiếp, sướng rên, phải gậy chồng *

trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt

dưới sân, ông kẹc ngỏng đầu rồng! *

chú Hoàng Hải Thuỷ ghi thành chữ

bác Lại Nguyên Ân chép đủ dòng

sa-đích thời nào đau xé thịt *

ai bình “sướng”, “ngỏng”, máu ròng ròng! *

T.X.A.

09-12-2020

……………

(*) Theo hai website của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ (bài trả lời phỏng vấn, 2011) và nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (công trình nghiên cứu văn bản, 2007): Truyện tiếu lâm chính trị trong “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng (“Thị Mịch”, VI , xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội báo, số 24 (17 Juin 1936), tr. 26-30; in thành sách lấy tên sách là “Giông tố”, XIV, xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb. Văn Thanh, Hà Nội, 1937, tr. 165-174). Chuyện tiếu lâm chính trị “Pháp hiếp dâm, một phân số dân Hà Nội hưởng ứng”, trước 1975, tôi đã nghe nhiều người kể, tôi cũng kể lại cho nhiều người nghe, nhưng không ngờ Vũ Trọng Phụng đã đưa vào “Giông tố” từ năm 1936, 1937. ~ Gần trọn nguyên văn hai câu thơ của Trần Tế Xương (xin xem tiếp chú thích này). ~ Sadisme: bạo dâm gây đau. Theo tôi biết, trong cuốn “Một bông hồng cho văn nghệ”, nhà thơ Nguyên Sa là người đầu tiên phiên âm từ “sadisme” (bạo dâm gây đau) thành “sa-đích”: bọn sa-đích văn nghệ, học thuật… “Bạo dâm gây đau văn nghệ, học thuật” chính xác hơn thuật ngữ “hiếp dâm văn nghệ, học thuật” thường dùng. ~ Trên Facebook riêng, nhà thơ Thạch Quỳ bình chữ “ngỏng” trong bài “Giễu người thi đỗ”, thơ của Trần Tế Xương. Theo Google, nhà giáo Nguyễn Khắc Phước và vài tác giả khác cũng có bàn về chữ đó ở câu thơ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ấy.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2779849132289020/

HOẠ NGUYÊN VẦN, KHẮC LỤC, LUẬT TRẮC & LUẬT BẰNG

HOẠ LẦN 1:

BÀI “GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”

Trần Xuân An

(nguyên vần, khắc lục, luật trắc):

sông Cửu, sông Hương chung nhục Hồng

Tây đè, vùng dậy, đứng bên chồng

bà đầm, trên ghế, ngoi trôn vịt

ông cử, dưới sân, chĩa vảy rồng

“Giông tố”, viết văn, luồn lách chữ *

“Giễu thi”, đánh bút, vuốt xoa dòng *

bạo quyền “cởi trói”, thôi sa-đích *

mềm dẻo, nước triều, lớn lại ròng *.

(nguyên vần, khắc lục, luật bằng):

sông Hương, sông Cửu nhục như Hồng

Tây hiếp, vùng lên, sát cạnh chồng

trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt

dưới sân, ông cử chĩa vi rồng

viết trong “Giông tố”, lách từng chữ *

đánh ở “Giễu thi”, xoa mỗi dòng *

sa-đích, đến thời phải “cởi trói” *

dẻo mềm, triều nước, lớn rồi ròng *.

T.X.A.

10-12-2020

………..

(*) “Giông tố”, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, bản 1937. “Giễu người thi đỗ”, thơ Trần Tế Xương (1870-1907). ~ Xã hội Việt Nam, trong đó có văn học, đã một lần được “cởi trói” trong giai đoạn 1936-1939, khi Mặt trận Bình dân của Léon Blum (1872-1950) lên cầm quyền ở chính quốc Pháp. ~ Đây chỉ là bài hoạ nguyên vần trong khuôn khổ chủ đề thuộc loại “chủ hoà” hoặc “minh xã” (ngầm chống Pháp trong vỏ bọc hợp pháp). Nếu có thể, câu cuối nên chăng là thế này: minh xã thăm tù máu ứa ròng (luật trắc); thăm tù đuổi Pháp, máu tươm ròng (luật bằng).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2780596328880967/

HOẠ LẦN 2

BÀI “GIỄU NHẠI THEO TRẦN TẾ XƯƠNG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, LỖ TẤN”

Trần Xuân An

(nguyên vần, khắc lục, luật trắc):

Hà Nội Pháp đè, nhục Tản Hồng

Huế truy tội sướng, bị roi chồng

bà đầm trên ghế ngoi trôn vịt

ông cử dưới sân ngỏng trốc rồng

người nuốt thịt người, kinh vạn chữ *

sử bôi máu sử, hãi nghìn dòng *

Lỗ gào địa ngục, Mao thêm ngục *

sa-đích, khoá mồm, máu chảy ròng.

(nguyên vần, khắc lục, luật bằng):

Pháp đè Hà Nội, nhục dòng Hồng

Huế đánh tội rên sướng quá chồng

thẹn chuyện bà đầm ngoi đít vịt

hổ danh ông cử ngỏng mào rồng

thịt người, người nuốt, kinh từng chữ *

máu sử, sử bôi, hãi mỗi dòng *

Lỗ Tấn thét gào Mao địa ngục

khoá mồm, sa-đích, máu tuôn ròng.

T.X.A.

12-12-2020

…………….

(*) Lỗ Tấn, “Nhật kí người điên” (1918).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2782170198723580/

Xem Facebook Trần Xuân An ngày 09-12-2020 – 12-12-2020

.

Xem thêm:

https://txawriter.wordpress.com/2020/08/22/bi-tay-cuong-chiem-ma-cu-ren-len-mot-cach-he-ha-lam/

Ảnh chụp Trần Xuân An, của nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy

B.

THỰC DÂN PHÁP CƯỠNG CHIẾM, THẾ MÀ MỘT SỐ DÂN TA Ở HÀ NỘI “LÚC ẤY (…) CỨ RÊN LÊN MỘT CÁCH HỂ HẢ LẮM”

Thuở còn đi dạy học, tôi thường kể cho các đồng nghiệp nam nghe mẩu truyện tiếu lâm chính trị có tính lịch sử này:

.

.

TRÍCH: “GIÔNG TỐ”,

tiểu thuyết của VŨ TRỌNG PHỤNG

(Trích:)

“… Sở dĩ tôi nói thế là vì nhân những lý luận của cậu giáo vừa rồi mà chợt nhớ đến một vụ, chính mắt tôi trông thấy, vào lúc người Tây mới hạ thành Hà Nội.

Ông cụ vừa nói đến đấy thì trên hai mươi cái sập, bốn năm mươi người đều xếp cả mọi chuyện lại, không ai ho nữa, không ai ngứa cổ nữa, không ai đằng hắng nữa, hết thảy đều lắng tai nghe. Họ nghe một cách kính cẩn nữa. Ông cụ già bảy mươi kể:

− Hồi ấy tôi còn trẻ tuổi lắm. Mà kể như tôi thì là biết theo thuyết tuỳ thời đến mực, vì người Tây hạ thành Hà Nội buổi sáng thì buổi chiều tôi xách ô đi làm ông phán toà Đốc lý ngay!

Cả tiệm cười rộ một hồi. Pha trò xong, ông cụ điềm nhiên lại nối:

− Lúc ấy vì chưa kịp treo bảng chiêu an, trong lúc hỗn quan hỗn quân thì sao thoát những điều xằng bậy? Cho nên bọn lính Ả-rập mới đi nhiễu đàn bà con gái Việt Nam ta. Ai nấy sợ hãi xanh mắt, nằm chúi xó ở nhà, cài cửa kỹ lưỡng lắm. Ở bên cạnh nhà tôi có một cặp vợ chồng bác thợ nấu kẹo, vì vô ý cứ để cửa ngỏ… Chẳng may một thằng lính Ả-rập chạy xộc ngay vào ôm lấy chị vợ thì anh chồng trèo phăng ngay lên mái nhà! Sau khi bị hiếp thì người vợ mới đi tìm chồng, vì công việc xong rồi thì thằng lính bỏ đi ngay. Chồng ở trên mái nhà tụt xuống là vớ ngay đòn gánh đánh vợ một trận nhừ tử. Lân bang kéo sang can ngăn, kêu chẳng may vợ anh ta bị hiếp thì việc gì mà anh ta xấu hổ, mà ghen vô lý, mà đã không thương vợ lại còn đánh vợ! Thế thì các ngài có biết thằng chồng trả lời hàng xóm láng giềng thế nào không?

Ông cụ nói đến đấy thì im lặng một lúc lâu. Ai cũng chịu không đoán được thì ông cụ mới cười ngặt nghẽo mà tiếp:

− Thưa các ngài, anh chồng vừa khóc mếu vừa nói rằng: “Tôi đánh nó vì rằng lúc ấy nó cứ rên lên một cách hể hả lắm”.

Cả cái tiệm phá lên một chuỗi cười dài. Có người ôm bụng bò dài ra, có anh đương ngồi mà vì cười, ngã nhoài từ giường xuống sàn gác. Người ta hét lên mà cười, gập đôi người lại mà cười. Người ta cười như chưa bao giờ người ta được cười một trận dữ dội như thế…”. *

(Hết trích).

……………………..

(*) NGUỒN: Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, đoạn trích trên chỉ có trong bản A, bản B; còn ở bản C, bản D thì bị cắt bỏ:

[Trích:]

“Bản A: Thị Mịch, VI , xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội báo, số 24 (17 Juin 1936), tr. 26-30.

Bản B: Giông tố, XIV, xã hội tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn Thanh, Hà Nội, 1937, tr. 165-174.

Bản C: Giông tố, XIV, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb Mai Lĩnh , Hà Nội, 1951, tr. 183-189.

Bản D: Giông tố, XIV, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn Nghệ , Hà Nội, 1956, tr. 193-199”.

[Hết trích]

Nguồn sưu tầm, khảo dị, bản chữ vi tính:

Trang web của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân:

http://lainguyenan.free.fr/GiongTo2/Chuong16.html

….. 0o0o0 …..

XEM THÊM:

CHUYỆN TIẾU LÂM CHÍNH TRỊ

“… Trước bảy lăm, tôi có nghe một chuyện tiếu lâm chính trị thế này. Thằng Tây, tức là bọn Pháp, thời thực dân cũ, hiếp dâm một người đàn bà. Chồng chị ta núp trong bụi cây, thấy, nhưng chả làm gì được vì thằng Tây có súng, có các thằng Tây khác canh chừng. Khi Tây rút khỏi làng, ông chồng lấy roi mây đánh vợ. Vợ khóc kêu oan. Chồng bảo: “Tao không đánh tội bị hiếp dâm, nhưng tao đánh tội “nảy lên” của con đĩ là mày!”. Bọn tay sai của thực dân, chất đĩ của chúng còn tệ hơn thế nữa! Tôi kể chuyện tiếu lâm nhưng kể nghiêm túc…” (…) “- Nhà văn Quyển chợt bật cười -. Nói cho đúng, bọn Tàu sa-đích cũng chẳng kém gì bọn Tây. Bọn Tàu Đại Hán chủ nghĩa, bảo hoàng như Lương Khải Siêu và bao nhiêu tên sử gia Tàu trước Lương Khải Siêu mấy trăm năm nữa, sa-đích cũng khủng khiếp lắm!…” (lời nhân vật nhà văn Quyển ở chương XIV, trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” của Trần Xuân An, 1997 & 2003).

Xem tại đây, gồm cả trích đoạn từ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2679894315617836/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2782170198723580/

Xem Facebook Trần Xuân An ngày 09-12-2020 – 12-12-2020.

Cũng có thể xem tại đây:

https://txawriter.wordpress.com/2020/12/10/gieu-nhai-theo-tran-te-xuong-vu-trong-phung-hoa-nguyen-van/

.

TRÍCH ĐOẠN VỀ “SADISME VĂN CHƯƠNG, SỬ HỌC” tại txawriter.wordpress.com

https://txawriter.wordpress.com/2020/12/14/trich-tu-chuong-xi-tieu-thuyet-mua-he-ben-song-cua-tran-xuan-an-b-1997-b-2003/

C.

MỘT ĐOẠN TRÍCH TỪ CHƯƠNG XI TIỂU THUYẾT “MÙA HÈ BÊN SÔNG” CỦA TRẦN XUÂN AN, bản 1997 và bản 2003:

(…)

“Đêm đêm, nhân vật nghe công an đứng sau phên tôn lủng lỗ chỗ miểng đạn của nhà anh ta, ám thị anh ta, lúc thức, cũng như lúc ngủ. Nội dung ám thị là cô Thơm (gái Bắc) đã sa-đích số phận anh ta, mẹ và chị anh ta cũng đã sa-đích số phận anh ta như vậy. Nhân vật “bị trói” trên giường, thành nạn nhân của sa-đích, gầm rú. Thiên hạ hùa nhau sa-đích, buộc đừng “lên” hoặc “chịu”!

Hiền Lương sượng sùng, gượng mỉm cười.

Hành vẫn tiếp tục kể vở kịch cương viết về vết thương chiến tranh ấy:

– Cả cái ghế cũng đè cứng lên cuộc đời anh ta! – Hành nói nhanh và rõ, rồi chậm rãi -. Như đã kể, y bác sĩ ấy bị ám thị để bôi nhọ rằng, anh ta “vô luân” vì chấp nhận sự cưỡng hiếp lịch sử…”

(…)

…………

(*) Theo tôi biết, trong cuốn “Một bông hồng cho văn nghệ”, nhà thơ Nguyên Sa là người đầu tiên phiên âm từ “sadisme” (bạo dâm gây đau) thành “sa-đích”: bọn sa-đích văn nghệ, học thuật (gồm sử học)… “Bạo dâm gây đau văn nghệ, học thuật” chính xác hơn thuật ngữ “hiếp dâm văn nghệ, học thuật” thường dùng.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2783498621924071/

GHI CHÚ CHO TIỂU THUYẾT NÀY VÀ CHÙM THƠ NÀY

.

.

Không có gì quan trọng! Chỉ là PHỐI KIỂM XUẤT XỨ DÂN GIAN & XUẤT XỨ VĂN BẢN một truyện tiếu lâm chính trị thời giặc Pháp hạ thành Hà Nội.

_______________________

Google Sites / host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ... / HOST, SEARCH & CACHE