Trần Xuân An - tập thơ XX - TRONG TÔI BẾN HẢI & THẠCH HÃN

(không kể tập thơ tình cảm “Tuổi nhớ”, nxb. VHVN., 12-2016), tại FACEBOOK:

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/tap-tho-trong-toi-ben-hai-va-thach-han

.

15-7-2018 HB18

TRONG TÔI BẾN HẢI & THẠCH HÃN

(Word & PDF)

tập thơ – đầu sách thứ 7 về đề tài hoà giải dân tộc của Trần Xuân An

TRẦN XUÂN AN

Trong tôi

Bến Hải

&

Thạch Hãn

tập thơ

(đầu sách thứ 7 viết về đề tài hoà giải dân tộc

trong 42 đầu sách

của tác giả Trần Xuân An)

26-6-2018 HB18

Bổ sung đến ngày

25-7 & 27-7-2018 HB18

Tập thơ thứ hai mươi

trong 42 đầu sách

của tác giả Trần Xuân An

(41 tác phẩm nhiều thể loại và 01 sưu tập sử liệu)

TÂP THƠ NÀY GỒM NĂM MƯƠI BẢY BÀI THƠ,

MỘT BÀI THƯA NGỎ ĐẦU SÁCH

& MỘT BÀI VIẾT NGẮN CUỐI SÁCH

TRẦN XUÂN AN LẦN LƯỢT VIẾT VÀ CÔNG BỐ

TRÊN FACEBOOK

ĐÚNG THEO NGÀY GIỜ GHI DƯỚI MỖI BÀI

TỰ TẬP HỢP LẠI THÀNH TẬP,

NGÀY 25-7 & 27-7-2018 HB18

CÔNG BỐ TRÊN

FACEBOOK.COM/TRANXUANAN.WRITER,

WWW.TRANXUANAN-WRITER.NET ,

WWW.TRANXUANAN-POET.NET ,

WWW.CAUYHE.NET

(TXAWRITER.WORDPRESS.COM)

TẠO THÀNH TỆP PDF NGÀY 25-7 & 27-7-2018 HB18

& ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN MẠNG TOÀN CẦU

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN TỪNG CHỮ,

TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH

LỜI THƯA NGỎ

tập thơ “Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn”

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457/

Trần Xuân An

Trên bìa của tập thơ “Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn” này, tôi đưa vào bức tranh tôi minh hoạ cho một bài thơ trong tập: “Bảy bông hoa sử và triết”. Điều đó cũng có nghĩa là tự bài thơ ấy đã nói lên ý nghĩa của bức tranh ấy.

Tôi cũng đã viết:

“Trong 4 năm rưỡi vừa qua, trên Facebook, tôi luôn khẳng định: Tôi tham dự vào tiến trình hoà giải dân tộc, chứ không phải chống chế độ hiện hành. Hoà giải là làm sáng tỏ cuộc chiến tranh đỏ – vàng 1945-1954-1975, “không phủ nhận quá khứ” bên đỏ và “không phủ nhận quá khứ” cả bên vàng, làm sâu thêm dukkha (khổ đế) của Đạo Bụt, nhu cầu tâm linh…

Nói rõ hơn, cuộc chiến tranh đỏ – vàng 30 năm ấy là chiến tranh chống ngoại xâm hai Khối (Nhật, Pháp, Mỹ và Nga Xô, Trung Quốc…) đồng thời là nội chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam, và cũng chính là cuộc chiến tranh ý thức hệ (kinh tế, triết học… mà nổi bật là tôn giáo và vô tôn giáo — hữu thần và vô thần —, cụ thể là nhu cầu tâm linh và ý thức tiến hoá luận…).

Trần Xuân An đóng góp và giữ bản quyền.

T.X.A.

30-6-2018 HB18”.

Tuy vậy, thiết tưởng cũng cần thưa rõ hơn nữa.

Cuộc chiến tranh đỏ - vàng ba mươi năm (1945-1954-1975) luôn luôn được các nguồn thông tin Đỏ chính thức xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội — góp phần đánh đuổi Nhật, trực tiếp đánh đuổi Pháp và Mỹ, đồng thời khẳng định “chủ nghĩa Mác – Lênin bách chiến bách thắng”.

Về việc chống ngoại xâm Nhật, Pháp, Mỹ, tôi gọi đó là ba bông hoa đỏ.

Phía Vàng, từ vương quốc mà thuở bấy giờ định quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, đến Quốc gia Việt Nam và nhà nước Việt Nam cộng hoà, luôn luôn xác định: chống cộng sản xâm lược, bành trướng, tức là chống Liên Xô và nước được Liên Xô uỷ nhiệm là Trung Quốc, mà trực tiếp là chống Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Về việc chống ngoại xâm Nga Xô, Trung Quốc, tôi gọi đó là hai bông vàng.

Qua đó, mọi người trên thế giới từ thuở bấy giờ đến nay đều thấy rõ, đó là:

1) Cuộc chiến tranh ấy, hai nửa dân tộc Việt Nam đều chống ngoại xâm từ hai Khối đối nghịch nhau. Nhìn chung, Nhật, Pháp, Mỹ (phát-xít, thực dân cũ, thực dân mới) đều thuộc một Khối — Khối tư bản, tự do hay còn gọi là “Thế giới tự do” — mà sau 1945 đứng đầu là Mỹ. Và Khối đối phương của nó là Khối Cộng sản, đứng đầu là Nga Xô (Liên Xô). Cả hai Khối quả thực đều là ngoại xâm, một Khối chiếm đóng trên đất nước, một Khối chiếm đóng trong đầu nửa dân tộc Việt Nam ta. Cả hai đều viện trợ vũ khí, khí tài, cố vấn. Và hai nửa dân tộc ta đã chống hai Khối ngoại xâm ấy theo hai hướng đối nghịch nhau.

2) Như thế, đó cũng chính là cuộc nội chiến. Một bên đứng dưới ngọn cờ đỏ cộng sản của chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà. Một bên đứng dưới ngọn cờ vàng của triều Nguyễn: Đế quốc Việt Nam, Quốc gia Việt Nam, và sau đó, Việt Nam cộng hoà.

3) Và như thế, đó cũng chính là cuộc chiến tranh ý thức hệ (hay còn được gọi là chiến tranh hệ tư tưởng). Một bên giương cao ngọn cờ “chủ nghĩa Mác - Lênin bách chiến bách thắng”, thuộc Khối Cộng sản, Nga Xô đứng đầu. Một bên giương cao ngọn cờ quân chủ lập hiến (còn dở dang) và cộng hoà dân chủ (còn quân quản), thuộc Khối Tư bản tự do, đứng đầu là Mỹ.

Đó chính là cuộc chiến tranh cả về kiến trúc thượng tầng lẫn hạ tầng cơ sở — chiến tranh ý thức hệ. Trong chiến tranh ý thức hệ, nổi bật lên là chiến tranh giữa hai hình thái kinh tế, kinh tế xã hội chủ nghĩa quá độ lên kinh tế cộng sản chủ nghĩa với kinh tế tư bản tư doanh, ngày nay gọi là kinh tế thị trường.

Đó cũng chính là cuộc chiến tranh giai cấp, giữa một bên là sự xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân vô sản với một bên là quan điểm phi giai cấp mà chỉ chọn lọc làm lãnh đạo là người có tài, có đức dù thuộc giai cấp nào. Nhưng quan trọng không kém là chiến tranh về triết học, chính thể... Trong đó, bức xúc nhất là chiến tranh giữa tôn giáo, tín ngưỡng và vô tôn giáo, vô tín ngưỡng (duy tâm, hữu thần, đa nguyên và duy vật, vô thần, chuyên chính).

Ở khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng này, tôi đã cố gắng làm rõ thêm, sâu thêm khổ đế (dukkha) và nguyên tội (tội tổ tông loài người và muôn loài khác). Đó chính là tiền đề của tôn giáo, cụ thể là Phật giáo và Thiên Chúa giáo (Công giáo), hai tôn giáo có số lượng đạo hữu, tín đồ lớn nhất ở nước ta, hai tôn giáo lớn trên thế giới. Nhưng đó cũng là tiền đề của vô thần luận, mà tôi đã phát hiện ra. Phải chăng là không có Thượng đế (Thiên Chúa), vì trên Quả đất này, chúng sinh muôn loài đều loạn luân và ăn thịt lẫn nhau, kể cả loài người. Loài người cũng chỉ là một loài sinh vật đã tiến hoá, văn minh hoá, đang thoát khỏi giới tự nhiên muôn loài, nên có luân lí và nhân đạo. Hiện nay, pháp luật nước nào cũng cấm loạn luân, cấm ăn thịt người (trừ philatop, thuốc nhau thai), nhưng loài người vẫn còn ăn thịt các loài động vật, thực vật khác. Thiên Chúa không cứu được, do đó Thiên Chúa cũng không toàn năng, hay đúng hơn, không có Thiên Chúa. Và tôi tìm cách dung hợp vô thần với hữu thần khi nhận thức lại, rằng Ông Trời chính là quy luật nhân quả. Quy luật nhân quả này cho hưởng phúc trong trường hợp này nhưng bắt chịu tai hoạ, trừng phạt trong trường hợp kia. Quy luật nhân quả hay còn gọi là Ông Trời vừa tạo tác, bảo tồn, vừa phá huỷ, giáng hoạ, tương tự như quan niệm về tam vị nhất thể trong Ấn Độ giáo (Brahma, Vishnu, Shiva). Dĩ nhiên, mặc dù Phật giáo không đề cập đến Thượng đế, nhưng cốt lõi vẫn là Quy luật nhân quả vừa hiện thực vừa siêu hình, mầu nhiệm.

Hai tiền đề đó, chính là hai điểm sâu thẳm và hiển lộ rõ nhất, ai cũng thấy trong giới tự nhiên (loạn luân, ăn thịt lẫn nhau) và trong xã hội (ăn thịt các loài khác). Lỗ Tấn trong “Nhật kí người điên” chỉ mới tố cáo xã hội Trung Quốc, xã hội loài người là “người ăn thịt người” (người áp bức người). Tôi muốn nói đầy đủ hơn, thế gian này là địa ngục, chúng sanh muôn loài ăn thịt nhau, và trừ loài người đã có ít nhiều văn minh, các loài còn lại còn đang truyền giống bằng loạn luân, bạo dâm, cưỡng hiếp lẫn nhau, với nhiều ý nghĩa, xã hội, chính trị, kinh tế, triết lí... Trước thực trạng thế gian là địa ngục, con người có nhu cầu tâm linh, hướng đến tôn giáo, tín ngưỡng hoặc cố gắng lạc quan, hướng đến tiến hoá luận.

Tôi gọi đó là hai bông hoa màu lam, trong cuộc chiến tranh đỏ - vàng ba mươi năm — cuộc chiến tranh ý thức hệ, mà cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (và cả sông Thạch Hãn) là biểu tượng lịch sử.

Bảy bông hoa — đỏ, vàng, lam — đó không tách rời nhau, mà cùng nở chung một chùm trên chiếc sọ người (các thế hệ đã qua đời) hay cái bóng đầu người (các thế hệ còn sống), biểu tượng của chiến tranh, lịch sử, trí tuệ.

Để hoà giải dân tộc trong thời hậu chiến sau giai đoạn lịch sử 1945-1954-1975, không nên sa đích (sadisme) sử kí (05 đoá hoa đỏ và vàng, nội chiến chống nhau nhưng chống ngoại xâm hai Khối). Và vì vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng (hữu thần, duy tâm, đa nguyên) vốn chất chứa bức xúc đến mức căng thẳng nhất trong giai đoạn ấy, nên cần làm rõ bằng hai đoá hoa lam hiện thực khách quan. Để hoà giải dân tộc, cũng không nên sa đích hai đoá hoa lam tiền đề trên, vốn trước đây tôn giáo hữu thần như Thiên Chúa giáo rất sợ bị lật lại hai tiền đề tôn giáo ấy, dẫn đến việc phủ nhận Cứu Chúa và Thiên Chúa, kể cả Thiên Chúa bất toàn.

Cuộc chiến tranh đỏ - vàng ba mươi năm (1945-1954-1975) vừa diễn ra trên bình diện toàn thế giới (Chiến tranh Lạnh), vừa diễn ra ở bốn điểm lớn mà điểm nóng nhất là Đông Dương, khốc liệt nhất là Việt Nam chúng ta. Cuộc chiến tranh này đồng thời diễn ra tận mỗi tế bào của dân tộc ta, trong mỗi gia đình. Tuy cùng là ruột thịt mỗi gia đình, nhưng các thành viên có thể xung đột lẫn nhau, khác giai cấp với nhau, do khác chiến tuyến ý thức hệ. Do đó, cuộc chiến đã đi đến tận cùng đau thương, cần được hoà giải.

Khi hoàn tất tập thơ này, tôi muốn nhấn mạnh bức tranh bìa và bài thơ giản dị nhưng có ý nghĩa tổng kết: “Bảy bông hoa sử và triết”.

T.X.A.

07:14-11:50, 19-7-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2101819916758615

Bài I

NGUỒN CỘI

Trần Xuân An

~~ viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,

nhớ bài hát “Biết đâu nguồn cội” của anh ~~

con người luân hồi

biết đâu nguồn cội

con người dòng dõi

không lìa gốc quê

con người nhạc sĩ

gốc là tai nghe

lời ru vỗ về

quê là giọng nói

tiếng ngân bốn bề

buồn nghe anh hỏi

biết đâu nguồn cội

hát chi mà tội

nhạc anh rõ nguồn

hát chi mà tội

mồ côi chạnh lòng

không là quán trọ

tiếng nói núi sông

luân hồi muôn phương

không có quê hương

con người tâm thể

sao không cội nguồn

rạch ròi, mờ sương

con người chính trị

cội rễ ngọn nguồn

con người nhạc sĩ

tiếng hồn: nước non

viết để hiểu hơn

con người thân phận

con người yêu tình

con người siêu hình…

trong hương khói hát.

T.X.A.

11:10 - 15:40, 01-4-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2030843823856225

Bài II

BÀI HỌC ĐỊA LÍ MỘT THUỞ TAM KỲ

Trần Xuân An

Trường Giang như một cán cân

nhưng đầu nặng nước thì tràn đầu kia

hai chiều, hai hệ, không lìa

Thu Bồn với Tam Kỳ chia sẻ lòng

tâm đường sắt, đặt tên đồng

kéo Trường Giang cánh nỏ cong giữ trời

sông Tiên lẫy ngược, bắn xuôi *

trước bài địa lí, đảo ngời Biển Đông.

T.X.A.

07:17 - 10:02, 06-4-2018 HB18

.....................

* Ca dao:

“Sông Tiên nước chảy ngược dòng...”

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2033142660293008

Bài III

ẢNH LỚP MÌNH TUỔI HAI MƯƠI

Trần Xuân An

ba tấm ảnh thời khó khăn mờ nhoà

lại bong tróc, bởi tháng năm dài hun hút

nay ngắm nhìn, nhận ra bằng kí ức

bóng dáng lớp mình và dăm bạn cùng khoa

ảnh rõ nét, vẹn nguyên, biết tìm đâu ra

vẫn còn may, chưa mịt mù sương khói

thương đại học, chữ quá hồng, sắn rau còn đói

quý lắm ảnh này, dấu tích thời khốn khó đã xa

ngắm nhìn ảnh, mờ nhoà, loang lổ chúng ta

nhưng hiển hiện thuở ảnh phim chưa lơi, đen xám

bây giờ, thì quá nhiều, tươi màu, quý lắm

nhưng sao chụp được tuổi hai mươi khi lớp đã già!

T.X.A.

trước 10:12, 11-4-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2035691976704743

Bài IV

SÔNG BẾN NGHÉ XƯA

SÔNG SÀI GÒN NAY

Trần Xuân An

sông tự nhiên là sông rất thật

nhưng quanh co – chẳng phải sông đào

núi rừng ta mạch nguồn thâm thiết

chảy trọn dòng, nguồn sâu thác cao

là chợ trâu tơ, bờ sấu rống?

vẫn sông Bến Nghé gộp Đồng Nai

dù chi cũng mộc, nghe thăm thẳm

thành phố lớn, tên sông chẳng phai

tôi vẫn qua về sông Bến Nghé

cầu Song Sinh mới, ngó cầu xưa

quanh co – sông thẳng từng thôi ngắn

trong vắt thật lòng, sau lũ mưa.

T.X.A.

trước 08:01, 10-4-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2037214446552496

Bài V

BÌNH TÂM THÔI,

“TRIỆU NGƯỜI VUI”, “TRIỆU NGƯỜI BUỒN”

Trần Xuân An

chỉ “chủ nghĩa Marx - Lénine toàn thắng”!

cuộc chiến tranh đỏ - vàng vậy đó, xa rồi

có chi tưng bừng, có chi cay đắng

Nga Xô đổ, tượng Lénine rụng rời

Đất nước chỉ được hoà bình, nhưng biển đảo?

ba mươi năm, máu xương hai phía dân tộc tôi!

Trung Quốc vẫn thè lưỡi dài, ngông ngạo

còn chúng ta, triệu vui, triệu buồn, tham nhũng ngút trời!

hai phía dựa ngoại xâm – thực dân, bành trướng

hai phía không còn đường nào khác! Chuyện cũ rồi!

hoà giải, xoá bỏ hận thù, lại kích thù vì quyền lợi hưởng

triệu buồn, triệu vui, bởi giống nòi còn hãm hại giống nòi!

Tháng Tư, Mỹ sắp gặp Bắc Triều Tiên nơi chia cắt

Mỹ không chơi trò uỷ nhiệm,

Trung Quốc vẫn cà rốt cây roi?

mong Bán đảo Cao Ly, tham vọng các ngài to dập tắt

thống nhất, nhưng miền nào yên miền ấy! Nước mình ơi!

trong bốn nước bị cắt chia, nước mình đau thương nhất

vẫn triệu người tưng bừng, thì rưng rưng triệu người

30 tháng Tư, nên chăng viết thật, máu xương chất ngất

hai phía đều dựa vào Hai Khối giặc, nghìn thuở một thời!

30 tháng Tư, viết sự thật là hoà giải, hận thù xoá bỏ

phía dựa Nga nhưng kề Tàu, chống thực dân,

đế quốc, lật vua khỏi ngôi...

phía dựa Pháp nhưng tựa Mỹ, phò vua,

chống cộng vô thần, xâm lăng đỏ...

hoà giải, xoá thù trên sự thật như chưa hề xa xôi

tôi chỉ là người cầm bút mài giũa chữ

khát vọng Đất nước mình thoát mọi dạng nô đòi

mong hai phía trả cho nhau danh dự

bốn mươi ba năm với chế độ này, lòng chưa nguôi

hiện thực triệu buồn, triệu vui, như hai chiều gió

lốc xoáy vào lòng, hay im sững đất trời

chưa nguôi, vẫn bước,

sẽ đến thời ai cũng tươi như cây cỏ

mưa văn sử công bằng thuở nước nhà,

thế giới chia đôi

chiến tranh đỏ - vàng, hai bên đều lỗi

chống hay theo cũng đều dựa giặc thôi

hãy nhìn quanh ta, nhìn ra thế giới!

cách đối xử nhau vào sử muôn đời.

T.X.A.

sáng 16-4-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2038149493125658

Bài VI

MÙA HOA SƯA, SÔNG TAM KỲ

Trần Xuân An

xưa thơm chín dặm trăm làng

nay sưa ngàn lần, thơm ngát

nhớ tuổi chạy ào, áo trạc

vắt nhanh lên mấy thân cừa

hoa sưa thuở đó vàng mưa

và sông vàng nắng ta ùa bơi ngang

ở trong này theo cáp quang

tia nhìn luồn sâu đáy biển

kính mắt trôi trên dây điện

như đôi chim ngắm sưa vàng

mùa vàng rơi hương mênh mang

tay ta vàng cả một màn hình hoa

áo vàng hoa lụa thướt tha

dim mắt nhìn vào thương nhớ

ai sớm chồng, ai muộn vợ

ngỡ như kính cận vỡ tròng

rơi trên tà áo vàng sông

đường đê vấp rễ đầy lòng mùa xưa.

T.X.A.

15:23 - 20:20, 19-04-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2039758492964758

Bài VII

NGÀY GIỖ QUỐC TỔ

Ở TP.HCM.

Trần Xuân An

xanh vườn cỏ đất, chim trời *

thiên nhiên nước mình, thế giới

bảo tàng vạn năm nguồn cội

thẳm sâu hương nến Đền Hùng

Sài Gòn giỗ Tổ sáng bừng

vọng từ huyền sử vang lừng trống chiêng

đất trời vũ trụ vô biên

núi sông biển rừng ta đó

xa quá chưa ra Phú Thọ

thăng trầm đây cũng Đền Hùng

chim trời cỏ đất, vườn chung

bảo tàng vào trán Giỗ cùng Nguồn xưa

lung linh mười tám hiệu vua

mỗi hiệu nhiều đời vua nối

hay mỗi con trăng một tuổi?

di chỉ rõ thời Văn Lang

thảm đỏ bảo tàng nối sang

khoa học sáng huyền sử vang Trống Đồng

huyền sử đọng nhiều khoảng không

trước khói hương là ý niệm

bảo tàng định hình, tìm kiếm

Giỗ Tổ – hướng về cội nguồn

nhớ Thời Lập Quốc – Hùng vương

chim Trời cỏ Đất rộng Vườn Nước Non.

T.X.A.

07:15 - 15:40, 22-04-2018

(07 tháng Ba Mậu Tuất HB18)

& 27-04-2018

......................

* Thảo cầm viên: Vườn cỏ [đất] chim [trời].

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2041159902824617

Bài VIII

BỐI CẢNH VÀ TÔI

Trần Xuân An

mỗi dòng chữ, đâu chỉ một phút giây đời

cũng không ít, là nhiều tháng năm kết đọng

tôi đã trình ra giữa đất trời – cõi sống

dù đỏ, vàng, xanh, tím – vẫn là chính tôi

có khi hiện thực hớp hồn, viết không thể khác

xương máu chiến tranh lên tiếng kêu đòi

gió hậu chiến, xoáy lòng, gió lùa áo trạc

phơi ngực khuất tâm tư. Ai cũng vậy thôi.

T.X.A.

18:11 - 20:18, 23-04-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2041773022763305

Bài IX

MỘT NÉN NHANG GIỖ QUỐC TỔ

Trần Xuân An

ai về Đất Tổ hành hương

ai xuôi, ai ngược trên đường, nhớ thôi

Vườn Trời Đất * chật chân người

ai tâm hương, nguyện thầm lời nước non

ai thắp nến ở đình thôn

và ai Giỗ Tổ trước hồn gia tiên

nén nhang vạn thuở lưu truyền

ai ai tâm cũng vẹn nguyên Đền Hùng

trăm trứng xa, hoá người dưng

chung Thời Lập Quốc, lòng cùng gần nhau.

T.X.A.

trước 15:20, 24-04-2018

(09 tháng 3 Mậu Tuất HB18)

..............

* Thảo cầm viên: Vườn Cỏ [đất] Chim [trời].

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2042166392723968

Bài X

Thơ thời sự đùa vui:

CUỐI THÁNG TƯ 2018 Ở BÁN ĐẢO CAO LY

Trần Xuân An

các nhà lãnh đạo quên mình vì đất nước

hẳn Triều Tiên, Hàn Quốc núi sông liền

hai bên bầu cử riêng

hai trung ương thành một

mỗi miền yên chỗ, nước bình yên

lãnh đạo quên mình, ơi hỡi

lợi quyền!

T.X.A.

09:20, 27-04-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2043564442584163

Bài XI

NGÀY THÔN TÍNH, NGÀY HOÀ BÌNH

Trần Xuân An

không dám gọi Ngày 30 tháng Tư là Ngày Thôn tính

như Hiệp định Paris 73 mãi mãi vang lên *

tôi gọi Ngày Hoà bình, 43 năm hi vọng

không còn ai tay sai hai Khối, hai bên.

T.X.A.

sáng 27-4-2018 HB18

………………..

(*) Hiệp định Paris 27-01-1973, trích:

Điều 15:

Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành từng bước một bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở thảo luận và thống nhất giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không có sự CƯỠNG ÉP hay THÔN TÍNH của bên nào, cũng không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời điểm tái thống nhất sẽ được hai miền quyết định.

(Article 15

The reunification of Viet-Nam shall be carried out step by step through peaceful means on the basis of discussions and agreements between North and South Viet-Nam, without COERCION or ANNEXATION by either party, and without foreign interference. The time for reunification will be agreed upon by North and South Viet-Nam).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2043584372582170

Bài XII

CUỐI THÁNG TƯ 2018,

NHÌN ẢNH BÀN MÔN ĐIẾM, NHỚ BẾN HẢI

Trần Xuân An

mười chín tuổi đạn bom

bốn mươi ba năm trái đắng hoà bình

tôi hiểu chi cuộc chiến đỏ – vàng, hai Khối giặc?

một bên, ngoại xâm chiếm đóng trong đầu

một bên, ngoại xâm trú quân trên đất

chưa giải phóng đầu mình, lại giải phóng đất nhau!

tôi chỉ là người Việt Nam thuần chất

hoà giải dân tộc mình, viết thật nỗi đau

đánh đuổi giặc nào, xin tạ ơn công đó

chiến công ba đoá đỏ

chiến công hai bông vàng *

đều nở trên xương máu dân nâu!

dù sao, cũng đều đã nở

và sẽ nở trong sách sử công bằng

trên tập vở

sáng đất, sáng đầu

và cho nghìn sau.

T.X.A.

06:21-07:45, 28-04-2018 HB18

..................

(*) 1945-1975: chống Nhật, Pháp, Mỹ và chống Nga Xô (Liên Xô), Trung Quốc.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2044024075871533

Bài XIII

ĐẸP KHỐC LIỆT, ĐẸP ÁM ẢNH

CHẬU HOA 30 THÁNG TƯ

Trần Xuân An

hình dung cuộc chiến tranh đỏ vàng

hai bông vàng và ba đoá đỏ *

hậu chiến dài, ngoái nhìn, đều nở

trên đầu lâu lịch sử, đựng đất nâu.

T.X.A.

06:11-07:45, 30-04-2018 HB18

………………..

(*)1945-1975: chống Nhật, Pháp, Mỹ và chống Nga Xô (Liên Xô), Trung Quốc.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2045033029103971

Bài XIV

KHÁC CÂU THƠ NHÀ THƠ NGUYỄN DUY

Trần Xuân An

suy cho cùng, cuộc chiến tranh đỏ - vàng

nhân dân không thuộc bên nào,

sẽ thắng sau nhức nhối

vàng đổ trong nước, đỏ đổ trên thế giới...

bởi người mẹ nào cũng thuần chất Việt Nam

thắng giặc ngoại trên đất mình, gay go nhưng dễ

xua giặc ngoại chiếm đóng trong đầu,

sao quá lâu năm!

khi nhân dân thắng, cả hai bên đều thắng

không còn đỏ hay vàng, chỉ thắng ngoại xâm

ngày dân tộc chiến thắng hẳn không rầm rộ

một nghị quyết thôi, cho truyền thông, sử và văn…

con cháu của mẹ Việt Nam đều không buồn ghẻ lạnh

khi không còn giặc ngoại chiếm đóng trong đầu,

trong tâm.

T.X.A.

trước 08:45, 30-04-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2045044885769452

Bài XV

BỪNG SÁNG GIỌT MỒ HÔI

Trần Xuân An

~~ quý mến tặng anh Thái Thăng Long (nhà thơ) ~~

bao giọt mồ hôi từ trái tim, chất xám

từ bờ vai chín rạn

từ tay quai

búa nặng

bao giọt mồ hôi bay bay

từ phố, từ đồng cùng mưa, cùng nắng

bay bay khắp Trái Đất này

không ai, không đâu thiếu vắng

giọt mồ hôi sáng bừng, sáng nhất, hôm nay.

T.X.A.

trưa 01-05-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2045601395713801

Bài XVI

TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ TRẦN VÀNG SAO,

MỘT NGƯỜI THỐNG NHẤT NAM - BẮC

THEO CÁCH CỦA ANH

Trần Xuân An

sống ở Miền Nam, sông thét sóng

lên chiến khu, lòng cháy lửa rừng

ra Bắc, thơ trước vành đấu tố

về quê, buồn sững, buồn trợn trừng

trái trung thực, vị cay và đắng

đập trong ngực, đến chết không ngưng

người yêu nước nối liền Nam - Bắc

bằng cả đời, thơ hằn trên lưng

nối Hiền Lương: lửa đạn bùng

là ai kia, bằng trập trùng hành quân

thơ anh nối: những vết hằn

thời chưa “cởi trói”, lưng trần, buốt xương.

T.X.A.

18:25-21:23, 09-5-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2049757408631533

Bài XVII

BIÊN GIỚI

TRONG TRUYỆN HỌ HỒNG BÀNG

Trần Xuân An

đọc truyện Họ Hồng Bàng,

khởi nguyên hừng đông

thấy biên cương trăm tộc Việt

tận bờ nam sông Dương Tử biếc,

hồ Động Đình xanh! Bát ngát!

bao la, sông núi mênh mông!

nhưng từ Hoàng Đế Tàu

đánh bại Đế Lai, cướp nước

Bách Việt thành Hán Hoa,

máu thịt hoá bất đồng

chỉ còn Âu - Lạc Việt! *

nỗi đau ngàn xưa,

truyện cổ buốt lòng

nay còn dậy sóng Biển Đông

nhớ Mẹ Âu Cơ

nòi Tiên rừng núi

nhớ Cha Lạc Long

giống Rồng biển sông

tiếng gọi cứu nhau

vang động Trống Đồng!

T.X.A.

7:23-10:05, 12-5-2018 HB18

...............

(*) Mẹ Âu Cơ thuộc tộc Âu Việt, vốn là vợ Đế Lai, về sau làm vợ Lạc Long Quân Sùng Lãm. Đế Lai làm vua phương bắc (Bắc quốc), tức là phần lãnh thổ từ bờ nam sông Dương Tử đến phía bắc rặng núi Ngũ Lĩnh. Sùng Lãm (Lạc Long Quân) làm vua phương nam (Nam quốc), tức phần lãnh thổ từ phía nam rặng núi Ngũ Lĩnh trở vào... Mẹ Âu Cơ là người Âu Việt ở Bắc quốc của vua Đế Lai. Phân biệt từ “Bắc quốc” này với từ “Bắc quốc” chỉ nước Tàu (Hán Hoa).

Xem thêm về Mẹ Âu Cơ:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2042838315990109

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2050979195176021

Bài XVIII

DI TÍCH THỰC DÂN

NHƯNG THUẾ MÁU VIỆT

Trần Xuân An

di tích thực dân thống trị trăm năm

dinh cơ, phủ thự, đau lòng đất nước

thuế máu dân ta, dấu tay Pháp cướp

phải đâu di tích quật khởi, đuổi thù

trăm thứ thuế Pháp thu đều thuế máu

khắp nước ta, dinh thự máu còn nhiều

phải dựng bia đá, cho muôn đời nhớ

chữ khắc sâu, vượt thời gian mờ rêu

thuần chất Việt, mình mới tự hào yêu

Tây Tàu cũ, thuế tanh thời mất nước

bia đá là cổng chào, lời ngỏ trước

di tích giặc, khắc rõ sử Việt Nam

sâu thêm Huế, Sài Gòn và Hà Nội

tâm rạch ròi với di tích đau thương

khi giăng đèn kết hoa mừng lễ hội

nhớ sáng ngời bia đá ngỏ muôn phương.

T.X.A.

trước 23:30, 13-05-2018 HB18

.

Xem thêm: Phủ Chủ tịch tại Hà Nội

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2051965038410770

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2051793175094623

Bài XIX

TÔI KHÔNG TỪ BỎ CHỮ NÀO

Trần Xuân An

sông Bến Hải

chảy qua thẻ chứng minh nhân dân

tôi quý chữ tôi viết về ba đoá đỏ *

tôi thương chữ tôi viết về hai bông vàng *

khôn nguôi Hiền Lương

(hoà giải là làm rõ sử, máu xương:

dựa Khối này chống ngoại cường Khối khác!

ông cha đỏ hay vàng, Nam hay Bắc

hai phe đều chống hai Khối ngoại xâm

– điệp khúc Hiền Lương!)

nửa chữ cũng không đành lìa bỏ

bốn mươi đầu sách và phận số...

bút tôi dựng lá cờ cứu thương

đính thẻ lí lịch đó

khôn nguôi Hiền Lương.

T.X.A.

trước 10:02, 16-5-2018 HB18

.................

(*) 1945-1975: chống ngoại xâm Nhật, Pháp, Mỹ và chống ngoại xâm Nga Xô (Liên Xô), Trung Quốc.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2052921354981805

Bài XX

BÀI HỌC SỬ

Trần Xuân An

vua Nguyễn vay giám mục quân sư, tay súng

trả máu phân tháp dân, lúa cháy cỏ lùng

Phan Bội Châu vượt biên, khóc xứ người cầu viện

chia tay, Phan Châu Trinh nâng cao chữ “học”

sáng bừng (1)

Hồ Chí Minh đã đi vào thiên thu lịch sử

các sử gia khách quan, không gọi Bác Hồ

dựa vào Đỏ phải mở rộng biên cương Đỏ

dân tộc phân hoá cùng nhân loại, hai Khối điên rồ

có nhà văn trải qua ba mươi năm chống Pháp và Mỹ (2)

thêm ba mươi năm giũ hết, học lại Phan Châu Trinh

tôi ngẫm chữ “dựa”, dựa lưng, dựa đầu, lệ thuộc

khi đọc sử, lút kí ức máu xương, rởn ốc lạnh mình

lịch sử là chuyện đã qua rồi, không khác được

ba đoá đỏ cộng hai bông vàng (3)

dấu cộng ấy trên dấu trừ,

chữ thập hồng trên manh vải trắng

xót xa bài học: dựa ngoại cường là chia rẽ, tan hoang

lớp kế thừa mở quan hệ đa phương, nhiều hướng

đâu phải học tập nguyên bài anh hùng Hồ Chí Minh

vĩ đại nhất vẫn Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi

phải học mười phương, trăm nước,

sáng nội lực chính mình.

T.X.A.

trước 09:30, 18-05-2018 HB18

................

(1) Phan Châu Trinh: “Bất vọng ngoại, vọng ngoại dã tất ngu” (đừng trông ngóng vào nước ngoài, trông ngóng vào nước ngoài hẳn là ngu muội).

(2) Nhà văn Nguyên Ngọc.

(3) 1945-1975: chống ngoại xâm Nhật, Pháp, Mỹ và chống ngoại xâm Nga Xô (Liên Xô), Trung Quốc.

.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2054029388204335

Bài XXI

THUỞ ĐÓ,

NHỮNG CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Trần Xuân An

dựa lưng, lưng gập

dựa đầu, khuất đầu

anh hùng đứng thẳng

lưng trảm, đứt đầu

cuối cùng, người thắng

nhờ đầu đâu đâu

quyền dân suy nghĩ

sao cấm quá lâu?

rồi cũng độc lập

đất nước thôi đau

đầu già, quá khứ

đầu trẻ, mai sau

học đi, đừng dựa

đầu cao, nhìn sâu

bước ra tám hướng

về lại bên nhau

con đường độc lập

là tìm lại đầu

ngoại cường che khuất

máu xương khoả đầu!

vẫn tự hào sử

nào phải nhiệm mầu

hai vàng, ba đỏ *

nở khắp đất nâu

thật ra, lịch sử

có đoạn không đầu

ngoại cường hai Khối

cũng tìm lại đầu!

trong Chiến tranh Lạnh

thế giới đầu lâu

tâm ta yêu nước

vàng - đỏ tươi màu *.

T.X.A.

19-5-2018 HB18

.................

(*) 1945-1975: chống ngoại xâm Nhật, Pháp, Mỹ và chống ngoại xâm Nga Xô (Liên Xô), Trung Quốc.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2054526084821332

Bài XXII

LẦN THỨ 128 SINH NHẬT BÁC HỒ

Trần Xuân An

có thể con đường đỏ

cũng theo dự đoán không thành

nhưng Bác Hồ sống mãi cùng Tuyên ngôn Độc lập

chiến công thắng Pháp

không bao giờ phai nhạt

di sản anh hùng nào

cũng có phần bụi phủ bên phần tinh hoa

những người Việt Nam chống Bác

là chống phần bụi phủ, họ nhìn ra

từ thuở xưa xa

hiểu điều đó, lòng dân tộc ta thống nhất.

T.X.A.

chiều 19-5-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2054659931474614

Bài XXIII

KHÔN NGUÔI MỘT TỨ THƠ

Trần Xuân An

dăm nơi chốn, mấy quãng đời đã sống

sử đi vào ta bằng những tên đường

thời đi học, sử thêu trên ngực áo

tên những ngôi trường gắn bó, yêu thương

mỗi thành phố thân quen thành quê ở

là cuốn sử về danh nhân, chiến công

từ bài tập viết, đến sách tôi viết

như khôn nguôi tứ thơ này trong lòng

thì ra mọi người sống cùng với sử

sử chống Tàu, chống Pháp ở mọi nơi

có những tên đường, tên trường sai sót

sử đương triều nào thì cũng vậy thôi

sơ sinh ở Huế bên đường Nguyễn Hiệu (1)

bi tráng Cần vương, nghĩa hội Quảng Nam

Nguyễn Thái Học, góc đường Long Xuyên cũ

đầu rơi Yên Bái dõng dạc vang thầm

ngày tháng tuổi thơ Sài Gòn sôi sục

Cách mạng Ba số Một, thay tên đường (2)

trong nhiều lẽ, có khát vọng xoá Pháp

Thập giá - lưỡi gươm, trăm năm tang thương

án chém Trần Dư sáng đường tỉnh lị (3)

Tam Kỳ ấy, mãi uất hùng sáng tên

và Nguyễn Thị Giang, tình yêu, khởi nghĩa

con đường Đà Nẵng thù Pháp không quên

trường trung học cũng tên người chống Pháp

Hàm Nghi, Trần Cao Vân, Phan Châu Trinh

hiệu đoàn ca, vang bên này Bến Hải

chống Tàu, chống Pháp thành chất bẩm sinh

dăm sai lệch sử, thuở nào, bi kịch

nhọ bôi đen dòng máu cũng úa bầm

tim phổi tôi nhân mười lần thở lọc

sáng trung nghĩa, bị đày bởi ngoại xâm (4)

tứ thơ này trong tâm như điệp khúc

từ sơ sinh đến ngoài tuổi học trò

cầm bút như cầm cuốc cày, bạc tóc

tên đường, tên trường, niềm sử, hồn thơ...

bối cảnh đó là Miền Nam thuở trước

nhưng bối cảnh nào, tuỳ mỗi người thôi

tôi ở bên này bờ sông Bến Hải

chưa thấy ai không thù Pháp một thời.

T.X.A.

05: 15-08:01, 20-05-2018 HB18

.................

(1) Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887) còn có họ tên trong sách sử là Nguyễn Hiệu, danh nhân thời Cần vương sau 1885. Đường Nguyễn Hiệu, ở Huế, sau 1975, thành đường Lê Thánh Tôn.

(2) Đường Ngô Đình Khôi (1885-1945) tại Gia Định thuộc Sài Gòn - Gia Định, sau 1963, thành đường Cách mạng 1-11 (thường gọi Cách mạng Ba số Một); nay là đường Nguyễn Văn Trỗi (ngã tư Quân khu 7), TP.HCM.

(3) Trần Văn Dư (1839-1885): Trần Dư. Xem (1). Tên đường trước và sau 1975 vẫn là Trần Dư, tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

(4) Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2055565751384032

Bài XXIV

SÔNG CÁNH HÒM

ĐỰNG CHUYỆN TÌNH XƯA

Trần Xuân An

dân dã tên sông, nhưng như huyền thoại

chiếc rương tư trang bay bay: Cánh Hòm

đặt bên Biển Đông, cánh đông biển biếc

cánh tây Rừng Trúc, mặt trời chiều hôm

sông quê mệ, song song bờ biển trắng *

Thạch Hãn bắc qua Bến Hải thanh ngang

Nhĩ Trung bên sông, An Cư liền mạch

tình ông Nguyễn buồn, nước mặn triều dâng

ông Trần là gốc trúc, từ Rừng Trúc

suốt đời cưu mang chuyện tình Cánh Hòm

rương tư trang, ngoài muối và cọng chiếu

đâu chỉ lúa mặn mòi, khoai đậm thơm

thương kính chiếc rương, cũ xưa, nắp kép

cùng chái tan, mệ chết, máu chảy ròng

– đạn Pháp bắn bừa –, nát thư vuông lụa

đọng tình An Cư - Nhĩ Trung, thắm dòng

thư vuông lụa, gặp con, ông Nguyễn nhắc

cũng đều hay, trong huyết tộc thân sơ

mệ trung trinh dâu họ Trần đến mất

“sống gửi nạc, thác gửi xương”, nếp xưa

từ nách cánh – Nhĩ Trung, đã cải táng

quy tập về, trên đầu cánh – Trúc Lâm

thăm ông mệ, ngỡ lăng như khoá mở

rương bồ câu bay, trải lòng trăm năm

Trúc Lâm vọng, sóng Cửa Tùng - Cửa Việt

sông Cánh Hòm, biển Triệu Phong - Gio Linh

rương tâm sự xưa: chim phơi đôi cánh

rưng rưng Bến Hải - Thạch Hãn quê mình

rương tâm sự bay, cứ như truyền thuyết

chân đậu Nhĩ Trung, gác mỏ An Cư

một cánh biển xanh, thuở tình bát ngát

một cánh Trúc Lâm, nghĩa nặng thiên thu.

T.X.A.

07:24-10:01, 26-5-2018 HB18

................

(*) Ở Quảng Trị, Thừa Thiên, mệ là bà, người phụ nữ già cỡ tuổi bà, như mệ nội (bà nội), mệ ngoại (bà ngoại), mệ đồng hương...

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2058080964465844

Bài XXV

THẬT RA, TÔI CHỈ NHƯ VẬY

Trần Xuân An

rơi vào sử, tôi đụng đầu tất cả

cuộc chiến tranh hai phía loài người

đụng năm ngoại cường thuộc về hai Khối

thật ra, tôi hiền như cây cỏ thôi

đắng nỗi đau hậu chiến, tôi bước vào hoà giải

bằng văn thơ sử, tôi chống hai Khối ngoại xâm

vài thế hệ, đỏ hoặc vàng, trước tôi đã chống

thật ra, tôi chỉ chống bằng lương tâm

bao người chọn chỗ đứng, phía này hoặc khác

tôi cam đành dại, đứng giữa cầu Hiền Lương

vết thương đất nước hai phía ngoại xâm, tôi chỉ rõ

thật ra, tôi phất cờ chữ thập đỏ, cứu thương

bao người khôn ngoan, dựa nơi này, nơi khác

hậu chiến rồi, họ vẫn dựa dẫm, mưu cầu

hoà giải bằng văn thơ sử, tôi tứ bề thọ địch

thật ra, tôi dựa vào nỗi đau dân tộc, vẫn còn đau.

T.X.A.

trước 16:20, 27-05-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2058683164405624

Bài XXVI

MÙA PHẬT ĐẢN,

CÚI LẠY ĐOÁ SEN

Trần Xuân An

từ nguồn sông, cửa biển

thuở đồng sương, rừng mây

trong tâm người Bụt hiện

như tiên tóc trắng bay

mộng không sang hèn nữa

ngọc mồ hôi, tay bưng

đều máu đỏ, lệ mặn

tình như Chử - Tiên Dung

đản sinh trong cây cỏ

Bụt rời xa ngai vàng

mụn vá đầy vải quấn

giảng khổ trên thế gian

miếng ăn là khổ đế

chúng sanh ăn thịt nhau

truyền giống là khổ đế

bao loài luân lí đâu!

tham sân si – khổ đế

Bụt thành tiên ông hiền

vỗ về, xoa dịu khổ

bảo ban, vơi nhẹ phiền

như sen, Bụt dân dã

nghiệp chúng sanh: bùn ao

rằm tháng tư, sen nở

cúi lạy sen: thanh cao

sen ngát thơm biểu tượng

ai cũng thế, sơ sinh

là anh nhi, phật tánh

dù bùn mọi thân hình

cùng nhìn ra thế giới

tu, không lìa trần gian

tu nhưng không chậm tiến

chậm tiến, Tổ quốc tàn!

Phật rời ngai chính trị

cứu đời bằng Đạo Thiền

nhân dân nhìn nhân loại

nước mạnh giàu mới yên

cùng nhịp sống thế giới

đạo hữu đâu lánh đời

giỏi khoa học công nghệ

mỗi bước đều sen tươi

Đạo không làm chính trị

giúp đời bớt ác đi

rất hiện thực: khổ đế

đọng lại là từ bi

thờ Bụt như cha mẹ

Phật đản, lạy đoá sen

bông sen là Phật tánh

nghiệp thế gian bùn đen.

T.X.A.

07:37-10:02, 14-4 Mậu Tuất HB18

(28-5-2018)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2059061457701128

Bài XXVII

NGÀY THẾ GIỚI ĐỀU TRẺ THƠ

Trần Xuân An

các chú bé chụp hình

chỉ thấy toàn râu trắng

mới nhìn, ngỡ hoa quỳnh

trổ từ li trà đắng!

các bé tự chụp hình

chỉ thấy đôi mắt sáng

ôm khắp cả hành tinh

trên khung thế giới phẳng

thật ra, đều là bạn

thật ra, đều là mình

chúng ta già tươi tắn

ngày thế giới xinh xinh

giũ hết bao năm tháng

hôm nay, đều học sinh

đồng phục ngày vui ngắn:

mắt xanh, râu trắng tinh.

T.X.A.

06:18-15:30, 01-6-2018

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2061067370833870

Bài XXVIII

TRUNG QUỐC VẪN TRÊN

LỘ TRÌNH XÂM LƯỢC ĐÃ CÔNG KHAI

Trần Xuân An

thực dân cũ

ngang ngược

xâm chiếm ở Biển Đông

thực dân mới

gian manh

khuếch trương khắp nơi trên Đất nước

hai thứ hoạ thực dân

một khuôn mặt Trung Quốc!

trắng trợn công khai

lộ trình xâm lăng!

từ bao giờ?

do ai?

tại chính chúng ta chăng?

nay thêm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

rao cho mọi nước thuê, nhưng thu tóm trước

vẫn thực dân Trung Quốc, tự nghìn xưa, lâu rồi!

số năm rao cho thuê chỉ hai mươi

không thể bốn thế hệ, dài hun hút

dài mịt mù 99 năm

và nên rõ ràng trong luật:

không mời Trung Quốc

tuyệt đối, không mời Trung Quốc

“lưỡi vạch”

cả thế giới căm uất

vì đã bao con ngựa Troy! Ta chỉ muốn hoà bình

mong Đất và Nước lại vẹn nguyên.

T.X.A.

trước 09:30, 04-6-2018

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2062449537362320

Bài XXIX

CHỈ MUỐN VẸN NGUYÊN, HOÀ BÌNH

Trần Xuân An

Việt Nam mình không nuôi lòng thù hận

nhưng bao đời khó thương mến Trung Hoa

Hoa trả đảo, theo đường biên giới cũ

thôi đặc khu, để nhẹ nhõm lòng ta.

T.X.A.

06:11-07:45, 05-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2062963990644208

Bài XXX

BẢY BÔNG HOA SỬ & TRIẾT

Trần Xuân An

hai vàng ngược ba đỏ

chống hai khối ngoại xâm

vẽ thêm đôi đoá lam

tận cùng sâu khổ đế (1)

đừng sa đích sử kí (2)

triết sen Bụt từ tâm

quyền sống tự hào đó

triệu Hiền Lương Việt Nam.

T.X.A.

trước 07:30, 06-6-2018 HB18

..............

(1) Khổ đế: Dukkha

(2) Sa đích: Sadisme

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2063443687262905

Bài XXXI

GIỮA NHIỀU SẮC XANH ĐỜI

Trần Xuân An

~~ mến tặng hai bạn La Mai Gia Thi

& Đặng Chương Ngạn ~~

tôi đọc thơ em nhưng đang đọc Tam Kỳ

Tam Kỳ ấy có chất Sài Gòn và Hà Tĩnh

thơ của người nữ là em, bản lĩnh

các quê hương đều khúc xạ, khác đi

thơ dễ sa lầy, nhà giáo bước vào chi!

nhớ ông Camus bên Tây từng nói rứa

mô phạm giảng đường, nhưng trái tim chan chứa

giữa mực thước và bung tràn, tim chịu nổi không?

Quảng Nam mẫn cảm mưa, rượu hồng

bất chấp Hải Vân cao, phương ngữ liền châu Hoá

Đặng Dung đem vô dòng lệ rơi sáng loá (1)

nay trên gươm Gạc Ma mài Bàn Than trăng

em tự bảo đời xanh đấy chăng

xanh ấy mơ, khát màu xanh biển đảo

mạng chữ đang nổi lửa xanh, lửa tràn giao diện báo

chạnh cảm thương người thơ tự nhắc nhở đời xanh

cảm ơn em tặng thơ, thơm ngát, mong manh

hương sưa ủ rất sâu trong thi tập

Tam Kỳ em, tôi sẽ gặp

hẳn khác Tam Kỳ tôi và bạn học ngày xưa

hương sưa lan toả xa, choãi rễ vững thân cừa

tâm hồn, bản lĩnh Tam Kỳ em đó

nhà giáo - nhà thơ vẫn có những khung cửa mở

“Gia ơi, đời xanh đấy!”, giữa nhiều sắc xanh đời (2).

T.X.A.

trước 17:20, 06-6-2018 HB18

. ..................

(1) Đặng Dung (1373-1414), tác giả bài “Thuật hoài”. Ông là con trai Đặng Tất (1357-1409), người Hà Tĩnh, nhưng Dương Văn An ghi trong “Ô châu cận lục”, cha con ông là người Thuận Hoá, có lẽ vì gia đình định cư và làm quan ở đó. Thuận Hoá thời Trần bao gồm cả vùng đất thuộc huyện Điện Bàn (Quảng Nam) ngày nay.

(2) Tập thơ của La Mai Thi Gia, Nxb. HNV., 2018.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2063646590575948

Bài XXXII

KÍNH NHỚ BI KỊCH ĐẶNG DUNG *

Trần Xuân An

mài gươm tóc bạc màu trăng

bao mùa trăng, mái tóc càng sáng gươm

khăn tang cha, nhúng trăng chườm

tang vong quốc, trăng máu tươm tang triều

vua giết cha Người, giết điêu

đành tìm vua khác cùng triều sáng tâm

phò triều công lớn, suy trầm

mong cứu nước, vua vượt tầm vua kia

sông châu Thuận chờ dựng bia

rừng châu Hoá, “Thuật hoài” khuya, vọng hoài

bi hùng sót lại một bài

ba đại tang toả thiên tài gươm thiêng

sáng Đặng Dung trong khổ phiền

khi hai vua sắp xếp quyền cho nhau!

tang cha bị giết, suối đau

nhưng tang mất nước vấn đầu là sông

suối đau còn suối đau không

khi sông ấy ôm vào lòng nước non

sông châu Thuận bóng Người còn

rừng châu Hoá, mưa ngọc son, biển ngời.

T.X.A.

07:13-13:00, 09-6-2018 HB18

...........

(*) Đặng Dung (1373-1414) và hai vua Hậu Trần: Giản Định đế Trần Ngỗi, Trùng Quang đế Trần Quý Khoách. Trần Ngỗi đã giết Đặng Tất, cha đẻ Đặng Dung. Đặng Dung tìm Trần Quý Khoách để phò, nhằm cứu nước. Nhưng rồi Trần Ngỗi và Trần Quý Khoách hợp nhất, một làm thái thượng hoàng, một làm hoàng đế. Đặng Dung phò cả hai, vượt qua nỗi đau cha bị Trần Ngỗi giết.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2065156470424960

Bài XXXIII

LIỆU ĐẤT NƯỚC TA CÓ BỊ HI SINH?

Trần Xuân An

thế giới vẫn phẳng nhưng không còn phẳng

khi luật về mạng trùm lên đất nước chúng ta

hay trập trùng càng trập trùng tường lửa

lõm xuống một vệt cháy trên bản đồ,

như thuở chưa xa?

chúng ta không thấy rõ kim cương và cả rác

trên tấm bản đồ thế giới phẳng – màn hình

có thể sạch hơn nhưng ngu khờ hơn đồng loại

luật về mạng cô lập đất nước,

đất nước bị hi sinh?

lãnh đạo có nhìn Nga, đại biểu có nhìn Đức

họ có luật đà điểu hay luật nhím không?

đất nước mình lẽ nào khác biệt thế giới

thế giới phẳng đâu phải hoang mạc cát,

thảo nguyên chông

Đổi mới, thế giới phẳng, đã thôi màn tre, màn sắt

nhưng tường lửa? Thì cứ chặn những trang đen

phản đối “đặc khu”, biểu tình còn vì quyền biểu đạt

quyền kết nối toàn cầu

như ngôi làng thân quen.

T.X.A.

trước 17:20, 12-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/100007918808885/posts/2066885570252050

Bài XXXIV

LUẬT, BIỂU TÌNH VÀ DẤU HỎI

Trần Xuân An

ngoại xâm trên bờ và ngoài biển

chống giặc, đồng bào như khác lòng

công dân và chẳng công dân nữa

nhà cầm quyền tự vấn mình không?

dân biểu tình phố, biểu tình mạng

nói không trước Quốc hội, Trung ương

Trung Quốc đừng vin công hàm, luật

cướp đảo, đặc khu, chuốc thảm thương!

biểu tình – nổi dậy trong tuyệt vọng

để không Trung Quốc, không đặc khu

biểu tình – phủ quyết vang quốc tế

thế giới mở, sao hữu nghị tù?

T.X.A.

19:12-21:10, 15-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2069426366664637

Bài XXXV

BIỂU TÌNH THỜI TỰ ĐỨC

Trần Xuân An

phía Bắc biểu tình, đau Lục tỉnh

dân loạn hò reo, chửi lính quan

vua dẹp Giặc Cờ, hoà thủ Pháp

ai bày chân đất lòng chia tan?

phải chăng Giặc Cờ trong thuở ấy

ép buộc dân làm mạ lị quân? (1)

những Pièrre Phụng còn ảo vọng? (2)

hay do nước yếu, triều phân vân?

thế nước đâu đau như thuở đó

sao không chiếm lại đảo cho dân?

còn chịu “đặc khu” – ba tử huyệt

Trung Quốc điểm vào sẽ chết trân!

nay đi biểu tình, lòng khắc sử

đòi đảo, chống “đặc khu”, bẫy gian

giũ sạch mình, không dính giặc ngoại

chỉ vì Đất Nước, quyền công dân.

T.X.A.

07:32-09:05, 16-6-2018 HB18

. ...............

(1) Mạ lị quân: Quân chửi rủa. Nếu là quân lính Giặc Cờ thật, thì để khích tướng quân ta. Nếu đó là dân ta bị ép buộc, thì để khiến binh tướng ta nao núng, không nỡ sát phạt, đồng thời để làm bung bung đỡ tên đạn cho chúng.

(2) Tạ Văn Phụng (?-1865).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2069797959960811

Bài XXXVI

NGÀY CHẾ LAN VIÊN QUA ĐỜI

Trần Xuân An

trong chuyến đi vĩnh hằng

ông vẫn còn bên này bờ khuya, sức đuối

dù non nửa giờ nữa thôi, là bờ kia – ngày mới *

ông qua đời như một tứ thơ buồn

hừng đông đời thơ, điêu tàn, không phế tàn luôn

sáng đến chiều, vật vã vươn lên phong cách lạ

dù trong dàn đồng ý đồng chí đồng tình, một dạ

tối và khuya, tâm thi hào, di cảo, sáng đèn

Quảng Trị nguyên quán, có trường Chế Lan Viên

hừng đông còn vắng, tối khuya thường vắng

nhưng dù chỉ học buổi chiều, buổi sáng

vẫn thấm thía nhất: di cảo trong nhà, tối khuya

quãng hừng đông, quãng sáng đến, chiều về

quãng tối khuya – ba chặng đời, thơ in trọn vẹn

ông vẫn mãi ở cõi người ta, bên này bờ bến

hồn ông vĩnh hằng cõi thơ.

T.X.A.

trước 14:02, 19-6-2018

………….

(*) Ngày mất Chế Lan Viên theo dương lịch, lúc 11:36’, theo đồng hồ anh Nguyễn Thái Sơn (nhà thơ)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2072543973019543

Bài XXXVII

BIỂU TÌNH, NỔI DẬY PHỦ QUYẾT

Trần Xuân An

một chín năm sáu, gầm sóng hận

Trung Quốc chiếm đông bắc Hoàng Sa

cả Miền Nam nổ bùng căm phẫn

lính vàng ngỡ kế điệu hổ xa

một chín bảy tư, Mỹ thôi giúp

lính vàng ngời hải chiến, máu xương

cả Miền Nam biểu tình rực phố

xé cờ Trung Quốc khắp mười phương

một chín tám tám, sao chết đứng

lính đỏ làm cột mốc Gạc Ma

chỉ phất cờ, rồi cờ ngã xuống

nghẹn im mấy đá, bãi Trường Sa!

hai không một tám, vẫn Trung Cộng

mưu kế liếm ngon lưỡi vạch chăng?

Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc!

cả nước biểu tình, nổi dậy tràn

đừng vin quơ quàng, vin xiên xẹo

vào công thư cũ, luật ngừng thông

tiếng dân Việt Nam vang thế giới

mọi văn bản bán nước tiêu vong! *

T.X.A.

buổi sáng - 15:55, 21-6-2018

. ......................

(*) Câu cuối, cũng có thể là “mọi văn bản nhượng đều như không”, nhưng để nguyên như trên, nhằm bày tỏ thái độ mạnh mẽ, quyết liệt hơn, với ý nghĩa khái quát: Nhân dân thực thi quyền biểu tình để phủ quyết mọi văn bản, văn kiện, đạo luật bán nhượng (hoặc ngôn từ mập mờ nên bị xuyên tạc bán nhượng) biển đảo, đặc khu hay bất kì phần lãnh thổ nào của Đất nước...

.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2074648272809113

Bài XXXVIII

QUÊ HƯƠNG

Trần Xuân An

giọng cha Quảng Nam nguyên

giọng mẹ Cà Mau ròng

cô gái ấy Huế vô ngần, giọng Huế

Huế trong thảng thốt đau, trên nụ hôn thầm khẽ

giọng nói hồn nhiên em

là quê hương sâu thẳm, tận cùng.

T.X.A.

trước 16:12, 23-6-2018 HB18

.

Xem thêm:

https://www.facebook.com/100007918808885/posts/2076414395965834/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2076710709269536

Bài XXXIX

KHÁT VỌNG CÁC NHÀ VIẾT SỬ

Trần Xuân An

sử gia lặn biển sử

tìm thuyền chữ bao đời

tháo ráp khung lim cổ

bọc thép mới, ra khơi

thuyền tàu tây nô lệ

xích người vào guồng chèo

thuyền ta khát trung thực

thoát trói, phất buồm reo

thuyền sử Chiến tranh Lạnh

bút như đạn bắn nhau

nhưng thời thế giới phẳng

đáy sử không khuất đâu

biển chữ là thư viện

bàn hội thảo như thuyền

sử để đời, muôn thuở

không sợ bão cường quyền

chiếc thuyền trên biển sử

mặc ai níu một bên

thuyền “Hiền Lương” nghiêng quá!

sử gia không chịu hèn

nội chiến trong ngoại chiến

máu đồng bào đều đau

quanh mạn thuyền, viết sử

thiên lệch, sóng lút đầu.

T.X.A.

trước 12:00, 23-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2077328325874441

Bài XL

KẾT ĐỌNG,

VÀ LẠI KẾT ĐỌNG HOÀ GIẢI

Trần Xuân An

những lứa tuổi chiến tranh dần khuất bóng

mấy lớp trẻ lớn lên vỡ niềm tin

gió mấy hướng chạm nhau như lần cuối

lốc xoáy luôn bản viết lẫn trang in

may thời đại không như thời Minh thuộc (1)

cũng vẫn còn nghìn thư viện nghìn phương

may trong nước, đăng mạng hình, mạng chữ

hẳn có nơi lưu hết gió trăm luồng

hoà giải này, hẳn người mù cũng rõ

ba đoá đỏ, khối ấy, chống ngoại xâm

hai bông vàng chống ngoại xâm, khối nọ (2)

và bao loài, khổ đế, đôi hoa lam (3)

những tình tiết, thời nhuộm vàng chống đỏ

bao con người, thuở nhuộm đỏ chống vàng

nhiều giáo lí siêu hình… dù tương phản

bảy bông, ba sắc, quá thật, rõ ràng

dù tắt mạng trên toàn cầu, tan vỡ

loài người còn, Cầu Ý Hệ mãi còn

tôi vẫn ước, không rơi đi một chữ

bảy đoá, đỏ, vàng, lam, sáng nước non

giữ nụ cười nghìn xưa xua xâm lược

hiểu tự nhiên, bi đát, để văn minh

sẹo nội chiến đỏ - vàng, muôn đời nhức

hãy chân thật sử văn, vẫn nghĩa tình.

T.X.A.

07:11-10:23, 25-6-2018 HB18

....................

(1) Thời nhà Minh (Trung Hoa) xâm chiếm nước ta, 1407-1427.

(2) Pháp, Nhật, Mỹ và Nga Xô, Trung Quốc.

(3) Khổ đế (dukkha): khổ đau trong ý thức về sát sanh, truyền giống của bao loài...

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078474995759774

Bài XLI

TRANH THƯ PHÁP KHẮC ĐÁ

Trần Xuân An

~~ kính tặng anh Thạch Quỳ (nhà thơ) ~~

một đoá hoa quỳ hoá thạch

in vào vách núi nghìn năm

cùng đôi câu thơ khí phách

thạch anh của dó đọng trầm.

T.X.A.

sáng và trưa 27-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2080387028901904

Bài XLII

CHẤT GỖ, TỨ THƠ

Trần Xuân An

~~ thân tặng bạn Nguyễn Văn Hùng (nhà thơ) ~~

mộc, không cần chi sơn phết

làm sao sơn phết sông Lam!

chẳng nạm xà cừ óng ánh

hoa văn sóng gỗ tứ ngầm

thơ bạn, lúc dào thi tứ

ngời cẩm lai của trăm năm

thơ bạn, lúc khuyên nhãn tự

mắt gỗ – xoáy nước – trăng rằm.

T.X.A.

14:21-16:25, 27-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2080575295549744

Bài XLIII

ẤN TƯỢNG KHALY CHÀM

Trần Xuân An

~~ mến tặng anh Khaly Cham (nhà thơ) ~~

Khaly Chàm! Khaly Chàm!

người đọc xem thơ, thơ lặng câm

hiện lên kinh dị và cổ quái

phiên bản tiềm thức, phiên bản âm

Khaly Chàm! Khaly Chàm!

đôi khi tình tứ, ngọt vị cam

hiếu thảo với mùa xuân, tình mẹ

anh về cõi ngôn ngữ trần phàm.

T.X.A.

19:45-21:54, 27-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2080839192190021

Bài XLIV

THÂN KÍNH ANH TRẦN MẠNH HẢO

Trần Xuân An

~~ quý mến gửi đến nhà thơ ~~

thi sĩ trong đoàn quân chiến thắng

càng sâu thất bại nỗi niềm riêng

nghịch lí nên thơ tài hoa đắng

ném vòng nguyệt quế như gông xiềng

thơ đau cái đói Nam Cao đói

đói kinh niên, Hàn Mặc đói trăng

anh đói tự do, ám ảnh đói

chữ thơm hạt gạo, chín sao băng.

T.X.A.

07:34-09:10, 28-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2081300952143845

Bài XLV

ĐƯỜNG LONG NÃO XANH

Trần Xuân An

~~ mến tặng anh Nguyễn Phước Bửu Nam

(nhà thơ Trần Hoàng Phố) ~~

ngọn đuốc đỏ, vòm long não xanh

học sinh biểu tình đến đại học

thơ biểu tình khúc quanh bạc tóc

đường xanh phản đối mất biển xanh.

T.X.A.

09:12-11:01, 28-6-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2081387528801854

Bài XLVI

DẢI CÁT TRẮNG MIỀN TRUNG

Trần Xuân An

trắng muôn đời cát trắng

bụi từ lá mủn rời

cũng bay theo gió nóng

cát mãi trắng tinh khôi

gió nóng và cát trắng

nung nắng hè pha lê

trắng “Ô châu...", cuồng sĩ

bấm ngón tới, lún về *

mùa đông về gió lạnh

cát như tuyết mênh mông

như mưa bay suốt tháng

vỡ thành cát mịn trong

cát trắng và gió rét

người nói ra khói mờ

trèo rú cát, nhìn lụt

ngập địa chí, tràn thơ

nhưng gió nồm, trăng hạ

mát dịu cát trắng ngời

nhưng ngừng mưa, nắng hửng

cát loé tia mặt trời

tóc đêm hè, gió biển

môi ngày mưa, nắng bừng

dán vai bằng cát trắng

tươi sức sống lạ lùng

dù gió rang, cát bỏng

bão quét, lụt cóng tê

không lút trăng, khô biển

còn chí người đam mê.

T.X.A.

buổi sáng 02-7-2018 HB18

...........

(*) Dương Văn An (1514-1591), tác giả tục biên “Ô châu cận lục”; Cao Bá Quát (1809-1855), tác giả các bài thơ “Sa hành đoản ca”, “Quá Quảng Trị tỉnh”...

iPad, iPhone & FB ẩn 02-7-2018

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2089330674674206

Bài XLVII

MỌI CUỘC CHIẾN TRANH,

NẾU DÂN CHỦ NHƯ BONG BÓNG BAY

Trần Xuân An

~~ quý mến tặng anh Nguyễn Duy (nhà thơ) ~~

đuổi xong giặc ngoại xâm

nghìn xưa, muôn thuở

số ít ở lại nghiêm mặt làm vua quan

hầu hết bâng khuâng

trở về với luống cày, sách vở

về với búa bay, đục bào, gánh hàng góc chợ

về với trùng trùng thương tật, nghĩa trang

bạt ngàn mộ gió

Thánh Gióng về trời, nhân dân về nhân dân

“nghĩ cho cùng

mọi cuộc chiến tranh

phe nào thắng thì nhân dân đều bại…” (1)

là thế đó

quy luật hiển nhiên, bao triều cũng thường hằng

Ngô, Lý, Trần, Lê kháng chiến gian nan

rồi vẫn làm vua quan, đè đầu cỡi cổ

nhưng Đất nước độc lập, đất và nước vẹn toàn

nhưng nhóm cầm quyền không phải ngoại bang

cuộc chiến nào, thất bại cũng nhân dân

nếu dân chủ như viễn tượng, bóng bay đều vỡ

nay dân quyền, nhân quyền, thật sự, có chăng?

biên giới, Biển Đông, cuốc còn kêu lòng dân máu rỏ

nhưng càng nghĩ cho tận cùng, tận cùng sáng tỏ

góc nhìn cuộc chiến tranh đỏ - vàng

năm đoá chiến công: hai vàng, ba đỏ (2)

và hai bông lam – triết học về địa ngục thế gian

bảy hoa ngọc kết tinh, trong trùng trùng xương máu đổ (3)

nhân dân bại, nhưng cả dân tộc là thế đó

nước mắt chảy ròng, miệng vẫn cười vang.

T.X.A.

08:23-09:45, 06-7-2018 HB18

.................

(1) Hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy.

(2) Nhật, Pháp, Mỹ và Nga Xô, Trung Quốc...

(3) Xem thêm bài “Bảy bông hoa sử & triết”:

https://www.facebook.com/100007918808885/posts/2063443687262905/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2089109521362988

Bài XLVIII

KÍNH TẶNG

NHỮNG THI SĨ VỐN LÀ LÍNH VÀNG

Trần Xuân An

~~ quý mến tặng các nhà thơ Thiếu Khanh,

Luân Hoán, Nguyễn Dương Quang...~~

mạng toàn cầu – võng giăng Trái đất

– lưới đường truyền, tỏ xã hội người –

sổ chân dung, phải không – facebook? *

gọi chi, thì đó cũng là đời

đọc được thơ, từ khu bưu chính

người lính vàng thao thức hành quân

đêm mưa chiến hào, chong mắt gác

cả lê xáp trận, áo giáp hằn

các anh, bốn mươi năm, thôi lính

nhưng thơ còn đó, vẫn trải lòng

chất lính vàng, tươi ròng máu Việt

bắn Xô Trung, đụng giọng sông Hồng

lính vàng, lính đỏ, đều lục bát

yêu Nguyễn Du, đều hận sông Gianh

nhưng các anh rủa nhau xâm lược

hai phe, dựa hai Khối phân tranh

lính đỏ, lính vàng đều yêu nước

đều chống xâm lăng, đều thương dân

vẫn còn đó, cho văn học sử

và sử kí đang sáng tỏ dần

thế hệ trẻ chưa từng cầm súng

yêu thơ đỏ như yêu thơ vàng

trên Facebook đều chung đất sống

Bắc và Nam cùng một sử văn

quầy chữ kề hàng tôm sạp cá

kết sổ chân dung, võng cáp quang

chưa báo giấy thì mạng dân chủ

lính vàng không sợ lửa thử vàng

sổ chân dung ghê như lưỡi chém

chỉ chặt đôi dân tộc, mai sau

sách chân dung sáng người một phía

khác chi dao chẻ, bổ từ đầu

nhưng thua là thua, thắng là thắng

lịch sử muôn đời là thế thôi

sử trả cho lính vàng danh dự

lính vàng trong thơ vẫn rất người.

T.X.A.

tối 08-7-2018 HB18

..............

(*) Tạm dịch từ tiếng Anh: Mạng, lưới, võng (net); Sổ chân dung hay sách chân dung (Facebook). Hiện nay, có nhiều người muốn chuyển sang dùng mạng xã hội “Minds. com”, nên “facebook” có thể xem như một danh từ chung.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2091583347782272

Bài XLIX

GIÓ LÀO MIỀN TRUNG

VẮT NƯỚC CHO CỬU LONG

Trần Xuân An

gió tây nam qua Sài Gòn

không như ngoài nớ khô giòn cỏ cây

đông Trường Sơn gió, khô gầy

cho Mê Kông trút mưa đầy Cửu Long

Miền Trung khô trắng khô cong

cho Mê Kông trút Cửu Long mưa đầy

nguồn Cửu Long, với mình đây:

từ lưng áo, vai rạn dày Miền Trung

Miền Trung vào cuối sông Khung *

là vào tắm dịu nắng nung gió Lào

phù sa Nam Bộ ngọt sao

nghìn xưa, đất cũng đồng bào từ xưa

yêu thương nói lắm cũng thừa

mình khô khát, uống cho bưa mưa này.

T.X.A.

sáng - 14:02, 12-7-2018 HB18

.................

(*) Sông Khung = Mê Kông = Cửu Long.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095152874091986

Bài L

HOÀNG SA VỊ XUYÊN GẠC MA

Trần Xuân An

lính đỏ, lính vàng dần dà khuất bóng

con cháu họ đã như tre như măng

và như biển, sóng sau thay sóng trước

sóng trước bạc đầu, lui về ngàn năm

cả dân tộc, áo màu tre pha biển

không cờ đỏ, cờ vàng, trước ngoại xâm

tre là Đất, sóng gắn liền là Nước

hoà giải để đều đích thực Việt Nam

nửa không tin Việt Minh và Giải Phóng

nên xương máu Hiền Lương, hội nhập chăng?

ruột thịt Hoàng Sa, Gạc Ma gầm sóng

bọc trứng Vị Xuyên rồng tre vạn làng

trong những luỹ tre uy nghi tên lửa

sóng nâng niu, sóng che chở tàu ngầm

dứt ngoại lai sẽ thành dân tộc nhất

dân không lật đổ khi thuần Việt Nam.

T.X.A.

18:30-21:10, 12-7-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095424690731471

Bài LI

NHÂN ĐỌC MỘT BÀI THƠ CỦA PHÙNG QUÁN

Ở FB VŨ HỒ NHƯ

Trần Xuân An

kính thưa thi sĩ

người đòi đuổi ca dao sen - bùn

ông đuổi luôn đi

tục ngữ về mực trên sách

bởi theo lô gic của ông

“gần mực thì đen”

cũng là lời của kẻ vô học

không còn mực

thế gian không có sách vở, người đọc

Phùng Quán chẳng có trang thơ nào

thi sĩ ơi, tục ngữ kia ngụ ý khác!

ông hiểu văn cảnh sen - bùn rồi (1)

nhưng cố tình hiểu lệch, chửi cho đau

“Lời mẹ dặn”, ông quyết liệt trọn đời trung thực

hồn tôi ước là vách đá khắc sâu

nhưng không phải riêng ông, nhãn quan giai cấp

xui nhà sử, nhà văn sa đích chữ bằng dao (2)

bi kịch người phản kháng và cải tiến

uất bị bạo hành, gí súng, phải gào

tâm thế đó sôi cùng nhiệt huyết

bút danh nhân cũng sa đích, nước mắt trào.

T.X.A.

13 & 14-7-2018

......................

(1) Mỗi chỉnh thể hình tượng nghệ thuật nói chung, thơ cũng trong cái chung này, đều có cái tứ riêng của nó. Các hình ảnh chi tiết được chọn lựa rồi cấu tạo thành tứ. Cách hiểu như nhà thơ Phùng Quán là hiểu sai cái tứ của bài ca dao. Cũng có thể ông không hiểu sai, nhưng ông cố ý hiểu sai để biểu đạt một ý tưởng khác.

Nói cho đúng, gốc của sen là củ sen, chứ không phải bùn. Gốc rau muống là rau muống, gốc của cỏ năn, cỏ lác và hàng nghìn loại thực vật khác cũng vậy.

Bùn chỉ là môi trường sống, là một trong những nguồn dưỡng chất mà sen hấp thụ, rồi sen chuyển hoá dưỡng chất ấy. Bài ca dao đề cao phẩm chất của con người trước ảnh hưởng của môi trường sống vừa là nguồn dinh dưỡng vừa là nguồn độc hại: người cao khiết là chung sống trong môi trường không thơm tho, tinh sạch nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao khiết. Đó là điều rất đáng quý trong mọi thời, nhất là thời văn hoá xã hội xuống cấp, suy đồi hiện nay.

Bài thơ không nói gì đến gốc gien, không nói gì đến giai cấp cùng khổ cả. Phùng Quán cố hiểu lệch, nhằm phê phán những người chối bỏ thành phần xuất thân.

Mở rộng thêm một chút: Người cao khiết không nên chối bỏ thành phần xuất thân, mà biết vượt lên tầm mức, thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ thành phần, gồm cả gia cảnh của mình, theo hướng tốt lành, dĩ nhiên rất đáng ca ngợi. Về gốc gien, cũng có đột biến gien theo hai hướng thăng hoa hoặc suy trầm. Dù sao, Phùng Quán vẫn đúng nếu chúng ta chỉ lưu ý thông điệp chính của ông: không chối bỏ thành phần, nhất là gia cảnh.

Xem nguyên văn bài thơ “Hoa sen” của Phùng Quán ở nhiều sách báo, đểm mạng.

(2) Sadisme, phiên âm Việt hoá thành sa-đích, sa đích. Sa đích, trong tiếng Việt trước và sau 1975, được dùng như tính từ và động từ, như một thuật ngữ, với nghĩa: “bạo hành”, “bạo dâm”, “cưỡng hiếp” sử học, văn chương; sử học, văn chương “bạo dâm”, “cưỡng hiếp”, sử học, văn chương “bạo hành”...

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095909117349695

Bài LII

KÍNH THƯƠNG “LỜI MẸ DẶN”

Trần Xuân An

một bài thơ mùa “trăm hoa đua nở” *

“Lời mẹ dặn” chảy trong máu bao người

khát trung thực từ xanh đến bạc tóc

mẹ nhà thơ dặn thi sĩ muôn thời

nhưng cùng thời lắm nhà thơ chịu trói

báo thổi phồng, treo giải bong bóng bay

những Phùng Quán bị bạo hành, chìm khuất

hoà giải bằng thơ sử sẽ sao đây?

T.X.A.

10:20-16:15, 15-7-2018 HB18

................

(*) Bài thơ "Lời mẹ dặn" của nhà thơ Phùng Quán trong phong trào Nhân Văn - Giai phẩm (trăm hoa đua nở) ở Miền Bắc, nửa sau thập niên 50/XX.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2098101693797104

Bài LIII

HOA ĐẤT ĐÔNG HÀ

Trần Xuân An

~~ thân tặng bạn Võ Văn Luyến (nhà thơ),

Phạm Xuân Dũng (nhà báo) ~~

Quảng Trị trong Đông Hà

lạnh mưa và nắng bỏng

vườn cứ tràn đầy hoa

bởi mình ở trong ta

xa trong gần, ấm mát

sông Hiếu xanh điều hoà

cam lồ thấm Đông Hà

Đông Hà trong Quảng Trị.

T.X.A.

trước 09:01, 23-7-2018

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2105994229674517

Bài LIV

ĐỨNG BÊN BỜ THẠCH HÃN

Trần Xuân An

~~ thân tặng các anh, các bạn Hồ Sĩ Bình,

anh Thái Đào, Lê Văn Trâm (nhà văn) ~~

Thạch Hãn ơi Thạch Hãn

dòng sông ta suýt trôi

về vĩnh hằng, xa lắm

vì ta quá yêu sông

yêu đuối người, yêu đắm

vợi vời trong mênh mông

mồ hôi đá trở ấm

nâng bổng ta lên bờ

Đá Đứng thơ Thạch Hãn.

T.X.A.

trước 10:03, 23-7-2018

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2106029729670967

Bài LV

Ô LÂU, MẤY CHIẾC CẦU THAY NHAU

Trần Xuân An

"... cây đa, bến cộ, con đò khác đưa

cây đa, bến cộ còn lưa..."

(ca dao Ô Lâu)

~~ quý mến tặng hai anh Nguỵ Ngữ,

Mường Mán (nhà văn), Trần Dzạ Lữ (nhà thơ) ~~

qua đò sông Ô Lâu

mấy trăm năm về lại

không chèo xưa, bút xưa

mà bướm trắng, bèo đưa

hoa bèo muôn đời dọc

nỗi niềm ngang trái mưa

sao bãi mồ trận mạc

hồn lính ca dao hát?

đâu máu kinh hoàng khúc

đại lộ xương, đạn bừa?

lục bát như nhịp cưa

hồn lính làm cầu cổ

cầu lính vàng cũng đổ

cầu lính đỏ còn lưa

cũng rã rồi, làm mới

Ô Lâu lành lòng chưa?

hồn lính trăm thiếu thốn

chỉ lãng mạn là thừa

cùng xác dân nghìn mộ

chỉ ca dao, gió lùa!

rồi nay sẽ thành xưa

vài mươi năm sau nữa

bến cộ còn tình hứa

sử Ô Lâu lưa thưa!

T.X.A.

trước 11:02, 23-7-2018 HB18

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2106073116333295

Bài LVI

RƯỢU CỦA NGƯỜI LÍNH VÀNG CŨ

Trần Xuân An

~~ thân tặng các anh Phan Văn Quang,

Nguyễn Đặng Mừng, Nguyễn Đăng Trình,

Vũ Ngọc Giao, Ngàn Thương, Châu Thạch (nhà thơ)

cảm thức bi đát, mưa

về một thời ngoại chiến

trên đất nội chiến, đau

tâm lính vàng tê điếng

chống ngoại xâm phía trước

sau lưng còn giặc xưa

lại cõng thêm giặc mới

hiểu mình, bắn dối lừa

thắng phía trước, nhẹ lưng

giặc trên lưng sẽ xuống

hiểu thế, nhưng lính vàng

súng đỏ nòng, luống cuống

Mẹ đâu sinh vàng mưa

cũng nào sinh đỏ nắng

giọt vào ống, xếp hàng

bầu tròn, giọt xoay ngang *

lính mưa, thơ ướt sũng

lính nắng, thơ tươi hồng

tự do, phơi lòng thật

chỉ huy, duy lập công

thật nên thua lí tưởng

đa chiều thua một chiều

chỉ mong độc lập thật

đường đi thôi ảo phiêu

lính vàng nay làm thợ

lính vàng nay thương gia

nhạc phổ thơ ngâm rượu

hát buồn, cười ha ha

lịch sử đã yên vậy

trọng lính vàng thương binh

quý con vàng tử sĩ

tâm mình Việt Nam mình.

T.X.A.

07:45-11:45, 24-7-2018 HB18

........................

(*) Tục ngữ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2107185629555377

Bài LVII

TÂM VIỆT NAM NGHÌN XƯA VỚI NHAU

Trần Xuân An

hồn lính đỏ ngồi bên hồn lính vàng

chia cho nhau chút hương hoa tháng bảy

hướng về trần gian, đỏ, vàng cúi lạy

xin mọi chuyện chia đều, để nước bình an.

T.X.A.

06:20-07:10, 27-7-2018 HB18

(sắp tháng bảy âm lịch)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2110231812584092

TÂM THẾ PHẢN KHÁNG, CẢI TIẾN &

CHIÊU THỨC SA ĐÍCH (SADISME)

Trần Xuân An

Đất nước phát triển, tiến bộ hơn là nhờ những người phản kháng, những người cải tiến. Đó là lực lượng cách mạng và lực lượng cải lương chủ nghĩa, theo quy luật vận động biện chứng âm - dương của mọi giai đoạn lịch sử.

Mọi phê phán, phản biện của họ rất cần thiết, làm thành động lực phát triển, thúc đẩy tiến bộ, góp phần đưa lịch sử tiến lên. Và dĩ nhiên, họ bị mọi chế độ đương thời trấn áp, bạo hành bằng mọi hình thức: cấm đăng báo, xuất bản, bị bôi nhọ, truy bức, đánh đập, bắt tù, lưu đày, tử hình...

Trong tâm thế của lực lượng phản kháng, cải tiến (cải lương chủ nghĩa) như thế, họ lại sục sôi nhiệt huyết, và cũng vì không ai nhận thức chính xác, đầy đủ tất cả mọi điều, mọi sự, mọi nhân vật đối tượng, nên cây bút của họ có lúc quá đà, cực đoan, sai lệch, và không tránh khỏi xuyên tạc. Họ chiến đấu, nên cây bút cũng là vũ khí, có khi bắn sai đối tượng, giận cá chém thớt, hoặc vạch trần đối tượng sai chỗ, làm biến dị nhân vật lịch sử nhằm ám chỉ người cùng thời... Mục tiêu phản kháng, cải tiến là đúng, nhưng đòn chiêu tung ra có khi khiến họ mất uy tín, chỉ lôi kéo được người thiếu thông tin, cả tin, nhưng lại làm mất đi người ủng hộ sáng suốt, cẩn trọng, có đầy đủ thông tin hơn.

Hiện nay, có những người phản kháng (triệt để), cải tiến (cải lương chủ nghĩa), sử học chưa đánh giá được, nên tôi cũng không thể biết rõ họ như thế nào, tốt hay xấu. Tuy vậy, trong số đó, cũng có không ít người rơi vào trường hợp sa đích một câu nói, một hành vi, cử chỉ của một quan chức nào đó, thậm chí còn nặng nề hơn cả những danh nhân chúng ta đã biết, mặc dù, xét về trình độ học vấn và kinh lịch, điều kiện tiếp nhận thông tin, họ còn vượt xa, cao hơn hẳn các vị danh nhân tiền bối ấy.

Tôi viết thành một khổ thơ về những danh nhân đã đi vào sử học:

(...)

“bi kịch người phản kháng và cải tiến

uất bị bạo hành, gí súng, phải gào

tâm thế đó sôi cùng nhiệt huyết

bút danh nhân cũng sa đích, nước mắt trào”.*

T.X.A.

trước 09:30, 17-7-2018 HB18

………………….

(*) Trọn bài:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095909117349695/

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2100947006845906

MỤC LỤC TẬP THƠ & CÁC ĐƯỜNG DẪN (LINKs)

A. Năm mươi bảy (57) bài thơ mới viết (tính đến ngày 27-7-2018 HB18):

TRONG TÔI BẾN HẢI & THẠCH HÃN – tập thơ – đầu sách thứ 7 về đề tài hoà giải dân tộc của Trần Xuân An (không kể tập thơ tình cảm “Tuổi nhớ”, nxb. VHVN.), tại Facebook:

LỜI THƯA NGỎ

tập thơ “Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn”

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2101819916758615/

1) Bài I

NGUỒN CỘI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2030843823856225

2) Bài II

BÀI HỌC ĐỊA LÍ MỘT THUỞ TAM KỲ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2033142660293008

3) Bài III

ẢNH LỚP MÌNH TUỔI HAI MƯƠI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2035691976704743

4) Bài IV

SÔNG BẾN NGHÉ XƯA

SÔNG SÀI GÒN NAY

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2037214446552496

5) Bài V

BÌNH TÂM THÔI,

“TRIỆU NGƯỜI VUI”, “TRIỆU NGƯỜI BUỒN”

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2038149493125658

6) Bài VI

MÙA HOA SƯA, SÔNG TAM KỲ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2039758492964758

7) Bài VII

NGÀY GIỖ QUỐC TỔ

Ở TP.HCM.

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2041159902824617

8.) Bài VIII

BỐI CẢNH VÀ TÔI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2041773022763305

9) Bài IX

MỘT NÉN NHANG GIỖ QUỐC TỔ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2042166392723968

10) Bài X

THƠ THỜI SỰ VUI:

CUỐI THÁNG TƯ 2018 Ở BÁN ĐẢO CAO LY

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2043564442584163

11) Bài XI

NGÀY THÔN TÍNH, NGÀY HOÀ BÌNH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2043584372582170

12) Bài XII

CUỐI THÁNG TƯ 2018,

NHÌN ẢNH BÀN MÔN ĐIẾM, NHỚ BẾN HẢI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2044024075871533

13) Bài XIII

ĐẸP KHỐC LIỆT, ĐẸP ÁM ẢNH

CHẬU HOA 30 THÁNG TƯ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2045033029103971

14) Bài XIV

KHÁC CÂU THƠ NHÀ THƠ NGUYỄN DUY

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2045044885769452

15) Bài XV

BỪNG SÁNG GIỌT MỒ HÔI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2045601395713801

16) Bài XVI

TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ TRẦN VÀNG SAO,

MỘT NGƯỜI THỐNG NHẤT NAM - BẮC

THEO CÁCH CỦA ANH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2049757408631533

17) Bài XVII

BIÊN GIỚI

TRONG TRUYỆN HỌ HỒNG BÀNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2050979195176021

18) Bài XVIII

DI TÍCH THỰC DÂN

NHƯNG THUẾ MÁU VIỆT

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2051793175094623

19) Bài XIX

TÔI KHÔNG TỪ BỎ CHỮ NÀO

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2052921354981805

20) Bài XX

BÀI HỌC SỬ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2054029388204335

21) Bài XXI

THUỞ ĐÓ,

NHỮNG CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2054526084821332

22) Bài XXII

LẦN THỨ 128 SINH NHẬT BÁC HỒ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2054659931474614

23) Bài XXIII

KHÔN NGUÔI MỘT TỨ THƠ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2055565751384032

24) Bài XXIV

SÔNG CÁNH HÒM

ĐỰNG CHUYỆN TÌNH XƯA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2058080964465844

25) Bài XXV

THẬT RA, TÔI CHỈ NHƯ VẬY

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2058683164405624

26) Bài XXVI

MÙA PHẬT ĐẢN,

CÚI LẠY ĐOÁ SEN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2059061457701128

27) Bài XXVII

NGÀY THẾ GIỚI ĐỀU TRẺ THƠ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2061067370833870

28) Bài XXVIII

TRUNG QUỐC VẪN TRÊN

LỘ TRÌNH XÂM LƯỢC ĐÃ CÔNG KHAI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2062449537362320

29) Bài XXIX

CHỈ MUỐN VẸN NGUYÊN, HOÀ BÌNH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2062963990644208

30) Bài XXX

BẢY BÔNG HOA SỬ & TRIẾT

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2063443687262905

31) Bài XXXI

GIỮA NHIỀU SẮC XANH ĐỜI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2063646590575948

32) Bài XXXII

KÍNH NHỚ BI KỊCH ĐẶNG DUNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2065156470424960

33) Bài XXXIII

LIỆU ĐẤT NƯỚC TA CÓ BỊ HI SINH?

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/100007918808885/posts/2066885570252050

34) Bài XXXIV

LUẬT, BIỂU TÌNH VÀ DẤU HỎI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2069426366664637

35) Bài XXXV

BIỂU TÌNH THỜI TỰ ĐỨC

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2069797959960811

36) Bài XXXVI

NGÀY CHẾ LAN VIÊN QUA ĐỜI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2072543973019543

37) Bài XXXVII

BIỂU TÌNH, NỔI DẬY PHỦ QUYẾT

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2074648272809113

38) Bài XXXVIII

QUÊ HƯƠNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2076710709269536

39) Bài XXXIX

KHÁT VỌNG CÁC NHÀ VIẾT SỬ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2077328325874441

40) Bài XL

KẾT ĐỌNG,

VÀ LẠI KẾT ĐỌNG HOÀ GIẢI

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078474995759774

41) Bài XLI

TRANH THƯ PHÁP KHẮC ĐÁ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2080387028901904

42) Bài XLII

CHẤT GỖ, TỨ THƠ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2080575295549744

43) Bài XLIII

ẤN TƯỢNG KHALY CHÀM

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2080839192190021

44) Bài XLIV

THÂN KÍNH ANH TRẦN MẠNH HẢO

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2081300952143845

45) Bài XLV

ĐƯỜNG LONG NÃO XANH

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2081387528801854

46) Bài XLVI

DẢI CÁT TRẮNG MIỀN TRUNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2089330674674206

47) Bài XLVII

MỌI CUỘC CHIẾN TRANH,

NẾU DÂN CHỦ NHƯ BONG BÓNG BAY

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2089109521362988

48) Bài XLVIII

KÍNH TẶNG

NHỮNG THI SĨ VỐN LÀ LÍNH VÀNG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2091583347782272

49) Bài XLIX

GIÓ LÀO MIỀN TRUNG

VẮT NƯỚC CHO CỬU LONG

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095152874091986/

50) Bài L

HOÀNG SA VỊ XUYÊN GẠC MA

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095424690731471/

51) Bài LI

NHÂN ĐỌC MỘT BÀI THƠ CỦA PHÙNG QUÁN

Ở FB VŨ HỒ NHƯ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2095909117349695/

52) Bài LII

KÍNH THƯƠNG “LỜI MẸ DẶN”

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2098101693797104/

53) Bài LIII

HOA ĐẤT ĐÔNG HÀ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2105994229674517

54) Bài LIV

ĐỨNG BÊN BỜ THẠCH HÃN

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2106029729670967

55) Bài LV

Ô LÂU, MẤY CHIẾC CẦU THAY NHAU

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2106073116333295

56) Bài LVI

RƯỢU CỦA NGƯỜI LÍNH VÀNG CŨ

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2107185629555377

57) Bài LVII

TÂM VIỆT NAM NGHÌN XƯA VỚI NHAU

Trần Xuân An

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2110231812584092

Lời viết thêm:

TÂM THẾ PHẢN KHÁNG, CẢI TIẾN & CHIÊU THỨC SA ĐÍCH

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2099792710294669/

Mục lục – các đường dẫn (links)

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457

Trọn tập gồm 57 bài thơ đã công bố theo ngày giờ ghi cuối mỗi bài.

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG.

Trân trọng và cảm ơn.

DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA TRẦN XUÂN AN

I. Thơ

1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.

2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.

3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.

4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.

7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.

8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.

10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.

11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.

12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.

13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.

14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.

15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.

16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.

17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017

18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017

19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018

20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018

II. Tiểu thuyết, truyện kí:

21. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.

22. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.

23. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.

24. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.

25. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

26. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.

27. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.

28. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.

29. Sáng đều hai nửa gương mặt – truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016

III. Nghiên cứu, khảo luận:

30. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.

31. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

32. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp…(Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.

33. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

34. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.

35. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.

36. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.

IV. Phê bình & bình luận:

37. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.

38. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.

39. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.

40. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.

41. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.

42. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.

(Có 10 cuốn, viết và công bố từ 2014 trở về trước, chưa xuất bản thành sách giấy được, tôi đã gửi bản chữ vi tính cho YBOOK, thành viên của NXB. Trẻ, TP.HCM.)

TRÂN TRỌNG MỜI XEM

Bốn đầu sách có tính chất tự truyện của tác giả:

1) Tuổi học trò của tôi

(hồi kí - tự truyện, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012

Tác giả tự thuật về bản thân

qua việc khắc hoạ nhân vật Trần Nguyễn Phan

2) Ngôi trường tháng giêng

(tiểu thuyết - hồi ức, 1998), Nxb. Thanh Niên, 2003

Tác giả tự phân thân, khắc họa bản thân

qua việc xây dựng ba nhân vật Đặng Nam, Khoai,

Lộc Biếc

3) Bên kia Dốc “Mạ ơi!”

(truyện - hồi ức, 2012), Nxb. Hội Nhà văn, 2012

Tác giả tự khắc họa bản thân

qua việc xây dựng nhân vật Phan Huyên Đình

4) Giữa thuở chuyển mùa

(truyện - hồi ức, 2013), Nxb. Trẻ, 2013

Tác giả tự khắc họa bản thân

qua việc xây dựng nhân vật Nguyễn Phan Huyên

Trân trọng mời đọc & tự in thành sách giấy

7 ĐẦU SÁCH THƠ, TRUYỆN, VỚI CHUYÊN ĐỀ

HOÀ GIẢI DÂN TỘC

SAU CUỘC NỘI CHIẾN - CHỐNG NGOẠI XÂM

TRONG CHIẾN TRANH LẠNH

(1945-1954-1975----1989/1991)

Tác giả: Trần Xuân An

( https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2028854877388453 )

---------------------------------

1) ĐỂ LÒNG NGƯỜI THÔI TRẦM UẤT, tập thơ

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2015/10/0_best_txa_tap-tho-14_bo-sung-tuyen-ngon-loi-the-vn-18-9hb15-copy.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/txa-de-long-nguoi-thoi-tram-uat

2) SÁNG ĐỀU HAI NỬA GƯƠNG MẶT, truyện vừa gồm 6 truyện ngắn

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/01/txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat_19-01hb16.pdf

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/dau-sach-36-txa_sang-deu-hai-nua-guong-mat

3) CẦU Ý HỆ, tập thơ

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2016/11/txa_cau-y-he_arial_co-sach__tap-tho-thu-16_04-11hb16.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/cau-y-he-txa-dau-sach-37

4) ĐỘC LẬP THẬT, KHÁT VỌNG!, tập thơ

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/06/4_for-layout_doc-lap-that-khat-vong_20-6hb17.pdf

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/tap-tho-thu-17_muc-luc

5) CHIẾC CẦU CHIẾN TRANH LẠNH, tập thơ

PDF:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/09/txa_tap-tho-18_chiec-cau-chien-tranh-lanh_30-bai_10-09hb173.pdf (phần 1)

PDF tại txawriter.wordpress.com:

https://txawriter.files.wordpress.com/2017/12/txa_p1p2_chiec-cau-chien-tranh-lanh_60-bai_10-09-10-12hb17.pdf (trọn tập, 2 phần)

.

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/phat-hanh-tap-tho-chiec-cau-chien-tranh-lanh

6) BỐN NĂM CHỮ THẬP ĐỎ, tập thơ, PDF & Word:

(Công bố tập thơ thứ 19 trong 40 đầu sách của T.X.A. và 01 sưu tập tư liệu)

PDF

https://txawriter.files.wordpress.com/2018/03/txa_bon-nam-chu-thap-do_22-3hb18.pdf

WORD & PDF

http://www.tranxuanan-poet.net/danh-muc-tac-pham-txa/bon-nam-chu-thap-do_tap-tho19-tren-41

https://txawriter.wordpress.com/2018/03/22/cong-bo-tap-tho-thu-19-trong-40-dau-sach-cua-t-x-a-va-01-suu-tap-tu-lieu/

7) TRONG TÔI BẾN HẢI VÀ THẠCH HÃN, tập thơ, PDF & Word:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2078691499071457

(link tệp PDF, xin lấy từ Facebook và các điểm mạng của tác giả)

Ảnh: Sách tác giả tự in từ tệp PDF bằng máy in cá nhân - văn phòng (riêng tập “Tuổi nhớ”, NXB. Văn hoá - Văn nghệ ấn hành, 12-2016):

Link:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2028854877388453

Đặc biệt,

đây là 7 đầu sách,

tác giả đứng trên lập trường

thuần tuý dân tộc Việt Nam

để suy tư và viết

(và vui lòng xem thêm lời ngỏ ngắn đầu tập thơ này).

NHÀ XUẤT BẢN

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc - Tổng biên tập

Chịu trách nhiệm nội dung:

Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập

Biên tập & sửa bản in:

Vẽ bìa, trình bày & kĨ thuật vi tính:

Bìa 1: Tranh bìa của tác giả:

Bảy bông hoa sử và triết

Đơn vị liên kết: Tác giả.

Khổ 14,5 cm x 20,5 cm.

Số ĐKKH:

Quyết định xuất bản số:

ngày tháng năm

In 500 cuốn, tại XN. In

In xong và nộp lưu chiểu tháng năm .

Phần gấp bìa 1: Một số ảnh chụp các bìa sách đã xuất bản của Trần Xuân An:

Bìa 4:

ẢNH CHÂN DUNG TÁC GIẢ

(do nhiếp ảnh gia Lê Văn Duy chụp, 2-2018)

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Trần Xuân An

Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.

Nguyên quán: Quảng Trị (Gio Linh và Triệu Phong)

Dân tộc: Kinh (Việt Nam)

Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.

Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).

Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).

Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.

Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình...

Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..

Là tác giả của 41 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.

Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, 1975.

Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

Phần gấp bìa 4:

GÓP MẶT VÀO CÁC TUYỂN TẬP THƠ:

Riêng về lĩnh vực thơ, ngoài việc đăng thơ trên nhiều báo chí từ 1973, còn có sự góp mặt vào nhiều tuyển tập thơ:

1. Thơ Miền Trung thế kỷ XX (Ban tuyển chọn, Nxb. Đà Nẵng, 1995).

2. Hai thập kỷ thơ Huế, 1975 – 1995 (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn Học, 1995).

3. Non Mai sông Hãn, thơ văn Quảng Trị hai thế kỉ XIX & XX (Hội VHNT. tuyển chọn, Sở VHTT. QT. xb.,1999).

4. 700 năm thơ Huế (Ban tuyển chọn, Nxb. Thuận Hóa, 2008).

5. Thơ tình bốn phương (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. Trẻ, 1995).

6. Thơ tình Việt Nam và thế giới (Lê Hùng Trương [Khai Trí] tuyển chọn, Nxb. Thanh Niên,1998).

7. Nghìn năm tứ tuyệt (Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên tuyển chọn, Nxb. VHDT., 1997).

8. Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng (Ban tuyển chọn, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM., 2016)

9. và nhiều tuyển thơ khác, từ 1975 đến nay, do các hội văn nghệ tỉnh, Hội Nhà văn TP.HCM. và các nhà xuất bản ấn hành tại Lâm Đồng, Huế, Đồng Nai, TP.HCM., Hà Nội v.v…

Địa chỉ tác giả:

71B Phạm Văn Hai,

Phường 3, Tân Bình, TP.HCM., Việt Nam

(028) 38453955 & 0908 803 908

tranxuanan.writer@gmail.com

Điểm mạng toàn cầu cá nhân:

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.tranxuanan-poet.net

http://www.tranxuanan-bienkhao.name.vn

http://txawriter.wordpress.com

http://youtube.com/user/AnTranXuan

https://facebook.com/tranxuanan.writer

& một số ảnh bìa sách của Trần Xuân An đã xuất bản

Tác giả tự tập hợp lại thành tập thơ

và công bố, phát hành trên Facebook,

các điểm mạng toàn cầu cá nhân:

25-07-2018 (HB18)

& bổ sung, 27-07-2018 (HB18)

NGÀY TẠO THÀNH TỆP PDF: 25-7 & 27-7-2018 HB18

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG

_______________________

Google Sites / host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ... / HOST, SEARCH & CACHE