Trần Xuân An - BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI (thơ)

Tập thơ 17 + bài 17

BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI

Trần Xuân An

lăng bà uy nghi, dù nay rêu cỏ

Sử quán nghiêm minh, Tôn phủ răn mình

có thân vương, công chúa còn rõ tội

nến xưa Học Phi toả sáng trung trinh

cho dù ai mưu cày lăng chứng tích

Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà

mặc kẻ thù tung tin như tro trấu

sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hoa

giặc chiếm, vua không quyền, quan hãnh tiến

không truất được Phi, chẳng bản án nào

Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó

Thực lục mới là tấm bia lăng cao

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc

nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân

trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng

trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

T.X.A.

trước 06 & 08-08-2017 HB17.

.

.

.

Ảnh kích cỡ lớn hơn

.

Tập thơ 17 + bài 17

BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI

Trần Xuân An

lăng tẩm bà uy nghi, dù nay rêu cỏ

nghiêm minh, Sử quán, Phủ Tôn nhân,

luật buộc răn mình

có thân vương, công chúa còn rõ tội

thắp xưa sau, Học Phi toả sáng trung trinh

cho dù ai đó mưu toan

cày lăng Học Phi chứng tích

Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà

mặc kẻ thù tung tin như bôi tro trát trấu

sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hương hoa

dù giặc chiếm xong,

vua không quyền, quan hãnh tiến

vẫn không truất được thái phi —

chẳng bản án nào

Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó

Thực lục mới là tấm bia

dựng sáng lăng cao

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc

nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân

trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng

trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

T.X.A.

trước 06 & 08-08-2017 HB17.

Ảnh: Lăng Học Phi (h.1); sơ đồ quần thể Lăng Tự Đức, trong đó có Lăng mộ bà Học Phi (h.2).

Nguồn ảnh: Facebook của anh Nguyễn Phước Bửu Nam, anh Nguyễn Phước Vĩnh Khánh.

Tagged: Học phi Nguyễn Thị Hương, Lăng bà Học Phi, vợ vua Tự Đức, Vụ cày ủi mộ bà giai tần Lê thị thuỵ Thuận làm bãi đỗ xe

.

Ảnh kích cỡ lớn hơn

Tagged: Học phi Nguyễn Thị Hương, Lăng bà Học Phi, vợ vua Tự Đức, Vụ cày ủi mộ bà giai tần Lê thị thuỵ Thuận làm bãi đỗ xe

.

“Đại Nam thực lục” là ngọc trong di sản sử liệu. Hậu thế đánh giá nó, theo quan điểm khoa học, dân tộc hơn: nó tối đi hay bừng sáng (tuỳ nhân vật, tuỳ sự việc, tuỳ giai đoạn lịch sử trong đó).

Sách báo bôi nhọ lịch sử, như về Học phi Nguyễn Thị Hương. Nguyên tắc: Không có án đã tuyên, không có quả tang, thì không được bàn.

Về Học phi Nguyễn Thị Hương, chính sử (“Đại Nam thực lục”) đã minh định. Các bài viết hiện nay bôi nhọ bà là phạm pháp.

.

VỤ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG: Văn minh xã hội cũng thể hiện ở ý thức không suy diễn về các nghi án không có bản án, không quả tang, tang chứng.

Vụ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG: Thông tin ác ý tung ra, cứ thế lan truyền, thành nghi án, không bản án, không quả tang, tang chứng!

Vụ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG: Suy diễn về tin đồn ác ý là vô cùng, không thể có kết luận, nhất là ở các tác giả có tâm địa xấu.

Vụ HỌC PHI NGUYỄN THỊ HƯƠNG tương tự vụ HỌC SĨ NGUYỄN THỊ LỘ đầu độc vua, nhưng khác ở chỗ chính sử đã minh định cho Học Phi.

.

Nguyễn Văn Tường được Hàm Nghi (& Tôn Thất Thuyết) nhận định: “Người trung nghĩa từ xưa tưởng không hơn được” (Dụ, Tân Sở).

Trung nghĩa tận cùng, xưa nay, là đặt sinh mạng trước nguy cơ cầm chắc cái chết để thực hiện nhiệm vụ lịch sử (05-7-1885).

Trung nghĩa, ở mọi tình huống chỉ có thể giảm bớt thiệt hại cho đất nước, vẫn là trung nghĩa (“Đừng đem thành bại luận anh hùng”).

— — Đây là vài câu ngắn gọn, trả lời bạn trẻ Brian Wu (ở Mỹ, phandong .org) — —

.