Trần Xuân An - Văn mới viết từ tháng 04-2021

Văn mới viết từ tháng 04-2021

Link

.

Link

11-04-2021

NGHĨ VỀ “LẤY ÂN BÁO OÁN, OÁN TIÊU TAN” TRONG BÀI THƠ ĐƯỢC TRAO GIẢI, 04-2021

Trần Xuân An

Văn chương, sử học và các ngành khác, thuộc khoa học xã hội xã hội chủ nghĩa, luôn luôn thể hiện đồng thời giáo dục lòng căm thù giai cấp, chính quyền, quân đội Quốc gia, Cộng hoà (bị gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền), cộng với lòng căm thù xâm lược truyền thống. Trong chiến tranh, đã thế. Thời hậu chiến, vẫn thế, để truy đoạt, truy kích, hạ uy thế đối phương còn sót lại, trong thực tại, trong nhận thức, tình cảm quần chúng. Thậm chí, như trong thực tế hành chính, còn tru di bằng chủ nghĩa lí lịch đến ba đời, trong văn nghệ, học thuật. Sách báo, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, trường học… luôn luôn sục sôi lòng căm thù. Mặt khác, luôn luôn đồng thời tự ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi chân lí Marx, Lenin, Stalin, và trước 1979 có cả chân lí Mao Trạch Đông, bất kể đúng, sai.

Chỉ nói riêng về lòng căm thù giai cấp, căm thù đối phương là Quốc gia, Cộng hoà người Việt, đồng bào Việt, trong chiến tranh: đúng là “hận thù ngút trời”.

Đúng, sai, tự phán xét và phán xét, trong nội chiến Đỏ – Vàng vốn lệ thuộc ngoại chiến hai Khối (1945-1975-1989/1991), tôi đã viết nhiều. Ở đây chỉ nói về câu nói của Lão Tử và cũng là câu nói tương tự trong kinh sách Phật giáo (hai tôn giáo này giao thoa từ nghìn xưa): “Lấy ân báo oán, oán tiêu tan; lấy oán báo oán, oán trập trùng”. Trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông”(bản 1997, bản 2003), tôi đã đề cập đến câu kinh điển tôn giáo này.

Đó là chân lí đạo đức học, muôn đời đúng: chân lí vĩnh cửu. Tuy nhiên, vận dụng chân lí đạo đức học đó vào từng trường hợp cụ thể, không phải đơn giản. Có thể sẽ bị xem là mù quáng, vì chưa thấu triệt, tinh tường chân lí ấy và cách vận dụng nó. Nói chung, hiểu và vận dụng đúng đắn, đúng đến mức nào chăng nữa, cuối cùng vẫn bảo đảm minh triết của chân lí đạo đức học “ân báo oán”, chỉ loại trừ sự hiểu và vận dụng sai lầm.

Nhân cuộc trao giải thơ cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của Tòng Văn Hân, tôi nghĩ, tư tưởng (chỉ bàn về mặt tư tưởng – cái tư tưởng theo ý của người có thẩm quyền *) trong bài thơ là sự vận dụng sai lầm chân lí đạo đức học đang đề cập. Từ viết, giáo dục lòng “căm thù ngút trời”, để căm thù biến thành sức mạnh chiến tranh, để “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”… đến “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” là từ cực đoan này sang cực đoan khác, từ hàm hồ này đến hồ đồ khác.

Không chửi — không chửi bới ba đời bảy họ, chửi sập bàn thờ gia tiên, chửi vu, chửi bịa, chửi nộp **, chửi trù ẻo, trù dập, chửi cho tàn mạt, không ngóc đầu lên nổi… Không chửi là tốt nhất, chính nhân quân tử nhất. Chỉ cần bình tĩnh phân giải đúng, sai, thiện, ác. Nếu kẻ bị chửi đích thực là kẻ trộm gà, trộm lợn, thì thay vì chửi, nhà mất trộm báo công an, công an bắt giam nó, thu hồi giúp tài sản bị trộm, truy tố nó ra toà án, giáo dục nó, cải tạo nó, tuỳ mức án, rồi phóng thích nó, cho nó về làm ăn lương thiện, và hơn thế, mọi người liên quan tạo điều kiện làm ăn cho nó, đừng bịt đường tiến của nó cũng như thân nhân nó. Đó là cách xử lí đối với kẻ trộm đúng pháp luật văn minh, nhân đạo. Đó là “lấy ân báo oán, oán tiêu tan…”. Nếu nghiệt ngã, hà khắc quá, thù hận sẽ khôn nguôi, mà chồng chất thêm chất chồng, đến đời con, đời cháu… Đó là “lấy oán báo oán, oán trập trùng”!

Dĩ nhiên lấy nội chiến Đỏ – Vàng trong ngoại chiến hai Khối (Chiến tranh Lạnh toàn cầu mà Việt Nam là một điểm nóng của Chiến tranh Lạnh ấy) để so sánh với bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” thì quá vô lí, như quả núi so với hạt cát, mà nửa hạt cát là bẩn (kẻ trộm). Nhưng xét về mặt vận dụng chân lí đạo đức học ấy cho trường hợp to lớn lẫn đối với trường hợp bé mọn thì không phải sai, bởi đó là chân lí phổ quát, đúng đối với mọi trường hợp.

Thực dân Pháp, phát xít Nhật là quân xâm lược thời thực dân cũ. Trung Quốc là thực dân đỏ kiểu mới đồng thời là thực dân cũ xâm lược biển đảo. Liên Xô, Mỹ là thực dân mới về ý thức hệ. Năm nước thực dân, đế quốc ấy, ta không bàn ở đây.

Riêng về Quốc gia, Cộng hoà (bị vu là nguỵ quân, nguỵ quyền), họ không phải là kẻ trộm, kẻ cướp (không tiến quân ra Miền Bắc).

Nhưng cái sự chửi thì giống nhau ở hai trường hợp như đã nói trên, tuy từ cực đoan này sang cực đoan nọ, từ chửi bới, chửi trù dập đến chửi kiểu chúc phúc, chửi kiểu chúc lành (nghệ sĩ diễn ngâm, đọc diễn cảm mới thể hiện được cách chửi này). Cả hai loại chửi đều sai. Chửi là sai rồi. Chửi thế nào cũng sai. Không trí thức.

Giá như chính quyền Cách mạng hiện nay thôi chửi bằng từ “nguỵ”, bằng hình tượng nhân vật “nguỵ” gian ác, mà tự phê phán bản thân Cách mạng, để rõ mình cũng “phiến” (phò kẻ ác), thậm chí, tự phê Cách mạng lại quá nịnh hót ngoại cường, và dĩ nhiên, khẳng định hai phe nội chiến đều chống hai Khối ngoại xâm ở mục đích cuối cùng… trong sách báo, điện ảnh, truyền thanh truyền hình, nhất là sách giáo khoa… thì trí thức biết bao! Và giá như thực hiện đúng Điều 11 Hiệp định Paris 1973, chấm dứt chủ nghĩa lí lịch thì đúng đắn biết bao! Đó là tuân theo công lí mà còn được tiếng “lấy ân báo oán”, “lấy ngay thẳng báo oán” (trong chiến tranh, bắn giết nhau, làm sao khỏi oán được!), kết quả sẽ là “oán tiêu tan”: Hoà giải hoà hợp dân tộc.

Tôi là công dân trong chế độ hiện hành, nhưng muốn là công dân trung thực, chân chính.

T.X.A.

trước 11:13, 11-04-2021

……………

(*) Bài viết này không bình luận về bài thơ của Tòng Văn Hân, chỉ nhân cớ để bàn ngoài lề về tư tưởng “lấy ân báo oán, oán tiêu tan; lấy oán báo oán, oán trập trùng”.

(**) Chửi nộp; nộp (chửi nạp; nạp): Theo từ điển, "lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp" (thường chỉ dùng riêng từ "nộp" trong ngữ cảnh nhất định).

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2870695036537762/

TẠM NGHĨ VỀ STALIN (1878-1953)

Trần Xuân An

Trong một xã hội bị bộ phận công dân nào đó, các nhóm chính khách nào đó lạm dụng dân chủ để gây ra tình hình hỗn loạn, vô chính phủ, người ta mong có bàn tay sắt để đưa xã hội vào giới hạn của hiến pháp, luật pháp dân chủ có tính phổ quát, hiện đại. Nhưng bàn tay sắt ấy lại vi hiến, vi luật, đưa hẳn xã hội vào “xã hội trại lính” (“quân lệnh như sơn”) thì đó là lạm quyền, chuyên quyền, độc tài, toàn trị — mọi công dân đều bị trở thành “công cụ biết nói”, và khổ thay, họ cũng không phải là chiến sĩ; xã hội “nhảy vọt” lên được nhờ duy ý chí, thắt lưng buộc bụng, nhưng khổ thay, số liệu thống kê ảo, chất lượng sản phẩm vật chất, tinh thần kém, thiếu thực chất, để rồi đến lúc quá mức chịu đựng, chắc chắn phải tan rã. Duy ý chí, chịu đựng độc tài, chỉ có thể trong thời hạn ngắn, năm năm, mười năm, hai mươi năm, tất yếu phải bung ra, bùng vỡ. Thậm chí, kẻ độc tài, lạm quyền, chuyên quyền, toàn trị còn chà đạp hai chữ “Cộng hoà” trong việc trấn áp, thủ tiêu thành phần, giai cấp, dân tộc nhỏ (không phải kiều dân đến từ các nước lớn), tạo ra một giai cấp lãnh đạo, thống trị ảo, không thật, vì quyền lực thực sự ở một nhóm người mà thôi, thậm chí ở mỗi một kẻ độc tài đó, bằng cách thần thánh hoá lãnh tụ.

Stalin là lãnh tụ độc tài như thế, nhưng ở Liên Xô, thời kì đã xác lập chuyên chính vô sản do Lenin tiến hành. Ông ta còn biện minh rằng, không chuyên chính thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (đại để như ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, không chuyên chính thì không thể tước đoạt ruộng đất cho nông dân, tước đoạt nhà máy cho công nhân, tước đoạt giáo đường, chùa chiền, đình làng cho trường học, trụ sở công vụ…).

Và cho dù công lao chiến thắng phát-xít Đức, Ý, Nhật có sự đóng góp tài năng lãnh đạo của Stalin hay không, hay chỉ do lòng yêu nước, ý chí chống ngoại xâm của nhân dân Liên Xô, thì mặc nhiên, Stalin ở cương vị lãnh đạo tối cao, lịch sử không thể không ghi tên ông vào bảng vàng, sử xanh Nga và thế giới. Tên tuổi Stalin bên cạnh lãnh đạo Anh, Mỹ và các nước thuộc Khối Đồng minh dĩ nhiên mãi đáng nhớ, ghi công, nhưng kèm theo tên tuổi Stalin là sự xâm lược các nước khác của Liên Xô trong Thế chiến II (1939-1945).

T.X.A.

trước 11:12, 07-04-2021

https://txawriter.wordpress.com/2021/04/07/tam-nghi-ve-stalin-1878-1953/

—— 000oooo000 ——

Xem thêm:

Sách tư liệu: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 30 NĂM QUA (1949-1979) — Bộ Ngoại giao Việt Nam biên soạn, Nxb. Sự Thật, Hà Nội - 1979:

LINK

—— 000oooo000 ——

TỪ 1987/1991,

CÓ TÊN GỌI LÀ HỘI NHÀ VĂN “CỞI TRÓI”,

HỘI VĂN NGHỆ “CỞI TRÓI”

Trần Xuân An

Trong các xã hội văn minh, hiện đại, mọi ngành nghề đều có hội nghề nghiệp (nghiệp đoàn) để người trong nghề bảo vệ nhau. Với người cầm bút, điều quan trọng nhất là bảo vệ tác quyền (quyền về nhân thân, quyền về sở hữu) và quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác – nghiên cứu, xuất bản – phát hành tác phẩm… mà hiến pháp nước nào cũng ghi rõ.

Nước ta theo chính thể xã hội chủ nghĩa, chủ trương chuyên chính vô sản, do đó, các hội nghề nghiệp (nghiệp đoàn) đều tuyệt đối thuộc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và mỗi ngành nghề chỉ có một hội nghề nghiệp cấp toàn quốc duy nhất. Hội Nhà văn Việt Nam là một hội trong Liên hiệp toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội viên của Hội này được gọi là nhà văn cấp toàn quốc hay “nhà văn Việt Nam”.

Ở các tỉnh, có liên hiệp các phân hội văn nghệ, gọi chung là hội văn nghệ tỉnh, trong đó có phân hội văn học (không gọi là phân hội nhà văn cấp tỉnh). Hội viên các phân hội cấp tỉnh chỉ được gọi là tác giả, không được gọi là nhà văn.

Ở các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, như TP.HCM., Hà Nội, Huế *, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, có hội nhà văn thành phố địa phương (danh xưng là hội nhà văn một cách chính thức), nhưng hội nhà văn thành phố địa phương lại trực thuộc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật của thành phố đó. Hội viên hội nhà văn thành phố trực thuộc Trung ương dĩ nhiên là nhà văn địa phương, như “nhà văn Huế”, “nhà văn Hải Phòng”, “nhà văn TP.HCM.”…

Đó là hệ thống thể chế (thiết chế) nói riêng về các hội nhà văn, các phân hội văn học. Chắn chắn hệ thống thể chế là do quyết định của Bộ Nội vụ.

Điều cực kì quan trọng là giới cầm bút bảo vệ nhau về các quyền liên quan mật thiết nhất của người cầm bút như đã liệt kê trên, cụ thể nhất là quyền tác giả (quyền của người sáng tạo nên tác phẩm và đương nhiên có quyền sở hữu tác phẩm đó). Do đó, mọi người cầm bút văn chương nên vào hội nghề nghiệp văn chương (văn học).

Có một điều quan trọng hơn cả việc bảo vệ tác quyền là tự do tư tưởng, tự do sáng tác – nghiên cứu, xuất bản – phát hành. Nhưng viết dưới chính thể chuyên chính vô sản, toàn trị, nên nhiều bi kịch xảy ra. Tuy vậy, từ 1987, 1991, đã được Cởi trói, không còn độc nhất phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa hay nói đúng hơn, phương pháp sáng tác ấy đã cáo chung. Đó là điều đáng mừng. Vấn nạn còn lại là “nhìn thẳng vào sự thật, viết đúng sự thật”. Vô hình trung, đó cũng chính là trọng tâm hoà giải hoà hợp dân tộc. Tôi đã tập trung viết về vấn nạn này trong bảy năm nay (2014-2021), chưa kể trước đó..

VỀ BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA TÒNG VĂN HÂN

Trần Xuân An

Đã gọi là chửi, và chửi có người nghe được, ngữ điệu phải đúng là chửi: gay gắt, gầm hoặc rít. Theo từ điển, chửi là dùng lời lẽ cay độc xúc phạm đối tượng, hạ nhục đối tượng cho hả giận. Nhưng trong bài thơ, ngữ điệu là ngữ điệu kể, nội dung lời chửi mà tác giả khẳng định là lời chửi, lại là lời cầu mong, khuyên chăn nuôi, chúc giàu. Như vậy, phải chăng tác giả đã lược bớt lời chửi (đồ siêng ăn nhác làm, trời tru đất diệt mày, công an cùm chân còng tay mày, chẳng hạn), chỉ để lại phần “có hậu” của lời chửi ấy thôi? Bài thơ ”Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của Tòng Văn Hân chắn hẳn cần được các nghệ sĩ diễn ngâm, đọc diễn cảm thể hiện cho đúng ý tác giả ở hai đoạn chửi (chửi-có-chúc-lành, chửi-có-chúc-phúc) *.

.

Tôi hi vọng mọi người cầm bút đều vào hội nghề nghiệp tuỳ theo địa phương sinh sống và tuỳ theo tay nghề, số lượng, chất lượng tác phẩm của từng người. Nếu có gì chưa hợp lí về hệ thống thể chế, nên gửi đơn, viết bài phản biện. Nếu có sự mờ ám như hối lộ, mua chuộc, “chạy” phiếu, trù dập cá nhân, các vị cầm bút nên khiếu kiện, tố cáo, đề nghị truy tố ra toà án, mà đối tượng là bất kì kẻ nào, chức trách gì trong hội.

Các đồng nghiệp khiếu kiện, tố cáo, truy tố như thế, bản thân tôi cũng được nhờ – nhờ đó mà không bị trù dập, phân biệt đối xử, nhất là không bị cướp đoạt tác phẩm sáng tác, tác phẩm nghiên cứu…

Một mình tôi, lẻ loi, thì làm được gì trong vấn đề hội nghề nghiệp này! **

T.X.A.

trước 10:05, 17-04-2021

……………

(*) Huế là thành phố chưa phải trực thuộc Trung ương, nhưng là thành phố hội tụ nhiều yếu tố văn hoá lâu đời, xưa nay đều xem như trung tâm văn hoá Trung phần nước ta.

(**) Kết thúc bài viết ngắn này ở câu này, khi đọc lại, tôi cũng ngại rằng sẽ có người ngộ nhận nọ kia, không tốt. Ý tôi muốn nói là: 1) về hệ thống thiết chế liên hiệp các hội văn học nghệ thuật, trong đó có các hội nhà văn, các phân hội văn học, nếu có gì bất cập thì các hội viên hoặc người chưa vào hội nên viết bài góp ý xây dựng, hoặc viết đơn kiến nghị; 2) về các dư luận cho rằng các hội có gì đó mờ ám, như mua chuộc, hối lộ, cậy thế, “chạy” phiếu tán thành đơn vào hội… , và cả vấn đề đạo văn, bản quyền, mà nhiều bài viết nêu ra, thì nên khiếu kiện, tố cáo, thậm chí đến mức truy tố đúng theo luật pháp… Những động tác minh bạch, đúng thể lệ, đúng luật pháp đó của các đồng nghiệp khác, đều làm cho các hội và nói chung là cả xã hội được phần nào công minh, tốt đẹp hơn, trong đó, bản thân tôi cũng được nhờ (người ta đấu tranh, mình cũng được hưởng thành quả). Xin minh định rõ.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2874993642774568/

.

Đây là bài thơ mộc, không một chút tu từ, như lời văn xuôi thô có xuống dòng như thơ. Nó có cái xương sống là tứ: Mẹ chửi kẻ trộm nhưng chửi có hậu nên con gái bà mẹ ấy được làng xóm quý mến, muốn hỏi làm dâu, cho dù con gái bà cũng tầm tầm các mặt. Thật ra, do tác giả không thêm các câu lập luận, chuyển mạch cho logic, mà kết đột ngột, nên cũng có thể gọi các ý thơ đã tạo nên tứ thơ, ít ra cũng gây cảm giác là có tứ thơ (có cấu tứ).

Thời sinh viên, dạy học và mãi về sau này, đến lúc này, tôi yêu thích đến say mê trường ca – truyện thơ ”Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) của nhân tộc Thái Tây Bắc nước ta. Bản dịch ra tiếng Việt phổ thông sao mà tinh tế, tràn đầy thi ảnh mới lạ (đối với người Kinh và thế giới) đến thế. Nhưng Tống Văn Hân lại thiên về thi pháp mộc. Phải chăng nhà thơ trẻ muốn dễ dịch ra tiếng nước ngoài trong thời kì hội nhập quốc tế này?

T.X.A.

11:12, 13-04-2021

……………

(*) Báo Thanh Niên ngày 12-04-2021, đăng lời Tòng Văn Hân, theo đó, anh lại cho rằng nhân tộc Thái không bao giờ chửi ở trường hợp này (sợ uế miệng, vía bỏ đi, sinh bệnh), và nếu biết chắc kẻ trộm, họ lẳng lặng đi báo trưởng bản. Ở đây tôi chỉ theo văn bản bài thơ. Và căn cứ vào cả hai (bài thơ và lời phát biểu ấy), hẳn tác giả muốn nói, “mẹ tôi chửi kẻ trộm” nhưng chửi mà không chửi gì cả, lại chỉ cầu chúc, khuyên bảo. Xin lưu ý rằng đây là chuyện nhỏ ở mường bản, và mường bản có trưởng bản xử lí vụ việc. Ý thức luật pháp, ý thức chống tham nhũng và chống xâm lược đất biên giới, biển đảo, không mộc mạc như vậy.

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2872186709721928/

Ảnh: Google search

YÊU CẦU CỤ THỂ THEO HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973: VIẾT Ở PHẦN BÀN LUẬN CỦA FACEBOOK NHÀ THƠ THẠCH QUỲ (24 & 25-04-2021)

Trần Xuân An

1.

Chính tác phẩm chứng tỏ và xác lập mức độ tài năng của tác giả. Đó là chân lí. Nhưng xã hội đâu phải ai cũng có mắt xanh thẩm định thơ, văn. Đại đa số cứ theo thi hàm, văn hàm, như thể quân hàm, học hàm và cả học vị, hoặc theo cấp giải thưởng, hoặc theo tuyên truyền của báo chí có chỉ đạo. Các loại hàm, vị, giải ấy cũng rất đáng ngờ, phần lớn hữu danh vô thực (chỉ để làm oai, làm nghề…).

Do đó, nếu vàng phải được thử bằng lửa, thì tác phẩm văn chương phải được thử thách bằng thời gian.

Vấn đề là QUYỀN CÔNG BỐ TÁC PHẨM (quyền xuất bản, phát hành) và THƯ VIỆN NHÀ NƯỚC, TƯ NHÂN CÓ BỔN PHẬN LƯU TRỮ, CÓ QUYỀN LƯU TRỮ (quyền lưu trữ cả những tác phẩm không được Nhà nước bằng lòng).

2.

Có tác giả thời thượng (viết trúng thị hiếu, tâm lí nhất thời…), có tác giả ăn khách (bán chạy, best-seller), có tác giả lừng danh nhờ quyền chức chính trị, nhờ mua chuộc báo chí, phê bình…

nhưng rồi bị thời gian đào thải

3.

Tôi phải nói thêm: Người cầm bút chỉ là “cây sậy biết tư duy”, cảm xúc. Cây sậy mọc ở đâu? Trên đất mình. Vậy thì phải chấp nhận thực tại. Tôi đã viết rằng các bạn làm thơ, viết văn nên làm đơn vào hội nhà văn, nên gửi bài đăng báo giấy, xuất bản sách giấy có giấy phép… như bình thường, nhưng phải giữ cốt cách, dù là cốt cách cây sậy — cây sậy có tư tưởng.

Những người trẻ còn cần phải học cho có bằng cấp, học vị, phải nghiên cứu, cho có công trình để có học hàm.

VỚI PHẬN NGƯỜI, PHẢI CHẤP NHẬN THỰC TẠI VÌ KHÔNG THỂ LÀ MÂY TRỜI CŨNG KHÔNG PHẢI BỤI LẤM BÙN LẦY!

T.X.A.

24 & 25-04-2021

…………….

Cũng cần nói thêm: Hoà giải dân tộc để hoà hợp dân tộc, tôi đã hoà giải rồi, cụ thể và đậm nét trong bảy năm qua (xem 14 đầu sách về đề tài này tại http://www.tranxuanan-poet.nethay tại https://txawriter.wordpress.com). Ai không hoà giải, hoà hợp theo Hiệp định Paris 27-01-1973 thì thế giới và lịch sử lên án họ. Có thể vắn tắt về hoà giải như thế này: NÓI CHO CÁC ANH, CÁC CHỊ VÀ CÁC BẠN (ĐANG CẦM QUYỀN…) HIỂU SỰ THỂ CHIẾN TRANH LÀ NHƯ THẾ ĐÓ! MUỐN HIỂU HAY KHÔNG THÌ TUỲ.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2880905528850046/

.

.

.

_______________________

Google Sites / host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ... / HOST, SEARCH & CACHE