Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 (1491-1585) huý là Văn Đạt 文達, tự Hanh Phủ 亨甫, hiệu Bạch Vân cư sĩ 白雲居士, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh, hiếu học, từ nhỏ đã được mẹ đem thơ quốc âm và kinh truyện ra dạy. Lớn lên, vào Thanh Hoá, theo học bảng nhãn Lương Đắc Bằng, được thầy truyền thụ môn học Dịch lý và sách Thái Ất thần kinh. 

Tuy học giỏi, nhưng lớn lên vào lúc xã hội loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chí, đợi thời, không chịu ra thi. Mãi sau này, Mạc thay Lê, tình hình xã hội ổn định, ông mới ra ứng thi, đậu trạng nguyên (1535), rồi làm quan với nhà Mạc, bấy giờ ông đã 45 tuổi. Làm quan ở triều đình được 8 năm (1535-1542), thấy gian thần hoành hành, bè phái, triều chính ngày một xấu thêm, ông dâng sớ xin chém 18 lộng thần, không được chấp nhận, bèn thác cớ xin trí sĩ. Về sau, vì sự ràng buộc của nhà Mạc với các sĩ phu có uy vọng, vì muốn tác động đến thời cuộc, ông trở lại tham gia triều chính với cương vị như một cố vấn. Ông từng theo quân Mạc, đi chinh phạt Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên. Ông cũng từng bày mưu tính kế giúp Mạc bảo toàn vương nghiệp. Vì thế, hoạn lộ của ông từ Lại bộ Tả thị lang, Đông các đại học sĩ, trải thăng đến Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Tuyền hầu, rồi lại gia phong Trình quốc công nên đời thường gọi là Trạng Trình. Mãi đến ngoài 70 tuổi, ông mới thực sự treo xe, treo mũ từ quan.

Thời gian sống ở quê nhà, bên bờ sông Tuyết Hàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học, rồi lập quán, xây cầu, dựng chùa, mở chợ, trồng cây... Ông có nhiều học trò nổi tiếng, như Nguyễn Quyện, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, v.v... người thờ Mạc, người theo Lê, người suốt đời ẩn dật. Ông được người đương thời tôn kính như bậc thầy. Ngoài triều Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn đều có sai sứ đến hỏi ý kiến ông về những việc hệ trọng. Tháng mười một năm Ất Dậu (1585) ông qua đời, hưởng thọ 94 tuổi, học trò truy tôn là Tuyết giang phu tử 雪江夫子.

Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Bạch Vân am thi tập và một số bài văn chữ Hán.

Nguồn: thivien.net

Bạch vân am thi tập


Ưu đàm hoa 優曇花 • Hoa ưu đàm

Vấn ngư giả 問漁者 • Hỏi ông lão câu cá

Thu thanh Tiếng thu

Cảm hứng 感興

Cự ngao đới sơn 巨鰲戴山 • Con ngao lớn đội núi

Du Phổ Minh tự 遊普明寺

Dữ Cao Xá hữu nhân biệt hậu • Gửi bạn ở Cao Xá sau khi từ biệt

Đào hoa phàm nhị thủ kỳ 1

Đào hoa phàm nhị thủ kỳ 2 

Đông cúc 冬菊 


Hạ cảnh

Hồng cận hoa 紅槿花 • Hoa râm bụt đỏ

Hữu cảm kỳ 1 有感其一 • Có cảm xúc kỳ 1

Hữu cảm kỳ 2

Khuê tình

Ký Khoái Châu phủ phủ tá Cao Xá hữu nhân

Lan 蘭

Loạn hậu quy cố viên vịnh mai

Lưu đề Đoan quốc công 留題端國公 • Thơ gửi lại Đoan quốc công

 Hai bài thơ gửi lại Thạch quận công kỳ 1


Hai bài thơ gửi lại Thạch quận công kỳ 2

Ngộ Trung nguyên xá tội Gặp tiết Trung nguyên xá tội

Ngụ hứng (Nhà tranh cạnh suối trúc chen nghiêng)

Ngụ hứng (Mười hai ngọn núi ngất bên lầu)

Ngụ hứng kỳ 1

Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 1

Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 2

Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 3

Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 4

Ngụ ý 寓意


Bốn bài ngụ ý trong đó răn đời ba bài kỳ 1

Bốn bài ngụ ý trong đó răn đời ba bài kỳ 2

Bốn bài ngụ ý trong đó răn đời ba bài kỳ 3

Bốn bài ngụ ý trong đó răn đời ba bài kỳ 4

Nguyên Đán thuật hoài Tỏ nỗi lòng trong dịp Nguyên Đán

Phục quái 復卦 • Quẻ phục

Quan kỳ ngẫu hứng 觀棋偶興 • Xem đánh cờ cảm hứng

Quan kỳ ngụ hứng 觀棋寓興 • Xem đánh cờ ngụ hứng

Tân quán ngụ hứng kỳ 15 津觀寓興其十五 • Bến sông ngụ hứng kỳ 15

Tân quán ngụ hứng kỳ 16 津觀寓興其十六 • Bến sông ngụ hứng kỳ 16


Thuỷ hành phó doanh cảm tác Cảm tác khi đi thuyền tới doanh trại

Tống lão thiếp hoàn thôn cư • Đưa người thiếp già trở lại nơi ở cũ trong thôn

Trách tử 責子 • Trách con

Trừ tịch tức sự   • Đêm cuối năm tức sự

Tự thuật nhị thủ kỳ 1 自述二首其一 • Hai bài tự thuật kỳ 1

Tự thuật nhị thủ kỳ 2 自述二首其二 • Hai bài tự thuật kỳ 2

Vịnh thương cối 詠蒼檜 • Vịnh cây thông

Vọng triều lâu 望潮樓 • Lầu trông nước triều

Vô đề (I) 無題  -NBK

Vô đề (II) - NBK


Xuân đán cảm tác  •  Đầu năm cảm xúc làm thơ

Xuân hàn 春寒 • Rét mùa xuân