Tiến hành kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

8.1. Kiểm tra bên ngoài:

8.1.1. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần l­ưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.

8.1.2. Kiểm tra bên ngoài chủ yếu kiểm tra bằng mắt và sử dụng các thiết bị đo để phát hiện các khuyết tật hư hỏng biểu hiện bề ngoài của các cụm chi tiết, bộ phận của thiết bị.

Trước khi kiểm tra bên ngoài phải dừng hoạt động thiết bị dẫn động (tời, đầu kéo…). Kiểm tra bên ngoài đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

8.1.2.1. Kiểm tra toa chở người

Khi kiểm tra toa chở người phải cho toa chở người ở vị trí phù hợp để người kiểm tra có thể dễ dàng xem xét và so sánh với các yêu cầu kỹ thuật.

- Toa chở người phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Khoảng trống: Khoảng trống đảm bảo chở được số người theo đúng thiết kế, thuận tiện cho việc vận chuyển, lên xuống;

+ Kết cấu kim loại (khung, sàn, ghế,…) kiểm tra theo Phụ lục 6, TCVN 4244- 2005;

+ Phải có tấm chắn chống người rơi ra ngoài toa chở, có chốt móc dây an toàn cho người sử dụng. Đồng thời phải đảm bảo khả năng thoát hiểm cho hành khách khi xảy ra sự cố;

+ Cơ cấu loại trừ khả năng tự tháo lỏng liên kết giữa toa chứa với giá treo;

+ Phải có hệ thống cân bằng toa chở người, tránh rung lắc mạnh trong quá trình vận chuyển.

Kết luận: toa chở người đạt yêu cầu khi đáp ứng được các tiêu chí trên 8.1.2.2. Kiểm tra toa chở hàng

Toa chở hàng phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Kích thước: Theo đúng thiết kế, không gây cản trở khi vận hành thiết bị;

+ Kết cấu kim loại (khung, sàn,…) kiểm tra theo Phụ lục 6, TCVN 4244- 2005;

+ Phải có thành chắn đảm bảo vật liệu không rơi ra ngoài trong quá trình vận chuyển;

+ Cơ cấu loại trừ khả năng tự tháo lỏng liên kết giữa toa chở hàng với giá treo;

+ Phải có hệ thống cân bằng, tránh rung lắc mạnh trong quá trình vận chuyển.

Kết luận: toa chở hàng đạt yêu cầu khi đáp ứng được các tiêu chí trên.

8.1.2.3. Kiểm tra cụm chi tiết nâng, hạ:

Bao gồm: tang, puly, cáp, xích, xilanh thủy lực… phải tuân thủ theo: TCVN 4244-2005; TCVN 4755-1989 và QCVN 01: 2011/BCT.

8.1.2.3.1. Đối với cụm chi tiết nâng, hạ sử dụng: Tang, cáp, xích, ròng rọc.

Đối tượng cáp, xích cần kiểm tra: Tất cả các loại cáp, xích sử dụng trên thiết bị (cáp nâng tải, cáp nâng giá...) phải được kiểm tra. Khi kiểm tra phải kiểm tra và đối chiếu thực tế với các quy định trong hồ sơ kỹ thuật hoặc trong TCVN 4244-2005, và QCVN 01:2011/BCT.

A- Nội dung kiểm tra cáp, xích bao gồm:

- Đường kính và cấu tạo của cáp:

+ Đường kính của cáp: đo và kiểm tra so sánh với hồ sơ nhà chế tạo;

+ Loại cáp: phải xác định được kết cấu của cáp (chiều bện cáp, cách bện cáp, số sợi cáp ...) phù hợp với hồ sơ.

- Độ dài của cáp: Kiểm tra độ dài cần thiết của cáp bằng cách đưa toa chở ra vị trí làm việc ở độ sâu thả lớn nhất theo thiết kế, số vòng cáp còn lại trên tang không nhỏ hơn số vòng cáp tối thiểu cho phép theo quy định tại khoản 10, Điều 84, QCVN 01:2011/BCT.

- Kiểm tra cố định đầu cáp: Cố định đầu cáp phải theo đúng thiết kế.

- Kiểm tra cố định đầu xích: Cố định đầu xích phải theo đúng thiết kế.

- Kiểm tra tình trạng xếp cáp (xích) trên tang:

+ Cáp, xích không chồng chéo;

+ Cáp không cọ sát lên nhau, cáp không cuốn lên phần tang không có rãnh (đối với tang có rãnh).

- Xác định độ mòn của cáp và xích tải (khi xác định độ mòn và số sợi thép đứt trên một bước bện nên xác định cáp ở các đoạn cáp hay uốn qua lại ròng rọc, đoạn cáp cuốn vào tang, đặc biệt là các đoạn cáp ở các vùng chuyển tiếp từ lớp này sang lớp khác):

+ Độ giảm đường kính cáp và độ mòn sợi cáp: cáp được coi là đạt yêu cầu nếu độ mòn nhỏ hơn quy định của nhà chế tạo và phải nhỏ hơn giá trị quy định tại Điều 90, QCVN 01:2011/BCT;

+ Số sợi cáp đứt trên một bước bện được loại bỏ theo quy định của nhà chế tạo và phải theo quy định tại Điều 90, QCVN 01:2011/BCT.

+ Độ mòn của đường kính xích tải: Độ mòn được xác định theo bảng phụ lục 7 của tiêu chuẩn TCVN 4244-2005.

- Cách luồn và bố trí cáp phải đạt yêu cầu sau:

+ Cáp phải được luồn và bố trí theo sơ đồ luồn cáp của hồ sơ thiết kế đảm bảo đủ số lần luồn, đúng thứ tự luồn.

+ Cáp không bị cọ xát vào nhau và không bị cọ xát vào kết cấu kim loại.

Kết luận: Cáp, xích được coi là đạt yêu cầu khi thỏa mãn các tiêu chí nêu trên.

B. Kiểm tra tang cuốn cáp, đĩa xích, puly

- Kiểm tra tang cuốn cáp: theo điều 1.5.3.1.1 của TCVN 4244:2005;

- Kiểm tra đĩa xích: đĩa xích phải có số hốc hoặc số răng không nhỏ hơn 5 và phải có ít nhất hai hốc hoặc hai răng ăn khớp hoàn toàn với xích. Phải có bộ phận đảm bảo xếp đúng xích và ngăn ngừa không cho xích bật ra ngoài vùng an khớp;

- Kiểm tra puly: theo phụ lục 20A, 20B TCVN 4244: 2005. Kiểm tra bộ phận ngăn ngừa không cho cáp bật ra khỏi puly. Kiểm tra khe hở giữa mặt bên của puly với bộ phận bao che, khe hở này không được lớn hơn 20% đường kính cáp.

Kết luận: Tang, đĩa xích, puly đạt yêu cầu khi đáp ứng được các yêu cầu trên.

8.1.2.3.2. Đối với cụm chi tiết nâng hạ bằng thủy lực:

- Thiết bị thủy lực phải phù hợp với TCVN 5179:1990 hoặc phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo.

- Phải có phiếu kiểm tra chất lượng đối với những bộ phận của hệ thống thủy lực như van an toàn, ắc qui, xilanh, mô tơ và bơm cũng như ống dẫn kể cả ống mềm.

- Kiểm tra các mối nối: đảm bảo không bị rò rỉ dầu.

- Không được phép nối dài các ống dẫn chịu áp bằng hàn, nếu cần thiết thì phải có xác nhận chất lượng mối hàn đó.

- Trên đoạn ống giữa thiết bị an toàn và xi lanh thủy lực công tác không được phép hàn các phần tử của thiết bị thủy lực.

- Kiểm tra cần pit tông, khi chuyển động ngược lại cần pit tông không được mang chất bẩn vào khoang công tác của xi lanh thủy lực.

Kết luận: Hệ thống thủy lực đạt yêu cầu khi đảm bảo các tiêu chí trên.

8.1.2.4. Kiểm tra phanh

Phải chú ý kiểm tra các vấn đề sau của phanh:

8.1.2.4.1. Tình trạng bề mặt bánh phanh:

Bề mặt bánh phanh phải nhẵn không được rạn nứt, không được có nhiều vết xước sâu quá 1 mm, không bị bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt.

8.1.2.4.2. Tình trạng má phanh

- Má phanh phải cách đều bánh phanh, không được rạn nứt.

- Má phanh không cho phép được mòn quá 50% với má phanh ma sát khô; Má phanh không cho phép được mòn quá 20% với phanh ma sát ướt.

8.1.2.4.3. Tình trạng các lò xo: Lò xo không được han rỉ, hết khả năng chịu kéo nén.

8.1.2.4.4. Phải có phanh xử lý sự cố.

8.1.2.5. Kiểm tra ray và kết cấu kim loại theo phụ lục 6 TCVN 4244-2005.

Kiểm tra kết cấu kim loại phải bắt đầu từ việc kiểm tra các bộ phận chịu lực chính như ray, thanh nối, khung giá đỡ, móc treo, gối đỡ, các kết cấu chân đỡ thiết bị. Sau đó kiểm tra các bộ phận khác của kết cấu kim loại.

- Kiểm tra đường ray:

+ Kiểm tra qui cách của thanh ray, đối chiếu với thiết kế;

+ Kiểm tra độ cứng vững, đồng phẳng của mối nối ray;

+Kiểm tra nối ray, chốt hãm, vấu treo của ray, giá treo, xích neo, vít treo...;

+ Kiểm tra các bộ phận phanh hãm, ghi chuyển hướng.

- Kiểm tra cần nối: Cần thường bị rạn nứt ở tai đầu cần, biến dạng chốt đầu do va đập, sự cố hoặc do chúng bị mất ổn định vì lực lệch tâm.

- Kiểm tra giá chịu lực:

+ Kiểm tra khung, bánh xe, mắt treo, bulông nối. Đảm bảo bánh xe tiếp xúc đều với ray, vận hành trơn tru. Mắt treo, bu lông nối không bị biến dạng, mòn quá 10% so với đường kính ban đầu. Khung giá không bị biến dạng, rạn nứt.

8.1.2.6. Kiểm tra thiết bị điện:

- Kiểm tra thiết bị điện của thiết bị phải bắt đầu từ máy phát điện cho thiết bị đến dây dẫn, thiết bị sử dụng điện (đèn chiếu sáng, ắc qui thủy lực ... ).

- Khi kiểm tra thiết bị điện của thiết bị phải chú ý đến các bộ phận, chi tiết sau:

+ Ngắt được ắc qui khỏi hệ thống thủy lực;

+ Dây dẫn điện, các đầu nối dây dẫn và việc bọc cách điện ở các chỗ nối;

+ Sự làm việc của bộ phận kéo dây điện;

+ Các bộ phận dẫn không được bao che bảo vệ hoặc lắp đặt đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu.

8.1.2.7. Kiểm tra hệ thống truyền động thủy lực.

- Kiểm tra sự lắp đặt và các thông số so với thiết kế;

- Kiểm tra lượng dầu thủy lực, rò rỉ dầu tại các mối nối, ống dẫn thủy lực và các mặt bích theo quy định tại TCVN 5179: 1990.

8.1.2.8. Kiểm tra các thiết bị an toàn: (Theo 1.5.5-TCVN 4244-2005 và 2.13; 2.16; 2.232.24 TCVN 4755 -1989).

- Kiểm tra số lượng, chủng loại các thiết bị an toàn;

- Kiểm tra vị trí lắp đặt;

- Kiểm tra bên ngoài tình trạng của từng thiết bị nhằm phát hiện các hư hỏng bên ngoài của chúng;

- Thiết bị chống vượt tốc;

- Phanh an toàn;

- Thiết bị cảnh báo áp suất dầu;

- Thiết bị cứu hỏa tự động;

- Kiểm tra hệ thống đèn cảnh báo, còi, hiển thị hình ảnh trong buồng lái...;

Đánh giá:Thiết bị đạt yêu cầu khi được lắp đặt phù hợp theo hồ sơ thiết kế, đáp ứng được các điều của các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nêu trên.

8.2. Thử tải - các chế độ thử:

8.2.1. Đối với cụm cơ cấu nâng sử dụng tang, đĩa xích, cáp, xích

8.2.1.1. Thử không tải:

- Tất cả các cụm cơ cấu nâng tải, hạ tải phải được hoạt động không ít hơn 03 lần;

- Thử tất cả các thiết bị điện, thiết bị cảnh báo;

Đánh giá: Đạt yêu cầu khi các cơ cấu làm việc linh hoạt, đảm bảo độ tin cậy.

8.2.1. 2. Thử tĩnh:

- Đưa hệ thống đến vị trí làm việc bất lợi nhất, tải trọng thử QTT = 125% QTk/(SD), trong đó:

+ QTT: tải trọng thử.

+ QTk: tải trọng thiết kế.

+ QSD: tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở (không được lớn hơn tải trọng thiết kế) và phải phù hợp với chất l­ượng thực tế của thiết bị;

- Thời gian thử: 10 phút;

- Kiểm tra khi đang có tải: đánh giá độ ổn định toa chứa, khung, giá chịu lực, chốt treo;

- Kiểm tra khi dỡ tải: đánh giá tình trạng các kết cấu chịu lực chính như (kết cấu treo, toa chứa..), các chi tiết liên kết.

8.2.1.3. Thử động:

+ Tải trọng thử: Q = 110% QTK/(SD);

+ Thử tất cả các cụm cơ cấu nâng, hạ tải không được ít hơn 03 lần.

Kiểm tra tình trạng hoạt động các cơ cấu, kết cấu làm việc.

Đánh giá: Đạt yêu cầu khi các cơ cấu làm việc linh hoạt, đảm bảo độ tin cậy.

8.2.2. Đối với cụm cơ cấu nâng sử dụng thủy lực.

8.2.2.1. Thử không tải:

Cách thử: Thực hiện các chuyển động làm việc của các cơ cấu của máy.

- Tất cả các cơ cấu (nâng tải, di chuyển...);

- Các thiết bị an toàn (trừ thiết bị chống quá tải);

- Các thiết bị điện, thiết bị điều khiển, chiếu sáng;

- Thiết bị chỉ báo.

Kiểm tra độ kín của hệ thống thuỷ lực và sự làm việc của các cơ cấu, thiết bị.

Đánh giá: đạt yêu cầu khi hệ thống không có rò rỉ dầu, các cơ cấu làm việc không có hiện tượng khác thường.

8.2.2.2. Thử tĩnh

+ Đưa hệ thống đến vị trí làm việc bất lợi nhất, tải trọng thử QTT = 125% QTk/(SD).

+ Thời gian thử 10 phút.

- Kiểm tra các cơ cấu, thiết bị:

+ Kiểm tra độ ổn định của thùng chứa, toa chứa;

+ Độ chắc chắn của giá treo, thanh nối toa, ray dẫn;

+ Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh hãm;

+ Kiểm tra sự rò rỉ dầu của hệ thống.

- Sau khi hạ tải phải:

+ Xác định chuyển vị của monoray, đầu kéo, các bộ phận quan trọng so với ban đần, xác định sự biến dạng dư của kết cấu chịu lực, ray dẫn;

+ Kiểm tra thiết bị để phát hiện các vết rạn nứt và các hư hỏng khác.

* Đánh giá đạt yêu cầu khi:

- Trị số khoảng hạ xuống của bộ phận mang tải, bệ và các phần tử khác không được vượt quá trị số cho phép được chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy (Điều 2.3 TCVN 5179-1990);

- Không xẩy ra hiện tượng tạo thành giọt chất lỏng trên bề mặt ngoài các phần tử của thiết bị thuỷ lực cũng như các chỗ nối và bịt kín (Điều 2.3 TCVN 5179-1990);

- Kết cấu kim loại không xuất hiện các vết rạn nứt và các hư hỏng khác.

8.2.2.3. Thử động:

+ Tải trọng thử: Q = 110% QTK/(SD).

+ Thử tất cả các cụm cơ cấu nâng, hạ tải không được ít hơn 03 lần.

Cho cơ cấu nâng hoạt động, nâng tải lên sau đó hạ và phanh đột ngột, thử cơ cấu di chuyển phải cho thiết bị chạy lên xuống, hãm dừng sự cố. Thử động phải tiến hành trên toàn tuyến. Sau khi thử động phải kiểm tra thiết bị để phát hiện các vết rạn nứt và hư hỏng khác.

* Đánh giá đạt yêu cầu: khi phanh thiết bị không có hiện tượng trôi, các bộ phận trong thiết bị không có hư hỏng, không có tiếng kêu khác thường, không rung dật.

8.2.2.4. Thử an toàn của thiết bị thủy lực:

+ Tải trọng thử: QAt = 100% QTK/(SD).

* Đánh giá đạt yêu cầu khi: đáp ứng các điều 3.1 của TCVN 5179 - 1990.

8.2.3. Thử phanh an toàn:

+ Tải trong thử: Qtt = 100% QTK/(SD).

+ Tác động cưỡng bức để phanh an toàn làm việc với tốc độ định mức.

+ Đánh giá: Phanh an toàn hoạt động đạt yêu cầu khi giữ được toa xe hãm trên ray dẫn hướng, thông số về độ trượt phải nằm trong phạm vi nhà chế tạo.