Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG

PROCEDURES FOR TECHNICAL INSPECTION OF SAFETY OF LIFTING TABLES

QTKĐ: 11- 2016/BLĐTBXH

QTKD: 11- 2016/BLDTBXH

Lời nói đầu

Foreword

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Procedures for inspection of technical safety of lifting tables are drafted by the Department of Work Safety and promulgated together with the Circular No. 54/2016/TT-BLDTBXH dated December 28, 2016 of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG

PROCEDURES FOR TECHNICAL INSPECTION OF SAFETY OF LIFTING TABLES

1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. SCOPE AND REGULATED ENTITIES

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1. Scope

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với bàn nâng (bao gồm: bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng dùng để nâng hàng) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Such procedures shall be used for first, periodic and unscheduled inspection of lifting tables (including: lifting tables, lifting platforms and lifting bridges used to lift goods) under state management of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

Quy trình này không áp dụng cho các loại bàn nâng đặt lên hệ nổi làm việc.

Such procedures shall not apply to the lifting tables placed on floating work platforms.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2. Regulated entities

- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

- Organizations carrying out occupational safety inspection;

- Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

- Occupational safety inspectors.

2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN.

2. NORMATIVE REFERENCES

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng- thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.

- TCVN 4244:2005, Lifting appliances - Design, construction and survey.

- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.

- TCVN 5209:1990, Loading crane - Safety requirements for electrical equipment.

- TCVN 4755: 1989, Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực.

- TCVN 4755:1989, Cranes - Safety requirements for hydraulic equipment.

- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn.

- TCVN 5179:90, Hoisting cranes - Test requirements of hydraulic equipment for safety.

- TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.

- TCVN 9358 : 2012 Installation of equipment earthing system for industrial projects - General requirements.

- QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;

- QCVN 22:2010/BGTVT, National technical regulation on construction and survey of lifting appliances;

- BSEN 1570:1998+A2: 2009 - Safe requirements for lifting table (yêu cầu an toàn đối với bàn nâng).

- BSEN 1570:1998+A2: 2009 - Safe requirements for lifting table.

Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn nêu trên có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

In the cases where the abovementioned normative references are amended or replaced, regulations of the latest references shall apply.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

Other standards may be applied to lifting tables at the request of their user or manufacturer if such standards contain the same or higher safety criteria than those in the national standards referred to in this document.

3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

3. TERMS AND DEFINITIONS

Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:

For the purposes of this document, the terms and definitions given in the abovementioned normative references and the following shall apply:

3.1. Bàn nâng: là một thiết bị nâng dùng để nâng, hạ hàng. Bàn nâng bao gồm các cơ cấu, bộ phận chủ yếu như: mặt sàn, hệ khung đế, hệ thống khung nâng (có thể là dạng xếp hình chữ X một hay nhiều tầng, dạng trụ hoặc dạng càng đỡ...), hệ thống dẫn động (thủy lực, cơ khí...).

3.1. “lifting table” means a lifting device used to raise and/or lower goods. A lifting table includes such main mechanisms and parts as platform surface, base frame, lifting frame system (X-shaped type with one or more layers, cylinder type or fork type, etc.), drive system (hydraulic, mechanical, etc.).

3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

3.2. “first safety inspection”

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

means the inspection of technical safety of equipment according to national technical standards and technical safety standards after its installation and before its first use.

3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

3.3. “periodic safety inspection”

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

means the inspection of technical safety of equipment according to national technical standards and technical safety standards after expiration of the last safety inspection result.

3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

3.4. “unscheduled safety inspection”

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:

means the inspection of technical safety of equipment according to national technical standards and technical safety standards and will be carried out:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;

- after a repair, upgrade or renovation that affects the safety of equipment;

- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

- after change of the location of installation;

- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

- at the request of the user or a competent authority.

4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH

4. INSPECTION STEPS

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

Safety inspection shall be carried out in the following order:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;

- Inspection of the equipment profile/documents;

- Kiểm tra bên ngoài;

- External inspection;

- Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;

- Technical inspection - No-load test;

- Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;

- Load test - Test methods;

- Xử lý kết quả kiểm định.

- Inspection result processing.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Note: Only take the next step if the equipment passes the test in the previous step. The result of each step shall be documented according to the form in the Appendix 01 and retained by the inspecting organization.

5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH

5. INSPECTION EQUIPMENT

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

Inspection equipment shall be inspected and calibrated in accordance with regulations. Inspection equipment includes:

- Máy kinh vĩ (nếu cần);

- Theodolite (if necessary);

- Máy thủy bình;

- Automatic level;

- Tốc độ kế (máy đo tốc độ);

- Altimeter (speedometer);

- Thiết bị đo khoảng cách;

- Distance measuring equipment;

- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Geometric inspection equipment;

- Lực kế hoặc cân treo;

- Dynamometer or hanging scale;

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

- Insulation resistance meter;

- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

- Ground resistance meter;

- Thiết bị đo điện vạn năng;

- Multimeter;

- Ampe kìm.

- Clamp meter;

6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH

6. CONDITIONS FOR INSPECTION

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

The inspection must not be carried out unless the following conditions are met:

6.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

6.1. The equipment is at the ready for inspection.

6.2. Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.

6.2. Documents about the equipment are adequate.

6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

6.3. The inspection is not affected by environment or weather.

6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

6.4. Requirements concerning occupational safety and health are met.

7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH

7. PREPARATION FOR INSPECTION

7.1. Trước khi tiến hành kiểm định bàn nâng, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

7.1. Before carrying out the inspection, the inspecting organization and the user shall reach an agreement on an inspection plan and prepare for the inspection and assign staff to participate in and witness the inspection.

7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị:

7.2. Inspect the equipment profile and documents.

Căn cứ vào hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

The following documents shall be inspected according to inspection regulations:

7.2.1. Khi kiểm định lần đầu:

7.2.1. Regarding first inspection:

- Lý lịch, hồ sơ của bàn nâng phải thể hiện được loại, mã hiệu; số chế tạo; năm chế tạo; nhà chế tạo; tải trong nâng; loại dẫn động; loại điều khiển; vận tốc nâng hạ; vận tốc di chuyển (nếu có) và đặc trưng kỹ thuật chính các bộ phận của thiết bị;

- The profile of a lifting table must specify the type and code; production number; production year; manufacturer; drive type; control type; lifting speed; travel speed (if any) and main technical characteristics of parts;

+ Các bản vẽ có ghi các kích thước chính;

+ Drawings specifying main dimensions;

+ Sơ đồ nguyên lý truyền động;

+ Transmission principle diagram;

+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.

+ Guidelines for operation and maintenance.

+ Các kết quả thử nghiệm xuất xưởng (nếu có).

+ Factory acceptance test results (if any).

- Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp địa, điện trở cách điện động cơ.

- Reports on results of and records on inspection of insulation grounding and resistance of the motor.

- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

- Certificate of conformity issued by the designated organization as prescribed.

7.2.2. Khi kiểm định định kỳ:

7.2.2. Regarding periodic inspection:

- Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;

- The previous profile, inspection record and inspection result report;

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

- Documents on the use, operation and maintenance of the equipment; inspection record (if any).

7.2.3. Khi kiểm định bất thường:

7.2.3. Regarding unscheduled inspection:

- Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;

- In case of renovation or repair: documents on renovation or repair and commissioning record;

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;

- In case of relocation: installation documents;

- Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).

- The inspection record issued by competent authority (if any).

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại 7.2 của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

The document inspection result is satisfactory if the documents are adequate and the regulations in 7.2 are observed. If the result is unsatisfactory, the user shall take remedial actions.

7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

7.3. Prepare suitable and adequate equipment for inspection.

7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

7.4. Develop measures for ensuring safety and reach an agreement with the user before inspection. Provide adequate personal protective equipment to ensure safety during the inspection.

8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

8. INSPECTION PROCESS

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

An inspection shall be carried out in the following order:

8.1. Kiểm tra bên ngoài:

8.1. External inspection:

8.1.1. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.

8.1.1. Check the installation location of equipment, electrical system, instruction manual, protective fences, ground, distance and safety measures, notable obstacles during inspection.

8.1.2. Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.

8.1.2. Check the conformity of parts and technical specifications of the equipment with those specified in the documents/profile.

8.1.3. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của bàn nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

8.1.3. Check all mechanisms or parts of the lifting equipment individually, pay particular attention to the condition of the following parts:

- Kết cấu kim loại của khung nâng, mặt sàn (Phụ lục 17 TCVN 4244 : 2005).

- Metal structure of the lifting frame and platform surface (Appendix 17 of TCVN 4244 : 2005).

- Các mối hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của kết cấu liên kết.

- Welds, riveted joints (if any), bolted joints of the connection structure.

- Cáp và các bộ phận cố định cáp (Đáp ứng yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục 18C, 21 TCVN 4244 : 2005).

- Rope fixing parts (meeting the manufacturer's requirements or referring to Appendices 18C and 21 of TCVN 4244: 2005).

- Puly, trục và các chi tiết cố định (Phụ lục 19A, 20A, 20B TCVN 4244 : 2005).

- Pulleys, shafts and fixing parts (Appendices 19A, 20A and 20B of TCVN 4244: 2005).

- Kiểm tra kết quả đo điện trở nối đất và điện trở cách điện.

- Check the results of measurement of grounding resistance and insulation resistance.

- Hệ thống thủy lực:

- Hydraulic system:

+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh thủy lực: không bị biến dạng, không bị rò rỉ dầu thủy lực.

+ Check the technical condition of the hydraulic cylinder: no deformation, no hydraulic oil leak.

+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống áp lực dẫn dầu thủy lực, đầu nối: không bị bẹp, nứt, không rò rỉ và được cố định chắc chắn.

+ Check the technical condition of the hydraulic oil pipeline system and connectors: not flattened, cracked, leak-proof and firmly fixed.

- Kiểm tra hệ thống điều khiển: vị trí lắp đặt, quyền ưu tiên, tính đồng nhất giữa cơ cấu và chế độ điều khiển.

- Check the control system: location of installation, priority, homogeneity between mechanism and control mode.

- Các thiết bị an toàn: Van an toàn, van xả, hạn chế hành trình nâng và hạ, bộ chống quá tải, cơ cấu hãm cơ khí....

- Safety devices: Safety valve, relief valve, lifting and lowering limiter, overload limiter, mechanical braking mechanism, etc.

- Lan can, chống trượt, chống lăn, chống rơi đổ hang (theo thiết kế của nhà chế tạo).

- Rails, anti-slip, anti-roll and anti-fall devices (according to the manufacturer's design).

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.1.

The equipment passes the test if it is installed according to the technical documents, no damage or defect is found and the requirements in section 8.1 are met.

8.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:

8.2. Technical inspection - No-load test:

Cho thiết bị hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của các hệ thống, cơ cấu:

Let the equipment to operate without load and check the operation of systems and structures:


- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu: nâng, hạ sàn công tác.

- Check the operating status of the work platform hoisting and lowering mechanisms.

- Hệ thống thủy lực: kiểm tra và đánh giá theo TCVN 5179:1990.

- Hydraulic system: inspected and assessed according to TCVN 5179:1990.

- Hệ thống dẫn động và hệ thống điều khiển của thiết bị.

- Drive system and control system of the equipment.

- Hệ thống phanh.

- Brake system.

- Các thiết bị an toàn.

- Safety devices.

- Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.

- Conduct the abovementioned tests at least 03 (three) times.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế và không có bất kỳ hư hỏng nào.

The equipment passes the test if its mechanisms and safety devices operate according to their specifications and design and no damage is found.

8.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:

8.3. Load test - Test methods:

8.3.1. Thử tĩnh:

8.3.1. Static test:

Thử tải trọng tĩnh chỉ tiến hành khi thử không tải đạt yêu cầu.

Only conduct a static test if the equipment fails the no-load test.

- Tải thử: 125% SWL (SWL là tải trọng làm việc an toàn và không lớn hơn tải trọng thiết kế)

- Test load: 125% of SWL (the safe working load must not be greater than the design load)

- Độ cao của sàn khi thử tải: ≤ 200 mm kể từ vị trí hạ thấp nhất của sàn thao tác (ở vị trí cơ cấu hãm cơ khí chưa tác động).

- The platform height during load test: ≤ 200 mm from the lowest lowering position of the work platform (in the position where the mechanical braking mechanism has not yet acted).

- Bố trí tải thử trên mặt sàn:

- Arrange a load test on the platform surface:

+ Tải xếp phân bố đều trên toàn bộ diện tích bề mặt làm việc thực tế của mặt sàn.

+ Stacking load is evenly distributed over the actual working surface area of the platform.

+ Với các loại bàn nâng được thiết kế để nâng một loại tải chuyên dùng thì tải thử được bố trí tại các vị trí như trong quá trình làm việc.

+ For a lifting table designed to lift a specific type of load, the test load is arranged at the same positions as in the working process.

- Thời gian duy trì tải thử: 10 phút

- Run the load test for 10 minutes

Đánh giá: Việc thử tải trọng tĩnh được coi là đạt yêu cầu khi: Kết cấu kim loại không bị rạn nứt, biến dạng vĩnh cửu; sàn nâng không bị trôi; thiết bị không bị mất ổn định; không có hiện tượng dò rỉ dầu.

The equipment passes the static load test if its metal structure shows no crack or permanent deformation; the lifting platform does not drift; the equipment remains stable; shows no sign of oil leak.

8.3.2. Thử động:

8.3.2. Dynamic test:

- Tải thử: bằng 110% SWL.

- Test load: at 110% of SWL.

- Hành trình thử: Thử toàn bộ hành trình hoạt động.

- Conduct the test throughout operation of the equipment.

- Nội dung thử nêu trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.

- Conduct abovementioned test at least 03 times.

Đánh giá: Việc thử động được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế; kết cấu kim loại không bị rạn nứt, biến dạng vĩnh cửu; sàn nâng không bị trôi tuột; thiết bị không bị mất ổn định; không có hiện tượng dò rỉ dầu; không có các hư hỏng khác.

The equipment passes the static load test if its mechanisms and parts operate according to the design; its metal structure shows no crack or permanent deformation; the lifting platform does not drift; the equipment remains stable; shows no sign of oil leakage; shows no damage.

8.3.3. Các yêu cầu khác:

8.3.3. Other requirements:

- Trong trường hợp thiết bị có nhiều cơ cấu nâng, việc thử tĩnh và thử động thực hiện cho từng cơ cấu nâng với tải trọng làm việc tương ứng.

- If the equipment has multiple hoisting mechanisms, the static and dynamic tests shall be carried out for each hoisting mechanism with the corresponding working load.

- Trong trường hợp thiết bị có mặt sàn có thể nghiêng một góc thì phải thử tĩnh và thử động cơ cấu nghiêng sàn thao tác đồng thời kiểm tra độ bám bề mặt sàn thao tác với tải làm việc.

- If the equipment has a platform that can be tilted at an angle, conduct static and dynamic tests on the work platform tilting mechanism and the friction between the work platform and the working load shall be checked.

9. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

9. INSPECTION RESULT PROCESSING

9.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.

9.1. Prepare an inspection record which contains sufficient information according to the form in the Appendix 02 enclosed herewith.

9.2. Thông qua biên bản kiểm định:

9.2. Approve the inspection record:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

Mandatory participants in the process of approving the inspection record:

- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

- The representative of the user or a person authorized by the user;

- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

- A witness;

- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

- The inspectors.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

When the record is approved, the inspector, the witness, and the representative of the user or a person authorized by the user shall append their signatures and seals (if any) on the record. The record shall be made into two (02) copies, each party shall keep 01.

9.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bàn nâng (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

9.3. Write the brief inspection result to the profile of the lifting table (including full names of the inspectors and the date of inspection).

9.4. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định bàn nâng đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

9.4. Put on the inspection stamp: if the lifting table passes the test, the inspector shall put an inspection stamp on it at a noticeable position.

9.5. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:

9.5. Issuance of certificate of inspection results:

9.5.1. Khi bàn nâng có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho bàn nâng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

9.5.1. If the lifting table passes the test, the inspecting organization shall issue the certificate of inspection result to the equipment within 05 working days from the date on which the inspection record is approved.

9.5.2. Khi bàn nâng có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại mục 9.1, 9.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do bàn nâng không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng bàn nâng.

9.5.2. If the lifting table fails the test, only the steps in 9.1 and 9.2 shall be taken and the inspection record must specify the explanation for failed result, necessary remedial actions and a deadline for taking such actions. The inspection record shall be sent to the employment authority of the area where the lifting table is installed and located.

10. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH.

10. INSPECTION INTERVAL

10.1. Thời hạn kiểm định định kỳ là không quá 02 năm. Đối với bàn nâng có thời hạn sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

10.1. A lifting table has to be inspected at least every 02 years. For the lifting table that has been used for more than 10 years, it has to be inspected every year.

10.2. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.

10.2. In the case where a shorter interval is demanded by the manufacturer or user, such interval shall apply.

10.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

10.3. If the inspection interval is shortened, the inspector shall specify explanation in the inspection record.

10.4. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.

10.4. If the inspection interval is specified in national technical regulations, such regulations shall apply.