Tiến hành kiểm định

Khi tiến hành kiểm định thực hiện theo trình tự sau:

8.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

8.1.1. Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của thiết bị.

8.1.2. Mã hiệu, nhãn hiệu của thiết bị.

8.1.3. Kiểm tra phần kết cấu, các khuyết tật của thiết bị.

- Kiểm tra phần móng, các trụ đỡ và liên kết giữa chúng.

- Kiểm tra các mối ghép liên kết các bộ phận trong hệ thống bằng các dụng cụ chuyên dùng.

- Các mối hàn quan trọng như đường ray, máng, giá đỡ, kết cấu chịu lực chính phải được kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (thử thẩm thấu, từ trường, siêu âm hay chụp phim).

8.1.4. Kiểm tra mặt bằng, vị trí lắp đặt thiết bị.

8.1.5. Kiểm tra các Hệ dẫn động.

- Kiểm tra các thông số của hệ dẫn động bằng các thiết bị chuyên dùng.

- Kiểm tra điện trở cách điện của các thiết bị điện.

- Kiểm tra cơ cấu, bộ phận truyền động của hệ thống dẫn động kéo.

- Kiểm tra các hệ thống phanh.

8.1.6. Kiểm tra xe trượt.

- Kiểm tra kết cấu xe trượt.

- Kiểm tra hệ bánh xe, cơ cấu điều chỉnh hướng tâm, phanh điều chỉnh tốc độ.

- Kiểm tra ghế ngồi của hành khách.

- Kiểm tra bộ tách bắt cáp.

- Kiểm tra phanh tay.

8.1.7. Kiểm tra nhà ga và hệ thống điện.

- Kiểm tra các lan can, biển báo.

- Kiểm tra mái che.

- Kiểm tra phòng điều khiển.

- Kiểm tra sàn đỗ, lối tiếp cận xe trượt.

- Kiểm tra việc bố trí đường điện;

- Kiểm tra hệ thống nối đất, nối không bảo vệ thiết bị điện.

- Kiểm tra mạch điều khiển.

- Kiểm tra thiết bị chiếu sáng.

8.1.8. Kiểm tra cáp thép và bộ phận căng cáp:

- Kiểm tra mối nối cáp (số lượng mối nối, chiều dài mối nối, độ tăng đường kính tại mối nối).

- Kiểm tra các thông số của cáp thép, loại bỏ cáp theo theo các quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 hoặc tiêu chuẩn của nhà chế tạo.

- Kiểm tra cụm đối trọng căng cáp.

8.1.9. Kiểm tra đường trượt (máng trượt)

- Kiểm tra máng;

- Kiểm tra kết cấu chịu lực.

- Lưới an toàn và kết cấu đỡ lưới.

- Gờ dọc tuyến chống văng máng trượt hoặc cao độ lòng máng.

- Khe giãn nở nhiệt.

- Hành lang kiểm tra bảo dưỡng, thoát hiểm, đài quan sát.

8.1.10. Kiểm tra các hệ thống an toàn

Kiểm tra cóc hãm một chiều.

- Kiểm tra hệ thống chống sét.

- Kiểm tra hệ thống chuông báo, tín hiệu điều khiển.

- Hệ thống liên lạc ứng cứu khẩn cấp.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.1.

8.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:

- Cho thiết bị chạy thử không tải 3 vòng, kiểm tra các thông số và tính năng của thiết bị.

- Thử không tải được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được vận hành theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.2

8.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:

- Tải trọng thử bằng 110% tải định mức.

- Tải thử phải có kích thước phù hợp, được định vị và kẹp chặt trên ghế ngồi.

- Thử đối với 100% số xe trượt, vận hành với vận tốc tối đa, khoảng cách giữa các xe khi xuất phát không nhỏ hơn 15m.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: Các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế và đáp ứng các quy định tại mục 8.3.

8.4. Kiểm tra thử cứu hộ:

- Cho hệ thống hoạt động ở 100% tải định mức ở các vị trí bất lợi nhất để thử các biện pháp cứu hộ và thao tác của nhân viên cứu hộ. Kiểm tra việc tháo gỡ các cơ cấu an toàn để đưa hành khách về nhà ga an toàn.

- Khi hệ thống có sử dụng máy phát điện dự phòng và bình ắc quy để tháo gỡ các cơ cấu an toàn đưa khách về nhà ga, phải kiểm tra hoạt động của máy phát dự phòng và khả năng trữ điện của bình ắc quy.