Tư vấn tranh chấp thương hiệu/nhãn hiệu độc quyền

Tư vấn tranh chấp thương hiệu/nhãn hiệu độc quyền có thể là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi lẽ trong thời buổi kinh tế phát triển này TRANH CHẤP NHÃN HIỆU là không thể tránh khỏi. Vì vậy để có thể giúp cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình và cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc về vấn đề trên như sau:

Tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu là gì?

Tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu là gì?

Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Hành vi được xem là tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu

Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định các hành vi dưới đây được coi là vi phạm bản quyền nhãn hiệu:

● Sử dụng nhãn hiệu hình ảnh, ký hiệu gần giống gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

● Sử dụng nhãn hiệu có tên phiên âm giống hoặc gần giống với tên nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

● Một số dấu hiệu khác liên quan đến mục đích gây nhầm lẫn với thương hiệu nổi tiếng phát sinh trong các vụ án liên quan đến quyền sở hữu thương hiệu.

Các loại tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu

Các loại tranh chấp

Tranh chấp thương hiệu thường liên quan đến các loại tranh chấp sau đây:

● Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

● Tranh chấp về thừa kế tài sản.

● Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

● Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

● Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

● Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

● Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

● Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

● Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

● Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

● Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

● Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

>>Xem thêm: Cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái

Giải quyết tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu như thế nào?

Phương thức hòa giải thương lượng

● Đây là phương thức được thực hiện thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng.

● Quá trình thương lượng hòa giải giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

● Việc thực thi kết quả thương lượng hòa giải phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Thương lượng hòa giải khi xảy ra tranh chấp

Khởi kiện ra Tòa

Nếu phương thức hòa giải thương lượng không thể giải quyết được tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu thì các bên có thể thực hiện khởi kiện ra Tòa án

● Theo đó Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thương hiệu khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Đối với tranh chấp này thì căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

● Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

● Việc giải quyết sẽ được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử.

Để giúp quý khách hàng giải quyết tranh chấp thương hiệu nhãn hiệu một cách hiệu quả và nhanh chóng, Luật sư Long Phan PMT sẽ tư vấn hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau đây:

● Tư vấn, hướng dẫn các điều kiện tiền tố tụng: xác định thẩm quyền của Tòa án, các điều kiện trước khi được khởi tố vụ án

● Soạn thảo đơn khởi kiện đảm bảo đúng nội dung, hình thức theo đúng quy định của pháp luật

● Thay mặt khách hàng nộp tiền tạm ứng án phí

● Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đính kèm

● Tham gia trực tiếp giải quyết tranh chấp với tư cách là người bào chữa, đại diện ủy quyền cho khách hàng

● Thực hiện thu thập nguồn chứng cứ

● Thực hiện thủ tục kháng cáo án sơ thẩm (nếu có)

● Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thân chủ trong quá trình khởi kiện

Trên đây là tư vấn tranh chấp thương hiệu/nhãn hiệu độc quyền của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc có những khó khăn/thắc mắc về bài viết trên hay những vấn đề liên quan đến tranh chấp dân sự thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn.